1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Tự nhiên xã họi lớp 3 cả năm

118 1,7K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo các nội dung: nhìn vào sơ đồ giải thích được mối quan hệ giữa các thành viên và nói được gia đình đó có mấy thế hệ.. → K

Trang 1

Ngày dạy :Bài dạy : VỆ SINH THẦN KINH

I/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức: - Nêu được một số việc nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

2/ Kỹ năng: - Biết tránh những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh

- Kể được tên một số thức ăn đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh

-GDKNS:+ Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1.Ổn định, tổ chức lớp:

2.Bài cũ : Hoạt động thần kinh

- Kể thêm một số phản xạ thường gặp trong cuộc sống

hàng ngày

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

3.Bài mới :

 Giới thiệu bài :

 Hoạt động 1 : Làm việc với SGK

*Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và không nên

làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh GDKNS: Kĩ năng

tự nhận thức

*Cách tiến hành:

Bước 1 : Làm việc theo nhóm

-GV yêu cầu HS quan sát các hình tr.32 SGK

-Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu các

nhóm thảo luận đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình

nhằm nêu rõ: Nhân vật trong mỗi hình đang làm gì?

Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?

Bước 2 : Làm việc cả lớp

- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo

luận

- GV nhận xét kết quả các nhóm, bổ sung và kết luận

- Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan

- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét,

bổ sung

- Những công việc vừa sức, thoải mái,

Tuần : 8 Tiết : 15

Trang 2

+Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho CQTK?

Kết luận

 Hoạt động 2: Đóng vai

*Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và

có hại đối với cơ quan thần kinh GDKNS: Kĩ năng làm

chủ bản thân

*Cách tiến hành:

Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát các hình vẽ

ở tranh 8 tr.33 SGK, thảo luận xem trạng thái nào có lợi

hay có hại đối với cơ quan thần kinh: Tức giận, vui vẻ,

lo lắng, sợ hãi

- GV nhận xét, kết luận :

 Hoạt động 3 : Làm việc với SGK

*Mục tiêu: Kể tên được những việc nên làm, những

thức ăn đồ uống có thể sử dụng để có lợi cho cơ quan

thần kinh, những việc cần tránh, những đồ ăn uống độc

hại cho cơ quan thần kinh GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm

và xử lí thông tin

*Cách tiến hành:

-Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm quan sát hình 9 ở

trang 33 SGK, thảo luận để xếp các đồ vật đó vào thành

3 nhóm: có lợi, có hại, rất nguy hiểm với cơ quan thần

kinh

-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận: Sau khi

đã chia thành các nhóm tranh, mỗi nhóm sẽ dán kết quả

lên bảng

- Gọi đại diện một vài nhóm trình bày kết quả của

nhóm mình

+Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại cho cơ

quan thần kinh ?

+Ma túy vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta phải làm

gì ?

+Nêu thêm tác hại của các chất gây nghiện đối với

cơ quan thần kinh

Kết luận

4.Nhận xét – Dặn dò :

-GV nhận xét tiết học.

-Chuẩn bị bài: Vệ sinh thần kinh (tiếp theo)

thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh -Khi chúng ta vui vẻ, được yêu thương…

- Học sinh chia thành các nhóm, thảo luận với nhau vừa trả lời các câu hỏi

-HS chia thành các nhóm, quan sát, thảo luận

- Các nhóm dán kết quả lên bảng

- Đại diện một nhóm lên trình bày lại

kết quả của nhóm mình

- Vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh mệt mỏi

-Tránh xa ma túy, tuyệt đối không được dùng thử

-Các nhóm khác bổ sung, góp ý

Rút kinh nghiệm tiết dạy :

Ngày dạy : Tuần : 8 Tiết : 16

Trang 3

Bài dạy : VỆ SINH THẦN KINH ( tiếp theo )

-Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàngngày

II CHUẨN BỊ :

Tranh vẽ trong SGK, Bảng mẫu một thời gian biểu và phóng to,

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1.Ổn định, tổ chức lớp

2.Bài cũ : Vệ sinh thần kinh: Những việc làm ntn

thì có lợi cho cơ quan thần kinh? Trạng thái sức

khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh?

-Giáo viên nhận xét, đánh giá

3.Bài mới :

 Giới thiệu bài, ghi tựa

a/.Hoạt động 1 : Thảo luận

*Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với

sức khỏe GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí

thông tin

*Cách tiến hành :

- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo

luận trả lời câu hỏi :

+Hàng ngày các bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy

giờ ?

+Theo em, một ngày mỗi người nên ngủ mấy

tiếng, từ mấy giờ đến mấy giờ?

+Giấc ngủ ngon, có tác dụng gì đối với cơ thể và

cơ quan thần kinh ?

- Hàng ngày các bạn trong nhóm em thườngthức dậy lúc 6g30 sáng và đi ngủ lúc 10g tối

-Một ngày mỗi người nên ngủ 7-8 tiếng, từ

9-10 giờ tối đến 6 giờ sáng (hoặc 5giờ 30 sáng ).-Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể và cơ quan thần kinhđược nghỉ ngơi, bởi vậy sẽ giúp cho cơ thểchúng ta khỏe mạnh

- Để ngủ ngon, em thường ngủ ở nơi thoángmát, không nằm ở nơi có ánh nắng chiếu trựctiếp …

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảoluận của nhóm mình

Trang 4

hàng ngày

*Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hàng ngày qua

việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi,

… hợp lý GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng

làm chủ bản thân

*Cách tiến hành :

- Giáo viên hướng dẫn cho cả lớp: thời gian biểu là

một bảng trong đó có các mục :

+Thời gian: bao gồm các buổi trong ngày và các

giờ tong từng buổi

+Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải

làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá

nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc

giúp đỡ gia đình, …

- Yêu cầu HS trình bày về thời gian biểu của bản

thân hoặc của bạn bên cạnh

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi

sau :

+Chúng ta lập thời gian biểu để làm gì ?

+Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để làm gì ?

+Hãy đưa ra một thời gian biểu mà nhóm em cho

là hợp lý

-GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày câu hỏi

thảo luận, điền vào bảng thời gian biểu phóng to

trên bảng

-Tổng kết các ý kiến của các nhóm, bổ sung

Kết luận

4.Nhận xét – Dặn dò

-GV nhận xét tiết học

-Chuẩn bị bài: Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức

khỏe

+HS tiến hành trao đổi thông tin lẫn nhau theo hình thức thảo luận theo cặp

-Đại diện 3 – 4 HS trình bày thời gian biểu của bản thân

- HS tiến hành thảo luận nhóm

+Chúng ta lập thời gian biểu để làm mọi công việc một cách khoa học

+Làm việc theo thời gian biểu hợp lý để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ CQTK

+HS giới thiệu thời gian biểu hợp lý

-Học sinh trình bày

-HS lắng nghe

-HS tiếp thu

-Lắng nghe, thực hiện

Rút kinh nghiệm tiết dạy :

Tuần : 9 Tiết : 17

Trang 5

Bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

I/ MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố và hệ thống hóa các kiến thức về :

+ Cấu tạo ngoài, chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh + Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bàitiết nước tiểu, thần kinh

II/ CHUẨN BỊ:

Nội dung các phiếu hỏi cho từng cơ quan ờ vòng 1

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

A.Ổn định, tổ chức lớp.

B.Bài cũ: Vệ sinh thần kinh: Những việc làm như

thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh? Trạng thái

sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh?

-Giáo viên NX, đánh giá

C.Bài mới :

1/.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu bài, ghi tựa

2/.Phần hoạt động: Kết nối

.Hoạt động 1: trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”

*Mục tiêu : Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về

cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp,

tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh

- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ

vệ sinh các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước

tiểu, thần kinh

*Cách tiến hành :

Bước 1 : Tổ chức: GV chia lớp thành nhóm.

Vòng 1: Thử tài kiến thức

- Đội sẽ lên bốc phiếu hỏi về 1 trong 4 cơ quan

được học Nội dung 4 phiếu hỏi :

●Phiếu 1 : “Cơ quan hô hấp”.

+ Hãy lắp thêm bộ phận cần thiết để hoàn thành cơ

quan hô hấp trên sơ đồ ( 2 lá phổi )

+ Hãy giới thiệu tên, chỉ vị trí sơ đồ và chức năng

của các bộ phận của cơ quan hô hấp

+ Để bảo vệ cơ quan tuần hoàn em nên làm gì và

không nên làm gì? (việc không nên - chỉ ra 3 việc )

●Phiếu 2 : “Cơ quan tuần hoàn”.

+ Chỉ vị trí, nói tên và nêu chức năng của các bộ

phận của cơ quan tuần hoàn

+Chỉ đường đi của vòng tuần hoàn lớn, nhỏ

+Để bảo vệ cơ quan tuần hoàn em nên làm gì và

Trang 6

●Phiếu 3 : “ Cơ quan bài tiết nước tiểu”

+ Hãy lắp thêm bộ phận để hoàn thiện sơ đồ cơ

quan bài tiết nước tiểu ?

+ Chỉ vị trí, nói tên và nêu chức năng của các bộ

phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu?

+ Để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu, em xin nêu

sự không nên làm gì ? ( chỉ ra 3 việc của mỗi việc

nên và không nên )

●Phiếu 4 : “Cơ quan thần kinh”

+ Hãy lắp các bộ phận của chính của cơ quan thần

kinh vào sơ đồ ( não, tủy sống)

+ Chỉ vị trí, nêu tên và chức năng của các bộ phận

trong cơ quan thần kinh

+ Để bảo vệ cơ quan thần kinh, em nên và không

nên làm gì ?

Vòng 2 : Giải ô chữ

- Các đội sẽ được chọn hàng ngang để giải đáp

Bước 2: GV tổ chức cho HS cả lớp chơi.

- GV nhận xét các đội chơi

Bước 3: Giáo viên giúp HS củng cố kiến thức (Hoạt

động cả lớp) bằng hệ thống câu hỏi sau :

+Chúng ta đã được học mấy cơ quan trong cơ thể?

+Em hãy nêu chức năng chính của các cơ quan đó?

+Để bảo vệ cơ quan hô hấp ( tuần hoàn, bài tiết

nước tiểu, thần kinh), em nên làm gì và không nên

làm gì?

D.Nhận xét – Dặn dò:

-GV nhận xét tiết học

-DD: Chuẩn bị bài: Ôn tập và kiểm tra: Con người

và sức khỏe (tiếp theo)

-HS thực hiện ( thêm 2 quả thận,bàng quang )

- HS cả lớp ( 5 – 6 HS ) trả lời

- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (chỉ ra 3 việc nên và 3 việc không nên)

-Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi

+CQ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết Và nêu chức năng của từng CQ

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Ngày dạy :

Tuần : 9 Tiết : 18

Trang 7

I/ MỤC TIÊU :

1-Kiến thức: -Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như

thuốc lá, rượu, ma tuý

2-Kỹ năng: -Thực hành vẽ tranh vận động mọi người cùng thực hiện để có sức khỏe tốt, cuộc sống

lành mạnh, HS vẽ tranh đẹp, đúng với nội dung yêu cầu

3-Thái độ: - HS biết bày tỏ thái độ đồng tình với những người có cuộc sống lành mạnh và không đồng

tình với những người sử dụng các chất gây hại

II/ CHUẨN BỊ :

Giấy vẽ ( khổ to), nét, màu ( sáp hoặc chì ) – phát cho mỗi nhóm 1 bộ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

A.Ổn đinh, tổ chức: Nhắc HS ngồi ngay ngắn -Ngồi ngay ngắn

B.Bài cũ: Để bảo vệ cơ quan thần kinh, em nên và

không nên làm gì? GVNX, đánh giá Học sinh trả lời.

C/.Bài mới:

1-Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu bài

2-Phần hoạt động: Vẽ tranh

-Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm cử đại

biểu bốc thăm chủ đề vẽ tranh cổ động

-HS chia thành các nhóm, các nhóm cử đại biểu bốc thăm chủ đề vẽ tranh cổ động

-Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để đưa ra các ý tưởng nên vẽ như thế nào -Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình, và nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm mình vẽ

-Các nhóm khác nghe, bổ sung

-HS tiếp thu

-Nghe, thực hiện

a)Không hút thuốc lá, rượu bia

b) Không sử dụng ma túy

c) Ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lí

d) Giữ vệ sinh môi trường

e)Chủ đề lựa chọn

- Mỗi đội có 10 phút để vẽ, sau đó lên trình bày

Điểm tối đa cho vòng thi này là 10 điểm

-Yu cầu các nhóm trình bày

3-Phần cuối:

-Dặn Hs về tìm hiểu về các thế hệ trong GĐ mình -Tiếp thu

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 8

Ngày dạy :Bài dạy : CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH

I/ MỤC TIÊU :

1 /.Kiến thức: - Sau bài học, HS biết: Các thế hệ trong một gia đình

2/.Kỹ năng: - HS phân biệt được gia đình hai thế hệ và ba thế hệ.

- Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong một gia đình của mình

-GDKNS : - Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu

-Một số ảnh chụp chân dung gia đình 1, 2, 3 thế hệ (có thể thay bằng tranh vẽ ).

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

-Giáo viên hỏi : Các bài chúng ta đã học thuộc chủ đề

gì ?Hôm nay chúng ta cùng nhau sang một chủ đề mới,

chủ đề Xã hội.

-Học sinh trả lời: Con người và Sức khoẻ

2-Phần hoạt động: Kết nối

a/.Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp :

«Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít

tuổi nhất trong gia đình mình

-GDKNS: Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong

nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình của mình

«Cách tiến hành:

Bước 1 : Làm việc theo nhóm

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi :

+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là

Trang 9

nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống,

VD như ông bà, bố mẹ, anh chị em và em Những người

ở các lứa tuổi khác nhau đó, được gọi là các thế hệ trong

một gia đình Đó cũng chính là nội dung bài mà hôm

nay các em sẽ học

GV ghi đầu bài: “Các thế hệ trong một gia đình” -Lặp lại đầu bài.

b/.Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo nhóm

«Mục tiêu: Phân biệt được gia đình một thế hệ, hai thế

hệ và ba thế hệ

«Cách tiến hành:

GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong tr38 và

tr39, thảo luận nhóm đôi theo các yêu cầu sau: -HS QS, thảo luận theo yêu cầu của GV.+Tr.38 nói về gia đình ai? Gia đình đó bao nhiêu

người, bao nhiêu thế hệ? +Gia đình bạn Minh Có 3 thế hệ.

+Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai ? +Ông, Bà của Minh

+Thế hệ thứ hai trong gia đình bạn Minh là ai? +Cha, Mẹ của Minh

+Minh và em Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình? +Thế hệ thứ 3.

+Tr.39 nói về gia đình ai? Gia đình đó bao nhiêu

+Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Lan là ai? +Cha, Mẹ của Lan

+Thế hệ thứ hai trong gia đình bạn Lan là ai? +Lan và em Lan

+Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình? +Thế hệ thứ hai

-GV gọi đại diện 3, 4 cặp HS trình bày trước lớp (mỗi

cặp trả lời 1 câu hỏi) -Học sinh trình bày kết quả thảo luận.

sung

-GV đặt các câu hỏi cho cả lớp: Theo các em trong mỗi

gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?

-3, 4 HS trả lời: 3 thế hệ, 2 thế hệ, nhiềuthế hệ …

-GV ghi ln bảng cc cu trả lời chung nhất của HS

-GV đưa ra câu hỏi gợi mở: Có gia đình chỉ có 1 thế hệ

không? Nếu có hãy nêu 1 ví dụ

→ GV kết luận :

-HS trả lời ( 3 – 4 HS )

c/.Hoạt động 3: Giới thiệu gia đình mình

«Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong lớp về gia đình mình -GDKNS:

KN trình by, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình

Cách tiến hành:

- GV cho học sinh thảo luận nhóm tổ, dùng ảnh chụp

về gia đình mình để giới thiệu cho các bạn trong nhóm

về gia đình mình

-Học sinh thảo luận và giới thiệu với cácbạn trong nhóm

- GV yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình qua

trò chơi Mời bạn đến thăm gia đình tôi

- HS lên bảng giới thiệu về gia đình mình

Trang 10

Tùy từng lượng thời gian mà số HS lên nhiều hay

ít HS được khuyến khích giới thiệu về gia đình theo

kiểu “hướng dẫn viên”

- Yêu cầu học sinh phải nêu được :

+ Giới thiệu các thành viên trong gia đình

+Nói xem gia đình mình có mấy thế hệ

+Giới thiệu thêm một số thông tin về gia đình

mình (VD: gia đình em sống vui vẻ như thế nào? Có

hay đi chơi không? đi chơi ở đâu?…)

-HS lưu ý trình bày đúng yêu cầu của GV

- GV khen thưởng những HS có giới thiệu về gia

đình đầy đủ thông tin, có nhiều sáng tạo Khuyến

khích những HS giới thiệu chưa hay, chưa trôi chảy về

gia đình mình mạnh dạn hơn

Kết luận

-HS tiếp thu

3.Phần cuối: Vận dụng:

-Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài : Họ nội, họ ngoại - HS ch ý lắng nghe

- Nhận xét chung tiết học / -HS tiếp thu

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 11

Ngày dạy :Bài dạy : HỌ NỘI, HỌ NGOẠI

I/ MỤC TIÊU :

1/.Kiến thức: Sau bài học, HS có khả năng: Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.

2/.Kỹ năng: -Xưng hô đúng với các anh, chị em của bố mẹ Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại

của mình

-GDKNS: +Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình mình

+Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họngoại

3/.Thái độ: -Ứng xử đúng với họ hàng của mình, khơng phân biệt họ nội hay họ ngoại.

II/ CHUẨN BỊ :

Tranh vẽ trong SGK, giấy bút và một tờ giấy khổ lớn

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

B Kiểm tra bài cũ: : Các thế hệ trong một gia đình

GV gọi học sinh lên nói về gia đình của mình

-GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm

hiểu qua bài : “Họ nội, họ ngoại ”

-Ghi đầu bài lên bảng

a/.Hoạt động 1: Làm việc với SGK

«Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ

nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là

những ai

«Cách tiến hành:

-GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1

tr.40 ở SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi Yêu cầu HS

tiến hành TL nhóm và ghi kết quả ra giấy

-HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điềukhiển cả nhóm thảo luận trả lời câu hỏi

+ Hương cho các bạn xem ảnh của những ai ? +Ông bà ngoại, mẹ và cậu ruột Hương.+Quang cho các bạn xem ảnh của những ai? +Ông bà nội, bố và cô ruột Quang.

+Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra ai trong ảnh? +Mẹ và cậu ruột Hương.

+Ông bà nội của Quang đã sinh ra ai trong ảnh ? +Bố và cô ruột Quang.

Tuần : 10 Tiết : 20

Trang 12

-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của

nhóm mình -Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- Giáo viên hỏi tiếp học sinh :

+ Những người thuộc họ nội gồm những ai?

+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?

GV kết luận.

-Họ nội gồm: ông bà nội, bố, cô, chú, bác …-Họ ngoại gồm: ông bà ngoại, mẹ, dì, cậu,…

b/.Hoạt động 2 : Kể về họ nội và họ ngoại

«Mục tiêu: Học sinh biết giới thiệu được về họ nội,

họ ngoại của mình GDKNS: Khả năng diễn đạt thông

tin chính xác, lôi cuốn

«Cách tiến hành:

-Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm nói về họ

nội và họ ngoại của mình bằng cách dán ảnh họ hàng

của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn

-HS chia thành các nhóm, nhóm trưởnghướng dẫn các bạn thực hành

-Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả họp

nhóm: nói với nhau về cách xưng hô của mình đối

với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con

của họ theo phong tục của địa phương

-Cả nhóm trao đổi với nhau về cách xưng

hô của mình với cc mối lin hệ theo phong tục của địa phương

- GV giúp học sinh hiểu: mỗi người, ngoài bố, mẹ

và anh, chị, em ruột của mình, còn có những người

họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại

Từng nhóm treo tranh Vài HS lên giới thiệu

C/.Hoạt Động 3: Đóng vai:

«Mục têiu: Học sinh biết cách ứng xử thân thiện

với họ hàng của mình GDKNS: KN giao tiếp

«Cách tiến hành:

- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận

và đóng vai một trong các tình huống sau :

+Em / anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng

+Em/anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng

+Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ

đến thăm

-HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điềukhiển cả nhóm thảo luận và đóng vai tìnhhuống

- Yêu cầu các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai

-Yêu cầu HS nêu lại tên bài học -HS nêu

-Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài : Thực hành :

Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng

- HS chú ý lắng nghe

- Nhận xét chung tiết học / -HS tiếp thu

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 13

- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.

- HS biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại

- Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại

- Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình

II/ CHUẨN BỊ : Hình vẽ trang 42,43 SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

A.Ổn định, tổ chức

B.Bài cũ : Họ nội, họ ngoại:Những người thuộc họ

nội gồm những ai? Những người thuộc họ ngoại

a/.Hoạt động 1: Làm việc với phiếu bài tập.

«Mục tiêu : Nhận biết được mối quan hệ họ hàng

qua tranh vẽ

«Cách tiến hành:

-GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong trang

42, thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:

-Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏicủa Giáo viên

+Trong hình vẽ có bao nhiêu người?

+Đó là những ai? -Ông bà có 2 người con: bố mẹ Hương, bố mẹQuang.+Ai là con dâu của ông bà ?

+Ai là con rễ của ông bà ? -Mẹ của Quang.-Bố của Hương

+ Ai là cháu nội của ông bà? + Quang v Thủy

-Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả

thảo luận

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảoluận nhóm mình

-GV tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét. - Các nhóm khác nghe, nhận xét

GV KL : đây là bức tranh vẽ một gia đình có 3

thế hệ, đó là ông bà, bố mẹ và các con Ông bà có

một con trai, một con gái, một con dâu và một con

Tuần : 11 Tiết : 21

Trang 14

rể Ông bà có hai cháu ngoại là Hương và Hồng,

hai cháu nội là Quang và Thuỷ.

Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng:

«Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.

«Cách tiến hành:

-GV gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi để hình

thành sơ đồ như trong SGK : trả lời 1 câu hỏi)- Học sinh trình bày trước lớp (mỗi một bạn +Gia đình có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất gồm

có những ai ? Ÿ có ông và bà.Gia đình có 3 thế hệ Thế hệ thứ nhất gồm +Ông bà đã sinh được mấy người con? Đó là

những ai?

Ÿ Ông bà đã sinh được 2 người con: bố Quang, mẹ của Hương

+Ông bà có mấy người con dâu, mấy người con

rể? Đó là những ai? Ÿ Quang V 1 người con rễ, đó là bố củaÔng bà có 1 người con dâu là mẹ của

Hương

+Bố mẹ Quang sinh được mấy người con? Đó

là những ai?

ŸBố mẹ Quang sinh được 2 người con là Quang và Thuỷ

+ Bố mẹ Hương sinh được mấy người con? Đó

là những ai? ŸHương và Hồng.Bố mẹ Hương sinh được 2 người con là -GV vừa hỏi vừa kết hợp vẽ sơ đồ lên bảng

Ông

x Bà

Mẹ của

Quang

và Thuỷ x

Bố của Quang và Thuỷ

Mẹ của Hương

và Hồng x

Bố của Hương

và Hồng

-Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ nói lại

mối quan hệ của mọi người trong gia đình

-Nhận xét

-HS trả lời ( 3 – 4 HS )

D.Nhận xét – Dặn dò :

-GV nhận xét tiết học

-Chuẩn bị bài : Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ

mối quan hệ họ hàng ( tiếp theo)

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 15

Ngày dạy :

Bài dạy : THỰC HÀNH :PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ

MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (tiếp theo)

I/ MỤC TIÊU :

HS có khả năng :

-Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể

-Biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại

-Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại

-Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình

II/ CHUẨN BỊ: Hình vẽ trang 42, 43 SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

A.Bài cũ: Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ

mối quan hệ họ hàng: GV cho học sinh hình

thành sơ đồ mối quan hệ họ hàng

-Giáo viên nhận xét

-HS thực hành

B.Bài m ới:

Hoạt động Thảo luận giải thích mối quan hệ

họ hàng -Học sinh thực hành -Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra

giấy

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo các nội dung: nhìn vào sơ đồ giải thích được mối quan hệ giữa các thành viên và nói được gia đình đó có mấy thế hệ

Các nhóm khác nghe và bổ sung

*Nhóm 1: Hương, Tuấn, bố mẹ Linh (Em gái

Tuấn), bố mẹ Hương

*Nhóm 2: Ông, bà, con trai, con rể, con gái,

con dâu

*Nhóm 3: Ông, bà, Giang, Sơn, Bác Thư, Bố

mẹ Giang, Sơn

*Nhóm 4: Cô Lan, chú Tư, bố mẹ Tùng, Tùng,

ông bà

C.Nhận xét – Dặn dò :

-Chuẩn bị bài : Phòng cháy khi ở nhà

-GV nhận xét tiết học

-HS chú ý, thực hiện

-HS lắng nghe

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tuần : 11 Tiết : 22

Trang 16

Ngày dạy :Bài dạy : PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ

I/ MỤC TIÊU

Sau bài học, HS biết :

-Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặtchúng ở gần lữa, nói được những thiệt hại do cháy gây ra

-GDSDNLTK&HQ: GDHS biết sử dụng năng lượng, chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

-Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà

-Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ

-GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, xử lý thông tin về các vụ cháy.

+Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phóng cháy

khi đun nấu ở nhà

+Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy): Tìm kiếm sự giúp đỡ,

ứng xử đúng cách

II/ CHUẨN BỊ :

Hình vẽ trang 44, 45 SGK, những mẫu tin trên báo về các vụ hoả hoạn

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

B.Bài cũ: thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ

họ hàng: GV yêu cầu HS nhìn vào sơ đồ nói lại mối

quan hệ của mọi người trong gia đình

-Học sinh trả lời

C.Bài mới:

1/.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu bài: Cháy là một tai nạn rất khủng khiếp với

chúng ta, nó gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản để

tránh xảy ra cháy tại nhà, hôm nay chúng ta cùng tìm

hiểu bi: phịng chy khi ở nh

-HS lắng nghe

2/.Phần hoạt động: Kết nối

a)Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu

tầm được về thiệt hại do cháy gây ra

*Mục tiêu : Xác định được một số vật dễ gây cháy và

giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa Nói

được những thiệt hại do cháy gây ra GDKNS: Kĩ năng

tìm kiếm và xử lí thông tin

*Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong SGK

trang 44, 45 thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:

+Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?

+Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1

+Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi

khô bị bắt lửa?

+Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn

- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏicủa Giáo viên

Tuần : 12 Tiết : 23

Trang 17

trong việc phòng cháy? Tại sao?

-Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo

luận của nhĩm mình

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảoluận

-Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, NX -Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung

- GV kết luận : bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc

phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng,

ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa

được để xa bếp.

-Giáo viên và học sinh cùng nhau kể một vài câu

chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính Giáo viên

hay các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin

đại chúng

-HS tham gia kể chuyện

b)Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai.

*Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà Biết cất diêm, bật lửa cẩn

thận, xa tầm với của em nhỏ GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân Liên hệ Giáo dục học sinh sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

*Cách tiến hành:

- Giáo viên đặt vấn đề với cả lớp: Cái gì có thể gây cháy

bất ngờ ở nhà bạn?

-Giáo viên giao cho mỗi nhóm tìm biện pháp khắc phục

nguyên nhân dễ dẫn đến hoả hoạn ở nhà

-HS trình bày trước lớp nêu một vật dễgây cháy hiện đang có trong nhà mình

và nơi cất giữ chúng, theo các em làchưa an toàn

Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt

lung tung trong nhà của mình ?

Nhóm 2: theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu

hỏa … nên được cất giữ ở đâu trong nhà ? Bạn sẽ nói thế

nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được

cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình

Nhóm 3: Bếp ở nhà bạn còn chưa thật gọn gàng, ngăn

nắp Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn

dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc thay đổi chỗ cất giữ những thứ dễ

cháy có trong bếp ?

• Nhóm 4: trong khi đun nấu, bạn và những người trong

gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?

- HS hoạt động nhóm theo phân côngcủa giáo viên

- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo

GV kết luận : Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu

là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp Khi đun nấu

phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng

xong vừa an tồn vừa tiết kiệm gas, chất đốt là góp phần

tiết kiệm năng lượng giúp chúng ta sử dụng bền lâu

nguồn năng lượng.

- Học sinh lắng nghe

c)Hoạt động 3: Thực hành

*Mục tiêu:HS biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp

cháy GDKNS: Kĩ năng tự bảo vệ.

Trang 18

- Giáo viên nêu tình huống cháy cụ thể cho cả lớp

- Cho học sinh thực hành báo động cháy, theo dõi phản

ứng của học sinh

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh thực hành

- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn một số cách thoát hiểm

khi gặp cháy nhà một tầng ở nông thôn, nhà cao tầng ở

thành phố, …, cách gọi điện thoại 114 để báo cháy ở

thành phố

- Học sinh lắng nghe

D.Nhận xét – Dặn dò:

-GV nhận xét tiết học

-Chuẩn bị bài : Một số hoạt động ở trường.

-Hs lắng nghe

-HS tiếp thu, thực hiện

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 19

Ngày dạy :Bài dạy : MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG

I/ MỤC TIÊU :

Sau bài học , HS có khả năng :

- Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học củacác môn đó

- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường

- GDKNS: + Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ câc

bạn học km

+ Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác

II/ CHUẨN BỊ :

Hình vẽ trang 46, 47 SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

B.Bài cũ: Phòng cháy khi ở nhà: GV nêu câu hỏi gọi

học sinh trả lời, Giáo viên nhận xét

-Học sinh trả lời

C.Bài mới:

1/.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu bài: Hỏi: Các em đến trường để làm gì?

-KL: Nhằm gip các em hiểu rõ hơn các hoạt động ở

trường, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 24 “…”

-HS lắng nghe, trả lời

-HS lắng nghe, ghi tựa vào vở

2/.Phần hoạt động: Kết nối

a)Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin

sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra

*Mục tiêu: Biết một số hoạt động học tập diển ra

trong các giờ học Biết mối quan hệ giữa: Giáo viên và

học sinh, học sinh và học sinh trong từng hoạt động

+Nhóm 2: đây là giờ kể chuyện Các bạn đang hăng hái

giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi của cô

+Nhóm 3: đây là giờ đạo đức Các bạn đang say sưa

thảo luận nhóm, ghi ý kiến của mình ra giấy

+Nhóm 4: đây là giờ thủ công Các bạn đang dán để

trưng bày các sản phẩm của mình lên bảng cho cô giáo

và các bạn dưới lớp xem

+Nhóm 5: đây là giờ Toán Các bạn đang làm bài tập

Toán mà cô giáo giao cho

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả

ra giấy

Tuần : 12 Tiết : 24

Trang 20

+Nhóm 6: đây là giờ tập thể dục Các bạn đang tập thể

dục trong sân trường

-Giáo viên yêu cầu: quan sát và nói về các hoạt động

đang diễn ra của các bạn học sinh trong ảnh

-Giáo viên phát giấy ghi sẵn nội dung cho các nhóm

Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- Nhận xét

- Giáo viên hỏi :

+Em thường làm gì trong giờ học ?

+Em có thích học theo nhóm không ?

+Em thường học nhóm trong giờ học nào?

+Em thường làm gì khi học nhóm ?

+Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì

sao?

-Lắng nghe

-HS trả lời

Kết luận : ở trường, trong giờ học các em được

khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau

như : làm việc Cá nhân với phiếu học tập, thảo luận

nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét

bài làm của bạn,… tất cả các hoạt động đó giúp cho

các em học tập có hiệu quả hơn

-HS lắng nghe

b)Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập

*Mục tiêu : Biết kể một số môn học mà học sinh được

học ở trường Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập

của bản thân và của một số bạn Biết hợp tác, giúp đỡ

và chia sẻ với bạn GDKNS: Kĩ năng hợp tác.

*Cách tiến hành:

+ Kể tên các môn học mà em được học ở trường ?

- GV cho từng HS nói tên những môn học mình

thường được điểm tốt hoặc điểm kém và nêu lí do

- Cho học sinh nói tên môn học mà mình thích nhất

và giải thích vì sao

- Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn

trong học tập

-Cho lớp nhận xét, bổ sung

-GV liên hệ tình hình học tập của HS trong lớp

-Học sinh kể tên môn học theo dãy bàn -Học sinh nêu

-HS nêu và giải thích lí do

-HS kể ra

-Lớp nhận xét, bổ sung

-HS liên hệ

3/.Phần cuối:

Nhận xét – Dặn dò:

-GV nhận xét tiết học

-Chuẩn bị bài: Một số hoạt động ở trường (tiếp theo)

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 21

Ngày dạy :

Bài dạy : MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG (tiếp theo)I/ MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS có khả năng :

- Kể tên được một số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học

- Nêu ích lợi của các hoạt động trên

- Tham gia tích cực các hoạt động ở trường phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình

GDKNS: +Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn

học kém

+Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác

II/ CHUẨN BỊ:

Hình vẽ trang 46, 47 SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

B.Bài cũ: Một số hoạt động ở trường:

- Kể tên các môn học mà em được học ở trường

- Cho học sinh nói tên môn học mà mình thích

nhất và giải thích vì sao

- Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn

trong học tập Giáo viên nhận xét

-Học sinh kể: Toán, TV, TNXH, Đạo đức, Âmnhạc, Tiếng Anh,

C.Bài mới:

1/.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã biết một số

môn học ở trường, tiết này, chúng ta sẽ làm quen

các hoạt động khác ngoài giờ lên lớp qua bài: Một

số hoạt động ở trường tiếp theo

-HS lắng nghe

2/.Phần hoạt động: Kết nối

a)Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.

³Mục tiêu: Biết một số hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh tiểu học Biết một số điểm cần lưu

ý khi tham gia các hoạt động đó GDKNS: Kĩ năng hợp tác.

³Cách tiến hành :

-Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo

luận 1 bức ảnh trong SGK:

-GV yêu cầu: quan sát và nói về các hoạt động do

nhà trường tổ chức ở trong ảnh, giới thiệu và mô tả

các hoạt động đó

-GV phát giấy ghi sẵn nội dung cho các nhóm

+Nhóm 1: Nhà trường tổ chức cho học sinh đồng

diễn thể dục Các bạn HS đang cùng nhau tập TD

+Nhóm 2: Nhà trường tổ chức cho HS vui chơi

đêm trung thu Các bạn học sinh đang rước đèn

ông sao

+Nhóm 3: Nhà trường tổ chức cho học sinh xem

văn nghệ Các bạn học sinh đang hát, múa, biểu

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ragiấy

-HS quan sát, giới thiệu và mô tả các hoạt độngcủa các tranh

Tuần : 13 Tiết : 25

Trang 22

diễn văn nghệ cho các bạn trong toàn trường xem.

+Nhóm 4: nhà trường tổ chức cho học sinh đi

thăm viện bảo tàng Các bạn học sinh đang nghe cô

hướng dẫn viên thuyết minh về các hiện vật có

trong viện bảo tàng

+Nhóm 5 : nhà trường tổ chức cho học sinh đấn

thăm gia đình liệt sĩ Các bạn học sinh đang cùng

cô giáo tặng hoa cho bà mẹ liệt sĩ

+Nhóm 6 : nhà trường tổ chức cho học sinh chăm

sóc đài tưởng niệm liệt sĩ Các bạn học sinh đang

lau chùi bát hương, quét dọn, tỉa cành cho các mộ

của các liệt sĩ

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

kết quả thảo luận của nhóm mình

- Nhận xét

→ Kết luận: hoạt động ngoài giờ lên lớp của học

sinh tiểu học bao gồm: vui chơi giải trí, văn nghệ,

thể thao, làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, giúp gia

đình thương binh, liệt sĩ …

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảoluận của nhóm mình

- Các nhóm khác nghe và bổ sung

b).Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm

³Mục tiêu: giới thiệu được các hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp ở trường GDKNS: Kĩ năng

giao tiếp

³Cách tiến hành :

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi để

trả lời các câu hỏi của Giáo viên

+Trường em đã tổ chức các hoạt động ngoài giờ

lên lớp nào?

+Ích lợi của các hoạt động đó như thế nào?

+Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt?

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả vàobảng

- Văn nghệ, thể thao, tưới cây, giúp người tàntật,…

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

kết quả thảo luận của nhóm mình

- Cho lớp nhận xét, bổ sung

→ Kết luận : hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho

tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh, giúp

các

em nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm

vi giao tiếp, tăng cường tinh thần đồng đội, biết

quan tâm và giúp đỡ mọi người

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảoluận

Chuẩn bị bài : Không chơi các trò chơi nguy hiểm -HS thực hiện

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Ngày dạy :

Trang 23

Bài dạy : KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM

I/ MỤC TIÊU :

- Sau bài học, HS có khả năng: Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao chovui vẻ, khỏe mạnh và an toàn Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho

người khác khi ở trường Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.

- GDKNS: + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác

+Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việcphòng tránh các trò chơi nguy hiểm

II/ CHUẨN BỊ:

Hình vẽ trang 50, 51 SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

B.Bài cũ: Một số hoạt động ở trường(tt):

-Trường em đã tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên

lớp nào? Ích lợi của các hoạt động đó như thế nào?

Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt ?

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-Học sinh trả lời

C.Bài mới:

1/.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu bài: Ở trường, các em được tham gia

các hoạt động học tập, vui chơi Trong giờ chơi

hoặc nghỉ giữa giờ, các em chơi ntn không gây

nguy hiểm cho mình và cho người khác, mời các

em cùng học bài 26: Không chơi các trò chơi nguy

hiểm

-HS lắng nghe

2/.Phần hoạt động: Kết nối

a)Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.

³Mục tiêu: Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ, trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khỏe

mạnh và an toàn, nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở

trường GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân.

³Cách tiến hành :

- GV yêu cầu học sinh kể tên một trò chơi mà

mình tham gia trong giờ ra chơi ở trường

- GV hướng dẫn học sinh quan sát hình trang 50,

51 trong SGK thảo luận xem các bạn đang chơi trò

gì, trò chơi nào dễ gây nguy hiểm cho bản thân và

cho người khác và giới thiệu vì sao

-HS kể: bắn bi, đọc truyện, nhảy dây, đá cầu…

-Học sinh quan sát

ŸCác bạn đang chơi trò chơi ô ăn quan, nhảydây, đá bóng, bắn bi, đá cầu, đọc truyện, chơiđánh nhau, đánh gụ ……

ŸTrong các trò chơi trên, trò chơi quay gụ,đánh nhau là rất nguy hiểm Vì quay gụ nếukhông cẩn thận sẽ quẳng gụ có đầu đinh nhọnvào mặt các bạn khác, gây chảy máu Còn

Tuần : 13 Tiết : 26

Trang 24

đánh nhau sẽ có thể bị ngã, trầy xước, thậm chí

có thể chảy máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tínhmạng của bản thân, của cả những bạn xungquanh mình

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

kết quả thảo luận của nhóm mình

- Nhận xét

- Giáo viên hỏi :

+Em thường làm gì trong giờ học?

+Em có thích học theo nhóm không?

+Em thường học nhóm trong giờ học nào?

+Em thường làm gì khi học nhóm?

+Em có thích được đánh giá bài làm của bạn

không? Vì sao?

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luậncủa nhóm mình

-Các nhóm khác nghe và bổ sung

b)Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.

³Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm ở trường GDKNS: Kĩ

năng tìm kiếm và xử lí thông tin

³Cách tiến hành

-Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm trả lời

+Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong

giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ ?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

kết quả thảo luận của nhóm mình

- Nhận xét

- Giáo viên chốt lại :

• Nên chơi ô ăn quan vì trò chơi nhẹ nhàng, không

nguy hiểm

• Nên chơi nhảy dây vì tò chơi phù hợp với trẻ

em, không gây nguy hiểm

• Không nên chơi bắn súng cao su thì dễ bắn vào

đầu, vào mắt người khác

• Không nên chơi đá bóng trong giờ ra chơi dễ

gây mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quần áo bẩn sẽ ảnh

hưởng đến việc học tập trong các tiết sau

• Không nên leo trèo cầu thang có thể ngã, gãy

chân tay

• Không nên chơi đuổi bắt nhau trong khi chạy

nhảy có thể xô đẩy, gây ra tai nạn, chảy máu

- Cả nhóm cùng nhận xét xem trong số các tròchơi đó, những trò chơi nào có ích, những tròchơi nào nguy hiểm

- Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi đểchơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảoluận của nhóm mình

Trang 25

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Ngày dạy : Tuần : 14 Tiết : 27

Trang 26

Bài dạy : TỈNH ( THÀNH PHỐ ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG

I/ MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS biết :

- Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố )

-Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương

-GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống;

sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống

II/ CHUẨN BỊ:

Hình vẽ trang 52, 53, 54, 55 SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

B.Bài cũ: Không chơi các trò chơi nguy hiểm:

Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong

giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ

-Giáo viên nhận xét, đánh giá

-Học sinh trả lời

C.Bài mới:

1/.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu bi: Nơi em đang sống là tỉnh hay

thành phố? Tỉnh em có tên gì? Hôm nay thầy sẽ

cùng các em tìm hiểu về tỉnh mình đang sống qua

bài “Tỉnh/thành phố nơi bạn đang sống”

-HSTL: Là tỉnh Trà Vinh

2/.Phần hoạt động: Kết nối

a)Hoạt động: Làm việc với SGK.

³Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh

GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

³Cách tiến hành:

-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học

sinh quan sát tranh trong SGK trang 52, 53, 54,

mỗi nhóm thảo luận 1 tranh

-Giáo viên yêu cầu: quan sát và kể tên những cơ

quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, … cấp

tỉnh có trong các hình

-GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả

thảo luận của nhóm mình-Nhận xét

-Học sinh quan sát và thảo luận -Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luậncủa nhóm mình

-Các nhóm khác nghe và bổ sung

Kết luận: ở mỗi tỉnh, thành phố đều có rất

nhiều các cơ quan như hành chính, văn hoá, giáo

dục, y tế,… để điều hành công việc, phục vụ đời

sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ nhân dân

b) Hoạt động 2: Trò chơi

-GV cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh ai -Học sinh tham gia chơi theo sự hướng dẫn của

Trang 27

đúng” với yêu cầu: Nối các cơ quan, công sở với

chức năng, nhiệm vụ tương ứng Giáo viên.-Thực hành VBT

3.Phần kết:

-Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài: Tỉnh (thành

phố nơi bạn đang sống (tiếp theo) -Tiếp thu.

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 28

Ngày dạy :Bài dạy : TỈNH ( THÀNH PHỐ ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (tiếp theo)

I/ MỤC TIÊU:

1-Kiến thức: HS biết mình đang sống ở tỉnh hay thành phố và biết đựơc tên các cơ quan hành chính

tại địa phương

2-Kỹ năng: -Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố).

-GDKNS:Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống; sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống

3-Thái độ: Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương.

II/ CHUẨN BỊ: Hình vẽ trang 52, 53, 54, 55 SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

B.Bài cũ: Kể tên những cơ quan hành chính, VH,

GD, y tế, … cấp tỉnh-GVNX, đánh giá

-HS trình bày

C.Bài mới:

1/.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu: Nhằm giúp các em biết thêm về những chức năng các cơ quan hành chính cấp tỉnh để

khi có việc thì dễ liên hệ hơn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bi “Tỉnh/Thành phố nơi bạn sinh

sống (tt)”

2/.Phần hoạt động: Kết nối

a)Hoạt động 1: Nói về tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống

³Mục tiêu: học sinh có hiểu biết về các cơ quan hành chính của tỉnh nơi các em đang sống.

GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

³Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh,

hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành

chính, y tế

-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi

nhóm thảo luận về các tranh ảnh, hoạ báo sưu tầm

được

-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết

quả thảo luận của nhóm mình

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảoluận của nhóm mình

-Các nhóm khác nghe và bổ sung

b) Hoạt động 2: Vẽ tranh

³Mục tiêu: học sinh biết vẽ và mô tả sơ lược về

bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính,

văn hoá, y tế, … của tỉnh nơi các em đang sống

³Cách tiến hành:

- GV gợi ý cách thể hiện những nét chính về

những cơ quan hành chính, văn hoá, …

- Giáo viên dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi một

số học sinh mô tả tranh vẽ

- Học sinh vẽ theo sự hướng dẫn của Giáoviên

- Học sinh mô tả

- Lớp nhận xét

Tuần : 14 Tiết : 28

Trang 29

-GV tuyên dương những học sinh vẽ đẹp.

3.Phần kết:

Nhận xét – Dặn dò

-Chuẩn bị bài: Các hoạt động TT liên lạc -Lắng nghe, thực hiện

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 30

Ngày dạy :Bài dạy : CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

I/ MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS biết :

-Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh

-Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống

II/ CHUẨN BỊ :

Một số bì thư, điện thoại đồ chơi (cố định, di động)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

B.Bài cũ: Tỉnh/thành phố nơi bạn đang sống (tt):

yêu cầu học sinh trình bày các sưu tầm về tranh

ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục,

hành chính, y tế GVNX

-HS trình bày

C.Bài mới:

1/.Phần đầu: Khám phá

Giới thiệu bài: Hỏi: Khi em có người thân đi xa

nhà, người ấy báo tin bình an cho gia đình biết

bằng cách nào?

-Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng

ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm

từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không?

Để biết các hoạt động thông tin liên lạc diễn ra

như thế nào, mời các em cùng tìm hiểu bài:

“CHĐTTLL”

-HSTL: nhắn qua người trung gian, viết thư,gọi điện thoại, nhắn tin qua điện thoại, gửi E-mail…

-HS lắng nghe

2/.Phần hoạt động: Kết nối

a)Hoạt động 1: Thảo luận nhóm

³Mục tiêu: Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.

Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện trong đời sống

³Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi

nhóm thảo luận câu hỏi:

+Kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện

tỉnh

+Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện Nếu không

có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận

được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi

về hoặc có điện thoại được không ?

-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

kết quả thảo luận của nhóm mình

- Nhận xét

- Giáo viên giới thiệu: ở bưu điện tỉnh còn có

-Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ragiấy

Những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh là:gửi thư, gọi điện thoại, gửi bưu phẩm …

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luậncủa nhóm mình

-Các nhóm khác nghe và bổ sung

-HS lắng nghe

Tuần : 15 Tiết : 29

Trang 31

dịch vụ chuyển phát nhanh thư và bưu phẩm,

ngoài ra còn có cả gửi tiền, gửi hàng hoá, điện hoa

qua bưu điện

Kết luận: bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển

phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa

phương trong nước và giữa trong nước với nước

ngoài.

b) Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.

³Mục tiêu: Biết được ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình.

³Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm

thảo luận câu hỏi: nêu nhiệm vụ, ích lợi của hoạt

động phát thanh, truyền hình

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

kết quả thảo luận của nhóm mình

- Nhận xét

Kết luận:

-Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở

thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và ngoài

nước.

-Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta

biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục,

³Mục tiêu : Học sinh biết cách ghi địa chỉ ngoài

phong bì thư, cách quay số điện thoại, cách giao

tiếp qua điện thoại.

³ Cách tiến hành:

-GV cho học sinh đóng vai nhân viên bán tem,

phong bì và nhận gửi thư, hàng

-Một vài HS đóng vai người gửi thư, quà

-Một số học sinh khác chơi gọi điện thoại

-Chuẩn bị bài: Hoạt động nông nghiệp -Lắng nghe, thực hiện

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 32

Ngày dạy :Bài dạy : HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

I/ MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS biết:

- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh ( thành phố ) nơi các em đang sống

- Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp

- GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nôngnghiệp nơi mình đang sống

II/ CHUẨN BỊ:

Hình vẽ trang 58, 59 SGK, tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

B.Bài cũ: HS kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh Nêu ích lợi của hoạt động bưu

điện Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưuphẩm từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không ? GVNX

C.Bài mới:

1/.Phần đầu: Khám phá

-Chúng ta sống ở vùng nông thôn hay thành thị?

Các em đã thấy gia đình mình nuôi những con

vật gì? Trồng những cây gì?

-GVKL: Những hoạt động đó được gọi là hoạt

động nông nghiệp Bài học hôm nay chúng ta

tìm hiểu về Hoạt động nông nghiệp

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi

nhóm quan sát các hình trang 58, 59 SGK và thảo

luận theo các gợi ý sau :

+ Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong

hình

+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì ?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

kết quả thảo luận của nhóm mình

- Giáo viên nhận xét và giới thiệu thêm một số

hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như :

trồng ngô, khoai, sắn, chè, …; chăn nuôi trâu, bò,

dê, …

Kết luận : Các hoạt động trồng trọt, chăn

nuôi, đáng bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng

… được gọi là hoạt động nông nghiệp

- Học sinh quan sát và thảo luận

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ragiấy

•Ảnh 1: chụp người nông nhân đang chăm sóccây cối, để không khí thêm trong lành

•Ảnh 2 : chụp cảnh chăm sóc đàn cá – cung cấp

cá cho con người làm thức ăn

•Ảnh 3 : chụp cảnh gặt lúa – cung cấp cho conngười thóc gạo để ăn

•Ảnh 4 : chụp cảnh chăm sóc đàn lợn – cungcấp thức ăn cho con người

•Ảnh 5 : chụp cảnh chăm sóc đàn gà – cung cấpthức ăn cho con người

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luậncủa nhóm mình

Tuần : 15 Tiết : 30

Trang 33

-Các nhóm khác nghe, bổ sung.

b) Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.

³Mục tiêu: Kể tên một số hoạt động nông nghiệp Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp.

GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm v xử lí thơng tin.

³Cách tiến hành:

-Giáo viên cho từng cặp học sinh kể cho nhau

nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em

đang sống

-GV cho một số cặp trình bày trước lớp

-Giáo viên nhận xét

-Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe

-Học sinh trình bày trước lớp

-Lớp nhận xét

c) Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp

³Mục tiêu : Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông

nghiệp

³ Cách tiến hành:

-Giáo viên chia lớp thành các nhóm

-Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu mỗi

nhóm trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận

của từng nhóm

-Cho từng nhóm bình luận về tranh xoay quanh

nghề nghiệp và lợi ích của các nghề nghiệp đó

-Giáo viên chấm điểm cho các nhóm và khen

-Chuẩn bị bài: Hoạt động công nghiệp, thương

mại

-Lắng nghe, thực hiện

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 34

Bài dạy : HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI

I/ MỤC TIÊU :

Sau bài học, HS biết:

- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống

- Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại

-GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát tìm kiếm thông tin về các hoạt động công

nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống

+Tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mìnhsinh sống

II/ CHUẨN BỊ:

- Các hình trang 60, 61 trong SGK, tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán, một số đồ chơi,hàng hoá

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

B.Bài cũ: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày

các hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang

sống- Giáo viên nhận xét

- Học sinh trình bày

C.Bài mới:

1/.Phần đầu: Khm ph

-Giới thiệu bài: Em có biết giấy, bút các em viết hay những đồ dùng khác như: kéo, compa, keo, bút

màu…các em sử dụng có từ đâu và đến tay chúng ta như thế nào không? Đó là nhờ hoạt động công nghiệp chế tạo ra, để đến được tay chúng ta nhà sản xuất không thể trực tiếp cung cấp cho tất cả mọi người được mà phải nhờ một thành phần khác phân phối, đó là thương mại Vậy hoạt động công

nghiệp và thương mại là ntn xin mời các em tìm hiểu bài: Hoạt động công nghiệp thương mại.

2/.Phần hoạt động: Kết nối

a)Hoạt động 1: Làm việc theo cặp

³Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp, thương mại ở tỉnh Trà Vinh nơi các em đang

sống Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp trong đời sống.GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí

thông tin

³Cách tiến hành:

GV yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe

về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang

sống

- GV yêu cầu một số cặp học sinh trình bày

- Nhận xét

- GV giới thiệu thêm một số hoạt động như : khai

thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp

ô tô, xe máy, … đều gọi là hoạt động công

nghiệp

- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe

- Một số cặp học sinh trình bày

- Các cặp khác nghe và bổ sung

b) Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm.

³Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.

³Cách tiến hành:

Tuần : 16 Tiết : 31

Trang 35

-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm

quan sát 3 bức ảnh trong SGK và nêu tên một hoạt

động, lợi ích đã quan sát trong hình

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả

thảo luận của nhóm mình

-GV giới thiệu và phân tích về các hoạt động và sản

phẩm từ các hoạt động đó như :

• Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để

chạy máy …

• Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà

máy, chất đốt sinh hoạt …

• Dệt cung cấp vải, lụa …

Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu

khí, dệt gọi là hoạt động công nghiệp.

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghikết quả ra giấy

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảoluận của nhóm mình

- Các nhóm khác nghe và bổ sung

c) Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm

³Mục tiêu : Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở

đó Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

³ Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo

luận theo yêu cầu trong SGK

- Giáo viên nêu gợi ý :

+Những hoạt động mua bán như trong hình 4, 5 tr 61

SGK được gọi là hoạt động gì?

+Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?

+Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em

-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả

thảo luận của nhóm mình

Kết luận : Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt

động thương mại.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảoluận của nhóm mình

- Các nhóm khác nghe và bổ sung

d.Hoạt động 4 : Chơi trò chơi bán hàng

³ Mục tiêu : Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị,

cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.

³Cách tiến hành :

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm

-GV đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai, một

người bán, một số người mua

- Một vài học sinh đóng vai

-Chuẩn bị bài: Làng quê và đô thị -Lắng nghe, thực hiện

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

………

Trang 36

Ngày dạy :Bài dạy : LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ

I/ MỤC TIÊU :

Sau bài học , HS có khả năng

- Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị

- Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương

- GDKNS:+Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh, tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa

làng quê và đô thị

+Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị

II/ CHUẨN BỊ :

Hình vẽ trang 62, 63 SGK III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

B.Bài cũ: Kể về hoạt động công nghiệp ở nơi các em

đang sống - Giáo viên nhận xét -Học sinh trả lời

C.Bài mới:

1/.Phần đầu: Khám phá

-Giới thiệu mục tiêu bài học Ghi tựa bài -HS lắng nghe

2/.Phần hoạt động: Kết nối

a)Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm

³Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị

³Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm

quan sát các hình trang 62, 63 SGK và thảo luận, nêu rõ

sự khác nhau giữa làng quê và đô thị

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả

thảo luận của nhóm mình

Phong

cảnh Nhiều cây cối,ruộng vườn Chật hẹp, ít câycối

Nhà cửa Nhà mái ngói có

vườn cây nuôiđộng vật

Nhiều xe cộ, nhất

là xe máy, nhiềukhi tắc đường

- Học sinh quan sát và thảo luận

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kếtquả ra giấy

- Đại diện các nhóm trình bày kết quảthảo luận của nhóm mình

-Các nhóm khác nghe và bổ sung

Tuần : 16 Tiết : 32

Trang 37

Làm việc ở các nhàmáy, xí nghiệp, bán

hàng

Kết luận : Ở làng quê, người dân thường sống bằng

nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và các nghề thủ công,

…; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,…;

đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại Ở đô thị, người

dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,

…; nhà ở tập trung san sẻ đường phố có nhiều người và

xe cộ đi lại

-HS lắng nghe

b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

³Mục tiêu: Học sinh kể được tên những nghề nghiệp mà

người dân ở làng quê và đô thị thường làm

³Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm

căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự

khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô

thị

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả

thảo luận của nhóm mình

Kết luận : Ở làng quê, người dân thường sống bằng

nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và các nghề thủ công,

… Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở,

- GV nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố (thị xã) quê em

-GV yêu cầu học sinh vẽ tranh giới thiệu bất kì một

phong cảnh nào nơi em sinh sống và nghề nghiệp đặc

trưng ở làng quê mình

-Giáo viên gợi ý: Vẽ cảnh gì? Ở đâu? Nơi đó có những

ai, những nhân vật nào? Con người ở đó làm nghề gì?

-Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu mỗi nhóm

trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm

-Giáo viên nhận xét

- Học sinh tiến hành vẽ

- Học sinh trình bày về bức tranh củamình

Trang 38

3.Phần kết:-Hỏi tên bài học -HS trả lời.

-Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài: An toàn khi đi xe đạp -Tiếp thu

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 39

Ngày dạy :

Bài dạy : AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP

I/ MỤC TIÊU :

Sau bài học bước đầu HS biết một số quy định đối với người đi xe đạp

-GDKNS:+Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát phân tích về các tình huống chấp hành

đúng quy định khi đi xe đạp

+Kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông

+Kĩ năng làm chủ bản thân: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp

II/ CHUẨN BỊ :

Các hình trang 64, 65 trong SGK, tranh, áp phích về an toàn giao thông.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

A.Ổ n định

B.Bài cũ : Làng quê và đô thị

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những nghề

nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường

a)Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm

Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, học sinh hiểu

được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông GD kĩ

năng tìm kiếm v xử lí thơng tin: Quan st phn tích về

cc tình huống chấp hnh đúng quy định khi đi xe

đạp.

Cách tiến hành :

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi

nhóm quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:

Trong hình, ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông ?

Vì sao ?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết

quả thảo luận của nhóm mình

♦ Tranh 3 : người đi xe đạp ở phía trước là

đi sai luật vì đi bên trái đường

♦Tranh 4 : các bạn học sinh đi sai luật vì đi xe

Tuần : 17 Tiết : 33

Trang 40

b)Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm

a/Mục tiêu : Học sinh thảo luận để biết luật giao

thông đối với người đi xe đạp GD Kĩ năng làm

chủ bản thân: Ứng phó với những tình huống

khơng an tồn khi đi xe đạp

b/Cách tiến hành :

-Giáo viên chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4

học sinh, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận câu hỏi: Đi

xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết

quả thảo luận của nhóm mình

Kết luận : Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng

phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi

vào đường ngược chiều.

c)Hoạt động 3 : Chơi trò chơi đèn xanh, đèn đỏ

a/Mục tiêu : Thông qua trò chơi nhắc nhở học sinh

có ý thức chấp hành luật giao thông GD kĩ năng

kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia

giao thông

b/Cách tiến hành :

- Giáo viên cho học sinh cả lớp đứng tại chỗ, vòng

tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay

phải

- Giáo viên cho trưởng trò hô :

• Đèn xanh : cả lớp quay tròn hai tay

- Chuẩn bị bài : Ôn tập và kiểm tra học kì 1.

trên vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ

♦ Tranh 5 : anh thanh niên đi xe đạp đi sailuật vì chở hàng cồng kềnh, vướng vào ngườikhác, dễ gây tai nạn

♦ Tranh 6 : các bạn học sinh đi đúng luật,

đi hàng một và đi về phía tay phải

♦ Tranh 7: các bạn học sinh đi sai luật,chở 3 lại còn đùa vui giữa đường, bỏ hai taykhi đi xe đạp

-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kếtquả ra giấy

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luậncủa nhóm mình

Đi xe đạp

Đúng luật Sai luật

Đi về bên phảiđường

Đi hàng một

Đi về bên tráiDàn hàng trênđường

Đi đúng phầnđường

Đèo 1 người

Đi vào đườngngược chiều

Đèo 3 người …Các nhóm khác nghe và bổ sung

- Cả lớp chơi theo sự điều khiển của trưởng trò

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

………

………

Ngày đăng: 30/05/2015, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w