I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hoạt động khám phá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì nó giúp trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh một cách tích cực. Trẻ sử dụng hết các giác quan để tiếp thu kiến thức đồng thời phát triển các kỹ năng tư duy. Khám phá môi trường xung quanh nhằm mục đích tạo sự hứng thú, kích thích tính tò mò tự nhiên của trẻ, giúp trẻ biết quan sát, so sánh, đặt câu hỏi, suy luận, thử nghiệm, phán đoán, giải quyết các vấn đề xung quanh các sự vật hiện tượng. Vì thế, giáo viên cần tạo điều kiện để trẻ có thể phát triển các kỹ năng trên. Thông qua đó, trẻ được phát triển toàn diện hơn Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực qua hoạt động khám phá. II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: 1. Thuận lợi: - Lớp học được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng – đồ chơi đầy đủ. - Có điều kiện dự giờ đồng nghiệp thường xuyên để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và đầu tư cho các hoạt động ở lớp được phong phú hơn. - Được Ban Giám Hiệu truyền đạt tận tình về phương pháp giáo dục mầm non mới. - Được phụ huynh hỗ trợ lịch, tranh ảnh, sách báo, nguyên vật liệu mở… 2. Khó khăn: - Nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ trong lớp rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp. - Hoạt động khám phá cần có sự tác động qua lại giữa cô và trẻ. Tuy nhiên, đa số trẻ trong lớp chưa tích cực tham gia hoạt động. III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: Trẻ mầm non cần có nhiều cơ hội để nhìn, nghe, sờ, ngửi, cầm nắm, tiếp xúc trực tiếp với các sự vật xung quanh. Có như thế, khả năng phát triển nhận thức của trẻ mới được phát triển và trẻ sẽ khắc sâu kiến thức về môi trường xung quanh. Vì vậy, tôi đã sử dụng một số phương pháp đã tích lũy được để hướng dẫn cho trẻ. 1. Hướng dẫn trẻ khám phá và trãi nghiệm: - Để thu hút sự chú ý của trẻ, đối tượng khám phá cần phải gần gũi với đời sống của trẻ. Trẻ cần có thời gian tiếp xúc nhiều lần với đối tượng bằng cách cầm nắm, ngắm nghía, chơi với đối tượng, bắt chước vận động, tiếng kêu, hình dáng của sự vật, hiện tượng… Hiểu được vấn đề trên, tôi cho trẻ tiếp xúc với đối tượng khám phá, cảm nhận đối tượng thông qua các giác quan. Muốn vậy, trước hết, tôi phải hướng sự chú ý của trẻ vào các chi tiết nhỏ khi trẻ quan sát đối tượng ở nhiều khía cạnh khác nhau bằng cách đưa ra những câu hỏi hoặc cho trẻ nói về những gì chúng nhìn thấy. Ví dụ: Cho trẻ quan sát cái ghế. • Cái ghế có màu gì? • Mặt ghế có hình gì? • Ghế có mấy chân? • Chân ghế làm bằng chất liệu gì? (gỗ, kim loại, nhựa…) - Khi trẻ đã quen thuộc với các đặc điểm của đối tượng, tôi cho trẻ so sánh các đối tượng với nhau. Trẻ phân biệt điểm giống và khác nhau giũa các đối tượng thông qua hình dáng, màu sắc, chất liệu, âm thanh… Ví dụ: Cho trẻ quan sát và tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai bạn trong lớp. • Giới tính (giống hoặc khác nhau như thế nào). • Chiều cao. • Màu sắc quần áo. • Tóc… Ví dụ: Trẻ quan sát và so sánh hai quả banh: 1 banh nhựa, 1 banh lông: • Về màu sắc. • Về chất liệu, cảm giác khác nhau khi cầm nắm hai quả banh. • Về trọng lượng. • Về âm thanh khi ném xuống đất… - Từ việc phân biệt điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng, tôi sẽ hướng trẻ đến việc phân loại, sắp xếp các đối tượng vào từng nhóm dựa theo các tiêu chí nhất định về hình dáng, kích thước, mầu sắc, âm thanh, chất liệu, công dụng… Ví dụ: Yêu cầu trẻ phân loại đồ dùng - đồ chơi gia đình ở góc phân vai. • Phân loại theo chất liệu (đồ chơi bằng nhôm, đồ chơi bằng nhựa). • Phân loại theo công dụng (đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để nấu…). • Phân loại theo màu sắc. • Phân loại theo kích thước… - Từ những kiến thức trẻ đã nắm được, tôi dẫn dắt, động viên, tạo điều kiện cho trẻ phản ánh kết quả quan sát, so sánh, phân loại… dưới các hình thức: miêu tả, hỏi, kể lại, thuật lại, vẽ, viết, đóng kịch… Ví dụ: Chia trẻ thành từng nhóm và tổ chức thi đua giữa các nhóm về việc so sánh 2 hay nhiều sự vật với nhau. Cho trẻ nhận xét tính đúng sai, tự đặt câu hỏi và trả lời với nhau. Tôi cũng đưa ra những câu hỏi có tính gợi mở và chấp nhận những câu trả lời khác nhau của trẻ. Sau đó tôi đưa ra kết luận để củng cố sự hiểu biết, từ đó phát triển các kỹ năng tư duy, nhận thức cho trẻ. 2. Tạo điều kiện cho trẻ khám phá môi trường xung quanh: - Ở lớp tôi tận dụng các khoảng không gian để trang trí tranh ảnh có màu sắc đẹp, phù hợp với từng chủ đề nhằm khơi dậy tính tò mò tự nhiên của trẻ, để trẻ có thể xem, quan sát, trò chuyện với cô, với bạn. Đồng thời tôi thường dặt ra những câu hỏi khuyến khích trẻ giao tiếp. Chẳng hạn như: Con hãy kể hoặc nói xem con vừa quan sát những gì? Vì sao con biết đây là cảnh cô và bạn đi dạo ngoài trời? Trẻ sẽ nói cảnh vật nào trang trí ở trên tường cho thấy đó là cảnh sân trường. - Thông qua hoạt động thử nghiệm, trẻ có thể khám phá được nhiều diều bổ ích, chính vì vậy, tôi thường tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động. Trước hết thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách đặt những câu hỏi gợi mở: Các con thấy những cây xanh ở góc thiên nhiên như thế nào? Các con thấy hằng ngày cô dùng gì để chăm sóc cho cây? Các con biết ngoài nước ra, muốn cây phát triển xanh tươi còn cần điều kiện gì không? Nếu cậy không được tưới nước thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu không có ánh sáng mặt trời, cây sẽ phát triển thế nào? Tôi hướng dẫn trẻ chăm sóc cây xanh trong bốn điều kiện môi trường: + Điều kiện chăm sóc trong lớp, tưới nước đầy đủ. + Điều kiện chăm sóc ngoài trời, không tưới nước đầy đủ. + Điều kiện chăm sóc trong lớp, không tưới nước đầy đủ. + Điều kiện chăm sócngoài trời, tưới nước đầy đủ. Sau kết quả của quá trình chăm sóc, tôi cho trẻ so sánh sự phát triển của cây xanh trong bốn điều kiện môi trường trên (cây trong lớp không xanh bằng cây ngoài trời, cây thiếu nước không phát triển tốt bằng cây được tưới nước đầy đủ…). Từ đó, trẻ nhận thức được tầm quan trọng của nước, của ánh sáng mặt trời. - Ngoài ra, tôi còn tận dụng những điều kiện thiên nhiên sẵn có và những tình huống xảy ra xung quanh để dạy trẻ. + Điều kiện chăm sóc trong lớp, tưới nước đầy đủ. Ví dụ: khi dẫn trẻ ra sân cho trẻ quan sát khung cảnh sân trường, tôi nhận thấy các nụ hoa đã nở. Tôi hỏi trẻ: • Các con ơi, hôm qua cô thấy trên những cây xanh này có nụ, nhưng hôm nay nụ hoa đâu hết rồi, tại sao chỉ có hoa thôi? (Trẻ sẽ trả lời nụ hoa đã nở ra thành hoa). • Các con có biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo không? (Hoa tàn rồi sẽ kết thành trái…). 3. Xây dựng môi trường cho trẻ khám phá: - Môi trường là một nhu cầu thiết yếu giúp trẻ tích cực khám phá. Vì vậy, lớp học cần có khu vực cho trẻ khám phá khoa học và làm quen với toán. Tôi lập ra kế hoạch cho các hoạt động trải nghiệm và phát triển nhận thức của trẻ trong tất cả các thời điểm và phù hợp với các chủ đề của năm. - Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khoa học, phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu khác nhau. Ví dụ: Thu nhặt lá - hoa - quả - hạt cho trẻ tạo nhóm, đếm số lượng, phân loại theo màu sắc, kích thước, hình dạng. - Cho trẻ thử nghiệm: gieo hạt đậu vào chậu để gần cửa sổ, khuyến khích trẻ theo dõi sự nảy mầm và lớn lên của cây. Có thể cho trẻ dùng băng keo, viết long để gạch mức biểu thị tốc độ tăng trưởng của cây hoặc dùng thước để đo chiều cao của cây. - Ngoài ra, khu vực cho trẻ làm quen với toán cần có số lượng đồ dùng, đồ chơi cần thiết. Cần tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như các loại hộp, vỏ ốc, vỏ sò, nắp chai, lon… các loại sách về các hoạt động dành cho trẻ nhỏ, bảng theo dõi thời tiết, các chai nhựa kích cỡ khác nhau, dụng cụ đong nước, phễu, chữ số… Các đồ vật có chất liệu khác nhau dùng để cho trẻ làm thí nghiệm… Trẻ nhỏ chủ yếu học qua hoạt động vui chơi. Vì thế, tôi bố trí không gian phù hợp để kích thích trẻ hoạt động. Ví dụ: Góc thiên nhiên đặt thêm một hồ cá nhỏ, cạnh hồ cá nên có một số tranh ảnh về các loại cá. Trẻ sẽ nhận xét, nhận dạng những loại cá khác nhau. Qua đó, trẻ biết được đặc điểm nổi bậc của mỗi loại cá, mối liên hệ môi trường sống giữa cá với nước. Trẻ còn biết cách chăm sóc, bảo vệ cá, từ đó hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ đúng đắn đối với môi trường xung quanh. 4. Giúp trẻ củng cố, khắc sâu kiến thức: - Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng những kỹ năng của bản thân để thể hiện những điều đã được trãi nghiệm. Ví dụ: Sau khi trẻ đã quan sát tìm hiểu về hiện tượng trời mưa. Tôi cho trẻ: • Vẽ lại cảnh trời mưa. • Trẻ kể lại quá trình hình thành mưa và nói về lợi ích của nước mưa. • Hát bài hát, chơi trò chơi có nội dung về mưa… - Cô lồng ghép một số nội dung bài hát, thơ, câu chuyện, trò chơi, hò, vè, câu đố… vào các hoạt động nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức đã được học. Đây cũng là hình thức tích hợp nhiều nội dung để hoạt động khám phá thêm phong phú, hấp dẫn trẻ hơn. Ví dụ: Hoạt động khám phá: “Phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu”. Tôi đã sáng tác bài vè về đồ dùng gia đình để lồng ghép vào tiết học giúp trẻ nhớ lại những đồ vật mà gia đình mình có (cháu nói được tên, công dụng, chất liệu của đồ vật). Sau đó tôi cho trẻ làm thí nghiệm “vật nổi vật chìm” giúp trẻ nhận biết có những chất liệu nổi, những chất liệu chìm trong nước. - Phối hợp với phụ huynh cùng tạo môi trường thuận lợi đảm bảo an toàn cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. - Vời phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm”, cô (người lớn) cần giúp trẻ tìm kiếm và suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm còn quan trọng hơn là lời giải thích. ◘ Tóm lại: Cần tận dụng và tạo điều kiện cho trẻ tự khám phá môi trường xung quanh mọi lúc, mọi nơi thông qua các giác quan, đồng thời dành cho trẻ sự tự do, thời gian để cho trẻ khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh. Các hoạt động này sẽ kích thích tính tích cực của trẻ, giúp trẻ phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn về kỹ năng và nhận thức. IV. HIỆU QUẢ: Gần một năm thực hiện, tôi nhận thấy các cháu lớp tôi có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tốt: - Giờ học sinh động hơn, trẻ tích cực tham gia hoạt động hơn, khả năng nhận thức của trẻ cũng phát triển tốt hơn. - Các cháu rụt rè, nhút nhát đã tự trở nên tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và tham gia tích vào các hoạt động của lớp. - Vốn từ của trẻ thêm phong phú và trẻ tự giải quyết một số tình huống, phát huy óc sáng tạo, tưởng tượng của trẻ trong cuộc sống hằng ngày. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua quá trình thực hiện tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Tạo điều kiện cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, trẻ sẽ phát triển toàn diện hơn. - Cần có sự đầu tư, sáng tạo để hoạt động khám phá thêm phong phú. - Hình thức học mà chơi bao giờ cũng đạt kết quả tốt trong hoạt động. - Thường xuyên tham khảo và trao dồi kinh nghiệm từ tài liệu chuyên môn, từ quá trình giảng dạy và từ các đồng nghiệm để khi vận dụng vào thực tế sẽ đạt được kết quả tốt. Ngày 07 tháng 01 năm 2011 Người thực hiện Ngô Thị Mỹ Dung PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT TRƯỜNG MẦM NON TUỔI NGỌC =====o0o===== TỔ: KHỐI CHỒI ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC QUA HOẠT Đ ĐỘNG KHÁM PHÁ Năm thực hiện: 2010 – 2011 Người thực hiện: Ngô Thị Mỹ Dung . ĐÀO TẠO THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT TRƯỜNG MẦM NON TUỔI NGỌC =====o0o===== TỔ: KHỐI CHỒI ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC QUA HOẠT Đ ĐỘNG KHÁM PHÁ Năm thực hiện: 2010. vào các hoạt động nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức đã được học. Đây cũng là hình thức tích hợp nhiều nội dung để hoạt động khám phá thêm phong phú, hấp dẫn trẻ hơn. Ví dụ: Hoạt động khám phá: . quan trọng của vấn đề trên, ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực qua hoạt động khám phá. II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: 1. Thuận lợi: - Lớp học