chuyên đề tảo hôn, nguyên nhân, giải pháp khắc phục

11 5.1K 18
chuyên đề tảo hôn, nguyên nhân, giải pháp khắc phục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tảo hôn, nguyên nhân, giải pháp, những nghị định pháp luật giúp trẽ em nhận thức sâu hơn về nạn tảo hôn, Tảo hôn là việc kết hôn 1 trong 2 bên chưa đủ tuổi kết hôn..............................................................................................................

Đại Học Trà Vinh Pháp Luật Đại Cương Chủ đề : Tảo hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Trang 1 Nhóm 3: DA14XD MỤC LỤC I.ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II.NỘI DUNG 2 1.Khái niệm 2 2.Thực trạng nạn tảo hôn ở Việt Nam 3 2.1.Tình hình nạn tảo hôn trên cả nước 3 2.2.Những khó khăn đặt ra từ nạn tảo hôn 5 3.Nguyên nhân của nạn Tảo hôn 6 3.1.Nguyên nhân khách quan 6 3.2.Nguyên nhân chủ quan 7 4.Hậu quả của việc tảo hôn 8 5.Những giải pháp khắc pháp nạn tảo hôn 9 5.1.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân. 9 5.2.Nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong quá trình quản lý 9 5.3.Cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là nhân dân miền núi, vùng sâu vùng xa 9 5.4.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung và những quy định về vấn đề tảo hôn nói riêng 9 III.KẾT LUẬN 10 IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 Đại Học Trà Vinh Pháp Luật Đại Cương Chủ đề : Tảo hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Trang 2 Nhóm 3: DA14XD CHỦ ĐỀ: TẢO HÔN I.ĐẶT VẤN ĐỀ Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Khi thực hiện việc kết hôn, ngoài yếu tố tự nguyện, một trong những điều kiện phải tuân thủ là độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, độ tuổi kết hôn đối với nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Quy định này dựa trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta, nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của nam, nữ thanh niên và điều quan trọng là để họ có thể đảm đương trách nhiệm làm vợ chồng, làm cha mẹ trước khi bước vào cuộc sống gia đình. Tuân thủ quy định về độ tuổi kết hôn là cơ sở cần thiết để hạnh phúc gia đình bền vững. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà hiện nay, việc nam nữ kết hôn trước tuổi luật định vẫn diễn ra thường xuyên ở một số vùng miền trên cả nước, nhất là ở khu vực nông thôn miền núi nơi mà trình độ dân trí cũng như cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống còn quá lạc hậu. Tục Tảo hôn thể hiện sự cổ hủ, sự lỗi thời của chế độ phong kiến xưa, vừa kìm hãm sự phát triển kinh tế - văn hóa và xã hội. Nghiên cứu về thực trạng tình hình nạn tảo hôn hiện nay để tìm ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm hạn chế nạn Tảo hôn, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài. “Tảo hôn” II.NỘI DUNG 1.Khái niệm Khoản 4 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật”. Cách giải thích của Luật Hôn nhân và Gia đình có thể được hiểu theo các nghĩa sau: -Quan điểm thứ nhất cho rằng, tảo hôn là việc nam nữ lấy vợ lấy chồng có đăng ký kết hôn nhưng một hoặc cả hai bên chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Theo quan Đại Học Trà Vinh Pháp Luật Đại Cương Chủ đề : Tảo hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Trang 3 Nhóm 3: DA14XD điểm này, tảo hôn là một trường hợp của kết hôn trái pháp luật tại Khoản 3 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Đây là quan điểm phổ biến nhất hiện nay. Với cách hiểu này, để được coi là tảo hôn phải thoả mãn hai điều kiện là hai bên nam nữ có đăng ký kết hôn và một hoặc hai bên vi phạm điều kiện độ tuổi quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình. -Quan điểm thứ hai: Tảo hôn là việc nam nữ lấy vợ lấy chồng không đăng ký kết hôn và một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật. -Quan điểm thứ ba cho rằng: Tảo hôn bao gồm cả hai trường hợp trên, tức là việc nam nữ lấy vợ, lấy chồng có đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn nhưng một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật. Ta thấy rằng, trong quy định của Luật chỉ nói tảo hôn là việc “lấy vợ, lấy chồng ” mà không nói rằng “tảo hôn là việc kết hôn ”. Việc lấy vợ, lấy chồng ở đây có thể đã có đăng ký kết hôn hoặc chưa có đăng ký kết hôn. Bởi vậy, nếu cho rằng tảo hôn là một trường hợp của kết hôn trái pháp luật (tức là xác lập quan hệ vợ chồng có đăng kí kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định) là không hoàn toàn chuẩn xác. Do đó, theo quan điểm của nhóm, khái niệm tảo hôn cần được mở rộng hơn, theo đó, tảo hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam nữ khi một hoặc hai bên chưa đủ độ tuổi kết hôn mà không phụ thuộc vào việc quan hệ đó có được xác lập tuân theo quy định pháp luật về đăng ký kết hôn hay không. Hành vi tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Những hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn đều bị coi là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 87/2001/ NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hoặc quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi năm 2009. 2.Thực trạng nạn tảo hôn ở Việt Nam 2.1.Tình hình nạn tảo hôn trên cả nước Từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 được ban hành, Nhà nước đã phổ biến, tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu được tính ưu việt của pháp luật hôn nhân xã hội chủ nghĩa, từ đó nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việc kết hôn, đặc biệt là ý thức trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về độ tuổi kết hôn. Nhờ vậy, theo khảo sát của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, trong năm năm từ năm 2005 đến 2010, tình trạng tảo hôn ở các dân tộc thiểu số giảm từ 80% xuống còn 31% Nhiều người dân đã hiểu rõ và chấp hành tốt những quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu trên, tình trạng vi phạm độ tuổi kết hôn vẫn còn diễn ra Đại Học Trà Vinh Pháp Luật Đại Cương Chủ đề : Tảo hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Trang 4 Nhóm 3: DA14XD trên khắp cả nước. Theo số liệu điều tra của Vụ gia đình (Ủy ban dân số – Gia đình và trẻ em), 15 tỉnh, thành phố cả nước có trên 1% trẻ em ở độ tuổi 14 – 16 đã có vợ chồng. Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao là Hà Giang: 5,72%, Cao Bằng: 5,1%, Lào Cai 2,7%, Sơn La 2,6%, Quảng Trị 2,4% và Bạc Liêu 2,1%. Những địa phương trên có đến 22% tỷ lệ kết hôn không đăng ký kết hôn, phần lớn các cặp vợ chồng kết hôn trước tuổi luật định. Theo kết quả điều tra có 30,7% đối tượng kết hôn ở độ tuổi dưới 19, trong đó 0,2% đối tượng kết hôn khi mới 9 tuổi, 0,3% đối tượng kết hôn khi 14 tuổi, 1,0% kết hôn khi 15 tuổi, 3,3% kết hôn khi 16 tuổi, 5,8% kết hôn khi 17 tuổi và 15,6% kết hôn khi 18 tuổi. Theo trang web của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình http://www.gopfp.gov.vn/2Ngọc Lan, Tình hình tảo hôn ở các tỉnh miền núi cần sớm có giải pháp, Báo dân tộc và Phát triển – cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, 04/05/2009. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc – nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số – tỷ lệ tảo hôn khá cao so với cả nước. Theo phong tục của nhiều dân tộc, khi trẻ em vừa bước sang tuổi 15 - 16 là đã đến tuổi dựng vợ, gả chồng. Cha mẹ hai bên sẽ làm lễ dạm ngõ rồi kết hôn cho con, hai người trẻ sẽ chính thức trở thành vợ chồng sau đám cưới. Nếu bị chính quyền địa phương biết và can thiệp, họ sẵn sàng "xin khất" để tiếp tục làm vợ chồng, đợi đến khi đủ tuổi sẽ làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Địa phương điển hình của vấn nạn tảo hôn là tỉnh Yên Bái. Theo thống kê, tỷ lệ tảo hôn của tỉnh Yên Bái nói chung chiếm khoảng 7%, ở các xã vùng cao trên 20%. Huyện Mù Căng Chải có số vụ tảo hôn cao nhất tỉnh, năm 2011 có 55 trường hợp tảo hôn, trong đó có 79 người vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình do tuổi kết hôn quá sớm so với quy định. Không