Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
47,23 KB
Nội dung
Lời mở đầu Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế cao. Nước ta có khí hậu nhiệt đới, có điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển cây cao su. Với lợi thế này Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cao su lớn so với thế giới. Nhưng quy hoạch vùng trồng cao su cho hợp lí cũng là vấn đề đặt ra cần thiết hiện nay cho sự phát triển ngành công nghiệp cao su cả nước. Chính sách đưa cây cao su lên núi không hẳn là một chính sách mới. Tuy nhiên, để chính sách thực hiện đạt hiệu quả cao nhất cần có sự phân tích đa chiều. Bài tiểu luận này xin được đi sâu nghiên cứu về chính sách đưa cây cao su lên núi ở một số tỉnh miền núi phía Bắc mà chủ yếu là các tỉnh Tây Bắc, những lợi ích và khó khăn của chính sách và đề ra những giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững. Nội dung I. Tìm hiểu chung về cây cao su 1. Cây cao su là cây như thế nào Cao su (danh pháp khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng. Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm 2. Ứng dụng của cây cao su Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm có nhiều công dụng: Sản phẩm chính của cây cao su là mủ, còn được gọi là “vàng trắng” vì đó là nguyên liệu chủ lực của nhiều ngành công nghệ. Thật khó hình dung đời sống hàng ngày thiếu đi những chế phẩm từ cao su thiên nhiên, từ vận tải, hàng không, đến những vật dụng nhỏ như găng tay y tế, hay quả bóng tròn trên sân cỏ Mủ cao su làm vỏ ,ruột xe,keo dán,joint Cao su thiên nhiên rất cần trong công nghiệp mà cao su tổng hợp không thể thay thế được. Mủ cao su được lưu hóa rồi mới sử dụng. Mủ cây cao su có giá trị kinh tế cao, 1ha khai thác mủ bình quân đạt 1,5 tấn/ha/năm, có nơi có thể đạt 1,8-2,0 tấn/ha/năm; sản phẩm mủ xuất khẩu có thể đạt tới 36 triệu đồng/tấn. Cây cao su có chu kỳ kinh doanh khoảng trên 20 năm. Sau đó cây cao su được khai thác để lấy gỗ. Gỗ cao su sử dụng trong công nghiệp chế biến, giá hiện tại đang xuất khẩu bình quân đạt 1.200 USD/m 3 gỗ thành khí . Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Hạt cao su dùng làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hoá chất sơn và các loại phụ kiện khác. Cành lá dùng làm củi đun , lá cao su dùng làm phân bón khi phân huỷ 3. Vai trò của cây cao su Mủ cao su được ví như là “vàng trắng”, bởi từ lâu nay việc trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một nghề mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Giá trị về môi trường, sinh thái. Cây cao su trồng tập trung có khả năng giữ ẩm và tạo được nguồn nước và có giá trị cảnh quan sinh thái du lịch. Ngoài ra rừng cao su cản gió tác động làm giảm quá trình xói mòn đất cho các vùng lân cận. Cây cao su có vai trò bảo vệ môi trường phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, bảo vệ lớp đất bề mặt. Với chu kỳ 27 – 30 năm, cây cao su chắc chắn sẽ góp phần vào việc cải thiện môi trường đất, nước tạo ra hiệu quả về môi trường. Khi vào mùa lá rụng rừng cây cao su được phủ một lớp lá dày, góp phần tạo ra nguồn chất hữu cơ quý giá cho đất. Với việc phát triển rừng cây cao su, chúng ta sẽ tận dụng được những diện tích đất nghèo kiệt để phát triển kinh tế, một phần giúp cho môi trường thêm xanh một phần làm giàu cho đất nước. Cây cao su vừa mang lại giá trị kinh tế rất cao, vừa tạo ra hướng đi mới, thay đổi tư duy sản xuất so việc sản xuất lâm nghiệp truyền thống trước đây. Việc đưa cây cao su sẽ tạo điều kiện cho người dân tăng gia sản xuất bằng cách trồng xen canh hoa màu trong vườn cao su, điều này vừa giúp cho người dân tận dụng tối đa tiềm năng của đất, vừa bảo vệ cây một cách tốt nhất. Dưới tán lá của rừng cao su còn mở ra một diện tích mênh mông cho việc chăn nuôi bò, dê đem lại nguồn phụ thu đáng kể. Trên cơ sở đó, khi cây cao su được triển khai có hiệu quả với giá trị cao gấp nhiều lần trồng cây lâm nghiệp truyền thống thì đây chính là điều sẽ làm thay đổi nhận thức về phát triển kinh tế cho người dân. 4. Lịch sử cây cao su Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho Brasil. Sau đó cây cao su được nghiên cứu và phát triển rộng tại các thuộc địa của Anh và ở Malaysia năm 1883. Ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới. Tại Việt Nam, Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống. Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000 tấn. Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 - 1962, trên những vùng đất cao 400 - 600 m, sau đó ngưng vì chiến tranh. Trong thời kỳ trước 1975, cây cao su được trồng tại Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ. Trong những năm 1958 - 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha. Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ và dần ra cả nước. Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền chiếm khoảng 27,2 %. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm 37 %. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha. Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha) 5. Đặc điểm của cây cao su Cây cao su là một loài cây dễ thích nghi, phát triển trên những vùng đất khó khăn, nghèo kiệt, những vùng rừng tạp cho kinh tế thấp. Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết. Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn. Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C đến 300C (tốt nhất ở 260C đến 280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm. Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 7 đến 8 giờ sáng. Cây cao su là một loại cây độc, chất mủ của cây là một loại chất độc cho con người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài. Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm. Không bao giờ xây dựng nhà để ở trong rừng cao su, khả năng hiếm khí xảy rất cao. II. Thực trạng cây cao su 1. Thực trạng trồng cây cao su Năm 1975 khi đất nước thống nhất, diện tích cao su trên cả nước chỉ còn 47.000 ha với phần lớn cây già cỗi, nhiều nhà máy bị tàn phá, máy móc xuống cấp và lạc hậu. Chính phủ đã sớm có chủ trương khôi phục và phát triển ngành cao su Việt Nam và nó đã thực sự chuyển biến mạnh mẽ kể từ khi thành lập Tổng Công ty Cao su Việt Nam năm 1995. (Tháng 4/2007 Tổng Công ty trở thành Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (TĐCNCSVN). Đặc biệt việc chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng đã cuốn hút các thành phần kinh tế khác đầu tư cho cây cao su. Ngành cao su Việt Nam trở thành một trong những mũi nhọn của nền kinh tế đất nước với đủ các loại hình doanh nghiệp: cao su quốc doanh (đại điền), các công ty cao su của địa phương, quân đội; các công ty liên doanh; các công ty cổ phần và cao su tiểu điền do tư nhân đầu tư. Trên con đường phát triển, ngành cao su Việt Nam đã dành sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho việc đào tạo nguồn nhân lực. Cơ sở đào tạo đầu tiên là trường Công nhân Cơ khí Cao su (1978) và tháng 1/2008 được nâng lên thành trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su, có quy mô đào tạo 3.500 sinh viên/năm với 20 ngành nghề. Những vấn đề cốt tử của cây cao su được các nhà khoa học chuyên ngành tìm hiểu và giải quyết, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (tại tỉnh Bình Dương) đã nghiên cứu tạo ra các loại giống mới có năng suất cao, phân loại thổ nhưỡng, kỹ thuật canh tác, áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến mủ. Đặc biệt những năm gần đây, Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu xử lý nước đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, Viện còn có những chương trình hợp tác quốc tế, liên quan đến sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, Thân phận của cây cao su Việt Nam sau nhiều thăng trầm nay đã được khẳng định là một nhân tố quan trọng, tiền đề cho nhiều giải pháp xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và an sinh xã hội. Hiện nay, cây cao su là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. 2. Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ cao su Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) có trụ sở tại Singapre nhu cầu cao su tổng hợp sẽ tăng 8,6% trong năm 2011 và 6,4% trong năm 2012, trong khi nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ tăng lần lượt 4,6% và 3,8%. Cũng theo tổ chức này, nhu cầu lượng cao su, cả thiên nhiên lẫn tổng hợp, trên toàn thế giới sẽ đạt 26,1 triệu tấn trong năm nay, so với 24,4 triệu tấn của năm ngoái. Sản lượng cao su toàn cầu cũng được dự báo sẽ tăng do giá cao. Nếu điều kiện thời tiết bình thường, sản lượng cao su thiên nhiêu sẽ tăng 6,2% trong năm nay và 6,5% năm tới. III. Đánh giá chính sách đưa cây cao su lên núi 1. Lý do đưa cây cao su lên núi Nhiều năm qua, với sự quan tâm, khuyến khích của Nhà nước, lâm nghiệp đã không ngừng được đẩy mạnh, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, từ thực tế có thể thấy, việc đầu tư cho phát triển lâm nghiệp với chủ trương phủ xanh đất trống, đồi núi trọc kết hợp với phát triển kinh tế gặp không ít khó khăn, chi phí cũng không nhỏ. Với sự đầu tư nhiều nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, hơn nữa, đầu ra cho các sản phẩm lâm nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi. Chính vì thế, đi tìm một loại cây có thể tạo ra bước đột phá nhằm mang lại hiểu quả kinh tế, đồng thời có thể làm thay đổi tư duy sản xuất cho người dân là một vấn đề luôn được tỉnh ta quan tâm. Cây cao su được trồng hàng chục năm nay ở các tỉnh miền Nam, Tây Nguyên trở ra đến Hà Tĩnh, khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Với địa bàn miền núi Tây Bắc có thời tiết, khí hậu khá tương đồng với những vùng trồng cây cao su thành công của tỉnh Vân Nam-Trung Quốc (Giáp với vùng Tây Bắc nước ta), thì có thể nói, khi cây cao su được đưa vào trồng, sẽ giải quyết được vấn đề phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là tận dụng được những diện tích đất nghèo kiệt. Từ đó, vừa tạo ra hướng đi mới, thay đổi tư duy sản xuất, vừa đem lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so việc sản xuất lâm nghiệp truyền thống trước đây. Để có cơ sở khẳng định cây cao su có thể trồng trên một số tỉnh miền núi Tây Bắc, đến nay các tỉnh như Sơn La, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu và tỉnh Hà Giang đã trồng thử nghiệm thành công giống cây này với diện tích lên đến hàng trăm ha. Với sự quyết tâm của các tỉnh cùng với Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (TĐCNCSVN) thành lập được Công ty cao su để đẩy mạnh việc phát triển cao su trên các địa bàn theo hướng đại điền. Một số tỉnh như Yên Bái, Phú Thọ cũng đang xúc tiến để có thể đưa cây cao su vào trồng… Ở 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La, việc triển khai trồng cây cao su rất thuận lợi, không chỉ bởi cây cao su đã phát triển tốt ở những vùng đất trên mà còn bởi sự ủng hộ tích cực của người dân. Đến nay, tỉnh Lai Châu đã trồng được 1.000ha và dự kiến đến hết năm nay sẽ trồng được 2.500ha. Tại Sơn La, tổng diện tích cao su đã trồng đạt trên 3.700ha. Nhờ việc bàn giao đất trồng cao su ở các tỉnh thuận lợi đã tạo điều kiện để các công ty ở đó triển khai đẩy mạnh tiến độ theo kế hoạch đề ra. Qua đó, tại 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La, Công ty cao su đã tuyển dụng trên 1.000 lao động, đồng thời hàng ngàn người dân cũng thường xuyên được tạo thêm việc làm nhờ các công việc khai phá, trồng và chăm sóc cao su… Có thể nói, khác với nhiều chương trình thử nghiệm trước đây, việc trồng cây cao su là một chương trình mới. Người dân tham gia chương trình này chỉ phải góp đất và được tính là đóng cổ phần (1ha bằng 10 triệu đồng tiền cổ phần, sau chu kỳ trồng gần 30 năm nếu người dân không tiếp tục trồng thì đất vẫn là của người dân), đồng thời còn được tỉnh hỗ trợ thêm kinh phí theo các mức quy định… Phần còn lại, TĐCNCSVN đầu tư về máy móc, giống, cán bộ điều hành, tài chính, nhân công… Trên cơ sở đó, khi cây cao su cho sản phẩm, người dân sẽ được chia lợi nhuận theo mức cổ phần đóng góp. Đồng thời, trong suốt quá trình trồng, chăm sóc và khai thác cao su, nhiều người dân sẽ được tuyển dụng làm công nhân của Công ty cao su giống như các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên Và như các vùng trồng cao su ở miền trong, khi cây cao su phát triển, thì đồng nghĩa với việc có sự đầu tư về đường sá, cơ sở vật chất từ phía Công ty cao su, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn mới cho các địa phương tham gia chương trình trồng cao su. 2. Lợi ích của việc đưa cây cao su lên núi Bảo vệ môi trường gắn với lợi ích kinh tế Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: Cây cao su trồng ở Sơn La hay ở các tỉnh miến núi phía Bắc phát triển tương đương với cao su trồng ở Đông Nam bộ, mặc dù độ dày tầng đất ở đây thấp hơn nhiều. Hiện nay chưa có công bố chính thức của các nghiên cứu khoa học, nhưng có thể do ở vùng rừng núi phía Bắc có sương, tạo độ ẩm kích thích sự phát triển của cây cao su Ngoài lợi ích kinh tế, cây cao su được xếp vào cây phục vụ cho việc chống xói mòn như các loại cây lấy gỗ khác là một thực tế, đây là loại cây đa lợi ích - lấy gỗ, mủ và bảo vệ môi trường và còn là rừng phòng hộ đầu nguồn, là mái nhà sinh thái cho toàn bộ khu vực. Cộng đồng trách nhiệm phát triển bền vững Bằng hình thức góp đất trồng rừng, trồng cao su, đồng bào dân tộc Sơn La đã có cổ phẩn trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và bản thân họ trở thành công nhân của Tập đoàn. Đây là mô hình mới chỉ có ở Sơn La. Nó không chỉ giúp người dân nơi đây ổn định về kinh tế, mà còn gắn họ với trách nhiệm là người chủ thật sự của các sản phẩm trên mảnh đất của họ, chăm lo cho sự phát triển của cây cao su. Nâng cao dân trí của đại bộ phận người dân vùng cao Cây cao su đã giúp cho nhiều người nông dân trở thành những người công nhân với tư duy sản xuất hiện đại, quy củ với đồng lương ổn định. Đời sống của người dân trong các khu vực trồng cây cao su được nâng lên rõ rệt nhờ nhiều hoạt động phục vụ cho sự phát triển của cây cao su. Phát triển hạ tầng, nâng cao đời sống văn hóa Để đảm bảo và nâng cao cuộc sống đồng bào dân tộc nơi đây, ngoài việc vận động đồng bào góp đất trồng cao su, trở thành công nhân của Công ty, vừa đảm bảo đời sống vừa tạo ra hệ thống an ninh rừng, ổn định sản xuât một cách bền vững, tỉnh đã đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông vào các bản, xây dựng trụ sở các xã, xây trường học và nhà văn hóa tại các bản. Năm 2009 Công ty cao su đã đầu tư xây nhà mẫu giáo tại các xã, bản có người lao động là công nhân, đây là một nét mới của vùng cao Tây Bắc. Ngoài việc học, các cháu đến lớp được phát đồng phục, được ăn buổi trưa miễn phí. Giáo viên được tuyển theo chế độ nhà nước, ngoài lương theo ngân sách, còn được hỗ trợ thêm của Công ty. Mỗi bản đều có đội văn nghệ, một số bản có 2 đội, sinh hoạt đều đặn, nhất là những bản bà con đều là công nhân cao su, ban ngày đi làm, tối đến tập trung luyện hát, luyện múa thật vui. Nhìn thấy khó khăn của dân bản, do đường xá xa xôi nên việc mua bán thực phẩm và các nhu yếu phẩm khó khăn, Công ty cao su đã có sáng kiến thành lập nhà căng tin để lấy hàng bán cho công nhân với giá bao cấp vận chuyển, người có tiền thì trả ngay, người chưa có tiền có thể ghi nợ, khi lĩnh lương thì trả. Nhìn các chàng trai, cô gái Thái trong đồng phục của công nhân Công ty cao su cưỡi xe máy đi làm, các cháu nhỏ nô đùa, ca hát trong một không gian thoáng mát của nhà mẫu giáo, có thể yên tâm về một mô hình phát triển theo hướng công nghiệp hóa tại một vùng vốn là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở một tỉnh miền núi rộng lớn miền Tây Bắc của Tổ quốc. Cùng một lúc, Tây Bắc giải được bài toán việc làm cho người lao động vừa tạo ra hướng đi mới, tháo gỡ được khó khăn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương. Nhân dân có thu nhập khi vào làm việc cho công ty với việc phát dọn thực bì, đào hố, đào đường đồng mức. 3. Khó khăn Khó khăn nhất khi triển khai đề án trồng cao su ở Tây Bắc vẫn là việc vận động nhân dân tham gia. Lâu nay, nhiều mô hình trồng một số loại cây đã thất bại, giảm sút lòng tin trong nhân dân, nhất là khi hàng nghìn héc ta quế không đem lại hiệu quả kinh tế, lãng phí diện tích canh tác của bà con. Nhiều người dân nản lòng, do dự khi nghe đến chủ trương trồng cây cao su Đưa cây cao su ngược lên vùng núi cao Tây Bắc là một chủ trương lớn của Chính phủ, nhằm làm thay đổi diện mạo bức tranh kinh tế vốn còn nhiều khó khăn của địa phương, kết hợp phát triển vùng nguyên liệu cho ngành. Việc phát triển cây cao su ở Tây Bắc theo một số chuyên gia sẽ có hai khó khăn lớn. Thứ nhất: Kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, điện, nước, trình độ canh tác của nông dân còn nhiều hạn chế. Đây là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên vốn tự lực trong dân hầu như không có, đời sống bà con còn khó khăn. Độ dốc đất canh tác cao, địa hình chia cắt nên khó hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Mặc dù tập đoàn Cao su Việt Nam cũng như các công ty cổ phần cao su Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã tính đến phương án mời gọi các hộ dân tham gia công ty bằng vốn góp để làm cao su ‘đại điền”, nhưng với địa hình và tập quán của bà con dân tộc, các công ty cổ phần cao su sẽ mất rất nhiều thời gian để tạo nên phương thức sản xuất mới. Mà như thế cũng đồng nghĩa với chi phí đầu vào sẽ tăng thêm. Nếu trông cao su ở vùng thấp như Sơn La đã có sự khẳng định để phát triển, nhưng lên cao hơn một chút Điện Biên và Lai Châu, liệu năng suất có cao ? Đấy chưa tính đến yếu tố địa chất ở Lai Châu, nơi có độ dốc cao, nhiều đứt gãy, có độ lún cao, nền đất đá vôi, với những điều kiện như vậy, cây cao su có cho được năng suất cao. Một điều không thể không nhắc đến là khi phát triển diện tích cao su ở khu vực Tây Bắc đồng nghĩa với việc diện tích trồng các loại cây lương thực khác sẽ giảm đi. Thứ hai thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường. Trong khi trồng cao su đòi hỏi quy trình kỹ thuật chặt chẽ, liên hoàn. Điều này khiến việc đầu tư phát triển cao su ở Tây Bắc tốn nhiều chi phí hơn so với các tỉnh phía Nam. Hiện giá cao su đang đứng ở mức khá cao, nhưng đến thời điểm 5-6 năm tới, khi những cây cao su đầu tiên vùng Tây Bắc cho mủ, giá mủ cao su xuống mọi chuyện sẽ như thế nào. 4. Đánh giá hiệu quả chính sách đưa cây cao su lên núi Hiệu quả về mặt xã hội Chính sách đưa cây cao su lên núi là một chính sách mới, một bước đột phá lớn tạo điều kiện tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có như: đất đai, nguồn lao động tại chỗ để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân tại địa bàn được áp dụng. Được sự đồng thuận cao từ các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, sau nhiều năm thử nghiệm đưa vào cây cao su đã mang đến cho dự án những dấu hiệu khả thi thực sự: mang đến kinh nghiệm về mặt khoa học kĩ thuật, xác định loại giống cao su phù hợp chịu lạnh, trồng trên đất đá dốc, thích nghi với kiểu khí hậu vùng núi phía bắc hoàn toàn khác xa so với khí hậu tại các vùng nhiều cao su trong khu vực miền trong. Tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, y tế, giải trí về tinh thần… Ngoài ra, hiệu quả mang lại khi đưa cây cao su vào sản xuất là rất ý nghĩa: gắn lợi ích kinh tế hộ với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an sinh xã hội Hiệu quả về mặt tài chính Chính sách thực hiện nếu thành công sẽ mang lại hiệu quả rất lớn về mặt tài chính, trực tiếp là lợi nhuận mang lại Chủ Đầu Tư thực hiện dự án, sau đó là xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân được cấp vốn trồng cây cao su và nguồn nhân lực : - Số lượng, chất lượng mủ của cây cao su là rất lớn, đem lại nguồn thu lớn từ loại “ vàng trắng” này. - Cây cao su trồng trên vũng núi cao,chính là một khu rừng phòng hộ vững chắc vì cao su cũng là loại cây gỗ chắc chắn, ngăn ngừa được các hiểm họa do thiên tai, xói mòn, lũ quét, bảo vệ môi trường rất tốt. Với Nhà Nước thì đây quả là một giải pháp đúng đắn đem lại lợi ích kinh tế rất cao, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc phòng ngừa tác động xấu của thiên nhiên Hiệu quả về mặt kinh tế Hiệu quả về mặt kinh tế đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ khi bắt đầu thực hiện dự án đưa cây cao su lên vùng núi phía bắc: là đã đem lại một loại cây trồng mới là cây công nghiệp đã sống quen với vùng đất tây nguyên, giờ được đem đến một vùng đất mới với những thử thách mới lạ, đánh dấu một bước chuyển đổi với vùng đất nghèo phía bắc, thoát nghèo, làm tăng GDP cho cả nước. Các hộ trồng cao su thu được lợi nhuận từ việc bán mủ cao su, tăng thu nhập gia đình, góp phần gia tăng, phát triển kinh tế đất nước, thực thi việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương. Người dân được tạo điều kiện việc làm, có thêm thu nhập trong cuộc sống. Như vậy, có thể thấy rằng chính sách đưa cây cao su lên vùng núi phía Bắc là một chính sách hiệu quả. Nhưng để đạt được điều đó đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố, các bên tham gia để giải quyết những khó khăn khi thực hiện chính sách này. 5. Các giải pháp khắc phục khó khăn khi thực hiện chính sách Để chính sách đạt được hiệu quả cao nhất đòi hỏi các cấp địa phương và cơ quan nhà nước cần thực hiện các giải pháp để khắc phục những khó khăn đang tồn tại. Thứ nhất, muốn người dân địa phương cùng chung tay góp đất, cùng xây dựng cho sự phát triển của cây cao su cần phổ biến đầy đủ cho người dân kiến thức về cây cao su, lợi ích mà nó mang lại cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và kinh tế vùng nói riêng. Để mỗi người dân hiểu là một điều không dễ, cần kiên trì và hiểu phong tục tập quán của người dân, nắm bắt được người dân nghĩ gì, muốn gì. Có như vậy khi chính sách đi vào thực hiện mới huy động được toàn thể nhân dân địa phương tham gia. Thứ hai, để phát triển bền vững cây cao su cần có những chiến lược cụ thể, thiết thực. Phát triển đồng loạt sau đó nảy sinh nhiều vấn đề đến giá cả, thị trường, giống cây, dịch bệnh,… cũng là những sai sót trong thực thi nhiều chính sách ở nước ta. Vì vậy, theo công văn số 178/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã lưu ý các tỉnh Tây Bắc gồm Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, trong việc phát triển cây cao su, cần phải thận trọng, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội, phát triển tự phát làm theo phong trào. UBND các tỉnh trên cần chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tổ chức khảo sát xác định những tiểu vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái phù hợp với việc trồng cây cao su để xây dựng quy hoạch và dự án đầu tư phát triển, đồng thời có bước đi và giải pháp đồng bộ về chính sách và tổ chức sản xuất, bảo đảm thực hiện dự án có hiệu quả. Thứ ba, đối với những khó khăn do kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, điện, nước, trình độ canh tác của nông dân, và điều kiện địa hình chia cắt cần tổ chức khảo sát xác định những tiểu vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái phù hợp với việc trồng cây cao su để xây dựng quy hoạch và dự án đầu tư phát triển, đồng thời có bước đi và giải pháp đồng bộ về chính sách và tổ chức sản xuất, bảo đảm thực hiện dự án có hiệu quả. Thứ tư, đối với những khắc nghiệt do thời tiết, giải pháp cần thiết đó là tránh trồng những cây cao su mới trực tiếp vào mùa rét, trồng vào mùa khô hanh nhưng phải đảm bảo đủ các điều kiện chăm sóc hợp lý đặc biệt là xây dựng hệ thống nước tưới đầy đủ. Việc làm này đòi hỏi tốn kém rất nhiều chi phí nhưng nếu cây cao su chết đi thì thiệt hại còn lớn gấp bội, không những về mặt tiền của mà cả hi vọng, lòng tin của người dân cũng mất đi một cách nhanh chóng. Xác định, nghiên cứu ra giống cây cao su chịu lạnh là một giải pháp tốt và khả thi nhất hiện nay không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn là lâu dài cho sự phát triển bền vững. Phần lớn giống cây cao su đưa lên núi là nhập giống từ miền nam và Trung Quốc nên trong quá trình vận chuyển phải cẩn thận tránh để hỏng giống cây. Mặt khác, phải nghiên cứu tìm hiểu nhân giống ngay tại nơi trồng cấy để tiết kiệm chi phí vận chuyển và đảm chất lượng giống. Vì thế, ngoài kết quả phát triển cây cao su như hiện nay ở Tây Bắc, Tập đoàn Cao su Việt Nam và các công ty thành viên, UBND các tỉnh Tây Bắc cũng cần nghiên cứu, xem xét lại quy hoạch để đảm bảo tiến độ phát triển cây cao su hợp lý. Không thể vì nôn nóng mở rộng diện tích trông cây cao su mà làm cho diện tích ngô, khoai sắn và lúa ở các địa phương nói trên thu hẹp lại. Có làm tốt công tác quy hoạch vùng nguyên liệu, vùng sản xuất mới đảm bảo những bước đi vững chắc về kinh tế -xã hội vùng Tây Bắc. Khi tiến hành trồng cấy cây cao su trên vùng núi Tây Bắc cần áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật đúng đắn, đầy đủ và phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực để hiệu quả mà nó mang lại đạt giá trị cao nhất và phòng tránh được sâu bệnh hại cây. Ví dụ : Tiêu chuẩn về giống và vườn nhân: - Vườn nhân phải được Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam kiểm định, thanh lọc giống hàng năm và phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm định giống. - Cây con có tầng lá phải được kiểm định trong vườn ương trước khi mang đi trồng (thực hiện công văn số 618/CSVN-QLKT ngày 01/04/2009 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về việc kiểm định và ghi nhãn cây giống cao su). Tiêu chuẩn đất trồng cao su: Đất trồng cây cao su phải có độ dốc bình quân dưới 30 0 , độ cao so với mực nước biển dưới 600 m. Trong phạm vi từ mặt đất đến độ sâu 70 cm, đất không bị ngập úng thường xuyên hơn ba tháng, không có đá tảng; tỷ lệ laterit cứng hoặc sỏi sạn, đá cục nhỏ hơn 70% thể tích. Vùng quy hoạch trồng cao su phải liền vùng liền khoảnh tránh manh mún. Đối với vùng trồng đặc thù có cao trình trên 600 m, cần có ý kiến chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Thiết kế vị trí trồng cây cao su trên núi với Hố đa năng dùng để giữ ẩm, tích mùn và bón phân Khi đưa cây cao su lên núi phải ngăn ngừa và phòng trừ những loại bệnh và loài sâu mà cây cao su thường gặp Bảo vệ lô cao su [...]... nước về cây cao su thì chắc chắn hiệu quả thực hiện các dự án về cây cao su còn cao hơn nhiều Đối với người dân địa phương Người dân nên tích cực tham gia chính sách để góp phần vào việc thành công rất lớn của dự án - Tích cực cùng nhà nước phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng cây cao su trên khắp các ngả rừng của khu vực miền núi phía bắc - Tìm hiểu các mô hình thành công, làm giàu từ cây cao su, ... với ngành cao- su trong thủ tục giao đất để tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án sớm triển khai thực hiện Trong quy hoạch, triển khai dự án trồng mới cao- su cần chú ý bảo vệ rừng, tránh tình trạng lợi dụng phát triển cao- su để phá rừng Tập đoàn cao- su cần có chính sách cụ thể về chế độ hưởng lợi từ cây cao- su cho người dân nhận khoán để họ yên tâm và tích cực tham gia trồng mới, chăm sóc cao- su - Tỉnh... cây cao su sẽ còn phát triển và đem lại lợi ích nhiều hơn nếu chúng ta đi đúng hướng và đúng cách Tài liệu tham khảo 1, Hành trình đưa cây cao su lên đất Tây Bắc, Ngày 25/05/2010, 2, Ánh Tuyết, Cây Cao su: “Vàng trắng” Tây Bắc, ngày 24/11/2010, ... chính sách hỗ trợ về vốn, đầu tư mở rộng các ngành công nghiệp cao su có sự quản lí của nhà nước Bên cạnh đó cần linh hoạt trong hệ thống pháp luật để cho cây cao su một hướng đi bễn vững và hiệu quả Nghiên cứu chính sách cũng là một nội dung quan trọng trong việc đánh giá thực trạng phát triển của cây cao su theo thị trường Vì vậy, theo dõi tình hình phát triển ngành công nghiệp cao su trên thế giới... Trước tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm gần đây, ba nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới (Thái Lan, Indonesia, Malaysia) đều cắt giảm sản xuất trong năm 2009 Trong khi đó, tiềm năng phát triển cao su tại Việt Nam vẫn còn rất lớn với 27% diện tích cao su chưa được khai thác Việc đưa cây cao su lên trồng tại các vùng núi phía Bắc có thể là một trong những giải pháp quan trọng trong... lượng giống cây trồng - Vận động những người dân khác tham gia chính sách, tuyên truyền thuyết phục để họ thấy được lợi ích của cây cao su, mặc dù trước mắt là những khó khăn rất lớn, nhưng thấy được lợi ích lâu dài đó mới là mục tiêu cần đạt đến Đối với các cấp chính quyền địa phương, các công ty kinh doanh cao su - Ðề nghị các cấp, các ngành và địa phương trong vùng quy hoạch trồng cao- su của tỉnh... thường thu hồi đất; hỗ trợ đào tạo lao động địa phương chuyển đổi ngành nghề khác sang sản xuất Cao su, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước sinh hoạt, hỗ trợ nghiên cứu xây dựng trung tâm sản xuất giống chất lượng cao, vườn ươm giống V Kết luận Như vậy, có thể thấy rằng chính sách đưa cây cao su phát triển trên vùng núi phía Tây Bắc là một chính sách rất cần thiết cho sự phát triển kinh... trên thế giới cũng là điều quan trọng để điều chỉnh các nhân tố của cây cao su trong nước Nhà nước cần lập ra các cơ quan chuyên ngành thực hiện công việc này Hiện nay, mới chỉ có Hiệp hội Cao su Việt Nam Đây là một tổ chức tự nguyện có mục đích là phối hợp hoạt động hiệu quả và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, thúc đẩy ngành cao su Việt Nam phát triển theo hướng bền vững và hợp tác quốc tế, góp...Ở những vùng trồng cao su có khả năng dễ bị trâu bò hoặc thú rừng phá hoại phải có những công trình bảo vệ Đào hào hoặc làm hàng rào chống trâu bò và 29 các loài thú rừng tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi Các đơn vị phải tổ chức lực lượng trực gác bảo vệ vườn cây Trên đây là những tiêu chuẩn kĩ thuật cơ bản cho việc phát triển trồng cây cao su ở vùng núi phía tây Bắc Để thực hiện... 24/11/2010, 3, Đánh giá tiềm năng kinh tế và tác động xã hội của việc trồng và chế biến cây cao su tại Tây Bắc,ngày 30/03/2009 4, Hoàng Anh, Phủ xanh cao su Tây Bắc Vẫn phải thận trọng,ngày 19/08/2010, . vững. Nội dung I. Tìm hiểu chung về cây cao su 1. Cây cao su là cây như thế nào Cao su (danh pháp khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và. dựng nhà để ở trong rừng cao su, khả năng hiếm khí xảy rất cao. II. Thực trạng cây cao su 1. Thực trạng trồng cây cao su Năm 1975 khi đất nước thống nhất, diện tích cao su trên cả nước chỉ còn. ha) 5. Đặc điểm của cây cao su Cây cao su là một loài cây dễ thích nghi, phát triển trên những vùng đất khó khăn, nghèo kiệt, những vùng rừng tạp cho kinh tế thấp. Cây cao su chỉ được thu hoạch