II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN KRÔNG BÚK- ĐĂK 4 Tổ chức chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường 18 5 Công tác phối hợp với
Trang 13 Tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh 8
4 Kết hợp lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. 8
VII NHỮNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 11
2 Hoạt động tiếp cận khoa học (tự nhiên, xã hội, kĩ thuật và hướng
Trang 2B CƠ SỞ PHÁP LÝ 13
C II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP CỦA CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN KRÔNG BÚK- ĐĂK
4 Tổ chức chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường 18
5 Công tác phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để tổ chức các
C III ĐỀ XUẤT, CẢI TIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
Trang 3LỜI CẢM ƠN !
Đề tài được hoàn thành theo chương trình Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
do trường CĐSP Đăk Lăk tổ chức giảng dạy Cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơnđến trường, Ban giám hiệu, quý thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn quý cấp lãnh đạo, đặc biệt lãnh đạo phòngGD&ĐT đã tạo điều kiện (cả vật chất và tinh thần) để tôi được tham gia học tập vànghiên cứu và hoàn thành đề tài này
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo Bùi Thị Toan – Giảng viêntrường CĐSP Đăk Lăk, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiêncứu và hoàn thành đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của nền giáo dục nước ta được xác định rất rõ trong Luật giáo dục
tại Điều 2 Luật giáo dục năm 2005 đã nêu “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Trong quá trình giáo dục, ngoài việc hình thành cho học sinh thái độ đúngđắn, các hành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mốiquan hệ xã hội về chính trị, đạo đức , pháp luật…., còn phải giúp các em bổ sung vàhoàn thiện những tri thức đã học trên lớp Vậy, quá trình giáo dục không nhữngđược thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn thông qua cáchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL)
HĐGDNGLL có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục Quá trình giáodục đối với học sinh THCS có nhiều thú vị nhưng cũng không ít phức tạp, đòi hỏiphải có sự khéo léo, kịp thời, đúng đắn, lôi cuốn các em hoạt động, nhằm phát huykhuynh hướng tự lập, sáng tạo, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật Vì vậy, cóthể nói HĐGDNGLL có vị trí then chốt trong quá trình giáo dục nhằm định hướng,điều chỉnh quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao
Thực tế, trong những năm qua, công tác quản lý ở các trường THCS huyệnKrông Búk - tỉnh Đăk Lăk, đối với học sinh phần lớn là con em người lao động nôngnghiệp trồng cà phê, rất thích được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, giao lưuvăn hoá…, qua đó có dịp học hỏi các kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, nhữngthói quen tốt trong học tập cũng như trong đời sống Tuy nhiên, môi trường xã hộixung quanh cũng có tác động xấu đến các em, nên lãnh đạo các trường rất lung túngtrong việc xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động GDNGLL sao cho có hiệu quả,đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tập thể của học sinh
Sau thời gian được học tập, nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức tại lớp Bồidưỡng CBQLGD của các thầy cô giáo ở trường CĐSP Đăk Lăk tôi nhận thức đượcrằng: Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, làm tốt công tác giáo dục đạo đứccho học sinh thì HĐGDNGLL là một trong những hoạt động thiết yếu Mặt khác,trong thời gian qua, những HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Krông Búk cònquá mơ hồ, chưa thực sự trở thành một hoạt động bổ ích cho học sinh Với lý do đó,
tôi chọn đề tài : “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Krông Búk”
Trang 5II Mục đích nghiên cứu
Tôi rất tâm đắc với đề tài này với mục đích, mong muốn :
Để bản thân soi rọi lại những lý luận đã học vào thực tiễn công tác quản lýHĐGDNGLL ở các trường trong những năm học qua, kiểm nghiệm lại những việc
đã làm được, qua đó khắc phục những hạn chế còn tồn tại, phát huy những điểmmạnh để thực hiện có hiệu quả cao hơn hoạt động GDNGLL trong thời gian tiếptheo
Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra những đềxuất để lãnh đạo các nhà trường quản lý tốt hoạt động này, đưa HĐGDNGLL đi vào
nề nếp, ổn định và phát triển góp phần hoàn thiện mục tiêu đào tạo cấp học của nhàtrường
III Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
1 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở khoa học chuyên đề: “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyện Krông Búk” tỉnh Đăk Lăk
Tìm hiểu thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện KrôngBúk, tỉnh Đăk Lăk
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lýHĐGDNGLL từng bước đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay
2 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận được học trong chương trình bồi dưỡng CBQLGD.Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện HĐGDNGLL
Phương pháp quan sát, tổng kết , rút kinh nghiệm
3 Phạm vi thực hiện đề tài: Đề tài nghiên cứu tại các trường THCS huyện
Krông Búk, tỉnh Đăk Lăk Những biện pháp đề xuất không thể đáp ứng tính kháiquát, nhưng tôi mong rằng các biện pháp này có thể áp dụng với các trường THCS
có hoàn cảnh tương tự ở huyện Krông Búk
PHẦN HAI: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
A CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I Khái niệm.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là những hoạt động giáodục được thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham
Trang 6gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinhrèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích củatừng cá nhân.
HĐGDNGLL là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách
có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân cách học sinhtheo mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội
HĐGDNGLL được phân chia hai mức độ do phạm vi tác động của lực lượng
tổ chức các hoạt động chi phối Đó là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạtđộng giáo dục ngoài nhà trường
HĐGDNGLL do nhà trường quản lý chỉ đạo, với sự tham gia của các lựclượng xã hội Nó được tiến hành xen kẻ hoặc tiếp nối hoạt động dạy học trong phạm
vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội Hoạt động mà diễn ra trong suốt năm học
và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình đào tạo, làm cho quá trình này đượcthực hiện mọi nơi mọi lúc
HĐGDNGLL là tổ chức cuộc sống của thanh thiếu niên để giáo dục, là cuộcsống thực của họ về học tập, lao động, vui chơi…Giáo dục ngoài nhà trường là tráchnhiệm của toàn xã hội, của gia đình học sinh, nhà trường đóng vai trò cố vấn sưphạm và phối hợp tổ chức
II Vị trí vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Về mặt pháp lý, theo Điều lệ trường phổ thông, các hoạt động giáo dục trongnhà trường phổ thông bao gồm:
- Hoạt động giáo dục trên lớp thông qua việc dạy và học các môn học theoquy định
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt động ngoạikhoá về khoa học, đố vui qua các môn học, thể dục thể thao nhằm phát triển nănglực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt động vuichơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, các hoạt động giáo dục môi trường, hoạtđộng công ích, các hoạt động xã hội, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
Về phương diện thực tiễn, HĐGDNGLL có vị trí là cầu nối hai chiều giữa nhàtrường và xã hội
HĐGDNGLL tạo điều kiện cho nhà trường phát huy vai trò của mình với đờisống xã hội, mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với hành, nhà trường với xã hội
HĐGDNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồngtham gia vào quá trình giáo dục đào tạo học sinh
III Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1 Những nhiệm vụ về nhận thức.
Trang 7HĐGDNGLL giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đãhọc trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới, mở rộng nhân sinh quanvới thế giới xung quanh, cộng đồng và xã hội.
HĐGDNGLL giúp học sinh có điều kiện vận dụng tri thức vào hoạt độnghằng ngày, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp Qua đó từngbước làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tế, xã hội cho các em
HĐGDNGLL giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội, có những hiểu biếtnhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ tổquốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đất nước, địa phương…Qua đó tăngthêm hiểu biết, thái độ đối với Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn, về Đội
HĐGDNGLL giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tínhthời đại như: vấn đề quốc tế, hợp tác, hoà bình, hữu nghị, bảo vệ môi trường, dân số
kế hoạch hoá gia đình, vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, vấn đề pháp luật…
2 Nhiệm vụ giáo dục thái độ.
HĐGDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào chế độ xã hộichủ nghĩa, vào tương lai đất nước, từ đó các em có long tự hào dân tộc, mong muốnlàm đẹp truyền thống của trường, của lớp, của quê hương đất nước
HĐGDNGLL từng bước hình thành cho học sinh những tình cảm tốt đẹp,trong sáng, tình cảm thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước Qua đó giúpcác em biết kính yêu và tôn trọng cái tốt, cái đẹp, biết ghét cái xấu, cái lỗi thờikhông phù hợp
HĐGDNGLL bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lối sống phù hợp với đạođức, chấp hành pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước
HĐGDNGLL góp phần giáo dục học sinh tình đoàn kết hữu nghị với các bạnthiếu niên quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới
HĐGDNGLL bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tính năng động, sáng tạo,sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, lớp vì lợiích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân
3 Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng.
HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, cóthói quen tốt trong học tập, lao động công ích và các hoạt động khác
HĐGDNGLL rèn cho học sinh kỹ năng tự quản, trong đó có kỹ năng tổ chức,điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng nhận xét, đánhgiá kết quả họat động
HĐGDNGLL rèn cho học sinh các kỹ năng giáo dục, tự điều chỉnh, kỹ nănghoà nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy cô giáo, do nhà trường hoặc tập thểgiao cho
IV MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GD NGLL.
Trang 8Để đảm bảo hiệu quả cao của hoạt động này, quá trình tổ chức phải tuân theocác nguyên tắc sau nay:
1 Nguyên tắc về tính mục đích và tính kế hoạch.
Tính mục đích: Cần xác định mục tiêu, yêu cầu hoạt động GDNGLL cho cảnăm học, từng học kỳ, từng hoạt động, trong đó tính đa dạng của mục tiêu can đượcđịnh hướng nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát là phát triển nhân cách cho học sinh
Tính kế hoạch: Mọi hoạt động đếu cần có kế hoạch, đặc biệt kế hoạchHĐGDNGLL can đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống, tính hướng đíchkhông gây sự xáo trộn, tuỳ tiện Trên cơ sở kế hoạch, nhà trường định ra cách thức
tổ chức, chỉ đạo nội dung, phương tiện và quy mô hoạt động
2 Tính tự nguyện, tự giác.
Nếu học tập trên lớp là bắt buộc thì HĐGDNGLL là tự nguyện, tự giác Các
em có quyền lựa chọn các hoạt động mà mình ưu thích Nguyên tắc này đảm báocho học sinh quyền lựa chọn tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng, hứngthú, sức khoẻ và điều kiện cụ thể của bản thân mỗi em; Chỉ có như vậy nhà trường-nhà giáo dục mới tạo được sự hứng thú, tự giác, tích cực tham gia hoạt động, pháthuy được thiên hướng, khả năng của mỗi học sinh, trên cơ sở đó giúp nhà trường vàgia đình hướng nghiệp học sinh phù hợp nhất
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường - các nhà giáo dục phải tổ chức được nhiềuhoạt động phong phú, đa dạng; tổ chức và duy trì được nhiều nhóm hoạt động vớicác chủ đề khác nhau như câu lạc bộ bộ môn, các đội thể thao, đội văn nghệ…; cáchoạt động giao lưu kết bạn trong và ngoài nhà trường, hoạt động tham gia du lịchkết hợp học tập…Chỉ khi đó, học sinh mới có thể tự nguyện, tự giác và theo hứngthú của mình lựa chọn cho mình loại hình hoạt động thích hợp
3 Tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh.
Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm sinh lý khác nhau, cá biệt có một số ít họcsinh có những biểu hiện khác biệt trong quá trình phát triển Nhà trường - thầy côgiáo phải hiểu biết những nét đặc trưng của sự phát triển này để tổ chức hoạt động
có nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng phát triển củahọc sinh Vì vậy, thầy cô thường xuyên theo dõi học sinh, phát hiện những nét mới,những khả năng mới được hình thành ở các em để kịp thời đề xuất và điều chỉnh vàhình thức hoạt động cho phù hợp với sự phát triển của các em trong từng giai đoạncủa năm học, cấp học
4 Kết hợp lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Học sinh THCS có tính tích cực hoạt động tập thể và đã có khả năng tự quản.Tuy nhiên các em chưa có đủ kinh nghiệm sống, vì vậy cần có sự lãnh đạo, hướng
dẫn sư phạm của thầy cô một cách thường xuyên (nhưng không làm thay cho các em)
Trang 95 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.
Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào cũng phải tính đến tính hiệu quả Nhưnghiệu quả giáo dục được đặt lên hàng đầu, là chủ yếu của HĐNGLL
Kết hợp hiệu quả giáo dục với các hiệu quả khác như: kinh tế, chính trị, xãhội…thì phải lấy hiệu quả giáo dục để điều chỉnh các hiệu quả khác
V MỤC TIÊU, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
1 Mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
HĐGDNGLL nhằm:
a Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểubiết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn trithức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh
b Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinhTHCS như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và thamgia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm trađánh giá kết quả học tập, rèn luyện; cũng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốttrong học tập, lao động và công tác xã hội
c Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạtđộng xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, vớiquê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội
2 Nội dung của HĐGDNGLL.
- Hoạt động chính trị - xã hội và nhân văn;
- Hoạt động văn hóa nghệ thuật;
- Hoạt động thể dục thể thao;
- Hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật, hướng ngghiệp;
- Hoạt động vui chơi giải trí
VI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDNGLL Ở TRƯỜNG THCS.