riêng gì Mù Căng Chải mà hầu hết các thôn bản có đông đồng bào sinh sống đều có nạn tảo hôn. Bản Công là một trong những xã có tỷ lệ tảo hôn cao. Năm 2011, trên địa bàn xã có 22 cặp kết hôn thì đã có tới 19 cặp tảo hôn và đầu năm 2012, xã có 17 cặp kết hôn thì có 12 cặp tảo hôn. Điều đáng nói là nhiều trường hợp tảo hôn xảy ra ở con cháu ruột của cán bộ các ban, ngành và đảng viên ở xã. Ở Sơn La, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào người Mông, nạn tảo hôn vẫn chưa được xóa bỏ do vẫn còn tồn tại tục cướp vợ. Nhiều trẻ em mới 12 tuổi đã được gia đình tổ chức cướp vợ. Qua khảo sát của Ngành tư pháp tỉnh Sơn La thì có 47.665 trường hợp các cặp vợ chồng sống với nhau mà không đăng ký kết hôn (phần lớn là tảo hôn); 101.036 trường hợp trẻ em ra đời đã lớn nhưng chưa được khai sinh. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tại 10 huyện miền núi của tỉnh có hơn 500 trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình. Tại khu vực Tây Nguyên, nạn tảo hôn cũng là một hiện tượng phổ biến. Theo ủy ban dân số - gia đình và trẻ em huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, toàn huyện có 14 xã nhưng xã nào cũng có tình trạng tảo hôn, xã vùng sâu có tỷ lệ 3 Sơn Tùng, Tảo hôn Đại Học Trà Vinh Pháp Luật Đại Cương Chủ đề : Tảo hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Trang 5 Nhóm 3: DA14XD – vấn đề nhức nhối tại Yên Bái và những giải pháp, Báo Yên Bái Online, 01/09/2007; 4 Mai Tâm, Nạn tảo hôn ở Sơn La: Những điều vui buồn, Báo Công an Nhân dân điện tử, 26/08/2012; 6 cao hơn. Tổng số cặp vợ chồng tảo hôn của tỉnh là 213 cặp. Tại KonTum, nơi có tỷ lệ đồng bào thiểu số là 53% cũng có tới 269 cặp vợ chồng tảo hôn. Đáng lưu ý là tỉnh Gia Lai có tới 974 cặp vợ chồng kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Như vậy, có thể thấy, ở những khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số như vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, tình trạng tảo hôn còn xảy ra rất phổ biến với tỷ lệ cao. Tuy vậy, không riêng gì các tỉnh miền núi mà ở tất cả các tỉnh thành khác trong cả nước, tình trạng tảo hôn vẫn tiếp tục tái diễn. Tại khu vực đồng bằng và thành thị, tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra thường xuyên. Tại An Giang có 185 cặp vợ chồng tảo hôn, Đồng Tháp 179 cặp, Ninh Thuận 76 cặp. Ngay cả đến những khu vực đô thị lớn có trình độ dân trí cao như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn có các cặp tảo hôn với con số lần lượt là 42 cặp và 37 cặp. Đối tượng là các em học sinh do chơi bời không được sự quan tâm giáo dục của gia đình, do ảnh hưởng của lối sống đô thị mà phải bỏ học để lấy chồng. 2.2.Những khó khăn đặt ra từ nạn tảo hôn - Thứ nhất, với gia đình, sau khi lấy nhau, hầu hết các đôi vợ chồng này thường chưa thể sống tự lập vì tuổi còn quá nhỏ, theo pháp luật thì họ còn chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để tự trang trải cuộc sống gia đình. Những trường hợp được bố mẹ tách ra ở riêng thường gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống do chưa có kinh nghiệm về phát triển kinh tế, xây dựng gia đình. Nhiều trường hợp khi ra ở riêng lại mâu thuẫn, không sống được với nhau dẫn đến ly hôn, gây khó khăn cho gia đình và chính quyền địa phương. Không chỉ vậy, đa phần trường hợp tảo hôn đều không có đăng ký kết hôn. Nếu có tranh chấp xảy ra sẽ rất khó xét xử vì không có căn cứ chứng minh việc kết hôn giữa các cặp vợ chồng. -Thứ hai, với xã hội, khi những cặp vợ chồng này sinh con, do còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức về cuộc sống nên những đứa trẻ được sinh ra khó có thể phát triển một cách toàn diện bởi không được chăm sóc. Theo trang thông tin của tỉnh Đắk Lắk: http://daklak24h.com.vn. Điều này đã để lại những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nòi giống và cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội. Những đứa trẻ này sẽ rất dễ đi theo “vết xe đổ” của cha mẹ, góp phần khiến dân số Việt Nam gia tăng nhanh chóng và tạo thêm sức ép về dân số, việc làm cho xã hội. -Thứ ba, với các cơ quan chính quyền địa phương, nạn tảo hôn sẽ khiến cho các cơ quan chính quyền gặp khó khăn trong công tác quản lý dân số, trong quá trình thực hiện và phát triển các chính sách kinh tế - xã hội ở địa phương. Đại Học Trà Vinh Pháp Luật Đại Cương Chủ đề : Tảo hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Trang 6 Nhóm 3: DA14XD 3.Nguyên nhân của nạn Tảo hôn Từ thực trạng về tình hình tảo hôn, ta nhận thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó, nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc bùng nổ tảo hôn ở Việt Nam hiện nay. 3.1.Nguyên nhân khách quan -Thứ nhất, do ảnh hưởng của những quan niệm, thành kiến, phong tục tập quán lạc hậu. Ở nước ta có những tục lệ, nghi lễ đã ăn sâu vào đời sống cộng đồng và có sức ảnh hưởng nhất định qua nhiều thế hệ người Việt Nam. Các quan hệ hôn nhân và gia đình cũng không nằm ngoài sự chi phối đó, có những nghi lễ cho tới nay vẫn được duy trì. Ví dụ, một số đồng bào dân tộc thiểu số có phong tục tập quán lấy vợ, lấy chồng mà chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu trong làng hoặc của cha mẹ hai bên nam nữ; quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; hay như tục lệ bắt vợ của người Mông ở vùng Tây Bắc Tục bắt vợ đã từng được coi là một nét đẹp văn hóa, nhưng hiện nay, tục bắt vợ đã kéo theo nhiều hệ lụy, mà điển hình nhất là nạn tảo hôn. Không chỉ vậy, xuất phát từ những khó khăn trong cuộc sống cùng với thói quen ở vùng núi, nhà nào cũng có tâm lý muốn sớm có con đàn cháu đống, thêm lao động cho gia đình. Nhà nào có con gái thì muốn gả sớm để bớt miệng ăn, nhà nào có con trai thì muốn 8 cưới vợ sớm để lo toan cuộc sống. Do tâm lý trên mà rất nhiều cặp vợ chồng đã lấy nhau khi chưa đủ tuổi mà pháp luật cho phép. -Thứ hai, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, con người dần biến đổi để thích nghi được với những điều kiện mới. Họ trở nên năng động, sáng tạo, linh hoạt và độc lập hơn trong cách nghĩ cách làm. Quan điểm đời sống của họ cũng trở nên cởi mở hơn, đơn giản hơn, không bị gò bó bởi quan niệm thành kiến đạo đức xưa. Vì vậy, con người dễ dàng thiết lập các mối quan hệ với nhau. Một trong những hệ lụy đó là việc chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ trở nên hết sức bình thường. Điều đó đã dẫn đến những trường hợp phải cưới chui cưới lủi khi tuổi đời của đôi nam nữ còn quá trẻ. -Thứ ba, do quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp tảo hôn còn chưa phù hợp. Điều 6 Nghị định số 87/2001 về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình quy định mức phạt với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó. Đại Học Trà Vinh Pháp Luật Đại Cương Chủ đề : Tảo hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Trang 7 Nhóm 3: DA14XD + Tổ chức việc kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn”. Việc quy định hình thức xử phạt đối với hành vi tảo hôn hoặc tổ chức tảo hôn chỉ là phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng dường như còn chưa phù hợp, không đủ răn đe với nạn tảo hôn ở nước ta hiện nay. Với đa số những cặp vợ chồng nghèo, họ sẽ không có khả năng nộp phạt, và trong trường hợp đó, khả năng thực hiện các biện pháp cưỡng chế nộp phạt của chính quyền địa phương là điều không thể thực hiện được. Do không có hình thức chế tài nào khác nên các cặp vợ chồng nghèo vẫn tự do kết hôn khi chưa đủ tuổi mà không lo bị xử phạt. Ngoài ra cũng có không ít cặp tảo hôn sẵn sàng lên xã nộp phạt. Họ coi việc nộp phạt là đã tuân thủ pháp luật và sau khi nộp phạt thì họ đương nhiên được xã công nhận là vợ chồng theo pháp luật. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như các gia đình ở Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi còn chưa được quan tâm đúng mức; công tác giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên còn ít, mới chỉ dừng lại ở các thành phố lớn. Mặt khác, một số gia đình mải làm ăn, không quan tâm đến sự phát triển tâm lý cũng như thể chất của con em mình, hay một số gia đình bố mẹ ly hôn, cãi nhau tạo tâm lý chán chường, bất cần, buông thả ở một bộ phận thanh niên. Vì vậy, nhiều em đã làm cha, làm mẹ khi đang độ tuổi vị thành niên. 3.2.Nguyên nhân chủ quan - Thứ nhất, do trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế. Trình độ dân trí thấp kém kéo theo bao hậu quả như các tệ nạn xã hội phát triển và một trong số đó là nạn tảo hôn cũng bùng nổ. - Thứ hai, do công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật tại nhiều địa phương còn chưa sâu sắc, hạn chế. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là công tác tuyên truyền về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình. Nhưng công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi dân trí phân cư không đồng đều và sự chênh lệch về nhận thức của họ gặp nhiều khó khăn, ở những nơi dân tộc thiểu số còn có nhiều dân cư không biết tiếng kinh. Cơ sở hạ tầng cũng làm khó khăn cho công tác tuyên truyền vì ở những nơi vùng núi giao thông đi lại hết sức khó khăn. Ngoài ra, công tác tuyên truyền không đạt hiệu quả cũng một phần do đội ngũ tuyên truyền không nhiệt tình. - Thứ ba, do sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo hôn còn chưa mạnh mẽ thiếu kiên quyết. Việc loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu nói chung, loại bỏ tục tảo hôn nói riêng ra khỏi đời sống xã hội đạt được hiệu quả không nhỏ nếu có sự can thiệp một cách mạnh mẽ, kiên quyết từ phía cơ quan địa phương. Tuy nhiên Đại Học Trà Vinh Pháp Luật Đại Cương Chủ đề : Tảo hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Trang 8 Nhóm 3: DA14XD trên thực tế tảo hôn vẫn còn tiếp diễn và một phần lỗi không nhỏ thuộc về chính quyền địa phương. Và thực tế cho thấy, không chỉ những người dân mà cả gia đình cán bộ, Đảng viên. Năm 2011 , trên địa bàn xã có 22 cặp kết hôn thì đã có tới 19 cặp tảo hôn và đầu năm 2 012 , xã có 17 cặp kết hôn thì có 12 cặp tảo hôn. Điều đáng nói kết hôn ở độ tuổi dưới 19 , trong đó 0,2% đối tượng kết hôn khi mới 9 tuổi, 0,3% đối tượng kết hôn khi 14 tuổi, 1, 0% kết hôn khi 15 tuổi, 3,3% kết hôn. 4.Hậu quả của việc tảo hôn Tình trạng tảo hôn diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi và tập trung chủ yếu là ở các làng quê, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tảo hôn đã mang đến sự nghèo đói, thất học, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội như: - Về sức khỏe: Tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt là trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết non hơn những đứa trẻ khác. Đây chính là sự cảnh báo thầm lặng về sức khỏe, bởi các nguyên nhân cốt lõi của tử vong và bệnh tật của người mẹ không được quan tâm đúng mức. - Về môi trường giáo dục: Trẻ em buộc phải kết hôn sớm ít khi được tiếp tục việc học hành, cản trở họ có hy vọng về sự độc lập, cản trở họ được tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em. - Về kinh tế: Tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao. - Về tinh thần: Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư giãn, không được tham gia vui chơi, tham gia những hoạt động giải trí và được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi… - Về mặt xã hội: Tảo hôn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển xã hội do ảnh hưởng của chất lượng dân số, một xã hội mà tỷ lệ người thiểu năng về thể chất, thiểu năng về trí tuệ, người tàn tật, khuyết tật lớn sẽ là gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, mất cơ hội học tập, thiếu kiến thức xã hội, thường rơi vào cảnh nghèo túng, nhiều cặp đi đến phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em. Đây chính là những ảnh hưởng lớn đối với trẻ em không chỉ hiện tại mà cả tương lai. Vì một tương lai tươi sáng cho các em, để cho các em có được sự phát triển toàn diện về thể chất, Đại Học Trà Vinh Pháp Luật Đại Cương Chủ đề : Tảo hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Trang 9 Nhóm 3: DA14XD tinh thần cũng như tâm sinh lý, được tham gia học tập, giao tiếp với với cộng đồng và xã hội mỗi chúng ta cần phải có những hành động thiết thực như tuyên truyền, vận động cùng với các biện pháp xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật mới có tác dụng vừa giáo dục, vừa dăn đe đối với những trường hợp vi phạm. Có như vậy mới hạn chế thấp nhất tình trạng tảo hôn đang diễn ra hiện nay. 5.Những giải pháp khắc pháp nạn tảo hôn 5.1.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân. Nguyên nhân cốt lõi khiến nạn tảo hôn bùng nổ chính là do công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các kiến thức về pháp luật, về hôn nhân gia đình, về sức khỏe sinh sản còn yếu khiến người dân không biết và không có ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật. Để hạn chế được điều đó cần phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức về pháp luật, về hôn nhân gia đình, về sức khỏe sinh sản cho người dân, đặc biệt là đồng bào thiểu số, người miền núi, vùng sâu vùng xa; phải nâng cao trình độ dân trí cũng như ý thức pháp luật cho người dân đây là một giải pháp vừa quan trọng vừa khó khăn nhất. 5.2.Nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong quá trình quản lý Với vai trò thực hiện pháp luật trong đời sống, các cơ quan chính quyền địa phương có nhiệm vụ rất quan trọng trong vấn đề bài trừ nạn tảo hôn tại địa phương mình. Do đó, cần có sự chỉ đạo sát sao hơn nữa, quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền trong việc phổ cập kiến thức về hôn nhân và gia đình cũng như giám sát việc thực hiện các công tác về truyên truyền kiến thức. 5.3.Cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là nhân dân miền núi, vùng sâu vùng xa Theo quan niệm của những người dân miền núi, họ không coi trọng việc học hành, giáo dục mà chỉ quan tâm đến việc kiếm miếng cơm manh áo hàng ngày nên dẫn đến thực trạng nhiều em bỏ học giữa chừng, thậm chí là không được đi học để ở nhà làm việc. Đây vừa là nguyên nhân dẫn đến hiểu biết lạc hậu, vừa khiến cho công tác truyên truyền, giáo dục không phát huy hiệu quả đến cùng. Vì vậy, việc kết hợp giữa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần với công tác phổ cập kiến thức là quan trọng. 5.4.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung và những quy định về vấn đề tảo hôn nói riêng Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn. Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao; Đại Học Trà Vinh Pháp Luật Đại Cương Chủ đề : Tảo hôn GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Trang 10 Nhóm 3: DA14XD Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, độ tuổi kết hôn của nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên (chứ không phải từ đủ mười tám tuổi trở lên). Tuy nhiên, đối chiếu theo quy định của một số ngành luật liên quan thì quy định này chưa có sự thống nhất. Theo quy định của Bộ luật Dân sự , nhiều giao dịch đòi hỏi chủ thể của giao dịch phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tức là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, cá nhân phải đủ mười tám tuổi trở lên mới có thể tự mình là chủ thể của quan hệ tố tụng. Trong khi đó, theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, nữ bước sang tuổi mười tám kết hôn được coi là hợp pháp và họ được quyền tự do ly hôn. Tuy nhiên, quyền tự do ly hôn của họ không thể thực hiện nếu sau khi kết hôn đến thời điểm có yêu cầu ly hôn họ chưa đủ mười tám tuổi.Do đó, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định của các văn bản pháp luật khác, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 cần sửa đổi quy định độ tuổi kết hôn của nam, nữ ít nhất phải từ đủ mười tám tuổi trở lên. Như thế mới thật sự đảm bảo về khả năng đảm đương trách nhiệm làm vợ chồng, làm cha mẹ của các cặp vợ chồng trước khi bước vào cuộc sống gia đình. III.KẾT LUẬN Hiện nay, ở bất kì địa phương nào trên cả nước, từ nông thôn đến thành thị, từ vùng núi đến đồng bằng, hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng đến chính bản thân những người vi phạm mà còn ảnh hưởng đến toàn thể cộng đồng xã hội. Từ khi ban hành các quy định nghiêm cấm tảo hôn, xử phạt đối với các trường hợp vi phạm về độ tuổi kết hôn thì tình trạng tảo hôn ở nước ta đã giảm thiểu rõ rệt. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nạn tảo hôn vẫn là một vấn đề xã hội gây nhiều nhức nhối. Chúng ta cần phải tìm ra được những giải pháp hữu hiệu để hạn chế, đẩy lùi, tiến tới bài trừ nạn tảo hôn ở Việt Nam, từ đó tạo ra những tiền đề thuận lợi để phát triển đất nước nói chung và thực hiện mục tiêu xây dựng đời sống văn hoá mới, xây dựng gia đình mới hiện đại. Để làm được điều đó cần phải có sự quan tâm của toàn xã hội, của Đảng và nhà nước, của các cấp các ngành, trong đó đặc biệt chú ý tới vấn đề giáo dục, tuyên truyền để thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân về tảo hôn và trách nhiệm của mỗi người trong cuộc đấu tranh đẩy lùi và loại bỏ triệt để nạn tảo hôn khỏi đời sống xã hội. IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình, Nxb. CAND, Hà Nội, 2011; [...]...Đại Học Trà Vinh Pháp Luật Đại Cương Chủ đề : Tảo hôn 2.Đoàn Thị Thu Hằng, Khóa luận tốt nghiệp: Vấn đề tảo hôn ở Việt Nam hiện nay - nguyên nhân và giải pháp loại trừ, trường Đại Học Luật Hà Nội, 2010; 3.Ngọc Lan, Tình hình tảo hôn ở các tỉnh miền núi cần sớm có giải pháp, Báo dân tộc và Phát triển cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc ngày 04/05/2009;... độ tuổi kết hôn, báo Công an Nhân dân ngày 19/08/2005; 5.Sơn Tùng, Tảo hôn – vấn đề nhức nhối tại Yên Bái và những giải pháp, Báo Yên Bái Online ngày 01/09/2007; 6.Mai Tâm, Nạn tảo hôn ở Sơn La: Những điều vui buồn, Báo Công an Nhân dân điện tử, 26/08/2012; 7.Huy Anh, Đừng bắt trẻ con sớm thành người lớn, bài viết trên trang baomoi.com ngày 05/05/2012; 8.Nguyễn Đức Hưng, Trao đổi về vấn đề xử phạt vi... trang web: -Hệ thống văn bản pháp luật: www.vietlaw.gov.vn [Truy cập ngày: 19/5/2015]; -Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: www.gopfp.gov.vn [Truy cập ngày: 19/05/2015]; -Trang thông tin của tỉnh Đắk Lắk: www.daklak24h.com.vn; [Truy cập :ngày 21/05/2015]; -Tảo hôn thực trạng, nguyên nhân và giải pháp: http://text.123doc.org [Truy cập ngày: 21/05/2015]; -Hậu quả của việc tảo hôn:http://svhttdl.hagiang.gov.vn/index.php?nv=news&op=VANHOA/Nhung-anh-huong-cua-tao-hon-633 . điểm thứ hai: Tảo hôn là việc nam nữ lấy vợ lấy chồng không đăng ký kết hôn và một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật. -Quan điểm thứ ba cho rằng: Tảo hôn bao gồm cả. kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn nhưng một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật. Ta thấy rằng, trong quy định của Luật chỉ nói tảo hôn là việc “lấy vợ, lấy chồng ” mà không. nói rằng “tảo hôn là việc kết hôn ”. Việc lấy vợ, lấy chồng ở đây có thể đã có đăng ký kết hôn hoặc chưa có đăng ký kết hôn. Bởi vậy, nếu cho rằng tảo hôn là một trường hợp của kết hôn trái pháp

Ngày đăng: 31/05/2015, 08:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHỦ ĐỀ: TẢO HÔN

  • I.ĐẶT VẤN ĐỀ

  • II.NỘI DUNG

    • 1.Khái niệm

    • 2.Thực trạng nạn tảo hôn ở Việt Nam

      • 2.1.Tình hình nạn tảo hôn trên cả nước

      • 2.2.Những khó khăn đặt ra từ nạn tảo hôn

      • 3.Nguyên nhân của nạn Tảo hôn

        • 3.1.Nguyên nhân khách quan

        • 3.2.Nguyên nhân chủ quan

        • 4.Hậu quả của việc tảo hôn

        • 5.Những giải pháp khắc pháp nạn tảo hôn

          • 5.1.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.

          • 5.2.Nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong quá trình quản lý

          • 5.3.Cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là nhân dân miền núi, vùng sâu vùng xa

          • 5.4.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung và những quy định về vấn đề tảo hôn nói riêng

          • III.KẾT LUẬN

          • IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan