1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa

22 572 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa tài liệu, giáo án, bài giảng , lu...

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần này trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bố cục của phần này gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trình bày những vấn đề tổng quát về khách sạn, các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch và các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chương 2: Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa  Trình bày những vấn đề tổng quan về khách sạn Hương Giang Resort & Spa và khách du lịch nội địa.  Phân tích thực trạng nguồn khách du lịch nội địa đến khách sạn Hương Giang Resort & Spa qua 3 năm 2008 – 2010.  Đánh giá ý kiến của khách du lịch nội địa về CSVCKT, CLDV và chính sách phân phối, quảng bá của khách sạn Hương Giang Resort & Spa thông qua các chỉ tiêu: dịch vụ buồng, phòng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung, dịch vụ phòng họp, chính sách phân phối, quảng bá và giá cả.  Từ kết quả điều tra khách nội địa, đưa ra nhận xét chung về ưu điểm và nhược điểm của khách sạn Hương Giang trong việc thu hút khách du lịch nội địa. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa Từ kết quả nghiên cứu và xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, trình bày các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận và đề xuất các kiến nghị đối với Sở VHTTDL tỉnh TTH và đối với khách sạn Hương Giang Resort & Spa nhằm thực hiện các giải pháp đã nêu. PH Ầ N I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của các ngành dịch vụ nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Du lịch đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới – một ngành kinh tế sử dụng khoảng 11% lực lượng lao động và tạo ra khoảng 12% GDP của nền kinh tế thế giới. Du lịch không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập mà còn được xem là nhân tố căn bản thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến, nông nghiệp…v.v…. Với những ưu thế như vậy mà trong những năm qua, du lịch ở Việt Nam đã được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 12% trong năm nay. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC, 2006) thì du lịch Việt Nam xếp thứ 6 trong 174 nước về mức tăng trưởng trong 10 năm tới. Sự kiện đón vị khách quốc tế thứ 5 triệu vào những ngày cuối năm 2010 cùng với những kết quả vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra như đón và phục vụ hơn 28 triệu lượt khách du lịch nội địa, thu nhập du lịch đạt khoảng 96.000 tỷ đồng, đóng góp 4,5% GDP, tăng 37% so với năm 2009, giải quyết việc làm cho hơn 1,4 triệu lao động đã đánh dấu mốc trưởng thành và phát triển mới của du lịch Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập với khu vực và quốc tế, khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch Thế giới. Hòa chung với xu thế của thời đại, Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang chuyển mình trước sự phát triển du lịch của đất nước. Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có đường thông sang Lào và Đông Bắc Thái Lan cùng sân bay quốc tế Phú Bài, cảng biển Chân Mây, lại cận kề những trung tâm du lịch lớn ở hai đầu Nam và Bắc Trung Bộ, có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn với quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại. Có thể nói, Thừa Thiên Huế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, phát triển du lịch không chỉ để đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế mà còn phục vụ nhu cầu của chính người dân bản địa. Vì đây là nguồn khách thường xuyên và phổ biến của ngành du lịch. Thêm vào đó, nguồn khách này đem lại nguồn doanh thu lớn cho các khách sạn kinh doanh các loại hình phục vụ khách du lịch. Chính vì lẽ đó mà hiện nay hàng loạt khách sạn đã xuất hiện để có thể thu được nhiều lợi nhuận từ nguồn khách này. Lượng khách sạn tăng đột biến, lượng khách nội địa đi du lịch ngày càng tăng, song khoảng cách chênh lệch giữa cung và cầu ngày càng lớn, tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các nhà kinh doanh khách sạn phải tìm ra cho mình những hướng đi mới, hiệu quả hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Với những cơ hội và thách thức như vậy, trong những năm qua khách sạn Hương Giang Resort & Spa đã làm khá tốt hoạt động kinh doanh của mình, tổng lượt khách đến khách sạn ngày càng gia tăng. Năm 2009 là 26.555 lượt khách và đến năm 2010 đã tăng lên 42.038 lượt khách. Tuy nhiên, lượng khách nội địa đến khách sạn vẫn chưa cao, đặc biệt là vào mùa thấp điểm từ tháng 5 đến tháng 9. Hiện nay, khách sạn đang nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp chính sách để có thể thu hút được nhiều khách nội địa đến với khách sạn hơn nhằm thu được nhiều lợi nhuận, tránh lãng phí nguồn nhân lực mùa thấp điểm, tận dụng và khai thác hết tiềm năng của thị trường, tiềm năng cơ sở vật chất của khách sạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khách sạn chuyển hướng kinh doanh sang khách nội địa mà khách nội địa chỉ là nguồn khách bổ sung, hỗ trợ nguồn doanh thu cho khách sạn vào các tháng thấp điểm từ tháng 5 đến tháng 9. Chính vì vậy, hiểu và nắm rõ nhu cầu của khách nội địa nói chung và khách nội địa mục tiêu của khách sạn nói riêng về cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng dịch vụ của khách sạn là một trong những vấn đề mà khách sạn Hương Giang Resort & Spa đang tích cực triển khai nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa, góp phần gia tăng nguồn doanh thu đáng kể cho khách sạn và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hiện nay. Từ những lý do nêu trên mà trong thời gian thực tập tại khách sạn Hương Giang Resort & Spa tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hình thức kinh doanh khách sạn và các biện pháp thu hút khách du lịch.  Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa.  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Ý kiến của khách nội địa ở khách sạn Hương Giang Resort & Spa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Khách sạn Hương Giang Resort & Spa. - Phạm vi thời gian: + Tài liệu sơ cấp: Tháng 3 năm 2011. + Tài liệu thứ cấp: Giai đoạn 2008 – 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ phòng Kế toán, phòng Tổ chức, phòng Sales & Marketing của khách sạn Hương Giang Resort & Spa và các thông tin trên báo Tạp chí Du lịch Việt Nam, trang web của khách sạn Hương Giang Resort & Spa: http://www.huonggianghotel.com.vn 4.1.2. Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua bảng câu hỏi phỏng vấn ý kiến của khách nội địa ở khách sạn Hương Giang Resort & Spa. Phương pháp điều tra: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - Bước 1: Xác định quy mô mẫu Công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamanen n = 2 *1 eN N + Trong đó: n: Quy mô mẫu N: Kích thước của tổng thể, N = 5.260 (Tổng số lượt khách nội địa đến khách sạn Hương Giang Resort & Spa năm 2010). Chọn khoảng tin cậy là 90%, nên mức độ sai lệch e = 0,1 Thay vào công thức trên, ta có: n = 5.260 / ( 1 + 5.260 * 0.1 2 ) = 98,13 ⇒ Quy mô mẫu : 100 mẫu - Bước 2: Tiến hành chọn mẫu phân tầng theo tiêu thức tỉnh/thành phố của khách nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa. Trước tiên phân chia tổng thể 100 khách nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa cần phỏng vấn thành 4 tổ theo tiêu thức tỉnh/thành phố bao gồm: - Tổ 1: Khách thành phố Hồ Chí Minh. - Tổ 2: Khách thủ đô Hà Nội. - Tổ 3: Khách thành phố Đà Nẵng. - Tổ 4: Khách Tỉnh/Thành phố khác. Số đơn vị chọn ra ở mỗi tổ để điều tra tuân theo tỉ lệ phần trăm số khách nội địa của từng tổ chiếm trong tổng thể khách nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa bình quân qua 3 năm 2008 – 2010 (Theo số liệu phòng Sales & Marketing của khách sạn Hương Giang Resort & Spa ) như sau: Tổ Tỷ lệ (%) Cơ cấu mẫu điều tra (mẫu) 1. Hồ Chí Minh 45 45 2. Hà Nội 35 35 3. Đà Nẵng 10 10 4. Tỉnh/Thành phố khác 10 10 Tổng 100 100 - Bước 3: Sau khi phân tầng, trong từng tổ ta dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra các mẫu sẽ điều tra. Trước tiên, theo dõi thời gian các đoàn khách của từng tổ đến khách sạn trong tháng 3 năm 2011. Sau đó, đối với mỗi đoàn khách của từng tổ đến khách sạn lần lượt, ta sẽ chọn ra ngẫu nhiên một số mẫu trong từng đoàn để điều tra bằng cách: Theo danh sách đăng ký của từng đoàn khách đến khách sạn trong một ngày theo bảng chữ cái alphabet của tên, ta đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách của mỗi đoàn với một con số duy nhất, phần tử đầu tiên được đánh số 0, tiếp theo là 1, 2 Chẳng hạn số lượng khách Hồ Chí Minh đến khách sạn trong một ngày là 50 khách. Ta sẽ chọn khoảng 10 khách để phỏng vấn. Sau khi đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách, ta sẽ chọn ngẫu nhiên một khách bằng cách bốc thăm (khách được chọn có số thứ tự là 4). Sau đó, từ số thứ tự của người vừa chọn, cứ cách đều k = 5 lại chọn ra một khách hàng vào mẫu cho đến khi chọn đủ 10 mẫu. k được tính theo công thức: k = Tổng thể/Cỡ mẫu (50/10 = 5). Thực hiện tương tự đối với các đoàn khách khác của từng tổ đến khách sạn vào các ngày tiếp theo trong tháng và cho đến khi nào đủ cỡ mẫu điều tra của từng tổ thì thôi. - Bước 4 : Tiến hành điều tra những khách đã được chọn. + Thời gian điều tra là lúc khách trả phòng, đợi xe, lúc khách đã ăn sáng xong tại nhà hàng Riverside của khách sạn Hương Giang Resort & Spa. + Phạm vi thời gian điều tra : Tháng 3 năm 2011. + Phạm vi điều tra : Khách sạn Hương Giang Resort & Spa. + Số phiếu phát ra : 100 phiếu. Số phiếu thu về : 100 phiếu. Tất cả đều hợp lệ. 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 4.2.1. Công cụ xử lý số liệu : Phần mềm SPSS 16.0 và Excel 2003. 4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu  Kiểm định thang đo Likert bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.  Kiểm định One-sample T Test để kiểm định giá trị trung bình của tổng thể.  Thống kê tần xuất (Frequency), phần trăm (Percent).  Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov một mẫu được sử dụng để kiểm định giả thuyết phân phối của dữ liệu có phù hợp với phân phối lý thuyết hay không.  Kiểm định phi tham số nhiều hơn hai mẫu độc lập Kruskal-Wallis: Kiểm định này được sử dụng để xem xét sự khác biệt về trị trung bình của phân phối giữa 3 (hay nhiều hơn 3) tổng thể từ các dữ liệu mẫu.  Kiểm định phi tham số cho hai mẫu độc lập Mann-Whitney: Kiểm định này được sử dụng để xem xét sự khác biệt về trị trung bình của 2 tổng thể từ các dữ liệu mẫu. MÔ TẢ CỤ THỂ CÁC PHƯƠNG PHÁP + Phương pháp kiểm định One-Sample T Test - Cặp giả thiết kiểm định: H 0 : µ i = 4 H 1 : µ i ≠ 4 Giá trị kiểm định (Test value) được chọn là 4 cho tất cả các kiểm định sử dụng trong bài là vì đây là giá trị mà tôi muốn so sánh với các tiêu chí được đưa ra trong bài, tức là đang đánh giá khách nội địa có “đồng ý” với những tiêu chí đưa ra này hay không. Với mong muốn hướng tới đa số khách hàng đều “đồng ý” với các tiêu chí này, hướng đến sự đánh giá tốt nhất của họ về khách sạn Hương Giang Resort & Spa. - Với mức ý nghĩa α = 0,05  Nếu sig. ≥ 0,05 thì chấp nhận giả thiết H 0 .  Nếu sig. < 0,05 thì bác bỏ giả thiết H 0 , chấp nhận H 1 . + Phương pháp kiểm định One-sample Kolmogorov-Smirnov một mẫu - Cặp giả thiết kiểm định: H 0 : Biến phân phối chuẩn H 1 : Biến không phân phối chuẩn - Với mức ý nghĩa α = 0,05  Nếu sig. ≥ 0,05 thì chấp nhận giả thiết H 0, tức là biến phân phối chuẩn.  Nếu sig. < 0,05 thì bác bỏ giả thiết H 0 , chấp nhận H 1 , tức là biến không phân phối chuẩn. + Phương pháp kiểm định phi tham số nhiều hơn hai mẫu độc lập Kruskal-Wallis và phương pháp kiểm định phi tham số cho hai mẫu độc lập Mann-Whitney - Cặp giả thiết kiểm định: H 0 : Không có khác biệt về sự đánh giá các yếu tố giữa các nhóm biến độc lập. H 1 : Có khác biệt về sự đánh giá các yếu tố giữa các nhóm biến độc lập. - Với mức ý nghĩa α = 0,05:  Nếu sig. ≥ 0,05 thì chấp nhận giả thiết H 0  Nếu sig. < 0,05 thì bác bỏ giả thiết H 0 , chấp nhận H 1 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Những vấn đề lý luận chung về khách sạn 1.1.1. Khái niệm về khách sạn Nhà nghiên cứu về du lịch và khách sạn Morcel Gotie đã định nghĩa: “ Khách sạn là nơi cư trú tạm thời của du khách. Cùng với các buồng ngủ còn có các nhà hàng với nhiều chủng loại khác nhau”. Trong thông tư số 01/2002/TT - TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục du lịch về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ – CP của chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch đã ghi rõ: “ Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”. Khoa du lịch trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trong cuốn sách “Giải thích thuật ngữ và khách sạn” đã bổ sung một định nghĩa có tầm khái quát cao và có thể được sử dụng trong học thuật và nhận biết về khách sạn ở Việt Nam: “ Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách đều phải có giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khác như : dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí. Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay”. 1.1.2.Khái niệm về kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách sạn nhằm đáp ứng các nhu [...]... đề tài Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa Theo kết quả tìm kiếm của tôi thì trước đây chưa có một nghiên cứu riêng nào về đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa Tuy nhiên có một số nghiên cứu về tình hình khai thác khách quốc tế, khách Thái Lan, khách Châu Âu của công ty TNHH Lữ hành Hương Giang như:... nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa đến với khách sạn nhiều hơn Cách bố trí, sắp xếp nội dung mới lạ hơn so với các nghiên cứu trên So với các nghiên cứu chỉ tập trung vào việc đánh giá khả năng khai thác khách của công ty lữ hành và phân tích tình hình nguồn khách của khách sạn thì tôi lại tập trung nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của khách sạn Hương Giang Resort & Spa. .. phù hợp Về vấn đề thu hút khách nội địa, thực tế cũng đã có một số đề tài đánh giá khả năng thu hút này nhưng lại là khả năng thu hút khách du lịch nói chung (khách quốc tế lẫn khách nội địa) và ở khách sạn khác, ví dụ như đề tài “Phân tích tình hình nguồn khách và một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách của khách sạn Century Riverside Huế giai đoạn 2007 - 2009” của sinh viên Trần Thị Cẩm... bá của khách sạn nhưng đều dựa vào ý kiến của khách du lịch là chính Việc thu hút khách nội địa đến với khách sạn Hương Giang Resort & Spa hiện nay đang là một trong những công tác mà khách sạn đang tích cực triển khai nhằm bổ sung nguồn doanh thu cho các tháng thấp điểm từ tháng 5 đến tháng 9 Do vậy việc đánh giá ý kiến của khách nội địa về CSVCKT, CLDV và chính sách phân phối, quảng bá của khách sạn. .. cưới…) Như vậy, khách của khách sạn là người tiêu dùng sản phẩm của khách sạn không giới hạn bởi mục đích, thời gian và không gian tiêu dùng Vậy khách du lịch chỉ là một đoạn thị trường của khách sạn mà thôi, song đây là thị trường chính yếu, quan trọng nhất của khách sạn 1.2.2 Phân loại về khách của khách sạn 1.2.2.1 Căn cứ vào tính chất tiêu dùng và nguồn gốc của khách: khách của khách sạn được chia... ty lữ hành trước khi đến khách sạn có thể thanh toán theo giá trọn gói của các công ty lữ hành du lịch  Khách tự tổ chức tiêu dùng sản phẩm của khách sạn Những khách này thường tự tìm hiểu về khách sạn, tự đăng ký buồng của khách sạn trước khi tới khách sạn hoặc có thể là khách vãng lai đi qua tình cờ rẽ vào thu buồng của khách sạn Ngoài ra ta còn phân loại khách của khách sạn theo một số tiêu thức... Khái niệm về khách của khách sạn Khách của khách sạn là tất cả những ai có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách sạn Họ có thể là khách du lịch (từ các nơi khác ngoài địa phương đến) như khách du lịch với mục đích tham quan, nghỉ ngơi thư giãn, khách thương gia với mục đích công vụ… Họ cũng có thể là người dân địa phương hoặc bất kỳ ai tiêu dùng những sản phẩm đơn lẻ của khách sạn (dịch vụ tắm hơi xoa... Marketing du lịch) 1.4.2 Vị trí địa lý của khách sạn Đây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch Một khách sạn có vị trí thu n lợi, phong cảnh đẹp, nằm ở trung tâm thành phố thu n tiện cho việc đi lại và mua sắm sẽ là lựa chọn hàng đầu của khách du lịch Đây chính là tiền đề quan trọng khi kinh doanh khách sạn, các nhà đầu tư nên lựa chọn vị trí đẹp và thu n tiện thì sẽ giúp khách. .. sách phân phối, quảng bá của khách sạn Hương Giang Resort &Spa Tôi đã đưa ra công thức chọn quy mô mẫu điều tra cho đề tài của mình nhằm đảm bảo tính khả thi và đại diện của mẫu Dựa trên quy mô mẫu đã được xác định, tôi tiến hành điều tra theo phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với tỷ lệ phần trăm khách nội địa phân theo tỉnh/thành phố của khách sạn Hương Giang Resort & Spa bình quân qua 3 năm 2008... ý kiến của khách nội địa về CSVCKT, CLDV và chính sách phân phối, quảng bá của khách sạn đã hợp lý hay chưa là vấn đề quan trọng đặt ra cho khách sạn Chính vì vậy mà đề tài “ Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa của tôi là hoàn toàn có ý nghĩa thực tiễn . doanh khách sạn và các biện pháp thu hút khách du lịch.  Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa.  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng. tập tại khách sạn Hương Giang Resort & Spa tôi đã chọn đề tài: Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2 hưởng đến việc thu hút khách du lịch và các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chương 2: Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa của khách sạn Hương Giang Resort & Spa  Trình

Ngày đăng: 31/05/2015, 09:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w