BÀI TIỂU LUẬN--Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Vân chi

25 2.1K 20
BÀI TIỂU LUẬN--Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Vân chi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I. MỞ ĐẦU I.1. Đăt vấn đề Nấm từ rất lâu đã được biết đến như là một nguồn thức ăn dinh dưỡng giàu đạm, chất xơ, vitamin Nấm có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người, chúng có vai trò trong nền kinh tế, khoa học và các chu trình vật chất, năng lượng trong thiên nhiên. Một số loài nấm được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm. Từ hàng ngàn năm qua, ở châu Á, cả nấm ăn được và nấm không ăn được đều được sử dụng vì mục đích dinh dưỡng, bồi bổ khí huyết hoặc làm thuốc. Người ta dùng tất cả các bộ phận của nấm Càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều dược chất có tính miễn dịch từ nấm. Quá trình tìm kiếm dược phẩm miễn dịch đã diễn ra ở châu Á (nhất là các nước Trung Quốc, Nhật Bản) từ rất lâu nhưng ở Phương Tây còn chưa chú trọng lắm. Những năm gần đây nấm được đề cập đến như một nguồn dược liệu quý giá có khả năng chữa trị được nhiều bệnh như nấm Linh chi (Ganoderma lucidium), nấm hầu thủ (Hericium enrinaceum)… Khoa học phát triển, dược tính của nấm ngày càng được phát hiện nhiều. Nấm Vân chi Trametes versicolor là một loại nấm dược liệu được sử dụng lâu đời trong truyền thống Phương Đông với nhiều tác dụng kì diệu. Người ta biết đến hiệu quả chữa bệnh của nấm Vân chi thông qua hai hợp chất chính trích từ nấm này là PSP (polysaccharide peptide) và PSK (polysaccharide Kureha). Các chất này được coi là có khả năng chữa trị ung thư, tăng miễn dịch cơ thể, chống các phản ứng phụ của xạ trị và hoá trị, ức chế sự nhân lên của HIV… Do đó việc hiểu biết về đặc điểm sinh học, thành phần hóa dược và tác dụng của nấm Vân chi là điều cần thiết. Do đó em chọn đề tài “ Tìm hiểu về nấm Vân chi - Trametes versicolor ” I.2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu • Mục tiêu - Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Vân chi - Thành phần các hợp chất sinh học và dược tính của chúng • Đối tượng nghiên cứu - Nấm Vân chi Trametes versicolor I.3. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau: sách, wed… - Tổng hợp và xử lý thông tin PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về nấm 2.1.1. Giới thiệu chung về nấm Nấm là những sinh vật có nhân tế bào chính thức, sống dị dưỡng bằng cách thẩm thấu, cơ thể đa số là sợi nấm dạng ống, phân nhánh lan tỏa tạo thành hệ sợi nấm hay lạc khuẩn, sinh sản bằng bảo tử . Tất cả sinh vật sống đều thuộc một trong năm giới. Nấm thuộc một giới riêng gọi là giới nấm (theo hệ thống phân loại của R.H. Whitaker, 1969). Nấm bao gồm cả nấm mốc, nấm men và các loài nấm lớn có quả thể. Nấm không quang hợp được. Do đó nó bắt buộc phải sống trên những chất hữu cơ hoại mục hoặc sống nhờ các động thực vật khác. Nấm là sinh vật hoại sinh, phân huỷ các chất hữu cơ để l ấ y chất dinh dưỡng. Nấm dinh dưỡng bằng cách tiến hành hấp thụ thức ăn trên toàn bộ b ề m ặt của sợi nấm thông qua phương thức thẩm thấu . Dựa vào cách hấp thu dinh dưỡng của nấm có thể chia làm 3 nhóm: - Hoại sinh: Thức ăn là xác bã thực vật hay động vật. Ở nhóm nấm này, chúng có khả năng biến đổi những chất khó phân hủy thành những chất đơn giản dễ hấp thu, nhờ hệ men ngoại bào. - Ký sinh: Chủ yếu các loài nấm gây bệnh, chúng sống bám vào cơ thể sinh vật khác để hút thức ăn của sinh vật chủ. - Cộng sinh: Lấy thức ăn từ cơ thể sinh vật chủ nhưng không làm tổn hại sinh vật chủ, ngược lại còn giúp cho chúng phát triển tốt hơn (như nấm Tuber hay Boletus cộng sinh với cây thông sồi…). Trong tự nhiên, nấm đóng một vai trò quan trọng, là máy tái chế sơ c ấp. Chúng tạo ra các enzyme để phân huỷ chất hữu cơ (thường là các cấu tử g ỗ ). Phần lớn nấm có khả năng sản sinh ra các enzyme phá huỷ nguyên liệu thực vật thuộc lớp nấm túi và nấm đảm. Nấm cư trú trên gỗ đã chết chủ yếu phân hủy một hoặc nhiều cấu tử gỗ, gây mục mạnh. Hiện nay nấm bao gồm các ngành: - Ngành Nấm nhầy tế bào (Acrasiomycota) - Ngành Nấm nhầy giả (Dictyosteliomycota) - Ngành Nấm nhầy chính thức (Myxomycota) - Ngành Nấm nhầy nội kí sinh (Plasmodiophoromycola) - Ngành Nấm một tiêm mao phía trước (Hyphochytriomycota) - Ngành Nấm nhầy mạng lưới (Labyrinthulomycota) - Ngành Nấm trứng (Oomycota) - Ngành Nấm cổ (Chytridiomycota) - Ngành Nấm tiếp hợp (Zygomycota) - Ngành Nấm túi (Ascomycota) - Ngành Nấm đảm (Basidiomycota) - Ngành Địa y (Lichenomycota) 2.1.2. Giá trị của nấm Nấm từ rất lâu đã được biết đến như là một nguồn thức ăn dinh dưỡng giàu đạm, chất xơ, vitamin và tất cả những chất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và sự sống của một người khoẻ mạnh. Từ hàng ngàn năm qua, ở châu Á, cả n ấm ăn được và nấm không ăn được đều được sử d ụng vì mục đích dinh dưỡng, bồi bổ khí huyết hoặc làm thuốc. Người ta dùng tất cả các bộ phận của nấm. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm còn có khả n ăng phòng và trị m ộ t số b ệnh. Càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều dược chất có tính miễn dịch từ nấm. Quá trình tìm kiếm dược phẩm miễn dịch đã diễn ra ở châu Á (nhất là các nước Trung Quốc, Nhật Bản) từ rất lâu nhưng ở Phương Tây còn chưa chú trọng lắm. Dược phẩm miễn dịch có thể được xem như là chất có hiệu quả trong liệu pháp miễn dịch khi uống vào. Có hơn 50 loài nấm được xếp vào dạng nấm dược liệu có hoạt tính chữa bệnh in vitro hay trên các mẫu động vật thí nghiệm. Một số chất trích từ nấm được phát hiện có hoạt tính tăng cường hệ miễn dịch tiềm năng, hoạt tính miễn dịch chống lại tế bào ung thư hơn hẳn các hoá dược kháng ung thư. Tất cả đều không độc, hiệu quả và rất dễ dung nạp. Nổi bậc nhất có 6 nhóm chất sau: Lentinan, AHCC (trích từ n ấm hương Lentinus edodes), Schizophyllan (Nấm chân chim Schizophyllum commune) Grifron-D (Nấm gà gỗ Grifola frondosa), PSP, PSK ( Nấm vân chi Trametes versicolor). Các dịch trích chủ yếu được chiết từ quả thể nấm và sinh khối từ hệ sợi (nuôi cấy lên men trong môi trường lỏng). Cả thành phần tế bào và các hợp chất biến dưỡng thứ cấp của nấm đều có tác dụng trên hệ miễn dịch của tế bào chủ và do đó có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Hướng kết hợp các tác nhân có tiềm năng miễn dịch với các liệu pháp chống ung thư như giải phẫu, hoá trị, xạ trị đã đạt được bước tiến đáng kể ở Trung Quốc, Nhật Bản nơi mà nấm được xem như m ột nguồn kháng ung thư hàng thế kỷ qua. 2.2. Đặc điểm sinh học của Nấm Vân Chi Nấm Vân chi có tên khoa học phổ biến hiện nay là Trametes versicolor. Vân chi là một loại nấm lớn thuộc phân lớp Basidiomycetes gồm khoảng 22 000 loài đã biết. Nấm vân chi gây hoại sinh cây bệnh, cư trú trên gỗ đã chết, thuộc loại nấm gây mục trắng mạnh có thể phá huỷ đồng thời tất cả các cấu tử gỗ (hemicellulose, cellulose, lignin), giúp phá vỡ các gốc cây già, cây chết vì thế chất dinh dưỡng của cây sẽ trở về đất để tái sử dụng. Nấm Vân chi không độc đối với người nhưng cũng không ăn được vì nó là dạng nấm gỗ. Vị trí phân loại nấm vân chi Giới nấm : Fungi Ngành nấm thật : Eumycota Ngành phụ nấm đảm : Basidiomycotina Lớp nấm đảm : Basidiomycetes Phân lớp nấm đảm đơn bào : Holobasidiomycetidae Nhóm bộ : Hymenomycetes Bộ nấm lỗ : Aphyllophorales Họ nấm nhiều lỗ: Polyporaceae Chi : Trametes Loài : Trametes versicolor 2.2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo Hình 1. Hình thái ngoài của nấm Vân chi Vân chi là loại nấm hàng năm, không cuống, phát triển một bên. Khi non quả thể có dạng nhiều u lồi tròn, mọc thành dạng vành với mép tán màu trắng, trắng kem. Nấm trưởng thành có dạng quả giá, chất da hoá gỗ. Quả thể hình nan quạt có nhiều vân đồng tâm, chồng chất xen kẽ nhau như ngói lợp, nhìn rất giống đuôi gà tây đang xòe. Mũ nấm mỏng, phẳng hoặc hơi quăn hình bán nguyệt, mọc thành cụm đường kính từ 1 đến 8cm, dày khoảng 0,1 – 0,3cm. Mặt trên tai nấm có lớp lông mịn, mền như nhung, có màu sắc rất khác nhau tùy chủng từ đen, nâu, xám, xanh đến đo đỏ, trắng hay vàng nhạt. Nấm có nhiều màu sắc như đuôi của gà tây, Quả thể có dạng hình quạt mọc phủ từng lớp trên thân cây mục. Mặt nấm lớp trên cùng thường có những màu nâu, trắng , xám hay xanh lam; mặt dưới trắng có mang những bào tử nhỏ Màu sắc các chủng Vân chi phụ thuộc vào môi trường và hệ di truyền. Mặt dưới tai nấm màu trắng, màu kem hay hơi xám có hàng ngàn ống nhỏ. Tất cả các chủng Vân chiều có các ống nhỏ ở mặt dưới, đây là đặc điểm giúp phân biệt Vân chi với nấm Stereum hissutum. Các ống này rất nhỏ khoảng 4 – 5 ống/mm, có vách ngăn ngang dày. Miệng ống tròn hay hơi tròn. Các ống này giúp gia tăng diện tích mang bào tử. Thịt nấm màu trắng hoặc trắng kem, gồm nhiều sợi dày 0,6 – 2,5 mm. 2.2.2. Đặc điểm vi học Hệ sợi kiểu trimitic, sợi dinh dưỡng trong suốt, có vách mỏng, có khoá rõ ràng, đường kính cỡ 2,5 – 3 µm; sợi cứng ở vùng thịt nấm có vách rất dày, không thấy có vách ngăn tế bào, đường kính tới 4 – 6 µm, rất hiếm khi thấy phân nhánh; sợi bện cũng có vách ngăn ngang, đường kính sợi nhỏ hơn (2 – 4 µm). Không thấy có liệt bào, song có thấy cystidioles dạng fusoid, kích thước 15 – 20 x 4 – 5 µm, có khoá ở phần gốc. Đảm bào hình chùy có bốn tiểu bính (nơi đính của bốn bào tử), có khoá ở phần gốc. Bào tử đảm hình trụ, hơi cong hình quả dưa gang, trong suốt, nhẵn, kích thước 5 – 6 x 1,5 – 2 µm . 2.2.3. Đặc điểm phân bố Nấm Vân chi mọc tại những vùng ôn đới tại Bắc Mỹ, Á châu và Âu châu và có lẽ là loại nấm mọc khá mạnh, phát triển khắp vùng Bắc Bán cầu. Nấm thường mọc ký sinh trên thân những cây thân mộc lớn như sồi, liễu, long não mận, đào, táo và đôi khi cả trên thân cây thông. Tại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ và Canada, nấm Vân chi mọc hoang khoảng 15 loài khác nhau , tương đối dễ thu nhặt. Để bảo quản nấm chống lại sâu bọ, nên làm đông lạnh nấm trong vòng 