1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CD khai thac tranh anh day hoc lich su

9 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 78 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ “RÈN KĨ NĂNG KHAI THÁC TRANH ẢNH TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ KHỐI THCS THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG Ở TRƯỜNG PTCS HÀ LÂU” A. Phần mở đầu: I. Lý do chọn chuyên đề: 1. Cơ sở lý luận: - Đặc trưng nổi bật của việc nhận thức lịch sử là học sinh không thể tri giác trực tiếp được những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, cũng không thể dựng lại lịch sử trong phòng thí nghiệm. Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, là hiện thực trong quá khứ tồn tại khách quan nên không thể phán đoán, suy luận để biết về lịch sử. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên trong dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những gì đã diễn ra trong quá khứ một cách chính xác nhưng không kém phần hấp dẫn và sinh động. - Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã chỉ rõ trong Đại hội khoa học lịch sử lần thứ hai (1994): "Phải coi trọng giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng Phải in nhiều sách lịch sử phổ biến rộng, phải coi trọng lịch sử là tài liệu sách giáo khoa số một trong nhà trường nếu không làm tốt giáo dục lịch sử, thanh niên sẽ chạy theo đồng tiền, theo lợi nhuận khác, có hại cho sự nghiệp chung." - Trong các năm học vừa qua phòng giáo dục Tiên Yên rất coi trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp :"Phải triệt để sử dụng đồ dùng dạy học được trang bị đồng thời cố gắng tự tạo ra những đồ dùng dạy học khác.'' Để quán triệt tinh thần trên trong những năm học qua, trường PTCS Hà Lâu đã thực hiện triệt để việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các môn bộ môn học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng. Để học sinh nắm được những nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử dân tộc. Như Bác Hồ đã khẳng định trong hai câu thơ mở dầu lịch sử nước ta (1941) "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" 2. Cơ sở thực tiễn: Trong phương pháp dạy học lịch sử, nội dung của một sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên hình ảnh của quá khứ bằng những hoạt động của tri giác và cảm giác. Trong sách giáo khoa lịch sử cũ kênh hình hầu như không được chú trọng nếu có cũng chỉ để minh hoạ cho nội dung kênh chữ. Vì vậy khi giảng dạy lịch sử người giáo viên chủ yếu sử dụng lời nói để tái tạo lại các sự kiện, hiện tượng lịch sử nên giờ học thường trở nên nhàm chán và khô cứng. Hiện nay sách giáo khoa đã rất chú trọng đến kênh hình, thể hiện số lượng kênh hình tăng lên đáng kể so với trước, hơn nữa kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành không chỉ giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà nó thường chứa đựng những kiến thức lịch sử quan trọng đòi hỏi học sinh phải nắm được thông qua “làm việc” với kênh hình. Vì vậy khi giảng dạy lịch sử đòi hỏi người giáo viên không chỉ sử dụng lời nói mà còn sử dụng những hình ảnh trực quan của quá khứ để tái tạo lại lịch sử nên giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với học sinh. 2.1/ Cơ sở vật chất: - Các đồ dùng trực quan (đặc biệt là tranh ảnh) còn thiếu hoặc có thì cũng trong tình trạng hư hỏng. Tranh ảnh SGK còn nhỏ, chưa có màu sắc (chỉ màu đen-trắng) hiệu quả khai thác không được như ý muốn. VD: Hình 23 – bát men ngọc thời Lý lớp 7. Khi đặt câu hỏi tìm hiểu, HS ko thấy được giá trị về mặt NT về mặt KT - Thiếu phòng bộ môn cho môn lịch sử. - Thư viện đã có song chưa đáp ứng được yêu cầu (nghèo nàn về tài liệu ) Thiết bị dạy học đều được trang bị nhưng chất lượng chưa cao, hiệu quả sử dụng thấp. - Khả năng tự làm thiết bị dạy học còn hạn chế của giáo viên (do hạn chế về thời gian, về kinh phí ) - Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh được trang bị chưa đầy đủ, nhưng trong đó 1/3 là bản đồ tổng hợp dễ làm cho học sinh bị phân tâm vì nhiều ký hiệu chồng chéo lên nhau. 2.2/Về phía giáo viên: - Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ nhiều hơn mà không thấy kênh hình là 1 đơn vị kiến thức quan trọng mà GV phải khai thác triệt để trên lớp học mà nó còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. - Có nhiều kênh hình mà hầu như giáo viên chưa thật sự hiểu rõ về xuất xứ, nội dung để khai thác 1 cách triệt để - Nhiều giáo viên còn ngại sử dụng khai thác tranh ảnh, đôi khi còn bỏ qua do sợ mất thời gian hoặc sử dụng mang tính chất hình thức minh hoạ cho bài giảng nên chưa khai thác được triệt để hiệu quả của tranh ảnh. 2.3/ Về phía học sinh: - Trường PTCS Hà Lâu 100 % HS là con em dân tộc thiểu số nên: Khả năng tư duy học sinh còn nhiều hạn chế (rất lúng túng, không biết cách khai thác tranh ảnh, trả lời chung chung ). - Hầu như phụ huynh HS không quan tâm đến việc học của con em, phó mặc cho các thầy cô giáo và nhà trường. Chưa đảm bảo được đời sống vật chất cho con em đi học (như sách vở, dụng cụ học tập, quần áo ), vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tiếp thu nhận thức của các em. - Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, diễn biến lịch sử còn hạn chế. => Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao hiệu quả của các giờ dạy học lịch sử, giúp các em học tập tích cực, nắm chắc và nhớ lâu các đơn vị kiến thức lịch sử trong chương trình lịch sử THCS nên chúng tôi đã mạnh dạn chọn chuyên đề: “Rèn kĩ năng khai thác tranh ảnh trong giảng dạy lịch sử khối THCS theo chuẩn kiến thức kĩ năng ở trường PTCS Hà Lâu”. II. Mục đích chuyên đề: 1. Đối với HS: - Giúp các em nhớ lâu (khắc sâu) được sự kiện lịch sử quan trọng của chương trình lịch sử ở THCS, đồng thời sẽ góp phần gây hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn. 2. Đối với GV: - Học hỏi và trao đổi với các đồng chí GV trong huyện về những nội dung trong chuyên đề này để củng cố thêm cách khai thác tranh ảnh đạt hiệu quả tốt. - Giúp GV khai thác tranh ảnh bám sát theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng. B. Nội dung chuyên đề: I. Một số biện pháp rèn kĩ năng khai thác tranh ảnh trong giảng dạy lịch sử khối THCS theo chuẩn KTKN. 1. Khi khai thác tranh, ảnh chân dung, tượng đài (chân dung các vị anh hùng dân tộc, những danh nhân văn hoá suất sắc của dân tộc, ). Giáo viên yêu cầu HS quan sát bức ảnh, sau đó gợi mở một số câu hỏi để HS tìm hiểu: * VD1: Chân dung Nguyễn Trãi được sử dụng khi dạy mục IV, ý 1- Nguyễn Trãi (1380-1442). Trước hết, giáo viên yêu cầu HS quan sát bức ảnh, sau đó gợi mở một số câu hỏi để HS tìm hiểu: - Em biết gì về nguyễn Trãi? - Tư tưởng chỉ đạo quân sự của ông là gì? - Những đóng góp của ông đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói riêng và dân tộc ta nói chung? - Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi mà em biết? => Sau khi học sinh trao đổi, GV chốt lại những ý chính, qua đó giúp học sinh hiểu rõ tư tưởng và công lao to lớn của Nguyễn Trãi đối với dân tộc. * VD2: Tượng đài Quang Trung: Sau khi dạy xong bài 26 “Quang trung xây dựng đất nước” (Lịch sử lớp 7) Giáo viên giới thiệu H.60/trang 132 đặt câu hỏi. Quang Trung có công gì đối với đất nước ta (Thống nhất đất nước, đánh đuổi ngọi xâm, giữ gìn độc lập dân tộc, ổn định kinh tế xã hội). Giáo viên đặt tiếp câu hỏi : Để tưởng nhớ tới công lao của Quang Trung Người anh hùng dân tộc. Ngày nay nhân dân ta đã làm gì ? (Nhân dân ta đã xây dựng tượng đài Quang Trung tại gò Đống Đa. Hình ảnh ngưòi anh hùng áo vải hiên ngang sừng sững giữa đất trời tiêu biểu cho ý trí đấu tranh của dân tộc Việt Nam ). Qua đó cho học sinh thấy được công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại của dân tộc Qua đó giáo dục lòng tự hào và ý trí đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc Việt Nam trong quá trình giữ nước vĩ đại của dân tộc 2. Khai thác tranh kết hợp với miêu tả: - Khi dạy bài 3 “Xã hội Nguyên thuỷ” Để tìm hiểu cuộc sống của người Nguyên thuỷ Giáo viên treo bức tranh: Bầy người Nguyên Thuỷ cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi : Bức tranh này phản ánh nội dung gì (Cuộc sống của bầy người nguyên thuỷ ). Để gây sự tò mò và hứng thú cho học sinh giáo viên có thể kết hợp mưu tả làm sinh động bức tranh. Các em có thể hình dung cuộc sống của tổ tiên chúng ta trong buổi bình minh của lịch sử. Ngày ấy tổ tiên loài người sống còn hoang sơ lắm, nhận thức về thế giới tự nhiên hầu như chưa biết gì. Nhìn lên bầu trời cao thẳm đầy huyền bí, thỉnh thoảng có những cơn mưa sấm sét kinh hoàng. Nhìn quanh chỉ là rừng rậm núi cao, đầm lầy, đâu đâu cũng loé lên những ánh mắt rình mồi của muôn loài thú ác, Mạng sống của họ luôn bị đe doạ hàng ngày. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó, họ luôn phải tụ kết lại với nhau thành từng bầy đàn. Ngày lang thang hái lượm, săn bắt, tối trở về ẩn náu trong các hang sâu. Cuộc sống cứ thế trôi theo từng thế kỉ. Rồi một ngày kia, họ tìm ra lửa. Lửa không chỉ giúp họ chống lại cái rét thấu xương của mùa đông khắc nghiệt mà còn làm chín thức ăn để cơ thể, nhất là bộ não phát triển nhanh. Ngôn ngữ xuất hiện, công cụ được cải tiến, tổ tiên ta dần dần thoát khỏi kiếp động vật. 3. Khai thác tranh, ảnh để so sánh, đánh giá sự kiện: * VD1: Khi dạy bài 18 “Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới” (lịch sử lớp 8/trang 93). Để minh hoạ cho thời kì phồn vinh này Giáo viên cho học sinh quan sát hai bức tranh hình 65; 66/ trang 93 và đặt câu hỏi: Hai bức tranh trên phản ánh điều gì ?. Hình 65 cho ta thấy sự phát triến của ngành công nghiệp nào (Chế tạo ô tô ). Hình 66 cho ta thấy ở nước Mĩ lúc bấy giờ nhiều cao ốc đang được xây dựng Giáo viên lại đặt tiếp câu hỏi: Qua khai thác hình 65 ; 66 em có nhận xét gì về nền kinh tế Mĩ trong những thập niên 20 của thế kỉ XX ? (Mĩ đã trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới. * VD2: Khi dạy bài 29 phần II. “Những chuyển biến của xã hôi Việt Nam”. Khi cho học sinh quan sát hình 100- Công nhân VN trong thời kì Pháp thuộc, trang 140 sách giáo khoa lịch sử lớp 8. GV gợi mở một số câu hỏi cho HS thảo luận: - Quan sát bức ảnh, em thấy những người thợ đang làm gì, trang phục của họ ra sao? - Điều kiện lao động của họ như thế nào? - Em suy nghĩ gì về đời sống của giai cấp công nhân VN so với người nông dân? (HS so sánh với hình 99- Nông dânVN trong thời Pháp thuộc) => Sau khi HS trả lời, GV chốt lại và khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân: Với đặc điểm của giai cấp công nhân nói chung, công nhân VN nói riêng, họ sớm trở thành lực lượng lãnh đạo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc nước ta. 4. Khai thác tranh kết hợp với một đoạn văn, thơ ngắn minh hoạ cho những sự kiện đang học, làm cho giờ học lịch sử thêm phong phú, sinh động tạo hứng thú cho học sinh: * VD1: Khi học xong bài 20 lớp 6 GV hướng dẫn HS quan sát hình 46 SGK T 57 kết hợp đọc câu thơ sau: “ Tùng Sơn nắng quyện mây trời; Dấu chân bà Triệu dạng ngời sử xanh”. - Qua hình 46 và 2 câu thơ vừa đọc em hãy cho biết tấm lòng của ND ta với bà triệu ntn? (lòng biết ơn và niềm tự hào của ND ta về nữ tướng Triệu Thị Trinh) * VD2: Khi dạy bài 22 lịch sử 7 cho HS quan sát hình 50. GV đặt câu hỏi Hình 50 phản ánh điều gì? (Phủ chúa Trịnh). Để cho học sinh tưởng tượng được nguy nga tráng lệ của phủ chúa, gv đọc bài thơ của Lê Hữu Trác ” 5. Khai thác tranh, ảnh kết hợp với bản đồ, lược đồ để trình bày một biến cố lịch sử quan trọng, để lại cho học sinh một ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ : * VD1: Dạy bài 27 “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938” (sách giáo khoa lịch sử 6/ trang 74). Khi Giáo viên trình bày phần diễn biến. Giáo viên treo hình 56 (sách giáo khoa lịch sử 6/ trang 75). Cho học sinh quan sát và sát và gợi mở: - Đâu là thuyền quân ta, đâu là thuyền quân địch? - Đội hình thuyền của ta và đội hình thuyền của quân địch như thế nào? => Sau đó, GV miêu tả diễn biễn, và khẳng định: Trận chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi. * VD2: Bài 24- Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873. Khi dạy mục 1 ý 2- Chiến sự ở Gia Định năm 1859. Chúng tôi làm như sau: Cho HS quan sát hình 84- Quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, gợi ý một số câu hỏi để các em thảo luận nhóm (hoặc cả lớp): - Đại đồn Chí Hòa được xây dựng nhằm mục đích gì? - Cuộc chiến tại Đại đồn Chí Hòa đã diễn ra như thế nào? - Vì sao Đại đồn Chí Hòa bị thất thủ nhanh chóng? - Đại đồn Chí Hòa thất thủ dẫn đến hậu quả gì? => Sau khi HS thảo luận, GV chốt lại những nội dung cơ bản và khẳng định: việc mất Đại đồn Chí Hòa nhanh chóng đã tạo cơ hội để quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng và dẫn đến việc triều đình phải kí hiệp ước đầu hàng nhục nhã đầu tiên (1862). II. Kết quả thực hiện chuyên đề: - Trước khi thực hiện chuyên đề: “Rèn kĩ năng khai thác tranh ảnh trong giảng dạy lịch sử theo chuẩn kiến thức kĩ năng ở trường” học sinh chưa chú ý đến tranh ảnh trong sách giáo khóa, thậm chí còn bỏ qua, chủ yếu chú trọng đến phần kênh chữ, vì vậy khả năng sử dụng, khai thác tranh ảnh không có. Sau khi thực hiện chuyên đề này học sinh đã có hứng thú, có ý thức tìm hiểu và đã biết khai thác tranh ảnh, đánh giá nội dung phần kiến thức có trong tranh ảnh. - Kết quả khai thác tranh ảnh của học sinh khối 8 hai năm học gần đây như sau: Năm học Số HS Đạt chuẩn Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu TL % TL % TL % 2009-2010 45 3 6,7 10 22,2 32 71,1 2010-2011 43 5 11,6 15 34,9 23 53,5 III. Bài học kinh nghiệm: Sau khi vận dụng việc khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử vào các giờ dạy, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử gồm nhiều loại khác nhau. Vì vậy để khai thác sử dụng có hiệu quả, giáo viên cần nắm được đặc trưng của từng loại kênh hình và cách sử dụng của mỗi loại. - Khi khai thác, sử dụng kênh hình vào phục vụ bất kì bài lịch sử nào, giáo viên phải căn cứ vào yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng và chuẩn KTKN của bài học. - Trong một bài lịch sử thường có nhiều kênh hình, trong đó có những kênh hình chứa đựng nội dung cơ bản của bài học mà giáo viên cần tổ chức cho học sinh khai thác và hiểu rõ, nhưng cũng có kênh hình chỉ mang tính chất minh hoạ cho nội dung bài học.Vì vậy giáo viên cần phải biết lựa chọn kênh hình thể hiện nội dung cơ bản để tập trung thời gian hướng dẫn học sinh khai thác. - Trong khi khai thác, sử dụng tranh ảnh giáo viên cần tổ chức những hoạt động để học sinh có điều kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, huy động vốn hiểu biết sẵn có của học sinh vào việc khai thác sử dụng tranh ảnh; chú ý rèn luyện ở học sinh các kĩ năng thực hành, phát triển trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và khả năng sáng tạo ở học sinh. - Là người giữ vai trò hướng dẫn tổ chức học sinh khai thác sử dụng kênh hình nên giáo viên cần có sự đầu tư về thời gian công sức, chuẩn bị thật kĩ, nắm chắc giá trị, nội dung, xuất xứ, ý nghĩa của kênh hình trước khi sử dụng. - Khi khai thác và sử dụng tranh ảnh giáo viên phải luôn theo dõi kiểm tra sự thu nhận của học sinh, giúp học sinh miêu tả, phân tích nêu kết luận khái quát về sự kiện, hiện tượng lịch sử được phản ánh trong tranh ảnh. Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh cách quan sát, khai thác tranh ảnh, giải thích nội dung tranh ảnh để lựa chọn những đơn vị kiến thức phục vụ cho bài học. Trong dạy học lịch sử việc kết hợp chặt chẽ giữa khai thác tranh ảnh và lời nói sinh động của giáo viên là một trong những điều quan trong nhất để học sinh năm được bài và có hứng thú học tập bộ môn. C. Kết luận và kiến nghị: 1. Kết luận: - Kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa lịch sử THCS là hai nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho học sinh. Vì vậy trong dạy học lịch sử giáo viên cần chú ý khai thác triệt để nội dung kênh hình trong sách giáo khoa để phục vụ bài giảng. - Sau khi áp dụng chuyên đề chúng tôi thấy học sinh có khả năng khai thác tranh ảnh tốt hơn, gây hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn. 2. Kiến nghị: - Nhà trường cần đầu tư thêm phòng chức năng cho giáo viên THCS, để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Trong các đợt bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp giảng dạy nên đưa thêm nội dung bồi dưỡng về các kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử THCS. - Ngành cần đầu tư thêm hệ thống bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, mẫu vật lịch sử, giúp GV hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. - Phòng GD & ĐT tổ chức thêm nhiều chuyên đề lịch sử để giáo viên học tập và giao lưu, trao đổi KN./ . khai thác tranh ảnh trong giảng dạy lịch sử khối THCS theo chuẩn KTKN. 1. Khi khai thác tranh, ảnh chân dung, tượng đài (chân dung các vị anh hùng dân tộc, những danh nhân văn hoá su t sắc của. dụng, khai thác tranh ảnh không có. Sau khi thực hiện chuyên đề này học sinh đã có hứng thú, có ý thức tìm hiểu và đã biết khai thác tranh ảnh, đánh giá nội dung phần kiến thức có trong tranh ảnh sinh cách quan sát, khai thác tranh ảnh, giải thích nội dung tranh ảnh để lựa chọn những đơn vị kiến thức phục vụ cho bài học. Trong dạy học lịch sử việc kết hợp chặt chẽ giữa khai thác tranh ảnh và

Ngày đăng: 01/06/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w