1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng tư vấn giám sát - Chuyên đề 4. Quy trình và nội dung giám sát tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh

103 2,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 5,5 MB

Nội dung

Quản lý tiến độ giai đoạn thi côngN Kỹ sư TVGS theo dõi tiến độ trong giai đoạn thi công, mục đích của nó là luôn luôn làm rõ toàn bộ công trình đã làm đến mức độ nào để dùng biện pháp đ

Trang 1

BÀI GIẢNG TƯ VẤN GIÁM SÁT

Chuyên đề 4

QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT

TIẾN ĐỘ, AN TOÀN LAO ĐỘNG

VÀ VỆ SINH

Biên soạn & giảng:

Trang 2

A Kiểm tra giám sát tiến độ thi công xây dựng

I Thẩm tra tiến độ kế hoạch thi công

N Kiểm tra sắp xếp tiến độ theo thời gian có phù hợp vớiyêu cầu thời gian qui định trong hợp đồng không?

N Kiểm tra kế hoạch cung ứng nhân lực, vật liệu thiết bị củanhà thầu để xác nhận kế hoạch tiến độ có thực hiện đượchay không?

N Kiểm tra trình tự kế hoạch tiến độ sắp xếp có logic haykhông, có phù hợp yêu cầu trình tự thi công không?

N Kiểm tra kế hoạch thi công có hài hoà với kế hoạch thựchiện các hạng mục khác không?

N Kiểm tra kế hoạch tiến độ có đáp ứng yêu cầu để cânbằng với cung cấp vật liệu và thiết bị không?

Trang 3

II Quản lý tiến độ giai đoạn thi công

N Kỹ sư TVGS theo dõi tiến độ trong giai đoạn thi công,

mục đích của nó là luôn luôn làm rõ toàn bộ công trình

đã làm đến mức độ nào để dùng biện pháp điều chỉnh,đảm bảo thực hiện mục tiêu dự kiến

N Do tiến độ kế hoạch thi công trong quá trình thực hiện

chịu ảnh hưởng về tổ chức xây dựng, biện pháp thi công,công trình phụ tạm, về nhân lực, vật liệu, thiết bị, địachất nền móng, tiền vốn, giải phóng mặt bằng, môitrường, làm cho tiến độ thực tế của công trình khôngphù hợp với tiến độ kế hoạch

N Vì vậy giám sát viên trong quá trình thực hiện tiến độ kế

hoạch thi công phải định kỳ tiến hành kiểm tra đối với

Trang 4

1 Thu thập số liệu tiến độ thi công thực tế

™ Thu thập định kỳ, thường xuyên, toàn bộ các tài liệu số

liệu bản biểu có liên quan mà nhà thầu cung cấp

™ Tham gia các cuộc họp tiến độ định kỳ có liên quan của

nhà thầu (hoặc chủ đầu tư) triệu tập

™ Bám sát hiện trường, kiểm tra cụ thể tình hình thực tế

tiến độ Dựa vào mức độ quy mô công trình, nửa thánghoặc một tháng tiến hành một lần kiểm tra tiến độ thicông

™ Trong khi kiểm điểm tiến độ, có thể dùng các biểu mẫu

thống kê khác nhau như tiến độ thực tế, báo cáo tiến độbằng sơ đồ mạng, sơ đồ duỗi thẳng

Trang 5

2 Phân tích số liệu tiến độ thi công thực tế

Để có thể biểu thị một cách trực quan hình tượng việc trượtgiữa tiến độ thực tế và tiến độ kế hoạch, thường dùng cácphương pháp sau:

™ Sơ đồ ngang (sơ đồ duỗi thẳng)

™ Cộng dồn khối lượng xây dựng

™ Kế hoạch theo sơ đồ mạng

Trang 6

3 Điều chỉnh tiến độ thi công

™ Dựa vào kết quả phân tích số liệu với tiến độ thực tế, có

thể thấy rõ việc trượt giữa tiến độ thực tế và tiến độ kếhoạch

™ Đối với việc trượt này, nếu ảnh hưởng đến việc hoàn

thành công trình theo đúng thời hạn, phải kịp thời điềuchỉnh tiến độ thi công

™ Phương pháp điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công, quyết

định ở phương pháp lập sơ đồ và bảng tiến độ thi công

Trang 7

4 Khống chế tổng kế hoạch tiến độ thi công

™ Nguyên nhân mất khả năng khống chế kế hoạch tổng

thể tiến độ thi công chủ yếu thời gian thi công dài;

™ Không nhịp nhàng giữa tiến độ thi công các hạng mục

xây dựng công trình với các bộ phận khác;

™ Không nhịp nhàng giữa thi công xây dựng với tiến độ

cung cấp vật tư: chịu ảnh hưởng của nhập khẩu bênngoài tương đối lớn;

™ Chịu ảnh hưởng của việc giải phóng và công tác GPMB

™ Để ngăn ngừa mất khả năng khống chế tiến độ phải lập

mục tiêu tiến độ rõ ràng, đồng thời phân chia tráchnhiệm hạng mục, lập mục tiêu nhỏ của tiến độ, từ đóđảm bảo khống chế tiến độ cục bộ mà thực hiện khống

Trang 8

5 Tối ưu hóa tổng kế hoạch thi công

Tối ưu hóa KHTC chủ yếu bao gồm các hình thức tối ưu hóangày công, tối ưu hóa chi phí, tối ưu hóa chi phí ca máy,hợp lý hóa trình tự công nghệ thi công, phương pháp tối ưuhóa KHTC theo sơ đồ mạng, khi tối ưu hóa tổng KHTC đòihỏi xem xét tổng hợp các nội dung sau:

™ Đáp ứng yêu cầu trong KHTC công trình hoặc hợp đồng

tổng bao thầu thi công đối với tổng ngày công, thời gianbắt đầu và kết thúc

™ Tính hợp lý của việc phân phối vốn hàng năm

™ Tiếp nối hợp lý giữa các hạng mục thi công

Trang 9

5 Tối ưu hóa tổng kế hoạch thi công (cont.)

™ Sự đồng bộ giữa năng lực sản xuất với hạng mục công

trình đạt yêu cầu hiệu quả đầu tư với thời gian hoàncông mà tổng tiến độ kế hoạch thi công đã sắp xếp

™ Sự cân bằng giữa quy mô các hạng mục ở thời gian khác

nhau với khả năng cung cấp tiền vốn, thiết bị, vật liệu,lực lượng thi công

™ Sự cân bằng giữa các công trình chính và công trình phụ,

cấu kiện lắp ghép

™ Sự đi trước giữa các hạng mục công trình, gia cố nền đất

yếu dưới với hạng mục móng và mố trụ công trình cầutính quyết định trình tự công nghệ

™ Sự phù hợp giữa thiết bị nhập ngoại với tiến độ lắp đặt

Trang 10

III Kiểm tra các mốc tiến độ của các GĐTC chủ yếu

1 Giám sát nội dung chủ yếu của công tác thiết kế biện pháp kỹ thuật an toàn

™ Biện pháp bảo đảm ATTC trong quá trình xây lắp

™ Bảo đảm an toàn đi lại, giao thông vận chuyển trên công

trường, chú trọng các tuyến đường giao nhau, hệ thốngcấp điện, cấp nước và thoát nước

™ Biện pháp đề phòng tai nạn điện trên công trường Thực

hiện nối đất cho các máy móc thiết bị điện, sử dụng cácthiết bị điện tự động an toàn trên máy hàn điện; ràongăn, treo biển báo những nơi nguy hiểm

™ Làm hệ thống chống sét trên các công trường

™ Biện pháp bảo đảm an toàn PCCC

Trang 11

2 Giám sát an toàn lao động khi lập tiến độ thi công

™ Trình tự và thời gian thi công các công việc phải xác định

trên cơ sở yêu cầu và điều kiện kỹ thuật để đảm bảo sựnhịp nhàng từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình

™ Xác định kích thước các công đoạn, tuyến công tác hợp lý

sao cho tổ, đội công nhân ít phải di chuyển nhất trong 1

ca, tránh những thiếu sót khi bố trí sắp xếp chỗ làm việctrong mỗi lần thay đổi

™ Khi tổ chức thi công dây chuyền không được bố trí công

việc làm các tầng khác nhau trên cùng 1 phương đứngnếu không có sàn bảo vệ cố định hoặc tạm thời; không

bố trí người làm việc dưới tầm hoạt động của cần trục

™ Trong tiến độ tổ chức thi công dây chuyền trên các phân

đoạn phải đảm bảo sự làm việc nhịp nhàng giữa các tổ,

Trang 12

3. Giám sát an toàn lao động khi lập mặt bằng thi công

™ Mặt bằng thi công quy định rõ chỗ làm việc của máy

móc, kho vật liệu và nơi để cấu kiện; hệ thống sản xuấtcủa xí nghiệp phụ, công trình tạm; hệ thống đường vậnchuyển, đường thi công trong và ngoài công trường; hệthống điện nước

™ Bố trí mặt bằng thi công không những đảm bảo các

nguyên tắc thi công mà còn phải chú ý tới vệ sinh và antoàn lao động

Trang 13

a Tiêu chuẩn và biện pháp lập mặt bằng thi công

™ Thiết kế các phòng sinh hoạt phục vụ cho công nhân phải

tính toán theo quy phạm để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinhlao động Nên thiết kế theo kiểu tháo lắp hoặc có thể dichuyển được để tiết kiệm vật liệu và tiện lợi khi sử dụng.Khu vệ sinh phải để ở cuối hướng gió, xa chỗ làm việcnhưng không quá 100m

™ Tổ chức đường vận chuyển và đường đi lại hợp lý

™ Thiết kế chiếu sáng chỗ làm việc cho các công việc làm

đêm và trên các đường đi lại theo tiêu chuẩn ánh sáng

™ Rào chắn các vùng nguy hiểm như trạm biến thế, khu

vực để vật liệu dễ cháy nổ, xung quanh các dàn giáo cáccông trình cao, khu vực xung quanh vùng hoạt động của

Trang 14

a Tiêu chuẩn và biện pháp lập MBTC (2)

™ Trên bình đồ xây dựng phải chỉ rõ nơi dễ gây hoả hoạn,

đường đi qua và đường di chuyển của xe hoặc đườngchính thoát người khi có hoả hoạn Phải bố trí chi tiết vịtrí các công trình phòng hoả

™ Những chổ bố trí kho tàng phải bằng phẳng, có lối thoát

nước đảm bảo ổn định kho; việc bố trí phải liên hệ chặtchẽ công tác bốc dỡ, vận chuyển Biết cách sắp xếpnguyên vật liệu và các cấu kiện để đảm bảo an toàn

™ Các vật liệu chứa ở bãi, kho lộ thiên như đá các loại,

gạch, cát, thép hình, gỗ cây, nên cơ giới khâu bốc dỡ vàvận chuyển để giảm các trường hợp tai nạn

Trang 15

a Tiêu chuẩn và biện pháp lập MBTC (3)

™ Các nguyên vật liệu thành phẩm, bán thành phẩm cần

sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi,cản trở lối đi lại Bố trí từng khu vực riêng biệt cho cácvật liệu và chú ý đến trình tự bốc dỡ và vận chuyển hợplý

™ Làm hệ thống chống sét cho giàn giáo kim loại và các

công trình độc lập như trụ đèn pha, công trình có chiềucao lớn

™ Khi làm việc trên cao hoặc xuống sâu, đồ án phải nêu các

biện pháp đưa công nhân lên xuống và hệ thống bảo vệ

Trang 16

a Tiêu chuẩn và biện pháp lập MBTC (4)

™ Bố trí mạng cung cấp điện trên công trường Mạng phải

có sơ đồ chỉ dẫn, các cầu dao phân đoạn để có thể cắtđiện toàn bộ hay từng khu vực Dây điện phải treo lêncác cột hoặc giá đỡ chắc chắn (không được trải trên mặtsàn, mặt đất) ở độ cao 3.5m so với mặt bằng và 6m khi

có xe cộ qua lại

™ Bố trí nhà cửa theo tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy

Trang 17

b Thiết kế và bố trí mặt bằng thi công

™ Bố trí lối vào và đường vành đai cho công nhân; các lối

vào và ra cho phương tiện cấp cứu; các rào chắn bảo vệ

™ Lối đi cho phương tiện giao thông, thực tế cho thấy bố trí

1 chiều là tốt nhất

™ Vật liệu và thiết bị gần nơi sản xuất càng tốt, nếu không

cần quy định thời gian biểu đưa tới, máy móc phụ vụ thi

Trang 18

b Thiết kế và bố trí mặt bằng thi công (2)

™ Bố trí xưởng làm việc, thường không di chuyển đến khi

làm việc xong

™ Bố trí trang thiết bị y tế, chăm sóc công nhân

™ Bố trí ánh sáng nhân tạo tại những nơi làm việc liên tục

hoặc trời tối, cần sử dụng dòng điện hạ thế cho chiếusáng tạm thời và thiết bị cầm tay

™ Chú ý vấn đề an ninh trong công trường

™ Sắp xếp công trường ngăn nắp và cần tập huấn cho công

nhân

Trang 19

Sự ngăn nắp của công trường:

Để đảm bảo, cần thực hiện các bước sau đây:

™ Làm vệ sinh trước khi nghỉ, không để rác cho người sau

dọn

™ Cất dọn vật liệu, thiết bị chưa cần dùng ngay khỏi lối đi,

cầu thang và nơi làm việc

™ Vứt phế liệu vào chỗ quy định

™ Nhổ lên hoặc đập bằng các đinh nhọn dựng ngược ở các

ván cốt pha

Trang 20

Yêu cầu chung đối với công trường xây dựng:

™ Không gây ô nhiễm quá giới hạn cho phép đối với môi

trường xung quanh gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt,sản xuất của dân cư xung quanh

™ Không gây nguy hiểm cho dân cư xung quanh công

trường

™ Không gây lún, sụt, lở; nứt đổ nhà cửa, công trình và hệ

thống kỹ thuật hạ tầng ở xung quanh

™ Không gây cản trở giao thông do vi phạm lòng đường, vỉa

™ Không được để xảy ra sự cố cháy nổ

™ Thực hiện rào ngăn xung quanh công trường và có biển

báo, tín hiệu ở vùng nguy hiểm để ngăn ngừa ngườikhông có nhiệm vụ, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự

Trang 21

I Kiểm tra sự tuân thủ các quy định ATLĐ

1 Các nguyên nhân chính gây ra sự cố, tai nạn lao động

™ Thiếu sót trong quản lý

B Giám sát ATLĐ trong thi công xây dựng

Trang 22

Mối nguy hiểm

tiềm ẩn Con người không mong Tình huống

muốn (bất ngờ)

Hành vi vi phạm các qui định an toàn

Tai nạn

Quá trình phát sinh tai nạn

Trang 23

2 Kỹ thuật an toàn khi sử dụng các máy thi công

™ Đảm bảo sự cố định của máy

™ Ổn định của cần trục tự hành

™ Biện pháp an toàn khi sử dụng máy xây dựng

™ An toàn khi di chuyển máy

3 Kỹ thuật an toàn khi sử dụng các thiết bị nâng hạ.

™ Các tiêu chuẩn và an toàn khi sử dụng cáp

™ Quy định đối với tang quay và ròng rọc

™ Ổn định của tời

Trang 24

4 Phân tích nguyên nhân gây chấn thương khi đào đất đá và hố sâu

™ Phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn

™ Phân tích nguyên nhân làm sụt lỡ mái dốc

5 Các biện pháp đề phòng chấn thương khi đào hố, hào sâu

™ Đảm bảo sự ổn định của hố đào

™ Biện pháp ngăn ngừa đất đá lăn rơi

™ Biện pháp ngăn ngừa người ngã

™ Biện pháp đề phòng nhiễm độc

™ Phòng ngừa chấn thương khi nổ mìn

Trang 25

6 Giàn giáo và nguyên nhân chấn thương khi làm việc trên cao

™ Yêu cầu về mặt an toàn đối với giàn giáo

™ Nguyên nhân sự cố làm đổ gãy giàn giáo và gây chấn

thương

™ Yêu cầu đối với vật liệu làm giàn giáo

7 Đảm bảo an toàn khi sử dụng giàn giáo

™ Độ bền của kết cấu và độ ổn định của giàn giáo

™ Các điều kiện lao động an toàn trên giàn giáo

™ An toàn vận chuyển vật liệu trên giàn giáo

™ An toàn khi tháo dỡ giàn giáo

Trang 26

8 Kỹ thuật an toàn về điện

™ Nguyên nhân và tác hại của tai nạn điện

™ Các biện pháp chung an toàn về điện

™ Cấp cứu người bị nạn

9 ATLĐ đối với công nhân vận hành máy xây dựng

™ An toàn lao động đối với tài xế xe tải các loại

™ An toàn lao động khi vận hành trộn bê tông

™ An toàn lao động vận hành cần trục tháp di động

™ An toàn Lao động vận hành máy đóng cọc

™ An toàn vệ sinh lao động đối với tài xế máy làm đất

™ An toàn Vệ sinh Lao động đối với thợ hàn cắt

Trang 27

II Giám sát ATLĐ đối với công nhân – kỹ thuật

1 Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau đây mới được

phép làm thợ nề (xây trát):

™ Nằm trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định và đã

qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế

™ Đã qua đào tạo nghề nghiệp, huấn luyện về BHLĐ và

được cấp các chứng chỉ tương ứng

™ Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân

được cấp phát theo chế độ

2 Phải tuân thủ nghiêm ngặt sự phân công và các chỉ dẫn

về kỹ thuật an toàn thi công bởi người phụ trách

Trang 28

Đối với thợ nề (2)

4 Công nhân lên xuống hố móng phải dùng thang tựa hoặc

làm bậc lên xuống Khi trời mưa phải có biện pháp đềphòng trượt ngã

5 Đưa vật liệu xuống hố móng phải dùng các dụng cụ cải

tiến hoặc cơ giới

Không được đứng trên thành hố móng để đổ vật liệuxuống hố Đưa vật liệu xuống hố sâu và hẹp phải dùngthùng chứa có thành chắn bảo vệ và đưa xuống từ từ ;vật liệu đựng trong thùng phải thấp hơn chiều cao củathành chắn một khoảng ít nhất là 10 cm

6 Khi làm các công việc trong phạm vi móng các công trình

cũ phải theo đúng thiết kế thi công, đồng thời phải cócán bộ kỹ thuật hoặc độ trưởng giám sát

Trang 29

Đối với thợ nề (3)

7 Cấm làm việc hoặc vận chuyển vật liệu trên miệng hố

móng trong khu vực đang có người làm việc ở dưới hốnếu không có biện pháp bảo vệ an toàn

8 Khi xây móng phải chú ý bố trí dây chuyền thi công hợp

lý, đặc biệt chú ý khâu xây và đưa vật liệu lên xuống

Nếu hố móng bị ngập nước phải dùng bơm hút hết nướclên trước khi tiếp tục làm việc Cấm mọi người ở dưới hốmóng lúc nghỉ giải lao hoặc khi đã ngừng xây

9 Khi xây hố móng sâu quá 2m, hoặc xây móng bên chân

đồi núi lúc mưa to phải ngừng việc ngay

10 Chỉ được lấp đất vào một bên hố móng mới xây khi khối

Trang 30

Đối với thợ nề (4)

11 Trước khi xây tường phải xem xét tình trạng của móng

hoặc phần tường đã xây cũng như tình trạng của đà giáo

và giá đỡ, đồng thời kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vậtliệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công táctheo sự huớng dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng

12 Khi xây tới độ cao cách mặt sàn 1,5m phải bắc đà giáo

hoặc giá đỡ

13 Chuyển vật liệu (gạch, vữa ) lên sàn công tác ở độ

cao từ 2m trở lên phải dùng các thiết bị cẩu chuyển Bànnâng gạch phải có thành chắn bảo đảm không bị rơi, đổkhi nâng Cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên caoquá 2m

Trang 31

Đối với thợ nề (5)

14 Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây, thì bên ngoài

nhà phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm cách chân tường1,5m khi xây ở độ cao không lớn hơn 7m, hoặc cách chântường 2m khi xây ở độ cao lớn hơn 7m

Những lỗ tường từ tầng hai trở lên nếu hai người có thểlọt qua phải cho chắn lại

15 Cấm:

™ Đứng trên mặt tường để xây

™ Đi lại trên mặt tường

™ Đứng trên mái để xây

Trang 32

Đối với thợ nề (6)

16 Cấm xây tường quá hai tầng khi các tầng giữa chưa gác

dầm sàn hoặc sàn tạm

17 Khi xây tường bằng đá nếu ngừng xây phải siết mạch

cẩn thận các viên đá ở hai đầu và trên mặt

18 Khi xây nếu có mưa to, giông hoặc gió cấp 6 trở lên phải

che đậy, chống đỡ khối xây cẩn thận để giữ cho khối xâykhỏi bị xói lở hoặc bị sập đổ và công nhân phải đến nơi

ẩn nấp an toàn

19 Khi xây dựng xong trụ độc lập hoặc tường đầu hồi, về

mùa mưa bão phải làm mái che

20 Không để bất cứ một vật gì trên mặt tường đang xây

21 Đặt và cố định các cấu kiện đúc sẵn khác phải đúng thiết

Trang 33

Đối với thợ nề (7)

22 Khi vừa xây vừa cố định các tấm ốp, chỉ được ngừng xây

khi đã xây quá độ cao mép trên của các tấm ốp đó

23 Xây các mái hất nhô ra khỏi tường quá 20cm phải có giá

đỡ console Chiều rộng của giá đỡ console phải lớn hơnchiều rộng của mái hất

24 Xây vòm cuốn hoặc vỏ mỏng phải có thiết kế thi công

riêng

25 Tháo ván khuôn vòm phải tuân theo sự hướng dẫn trực

tiếp của cán bộ kỹ thuật chỉ huy thi công

26 Trát bên trong và bên ngoài nhà cũng như các bộ phận

chi tiết kết cấu khác của công trình phải dùng đà giáohoặc giá đỡ theo "qui định về an toàn sử dụng lắp dựng

Trang 34

Đối với thợ nề (8)

27 Cấm dùng các chất màu độc hại như : bột crôm chì,

để làm vữa trát màu

28 Khi đưa vữa lên mặt sàn công tác cao không quá 5m,

phải dùng các thiết bị cơ giới nhỏ hoặc công cụ cải tiến

29 Trát các cuộn vòm, gò cửa sổ ở trên cao, phải dùng, các

kiểu, loại đà giáo hoặc giá đỡ theo "Qui định về an toàn

sử dụng, lắp dựng và tháo dỡ đà giáo, giá đỡ" Cấm đứngtrên bệ cửa sổ để làm các víệc nêu trên

30 Thùng, xô đựng vữa cung như các dụng cụ đồ nghề khác

phải để ở vị trí chắc chắn để tránh rơi, trượt đổ

Trang 35

Đối với thợ nề (9)

31 Công nhân điều khiển máy phun vữa phải có ủng, găng

tay, kính bảo vệ mất

32 Điện dùng cho công tác trát trong bể và hầm kín phải có

điện áp không lớn hơn 36 vôn

33 Sấy khô vữa trát ở trong nhà bằng máy sấy dùng hơi đốt

hoặc dầu phải do công nhân chuyên môn điều khiển Máysấy phải được cố định chấc chắn Công nhân điều khiểnmáy sấy ở trong phòng không được làm việc liên tục quá

3 giờ

34 Nơi trộn vữa côpha phải bố trí ở nơi thoáng gió và xa khu

vực có người một khoảng ít nhất là 5m

Trang 36

Đối với thợ bê tông - BTCT

1 Chỉ những người hội đủ các điều kiện sau đây mới dược

phép làm công việc bê tông cốt thép :

™ Nằm trong độ tuổi do nhà nước qui định và đã qua khám

tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế

™ Đã qua đào tạo nghề nghiệp, huấn luyện về BHLĐ và

được cấp các chứng chỉ tương ứng

™ Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân

được cấp phát theo chế độ: áo quần vải dày, mũ cứng,găng tay vải bạt, giầy vải ngắn cổ, đệm vai vải bạt

Trang 37

Đối với thợ bê tông – BTCT (2)

2 Trước khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng

phải kiểm tra lại tình hình của ván khuôn, cột chống, lancan bảo vệ, cầu thang và sàn công tác, nếu có hư hỏngphải sửa chữa ngay Khu vực đang sửa chữa có thể xảy

ra nguy hiểm phải có rào ngăn và biển cấm

3 Các công đoạn gia công cốt thép (vuốt thẳng, cắt, uốn,

) phải có lán che, làm trong khu vực riêng, chungquanh có rào ngăn và biển cấm Người không có nhiệm

vụ không được ra vào khu vực này

4 Công nhân cạo rỉ cốt thép phải được trang bị giầy vải,

găng tay khẩu trang, và kính bảo vệ mắt

Trang 38

Đối với thợ bê tông – BTCT (3)

5 Trước khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra việc

lắp đặt ván khuôn, cốt thép cũng như tình trạng của đàgiáo và sàn công tác Kiểm tra xong phải có biên bản xácnhận

6 Thi công bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng

từ 30 độ trở lên phải có dây chằng néo buộc chắc chắncác thiết bị, công nhân phải có dây an toàn

7 Thi công bê tông hố sâu, đường hầm hoặc các vị trí chật

hẹp phải bảo đảm thông gió và chiếu sáng đầy đủ

8 Lối qua lại phía dưới khu vực đổ bê tông phải có rào ngăn

và biển cấm Trường hợp bắt buộc phải có người qua lạithì phải làm các tấm che ở phía trên lối qua lại đó

Trang 39

Đối với thợ bê tông – BTCT (4)

9 Chỉ được tháo dỡ ván khuôn khi đã được cán bộ kỹ thuật

phụ trách công trình đó cho phép

10 Khi tháo dỡ ván khuôn phải thường xuyên quan sát các

bộ phận kết cấu, nếu thấy có hiện tượng biến dạng phảingừng việc ngay và báo cho cán bộ kỹ thuật phụ tráchcông trình đó biết để có biện pháp xử lý kịp thời

11 Cấm chất các bộ phận ván khuôn đã tháo dỡ lên sàn

công tác hoặc ném từ trên cao xuống Ván khuôn đã tháo

dỡ phải được nhổ hết đinh và xếp gọn vào nơi qui định

Trang 40

Đối với thợ mộc

1 Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân

được cấp phát gồm : áo quần vải dày, mũ cứng, găng tayvải bạt, giầy vải ngắn cổ, làm việc trên cao được cấp dâyđai an toàn

2 Sử dụng các máy móc gia công gỗ phải được phép của

người phụ trách và phải tuân thủ quy tắc sử dụng antoàn các máy đó

3 Không được đứng làm việc trên thang, giá đỡ tựa vào các

kết cấu chưa cố định chắc chắn

4 Dựng lắp các kết cấu phẳng, tường, vách ngăn, dàn vì kèo

phải có thiết bị neo giữ chống lật

5 Khi lắp ráp các dầm sàn, dầm trần, dầm mái, phải đứng

trên các giá đỡ

Ngày đăng: 01/06/2015, 08:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w