Trong trường trung học cơ sở, để quản lý hoạt động giáo dục nói chung, hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng, người hiệu trưởng có thể thực hiện cácchức năng sau:
1 Xây dựng kế hoạch.
Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng, nhằmđịnh hướng cho hoạt động GDNGLL tại trường trong từng thời điểm của năm học
Để xây dựng kế hoạch đạt kết quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Về thời gian: Đầu năm học
- Về quy định: Thực hiện các bước sau
+ Lập dự thảo kế hoạch;
+ Họp thảo luận dự thảo từ các bộ phận liên quan;
Trang 10+ Thống nhất, điều chỉnh trước khi ban hành.
- Về nội dung:
+ Xác định đúng mục tiêu quản lý HĐGDNGLL theo các văn bản chỉ đạo củatừng năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD& ĐT;
+ Xây dưng cụ thể chương trình hành động trong năm, học kỳ, tháng;
+ Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tình hình học sinh,thực tiễn của địa phương;
+ Nhiệm vụ, công tác cân đối, đều đặn theo từng tháng trong năm học
2 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện.
- Thành lập, củng cố Ban chỉ đạo HĐGDNGLL với thành phần quy định
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo
- Xây dựng các điều kiện cần thiết để tổ chức HĐGDNGLL như: nhận thứccủa CB, GV đối với hoạt động này, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
- Chỉ đạo, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện
3 Kiểm tra, đánh giá.
Đây là công việc thường xuyên của hiệu trưởng trong mọi công tác quản lýnhà trường cũng như HĐGDNGLL Do vậy, Hiệu trưởng cần:
- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá: Tiêu chuẩn cần được thống nhất trongtoàn trường và phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của HĐGDNGLL, muốn vậy hơn aihết Hiệu trưởng cần phải nắm rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc của hoạtđộng này
- Tổ chức, bố trí, phân công lực lượng kiểm tra: Lực lượng kiểm tra chủ yếu
là các thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGDNGLL
- Thực hiện công tác kiểm tra:
Kiểm tra nội dung các hoạt động đã đề ra theo kế hoạch
Kiểm tra kết quả từng hoạt động cụ thể về nội dung, hình thức, biện pháp tổchức
Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục về các mặt nề nếp sinh hoạt, tham gia cáchoạt động phong trào, thành tích Mục đích của kiểm tra chủ yếu là để tư vấn, thúcđẩy, rút kinh nghiệm
- Phương pháp kiểm tra:
+ Kiểm tra qua hồ sơ sổ sách;
+ Trao đổi , tìm hiểu;
+ Nghe báo cáo;
+ Trực tiếp dự một vài hoạt động cụ thể
Trang 11Qua kiểm tra cần có biện pháp xử lý, cải thiện mọi điều kiện để nâng cao chấtlượng HĐGDNGLL.
Tóm lại: HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhằm thực hiện
nhiệm vụ dạy người song song với nhiệm vụ dạy chữ của mỗi nhà trường, đặc biệt
là trường THCS trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, trong công tác quản lý, Hiệutrưởng cần tổ chức chỉ đạo hoạt động này một cách bài bản, thực hiện tốt mục tiêugiáo dục của nhà trường, của cấp học
VII NHỮNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng, chủ yếu tậptrung vào 5 loại hình hoạt động sau đây
1 Hoạt động xã hội và nhân văn.
- Hoạt động kĩ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội trongnước và quốc tế hoặc nhưng sự kiện đáng chú ý ở địa phương
- Nghe báo cáo thời sự các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế văn hoá nổi bậtđang được quan tâm trong nước và quốc tế
- Học tập và thi tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của địaphương…
- Học tập, tuyên truyền cổ động về nội quy nhà trường, những quy định vềpháp luật (như luật giao thông, trật tự công cộng…); những chính sách lớn của nhànước (như dân số, bảo vệ môi sinh, môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội…)
và những quy định của các địa phương
- Trao đổi, thảo luận hoặc thi tìm hiểu về các sự kiện xã hội, chính trị, kinh tế,
… trong và ngoài nước (ví dụ: thi tìm hiểu về AIDS; về những thành tựu kinh tế,văn hoá ở địa phương…)
- Hoạt động kết nghĩa, giao lưu với các trường, các lớp, các cơ sở sản xuất,đơn vị quân đội…
- Hưởng ứng và tham gia các hoạt động lễ hội, hoạt động văn hoá, truyềnthống ở địa phương
- Công tác Trần Quốc Toản và các hoạt động nhân đạo đền ơn đáp nghĩa, hoạtđộng từ thiện khác như thăm hỏi và giúp đỡ các gia đình, các cá nhân có hoàn cảnhkhó khăn đặc biệt ở địa phương, các bạn trong lớp, trong trường đau yếu, tật nguyền,nghèo khó Chia sẻ với các bạn cùng trang lứa (trong nước hoặc quốc tế) gặp khókhăn về thiên tai, dịch bệnh…
- Với các hình thức phù hợp; thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm…
ở địa phương; v.v…
- Phụ trách Sao nhi đồng (ở địa phương, ở trường tiểu học kết nghĩa)
Trang 122 Hoạt động tiếp cận khoa học (tự nhiên, xã hội, kĩ thuật và hướng nghiệp).
- Các trò chơi “hỏi đáp” tìm hiểu về xã hội, khoa học theo các chuyên đề(toán, lý, hoá, sinh vật, thiên văn…)
- Sưu tầm, tìm hiểu về các danh nhân, nhà bác học, những tấm gương hamhọc, say mê phát minh, sáng chế
- Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ “Những người ham hiểu biết” (theo các lĩnhvực hứng thú và hợp năng khiếu)
- Nghe nói chuyện về các thành tựu khoa học kĩ thuật; về các ngành nghềtrong xã hội (thường cho học sinh lớp 8, 9)
- Thi làm đồ dùng học tập, dụng cụ trực quan… (thi khéo tay, kỹ thuật, trưngbày)
- Tham quan các cơ sở sản xuất – các công trình khoa học; xem triển lãm vềthành tựu kinh tế, kĩ thuật
- v.v…
3 Hoạt động văn hoá nghệ thuật và thẩm mỹ.
- Sinh hoạt văn nghệ như: thơ ca, múa hát, kịch bản, kịch ngắn, kịch câm, tấu,
kể chuyện, âm nhạc… được thể hiện dước các hình thức khác nhau (như hình thứcvăn nghệ xen kẽ trong một hoạt động của lớp hoặc trường; hình thức thi hoặc biểudiễn chào mừng ngày kĩ niệm; hình thức tập dượt chuẩn bị cho hội diễn…)
- Đọc sách báo, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật.Thảo luận trao đổi ý kiến về những cuốn sách hay, những bộ phim, vở kịch có ýnghĩa, có giá trị nhân văn, đạo đức.v.v…
- Tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử
- Du lịch cắm trại
- Tổ chức sinh nhật bạn nên làm thường xuyên và thành truyền thống của lớphọc Đúng ngày sinh, bạn sẽ được lớp tặng hoa tặng quà kỉ niệm cùng lời chúcmừng Đáp lại, bạn nói lời cảm ơn và tặng lại lớp một bài hát, bài thơ… thể hiện tìnhcảm của mình
- Thi vẻ đẹp học sinh tuổi thiếu niên: từng lớp, khối lớp hoặc trường có thể tổchức cho học sinh thi với các tiêu đề như “Nét đẹp tuổi 15”; “Nét đẹp tuổi hoa”;
“Đội viên thanh lịch”; “Hoa học trò” v.v… để hưởng ứng cuộc thi do các tổ chứcgiáo dục hoặc các tổ chức xã hội khởi xướng
- Thi khéo tay và trưng bày triển lãm những sản phẩm và thành tích nhân ngàyhội học sinh của trường hoặc kết hợp trong một hoạt động tập thể theo chủ đề củalớp Ví dụ, có thể tổ chức cho học sinh thi thêu, đan cắm hoa, may vá, vẽ,… trưngbày vở sạch chữ đẹp, những bài văn hay, những điểm 10, những cách giải bài độc