24 giờ sau khi hái, rồi phơi khô hay sấy khô ngay. Nấm có thể nhai tươi hay làm thành trà dược. Vân chi là loại nấm phá gỗ, mọc hoang, thường mọc trên các cây thân gỗ đã chết hoặc khô, đặc biệt là gỗ sồi, dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Vân chi thích hợp đối với những nơi có nhiều mưa, ẩm ướt, gần bờ sông… ở vùng ôn đới Bắc Mỹ, châu Á, châu Âu và là loại nấm sinh sản nhiều nhất ở Bắc Bán Cầu. Ở Việt Nam cũng tìm thấy nấm này, nhất là vào mùa mưa. Nhật, Trung Quốc và một vài nước khác đang trồng và chiết xuất PSP, PSK từ Vân chi. Ở Việt Nam, TS Lê Xuân Thám (Trung tâm kỹ thuật hạt nhân TpHCM) đã mang một giống chuẩn từ Nhật về, đây là loại mặt trên tai nấm có những vân đồng tâm nâu đen đến đen. Hiện nay giống này đang được trồng thử trên Đà Lạt và cũng được Trung tâm nghiên cứu linh chi và nấm dược liệu TpHCM trồng thử nghiệm trong điều kiện khí hậu của thành phố, đã ra quả thể (tai nấm) tại TpHCM. 2.2.4. Chu trình sống Sơ đồ1: Chu trình phát triển của nấm Vân chi 2.3. Các hợp chất sinh học quý của nấm Vân chi Bảng 1. Thành phần dược tính chính trích từ nấm vân chi Dịch ether Dịch cồn Dịch acid Acid béo - Acid hữu cơ + Alcaloid + - + Triterpenoid tự do + Anthraglycosid - - Anthocyanidin - Coumarin + Chất khử + + Flavonoid - - Saponin + + Tanin + + Tinh dầu - Polyphenol + Hợp chất polyuronic + Polysaccharide + + Acid amin + + Ghi chú: +: dương tính; -: âm tính Trong thành phần nấm Vân chi có acid hữu cơ, alcaloid, chất khử, triterpenoid, coumarin, saponin, tanin, polyphenol, hợp chất uronic, acid amin và polysaccharide. Trong đó polysaccharide là thành phần dược tính được quan tâm, nghiên cứu nhiều nhất. Các polysaccharide của nấm Vân chi có độ bền cao với nhiệt độ và ánh sáng, tồn tại lâu trong cơ thể và đặc biệt chưa được phát hiện có tác dụng phụ gì, cả đối với phụ nữ mang thai, vì vậy rất thích hợp cho nhiều liệu pháp điều trị. Chúng có thể được tách chiết từ quả thể hoặc sợi nấm Vân chi bằng phương pháp dùng nước nóng. Bên cạnh các polysaccharid là các thành phần chính quyết định tác dụng của nấm Vân chi, trong nấm còn chứa nhiều loại enzym như SOD, cytochrome P-450, một thành phần quan trọng trong việc khử độc các chất được nhập vào tế bào, và các chất trao đổi bậc hai có tác dụng ức chế thrombin, chống quá trình đông tụ máu. Trong nấm Vân chi có các acid amin chủ yếu như: glutamic, aspartic và một số acid amin dạng trung hoà. Dịch trích polysaccharide peptide từ nấm (thuật ngữ gọi là proteoglycan) là những chuỗi polypeptide hay những phân tử protein nhỏ gắn kết chặt với các chuỗi polysaccharide β-D-glucan, là thành phần hiệu quả trong chữa trị các chứng ung thư: dạ dày, thực quản, ruột kết và ung thư vú… Các proteoglycan trích từ nấm Vân chi chủ yếu là liên kết β-D-glucan. Cấu trúc β-D- glucan là một cấu trúc lập lại, gồm nhiều phân tử D-glucose nối với nhau bằng các nối β tạo dạng mạch thẳng. Các nối β được tạo từ vị trí C1 của vòng saccharide đứng trước với vị trí C3 của vòng kế tiếp (β1-3), từ C1 đến C4 (β1-4), hoặc từ C1 đến C6 (β1-6). Hầu hết các proteoglycan thường có một chuối chính, hoặc là chuỗi β1-3, chuỗi β1-4 hoặc kết hợp hai chuỗi β1-3, β1-4 với một chuỗi phụ β1-6. Các glucan gắn với protein là có tiềm năng miễn dịch lớn hơn rất nhiều so với các glucan tương ứng không kết hợp với protein. Polysaccharide được tìm thấy trong các vách tế bào không tiêu hoá được của Vân chi có cấu trúc 3 chiều với các chuỗi bên (chuỗi đường mạch thẳng) mọc nhánh xung quanh cấu trúc trục chính (lõi protein hay polypeptide), các chuỗi bên có chức năng sinh học hay hoạt tính miễn dịch cho phép sự tương tác giữa các chuỗi nhánh bên với các thụ thể trên các tế bào miễn dịch khác nhau. Thụ thể cho β-glucan được tìm thấy trên nhiều tế bào khác nhau: Tế bào tự sát thương, tế bào bạch cầu trung tính, tế bào bạch cầu đơn nhân to, đại thực bào và tế bào lympho B, lympho T. Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng β-1,3-glucan là chất kích hoạt hệ miễn dịch chống ung thư tự nhiên ở người và phần glucan có thể kích ứng sự co lại của khối u. Theo các nhà khoa học thì chỉ có polysaccharide nối với peptide mới tạo ra hiệu quả kháng ung thư. Các thành phần này không bị ảnh hưởng bởi quá trình tiêu hoá nên có hiệu quả khi uống. Hình 2. Chuổi beta-glucan trích từ nấm 2.3.1. PSK (polysaccharide - Kureha) 2.3.1.1. Cấu tạo PSK được ly trích từ chủng Vân chi CM-101 bằng nước và bằng phương pháp muối hoá. Trong thành phần cấu tạo gồm 62% polysaccharide và 38% protein. Thành phần glucan gồm có một chuỗi chính β1-4 và các chuỗi phụ β1-3, β1-6 liên kết nhau bằng các nối O-glycosidic hay N- glycosidic. Phần peptide rất giàu các acid amin như aspartic, glutamic và một số acid amin acid khác. PSK có trọng lượng phân tử khoảng 94 – 100 kDa. Phần polysaccharide gồm các monosaccharide: glucose, galactose, mannose, xylose, fucose. Các nghiên cứu với PSK được đánh dấu phóng xạ C14 đã xác nhận rằng phổ nguyên tử của nó được hấp thụ trong 24h sau khi đưa vào cơ thể chuột. PSK không độc, liều LD50 thấp và không xuất hiện các dị hình trong các thử nghiệm độc tính cấp và bán cấp. 2.3.1.2. Dược tính Năm 1971, hơn 200 dược chất hoá lý có khả năng kháng khối u được chọn lọc bởi các nhà nghiên cứu Nhật, PSK là liệu pháp chữa trị tốt nhất vì nó bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách trung hoà các thuốc hoá trị và các quá trình gây độc của tế bào ung thư. PSK có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch. Khi PSK được dùng kết hợp với phương pháp xạ trị thí nghiệm trên chuột, người ta quan sát thấy có sự hồi phục hệ miễn dịch thể dịch đã suy yếu. Các nghiên cứu trên động vật xác nhận thêm rằng PSK cảm ứng tế bào T diệt và phục hồi lại các thông số miễn dịch bị suy yếu trong khi đó sẽ ức chế các hợp chất gây ức chế miễn dịch. PSK ngăn chặn các phản ứng phụ khi dùng kết hợp với các tác nhân hoá trị như 5- FU (5-fluorouracil), doxorubicin, cyclophosphamide (CPA), tegafur, cis-Blastin và mitomycin-C (MMC) để chữa trị ung thư, gia tăng khả năng sống còn của các bệnh nhân ung thư dạ dày ở các giai đoạn III và IV (Kaibara et al, 1970). PSK kích ứng sự biểu hiện cytokine trong các tế bào máu đơn nhân vùng ngoại vi in vitro. Sự biểu hiện gen TNF-α (yếu tốgây hoại tử khối u) và interleukin-8 (IL-8) được cảm ứng mạnh ở những người tình nguyện khoẻ mạnh và những bệnh nhân ung thư dạ dày khi dùng PSK, mặc dù đáp ứng của mỗi người mỗi khác. Có tác dụng ngăn chặn sự phát triển khối u in vitro. PSK gia tăng khả năng sống còn, ức chế sự hình thành và di căn của các tác nhân gây ung thư hoặc các khối u tạo ra do phóng xạ. PSK cũng ức chế sự phát triển trở lại sau hậu phẫu hoặc sự di căn các tế bào khối u ởcác mẫu động vật thí nghiệm, cơ chế có lẽ là ngăn chặn sự di chuyển, sự xâm nhập, sự gắn kết với các tế bào màng trong và sự phát triển. Các kết quảnghiên cứu cũng cho thấy tác động hỗ trợ hiệu quả giữa PSK và liệu pháp sinh học gồm vaccin L1210 gắn với concanavalin A (lectin gây phân bào) và kháng thể đơn dòng chống lại các tế bào ung thư ruột kết. Thí nghiệm của Pang ZJ và CS đã chứng minh PSK cải thiện hoạt tính enzyme glutathione peroxidase thông qua sự cảm ứng dịch mã sự biểu hiện của mRNA. PSK biểu hiện hoạt tính kháng virus và có thể có hiệu quả kháng sự nhiễm HIV bằng cách biến đổi receptor virus hoặc bằng cách ngăn chặn nó kết hợp với tếbào bạch huyết. Một cơ chế khác giải thích tính kháng virus của PSK là nó kích thích sự sản xuất interferon, IL-1 ở tế bào người. PSK cũng có tính kháng sinh mạnh, hiệu quảtrên Escherichia coli,Staphylococcus aureus, Cryptococcus neoformans, Psedomonas aeruginosa, Candida albicans và vài loại vi trùng khác gây bệnh ở người. 2.3.2. PSP (polysaccharide-peptide) 2.3.2.1. Cấu tạo PSP được ly trích từ hệ sợi nấm Vân chi chủng COV-1. Trong thành phần cấu tạo có khoảng 90% polysaccharide và 10% peptide. Thành phần chuỗi polypeptide có trong PSP tương tự như trong chuỗi proteoglycan PSK, rất giàu aspartic acid và glutamic acid. Tuy nhiên PSP khác PSK về thành phần các đường đơn trong chuỗi polysaccharide, PSP thiếu fucose nhưng lại có arabinose và rhamnose. Chuỗi polysaccharide là các β-glucan thật sự: phương pháp sắc kí khí và khối phổ đã [...]... vậy, nghiên cứu cho thấy điều trị bằng nấm Vân chi đặc biệt vẫn có tác dụng với các trường hợp ung thư giai đoạn 3 và 4, khi mà các liệu pháp hoá học và phóng xạ đã không còn tác dụng Bản chất, cơ chế tác động của các hoạt chất trong nấm Vân chi đối với ung thư hiện vẫn đang được rất nhiều nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau (hóa sinh, miễn dịch, y học, dược học ) quan tâm nghiên cứu và ngày... Malaysia, Thái Lan, ….Trong đó, nấm Vân chi là đối tượng nghiên cứu của nhiều quốc gia Đặc biệt là các nước vùng Châu Á, vì nó có nhiều tiềm năng về nguồn dược liệu Nghiên cứu cho thấy trong nấm Vân chi có chứa các hợp chất PSP và PSK với rất nhiều công dụng PSK và PSP có trong nấm Vân chi giúp: Tăng cường sức đề kháng của cơ thể nói chung Giúp chống lại ảnh hưởng kiềm chế miễn dịch của các liệu pháp hóa trị... cáo việc sử dụng chế phẩm từ nấm Vân chi như một liệu pháp chống bệnh AIDS và đề nghị nghiên cứu sâu hơn về bản chất tác dụng của nấm đối với sự tăng số lượng bạch cầu Hiện nay các nghiên cứu về tác dụng của nấm Vân chi trong phòng chống virus HIV và bệnh AIDS vẫn đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ Các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào các cơ chế tác động của các hoạt chất trong nấm để từ đó đề xuất những... cơ thể, nhờ hoạt tính của các hợp chất chứa trong nấm Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nấm Vân chi lên khả năng miễn dịch của cơ thể người và tất cả các công trình đều có kết quả khẳng định tác dụng tăng cường miễn dịch của nấm này Theo các kết quả nghiên cứu, trong nấm có chứa các hợp chất polysaccharid liên kết với protein với rất nhiều ưu điểm dược lý và chính... hệ sợi nấm thì không rõ có đúng là nấm cần phân lập hay nấm mốc hoặc nấm dại khác Còn dùng bào tử nấm cũng không đơn giản vì đây là giai đoạn sinh sản hữu tính, nên nấm hình thành có thể thay đổi đặc tính Ngoài ra, phương pháp phân lập từ quả thể hạn chế được hiện tượng bị lẫn hay nhiễm tạp các loại vi sinh vật khác vì sử dụng trực tiếp các mô thịt nấm Nguyên tắc của phương pháp này là chọn tai nấm điển... loại nấm có hiệu quả y dược cao Vì vây, việc phát triển sản xuất dược phẩm từ nấm Vân chi có ý nghĩa kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng, đồng thời mở ra một hướng đi mới cho các ngành Công nghiệp dược phẩm và Công nghệ sinh học • Tác dụng tăng cường miễn dịch: Tác dụng dược lý của nấm Vân chi chủ yếu dựa trên nền tảng là khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của cơ... điều trị thích hợp Nấm Vân chi rõ ràng là một loại nấm dược liệu có nhiều đặc tính dược lý ưu việt và rất đáng quan tâm Tiềm năng sử dụng nấm Vân chi trong điều trị lâm sàng, đặc biệt với các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS là rất lớn và cần được đi sâu khai thác Một điều đáng lưu ý là việc nuôi trồng và sản xuất dược liệu từ nấm này không hề tốn kém , rất phù hợp với điều kiện của các nước đang phát... triển các khối u, điều trị HIV… Do đó nấm Vân chi là đối tượng quan trọng cần được nghiên cứu sâu và nhân giống hiện nay Tài liệu tham khảo 1 2 3 4 5 6 7 8 Ngô Anh, 2009, Bài giảng Nấm học, Trường đại học khoa học Huế Nguyễn Lân Dũng, 2002 Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 1, tái bản lần thứ nhất Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Nguyễn Lân Dũng, 2002 Công nghệ nuôi trồng nấm, tập2, tái bản lần thứ nhất Nhà... không ảnh hưởng đến sinh sản Làm giảm độc và phản ứng phụ của hoá trị và xạ trị, tăng chức năng miễn dịch, tăng hiệu quả chữa trị, kéo dài tuổi thọ và tăng chất lượng cuộc sống PSP có thể tạo ra phản ứng độc bằng cách tập hợp nhiễm sắc thể của các tế bào ung thư phổi nhưng không độc trên chuột bình thường PSP làm tăng sự thèm ăn, làm giảm đau 2.4 Tác dụng của nấm Vân Chi Nấm Vân chi có tác dụng tăng... tác dụng dược lý của nấm Vân chi, trong nấm còn chứa nhiều loại enzym như SOD, cytochrome P450, một thành phần quan trọng trong việc khử độc các chất được nhập vào tế bào, và các chất trao đổi bậc hai có tác dụng ức chế thrombin, chống quá trình đông tụ máu 2.5 Quy trình nuôi trồng nấm Vân chi 2.5.1 Chọn dòng và giữ giống Sơ đồ 2: Quy trình phân lập giống Có nhiều cách để phân lập nấm để tạo giống . hiểu về nấm Vân chi - Trametes versicolor ” I.2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu • Mục tiêu - Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Vân chi - Thành phần các hợp chất sinh học và dược tính của chúng •. nơi mà nấm được xem như m ột nguồn kháng ung thư hàng thế kỷ qua. 2.2. Đặc điểm sinh học của Nấm Vân Chi Nấm Vân chi có tên khoa học phổ biến hiện nay là Trametes versicolor. Vân chi là một. sống Sơ đồ1: Chu trình phát triển của nấm Vân chi 2.3. Các hợp chất sinh học quý của nấm Vân chi Bảng 1. Thành phần dược tính chính trích từ nấm vân chi Dịch ether Dịch cồn Dịch acid Acid béo

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan