III/ LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG CONCEPTUAL MASS: Mở phần mềm Revit => khi vào được giao diện khởi động của Revit rồi => Click vào “NEW CONCEPTUAL MASS” => hiện windown chọn file family =>
Trang 1Bài 1: CONCEPTUAL MASS NĂM CÁCH DỰNG HÌNH CƠ BẢN
I/ GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ REVIT:
Revit Architecture nằm trong tiêu chuẩn xây dựng BIM (Building Information Model), tiêu chuẩn xây dựng tiên tiến bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, giới hạn giáo trình xin phép không đề cập tới phần này mà chỉ tập trung vào Revit Architecture.
Môi trường làm việc trong Revit được cấu thành bởi các thành phần như trên, có thể hiểu một file Revit là một
“Đại gia đình” được cấu thành bởi các Families
Trang 2Đối với sinh viên kiến trúc thì công việc đầu tiên khí bắt đầu đồ án luôn luôn và PHÂN TÍCHTÌM Ý vì vậy việc học
theo đúng trình tự là cực kỳ quan trọng vì nó sẽ tạo thói quen và kỹ năng sử dụng phần mềm, quan trọng hơn nữa
là ảnh hưởng đến thói quen tư duy
Vì vậy khi bước đầu sử dụng phần mềm chúng ta sẽ làm quen với môi trường CONCEPTUAL MASS (thiết kế khối dáng theo ý tưởng) và môi trường phân tích yếu tố môi trường VASARI BETA1.
III/ LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG CONCEPTUAL MASS:
Mở phần mềm Revit => khi vào được giao diện khởi động của Revit rồi => Click vào “NEW CONCEPTUAL
MASS” => hiện windown chọn file family => chọn file “METRIC MASS” (trường hợp các bạn chưa chỉnh đường dẫn nên không thấy file, bạn liên hệ với trợ giảng để được giúp đỡ).
1.Trình tự vẽ trong môi trường:
Revit là một phần mềm parametric nên mỗi thành phần đều phải thuộc một mặt phẳng nào đó để điều khiển và thống kê được. Do đó khi làm việc với revit trong môi trường này thứ tự bạn nên làm như sau:
Xác định mặt phẳng làm việc ( công cụ Set Workplane)
Vẽ đường dẫn (path) (Gán parameter nếu cần)
Vẽ profile (Gán parameter nếu cần)
Create form
2.Các công cụ vẽ:
a.Sự khác nhau giữa Model Line và Reference Line ( GỌI TẮT REF LINE) :
Sự khác nhau này bắt nguồn từ tính chất Parametric Design của Revit:
Reference Line được sử dụng khi bạn cần PARAMETRIC DESIGN, tức là cần sự thay đổi trực tiếp dựa trên số liệu của model
Trang 3MODEL LINE REFERENCE LINE
Sẽ mất sau khi create form Không mất sau khi create form
Một đường khép kín sẽ không tạo được một mặt
phẳng
Một đường khép kín có thể tạo được một mặt phẳng
Không set workplane trên đường model line được Có thể set workplane dựa trên 4 mặt của reference
line
Được dùng khi bạn không có thời gian và sẽ tạo ra
một khối “chết” (không thay đổi được mà phải vẽ lại từ
đầu)
Được dùng khi bạn PARAMETRIC DESIGN để gán các tham số và thay đổi khối dựa trên các tham số đó
b.Các công cụ vẽ hình:
Các bạn sẽ được ứng dụng trong các bài tập thực hành sau đây
■ Line :
○ Set Work Plane (dùng lệnh KS và set phím tắt: SE)
○ Click chọn công cụ line
○ Chọn lựa các OPTIONS :
● Maket surface from close loops
● Chain
● Offset
● Radius
● 3D Snapping (sẽ hướng dẫn sau phần point)
■ Rectangle, Polygon, Circle, Ellipse, Partial Ellipse : Tương tự Line
Chú ý là với Rectangle ta không thể gõ ngay kích thước hình chữ nhật được, cũng không
vẽ hình vuông được (chỉ làm được khi bạn chỉnh lại hoặc dùng parameter).
■ Arcs: star end radius, center end, tangent end, fillet
■ Point Element (đơn vị điểm):
Điều khiển điểm để tạo hình là một vấn đề rất quan trọng mà giáo trình muốn đề cập tới, điều khiển được điểm sẽ điều khiển được mặt phẳng và khối các yếu tố tạo nên model.
Point được dùng để tạo nên các đường hoặc dùng để tạo “constraints” (sự ràng buộc) cho family trong quá trình parametric design
■ Spline (đường cong tự do) và Spline through points (parametric design)
■ Pick line: đây là một công cụ cực kỳ hữu dụng và sẽ thường xuyên dùng đến nó
c.Các công cụ chỉnh sửa (Modify):
■ Move(MV), offset(set)(graphical và numberic), rotate
Trang 4■ Coppy(set:CC): bạn có 2 cách coppy thường và coppy bằng “Clip Board”.
■ Align(AL) (constraints)
■ Pin, upin (lock): khi pin lại sẽ không “Move” và “Xóa” được
■ Array : chỉ dùng được với các Family (hầu như không sử dụng trong môi trường này)
■ Scale(RE): không dùng được với “Khối” và “Spline Through Points”, mặt phẳng của khối vẫn dùng được
■ Trim(TR) Extend : single(set:ED), mutilple(set:EE)
Trang 5Bài 2: NĂM PHƯƠNG PHÁP DỰNG KHỐI CƠ BẢN.
1.Năm phương pháp dựng khối cơ bản TRONG MÔI TRƯỜNG FAMILY:
1 EXTRUDE
2 SWEEP: path và profile
3 BLEND
4 SWEEPBLEND: path và 2 profile
5 REVEAL: path và profile
6 VOID FORM
2.Năm phương pháp dựng khối trong Môi Trường Mass:
Các quy tắc chung khi creat form:
i Chỉ có line, line mass, surface mới creat form được
ii Hai hoặc nhiều đường không khép kín => bề mặt
iii Hai hoặc nhiều đường khép kín => khối (mass)
iv Dùng 5 quy tắc tạo khối cơ bản:
● EXTRUDE :
(profile là một đường khép kín không cần phải đồng phẳng) (các đường tạo nên profile có thể cong 3d)
(tốt nhất là phải có 2 đường đối diện nhau là 2 đường thẳng => creat form mới đẹp).
● SWEEP: path và profile
(không dùng được trên 1 đường spline + 1 line) (profile phải phẳng)
(nếu đường cong quá gắt sẽ bị hiện tượng tự cắt khối).
● BLEND:
(các đối tượng blend:
1 line và 1 line.
1 line và nhiều line liền nhau trường hợp này nên hạn chế.
nhiều line không liền nhau dùng rất nhiều.
1 line và 1 mặt 1 đường khép kín có thể cong 3d.
Nhiều mặt với nhaudùng rất nhiều.
● SWEEPBLEND: path và 2 profile
Trang 6● REVEAL: path và profile
(profile không được cong 3d) 3.Chỉnh sửa khối bằng các công cụ FORM ELEMENT:
i LOCK PROFILE
ii XRAY
iii ADD EDGE
iv ADD PROFILE
=> Hạn chế sử dụng
4.Thực hành và bài tập về nhà với parameter:
Vẽ các khối : Cầu, Hộp, Lập Phương (dùng parameter mới đựng được), Kim Tự Tháp (dùng parameter mới
dựng được).
■ Làm bình thường:
■ Parametric Design:
○ Chuyển tất cả các line thành Reference line
○ Gán các kích thước
○ Add parameter cho các kích thước đó
○ Dùng bảng Type Property và tùy chỉnh thông số
Bài 3: DIVIDE SURFACE VÀ CURTAIN PANEL PATTERN BASED.
KHI HỌC TỚI BÀI NÀY THÌ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA CONCEPTURAL MASS(NGHIÊN CỨU TẠO LẬP KHỐI, DỰ
Trang 7TOÁN SƠ BỘ,V.V ) ĐÃ KẾT THÚC BẰNG VIỆC TA SỬ DỤNG PHÂN TÍCH BẰNG VASARI HOẶC CÁC PHẦN MỀM PHÂN TÍCH KHÁC ĐỂ LOAD VÀO PROJECT VÀ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH. SAU BƯỚC NÀY TA BẮT ĐẦU VÀO “CHI TIẾT HÓA
MÔ HÌNH” BẰNG VIỆC SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG “METRIC GENERIC MODEL”.
1.DIVIDE SURFACE CÔNG CỤ TUYỆT VỜI CỦA REVIT:
Divide surface là một trong các công cụ “không thể không dùng đến” trong việc làm đồ án với massing vì khả
năng tạo hình đa dạng cũng như biến đổi đẹp mắt dựa trên lưới của nó.
A. Divide Surface và mục đích sử dụng:
a.Nút Divide Surface xuất hiện khi chọn một mặt hoặc một khối, đối với các line Divide Surface được thay
thế bằng Divide Path. Tuy nhiên hướng của các Node hoàn toàn khác.
b.Khi kích hoạt Divide Surface bề mặt sẽ được phủ một hệ lưới u,v chồng lên trên bề mặt ấy
Đối với mọi mặt phẳng hệ lưới này luôn luôn chia caro và không song song với một cạnh nào mà song
song với hệ trục tọa độ.
Đối với mặt cong hệ lưới u,v được chia theo hệ trục tọa độ của mặt cong đó, hình dạng như các đường đồng mức.
c.Mục đích của việc Divide Surfacechia lưới bề mặt là để tạo bộ khung sườn cho việc gắn các panel lên
=> Quá trình gắn panel lên gồm có:
Divide Surface.
Trang 8 Component (các curtain panel hoặc adaptive component).
B. Khảo sát các thuộc tính (parameter) của Divide Surface:
Để hiểu rõ hơn cách bắt điểm ta cần show các NODE trên DIVIDE SURFACE
Một ô lưới được chia thành 2 chiều lưới là U và V.
Để xác định được 2 loại lưới này ta click vào biểu tượng Configure UV Grid Layout.
Các tính chất lần lượt từ trên xuống dưới:
1.U Grid và V Grid tương tự nhau:
i.Layout : khoảng cách giữa các NODE được dựa trên độ dài của ca “DÂY CUNG”, dựa trên đó ta có các cách chia sau:
ii.Justification: Chia lưới bắt đầu từ “CenterBeginEnd”
iii.Grid Rotation: Xoay lưới iv.Offset: Đẩy lưới đi một đoạn
2.Pattern Application:
i.Inden: Đây pattern 1 ô.
Inden1: đây theo chiều lưới U.
Inden2: đẩy theo chiều lưới V.
ii.Component Rotate: xoay chiều component 1 góc (cho phép giới hạn 90180270).
Trang 9iv.Component Flip: Lật ngược Component.
C.Các công cụ điều chỉnh lưới(có giới hạn):
1.Intersects:
Tạo lưới bằng các đường line, (chú ý là trong revit không được tạo ra ô lưới nào khác ngoài ô lưới 4
cạnh nếu không sẽ báo lỗi và không cho tiếp tục).
vd: dựng khối “viên sỏi” => video.
2.Mẹo biến mặt phẳng thành mặt cong bằng một điểm offset : (trình bày tại lớp)
2.CURTAIN PANEL PATTERN BASED:
Mục đích của việc chia lưới (divide surface) không gì khác ngoài việc để gắn một “Component” lên trên bề mặt
đó. Và “Component “đó có 2 cách để tạo ra:
CURTAIN PANEL PATTERN BASED.
ADAPTIVE COMPONENT. => sẽ học ở chương sau.
Mở file family Curtain Panel Pattern Based, ta khảo sát giao diện:
Ô lưới tượng trưng cho bề mắt surface để gắn panel lên => click vào lưới(màu xanh) và chọn loại
pattern của surface muốn load vào.
Các điểm adaptive point ( một trong 3 loại điểm trong revit) có đánh số và không có host.
Các ref line nối các adaptive point với nhau bằng “3d snap”.
A.Quy tắc ràng buộc và “Blend” trong curtain panel:
Vì các điểm “adaptvie” có tác dụng để bắt điểm vào các NODE trên SURFACE nên các kích thước của
panel trong môi trường family của curtain panel pattern based chỉa là tượng trưng và sẽ nhận được một giá trị
khác khi load và surface.
Do đó khi thao tác trên môi trường này ta cần đảm bảo các yếu tố được ràng buộc toàn bộ và các
điểm adaptive !!
Quy tắc thực hiện như sau:
■ Không dùng EXTRUDE trong môi trường này để tạo hình một cách bừa bãi .
■ Hầu hết các FORM đều sử dụng BLEND và SWEEP BLEND.
■ Không được có bất kì điểm nào có HOST là LEVEL 1 hoặc “NOT ASSOCTICES”.
■ Chỉ được dùng “3d snaping” của “LINE” hoặc “SPLINE THROUTH POINT” để nối line giữa các điểm với nhau.
VD: Panel 1 Lớp =>Video.
Trang 10Bài 4: CÁC LOẠI PARAMETER VÀ CÁCH SỬ DỤNG.
POINT NẰM TRÊN LINE: (PARA VỊ TRÍ, HOST POINT BY INTERSECT, MAKE POINT
DRIVING)PARAMETER VISIBLE.
1.CÁC LOẠI PARAMETER :
Trang 11Để thiết lập và điều khiển các PARAMETER các bạn cần sử dụng công cụ FAMILY TYPES và am hiểu
bảng điều khiển PARAMETER PROPERTIES, cùng các CÚ PHÁP lệnh trong revit.
BẢNG FAMILY TYPES:
Gồm có 4 cột: PARAMETER( tên gọi và nhóm ), VALUE ( giá trị ), FORMULA (công thức ràng buộc ), LOCK.
Trang 12Gồm 2 thành phần chính là: Parameter Type và Parameter Data.
Việc Phân Loại các PARAMETER phụ thuộc vào “ĐƠN VỊ” của PARAMETER đó. Cụ thể gồm các loại(Type)
sau đây:
1 TYPE “LENGHT”, “ANGLE”,”ARENA”, “VOLUME”, “SLOPE” , “MASS DENSITY”, “CURRENCY”.
Là các type có các đơn vị kích thước quen thuộc. Chúng ta sử dụng nhều nhất là type LEGHT và ANGLE.
2 TYPE “INTEGER”, “NUMBER”: ( không có đơn vị )
Sử dụng số NGUYEN và số THỰC
3 TYPE “MATERIAL”,”URL”: vật liệu và đường dẫn ( không điều khiển được bằng công thức ).
4 TYPE “YES/NO” : điều khiển sự logic và không có đơn vị.
5 TYPE “FAMILY TYPE ”,”DIVIDE SURFACE TYPE ”,”REPEATER TYPE ” :điều khiển các TYPE
của các family khi load qua môi trường khác.
Trang 13Để chính xác các bạn bấm F1 và vào thư mục tìm kiếm tìm từ khóa “formula” , sau đó vào phần hướng dẫn xem các cú pháp lệnh trong tab “Formulas for everyday use”.
ĐẶC BIỆT CHÚ Ý : cú pháp lệnh “IF()” cực kì quan trọng vì sau này được sử dụng rất nhiều.
* BÀI TẬP THỰC HÀNH: V XEM VIDEOS HƯỚNG DẪN.
2. PARAMETER VỊ TRÍ:
A. Các cách đo và giá trị:
Parameter vị trí xuất hiện khi một điểm đặt trên một LINE: đường thẳng, đường cong, v.v hoặc một SURFACE.
CHÚNG TA TÌM HIỂU “CHỦ YẾU” VỀ PARAMETER VỊ TRÍ CỦA “ĐIỂM NẰM TRÊN ĐƯỜNG”
Dặc điểm nhận diện của điểm nằm trên đờng thẳng là điểm trở nên “nhỏ”, khi chọn chỉ show ra mặt phẳng vuông góc với line đồng thời có một mũi tên 2 chiều ở bên cạnh.
+Các cách đo:
@ NonNormalized Curve Parameter: ( không có đơn vị )
Giá trị tham số đường cong “không bình thường” của điểm, bản chất của tham số này phụ thuộc vào loại đường cong và thường không có ý nghĩa nhiều với đồ án sinh viên.
PARAMETER: NUMBER.
VD: giá trị trên hình elip và giá trị trên đường cong SPLINE thường lớn hơn 1
@ Nomarlized Curve Parameter: ( không có đơn vị )
Giá trị tham số đường cong “bình thường” của điểm, đây là một phiên bản bình thường hóa của Giá trị tham số đường cong “không bình thường”. Là một giá trị được gán từ 0 tới 1 cho bất kì một đoạn thẳng hoặc đường cong
Trang 14nào. Tuy nhiên dù sao nó vẫn là một giá trị “KHÔNG HOÀN TOÀN CHÍNH XÁC”, nhưng với góc độ của sinh viên thì điều này không thực sự qua quan trọng và đây vẫn là dạng đo được sử dụng nhiều nhất trong quá trình làm việc với giáo trình của chúng ta.
PARAMETER: NUMBER.
VD: giá trị 0.5 trên một đường cong chưa chắc đã là trung điểm của đường cong đó
@ Segment Length độ dài cung : ( có đơn vị là mm )
Giá trị độ dài của cung hoặc đường tính từ điểm kết thúc đến điểm đó.
PARAMETER: LEGHT.
@ Nomalized Segment Length tỷ lệ trên độ dài: ( không có đơn vị )
Là giá trị tỷ lệ của độ dài phân đoạn trên tổng chiều dài của đường đó. Do đó giá trị này thay đổi từ 0 đến 1 và tuyến tính theo độ dài, do đó đây là một tỷ lệ CHÍNH XÁC hơn “Normalized Curve” .
PARAMETER: NUMBER.
VD: tại giá trị 0.5 thì đó chính là trung điểm của đường cong đó
@ Chord Length dây cung: ( có đơn vị là mm )
Là độ dài dây cung nối từ điểm đang tính đến cuối đoạn hoặc cung đó.
PARAMETER: LEGHT.
@ Angle: (đơn vị độ)
Cách đo này xuất hiện khi điểm nằm trên một vòng tròn hoặc một cung tròn.
PARAMETER: ANGLE.
+RÀNG BUỘC BẰNG GIAO CẮT: (Host Point By Intersect)
“ĐIỂM ĐƯỢC RÀNG BUỘC VÀO VỊ TRÍ GIAO NHAU CỦA ĐƯỜNG THẲNG CHỨA NÓ VỚI ĐƯỜNG
THẲNG KHÁC HOẶC MẶT PHẲNG KHÁC”.
B. Bài tập thực hành: panel hình vuông xoay dựa trên parameter vị trí trên 4 cạnh. => Video
3. PARAMETER “VISIBLE”:
Điều khiển khả năng ẩn hiện của line, form hoặc surface khi load sang family khác.
Parameter điều khiển : YES/NO.
Cú pháp thường sử dụng : if().
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP THỰC HÀNH : PANEL 2 LOẠI VUÔNG VÀ XÉO.
4. REPORTING PARAMETER:
Các Insace Parameter được kích hoạt thuộc tính này sẽ có khả năng báo cáo lại giá trị chính xác của Paramter
Trang 15đó khi được load vào một family khác và tùy chỉnh theo khối đó, đồng thời cũng có khả năng xuất hiện trên các bảng thống kê.
Tuy nhiên trong giới hạn đồ án cũng như giáo trình, “REPORTING PARAMETER” được sử dụng như một công
cụ tạo hình bê mặt hiệu quả cho công trình.
Các lưu ý:
Chỉ xuất hiện giữa 2 điểm “ADAPTIVE”.
Chỉ có type LEGHT và type ANGLE là có thể reporting được.
Nếu muốn sử dụng trong công thức thì phải add ngay từ đầu trước khi Create Form bất cứ một Form nào.
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH:
4. FAMILY PARAMETERS:
Là các PARAMETER điều khiển các FAMILY TYPES (các nhóm có parameter khác nhau của cùng một family)
Gồm có các loại sau : “Family Type”, “Divided Surface Type”, “Repeated Component Type”.
Bài 5: ADAPTIVE COMPONENTHƯỚNG CỦA ADAPTIVE
(HƯỚNG CỦA ĐIỂM OFFSET CỦA TRUNG ĐIỂM)LÀM GIÀN KHÔNG GIAN.
1. CÁC LOẠI ĐIỂM (POINT) TRONG REVIT:
Trong revit có 3 loại điểm, và chỉ có trong môi trường ADAPTIVE COMPONENT (metric generic model adaptive)
ta mới có thể chuyển đổi giữa các loại điểm đó với nhau. 3 loại điểm đó là :
○ REFERENCE POINT.
○ PLACEMENT POINT (ADAPTIVE).
○ SHAPE HANDLE POINT (ADAPTIVE).
Trong bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu chủ yếu về loại điểm PLACEMENT POINT ADAPTIVE POINT.
2. CÁC TÍNH CHẤT CỦA PLACEMENT POINT ADAPTIVE POINT: