Ta cần phần cứng nào?

Một phần của tài liệu Mang can ban (Trang 47)

II CẦN LÀM CÁI GÌ ĐỂ CÓ THỂ XÂY DỰNG ĐƯỢC MỘT MẠ NG?

2.Ta cần phần cứng nào?

Khi đã xem xét các nhu cầu và biết kiểu mạng nào muốn cài đặt, bạn đã có thể xem

xét đến loại phần cứng cần thiết để triển khai. Phn cnglà trang bị vật lý tạo ra mạng

của bạn, nhưmáy tính, màn hình, máy in, và các thiết bị kết nối khác.

a. Các máy phục vụ mạng

Nếu bạn đã quyết định dùng mạng ngang hàng, bạn không cần tới một máy phục

vụ. Một máy phục vụ (server) là một thành phần sống còn, tuy nhiên chỉ dành cho mạng

khách/phục vụ. Một máy phục vụ là một máy tính mạnh có đủ các chức năng riêng biệt trên mạng. Bạn có thể có một máy phục vụ chuyên lưu giữ tệp tin, chứa các trang web,

điều khiển e-mail, và sao lưu các tệp tin của mình. Hình 5-7 thể hiện một máy phục vụ mạng điển hình.

Hình 5-7:

y phục vụ Mạng

Khi các bạn chọn một máy phục vụ, cần xem xét những vấn đề sau:

Khả năng mở rộng, khả năng để phát triển khi bạn cần thay đổi và mở rộng. Tốc độ, hiệu suất của máy phục vụ gắn liền với số lượng bộ nhớ và tốc độ

của bộ vi xử lý, hay Bộ xử lý trung tâm (CPUs). Chọn cấu hình (các đặc điểm kỹ thuật) cho Máy phục vụ

Bộ nhớ trong (RAM): máy phục vụ đòi hỏi nhiều bộ nhớ RAM hơn máy tính thông thường. Bạn có thể cắm thêm bộ nhớ khi nhu cầu phát triển, tuy nhiên, một ý tưởng tốt là nên cắm bộ nhớ càng nhiều càng tốt, tùy theo ngân sách ban đầu. Máy phục vụ có nhiều bộ nhớ hơn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn khi hoạt động.

Các thiết bị nhớ ngoài: hầu hết máy phục vụ chạy các chương trình lớn và xử lý khối lượng lớn dữ liệu, vì thế bạn nên có đủ dung lượng bộ nhớ.

Không gian: máy phục vụ mạng nói chung là những máy rất lớn và cần được

đặt trong những vùng không quá nóng, môi trường ổn định, và không quá ẩm thấp.

b. Các thiết bị nhớ

Một mạng lớn luôn có các máy phục vụ tệp tin để lưu giữ thông tin. máy phục vụ

tệp tin đòi hỏi các thiết bị nhớđủ lớn và đáng tin cậy để giữ thông tin sao cho an toàn.

Ổ đĩa cứng: là các thiết bị nhớ chủ yếu có trên các máy phục vụ tệp tin và hầu hết các máy tính khác

Ổ băng từ

Ổ CD-ROM và DVD-ROM

Ổ quang (Optical drives)

Các bộ nhớ trên mạng (Network storage)

c. Máy in mạng

Mạng máy tính rất thuận lợi cho việc chia sẻ máy in. Tối ưu hơn cách dùng một

máy in cho một máy tính, là dùng nhiều máy tính chia sẻ một máy in. Kiểu của máy in

mạng phụ thuộc vào kích cỡ mạng. Đối với hệ thống mạng gia đình, một máy in la-de

nhỏ với một hộp mực có lẽ là hiệu quả. Trên các mạng lớn, có thể có nhiều máy in và

luôn có một máy phục vụ in. Máy phục vụ in là máy tính quản trị và lưu giữ mọi công việc in ấn từ mọi máy tính trên mạng. Máy phục vụ in nhận công việc in ấn, xếp thứ tự ưu tiên, và sau đó gửi thông tin đến đúng máy in cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Vỉ mạch giao tiếp mạng (NICs)

Mt v mch giao tiếp mạng (NIC)được cài đặt bên trong mỗi máy tính và nối

máy tính với dây cáp mạng. NIC, nhưđược thể hiện trong hình 5-8, điều khiển thông tin

đi qua giữa các máy tính và mạng.

Hình 5-8:

V mch giao tiếp mạng

e. Thiết bị kết nối

Khi bạn đã biết về hình dạng mạng, bạn có thể thấy rằng hầu hết các hình dạng mạng đều cần đến các thiết bị kết nối mạng. Các thiết bị này nối các máy tính trên mạng với nhau hay nối các mạng với mạng và thiết bị khác. Có nhiều loại thiết bị kết nối khác nhau, mỗi cái phục vụ cho mục đích riêng. Dưới đây là một số các thiết bị kết nối thông

dụng nhất.

1) Trung tâm ni mạng (Hubs)

Một trung tâm nối mạng là thiết bị kết nối trung tâm nối đến tất cả các dây cáp trên mạng. Mặc dù chỉ được dùng theo truyền thống với mạng hình sao, giờ đây trung tâm nối mạng được dùng hầu hết trong cấu hình mạng. Hình 5-9 thể hiện một trung tâm nối mạng điển hình.

Hình 5-9:

Trung tâm ni mạng

Các trung tâm nối mạng nhận tín hiệu từ một địa điểm và sau đó gửi trở lại qua phần còn lại của mạng.

Một trung tâm nối mạng có hàng dãy lỗ cắm, gọi là cng, tại đó các bạn cắm dây mạng vào từ các thiết bị máy tính khác. Mỗi trung tâm nối mạng có thể nối đến số lượng máy tính khác nhau, luôn luôn là 4, 8, 16, hay 24. Nếu có một mạng lớn,

các bạn có thể nối các trung tâm nối mạng để mở rộng mạng. Việc nối nhiều trung tâm nối mạng gọi là chui nh hoa (daisy chaining).

2) Bkết chuyn mạng (Switches)

Bkết chuyn mng cũng tương tự trung tâm nối mạng (HUB). Ở HUB, nhận

tín hiệu từ một máy tính, sau đó gửi qua mạng, còn ở bộ chuyển mạch mạng nhận thông tin từ mạng và gửi thông tin đến nơi nhận cụ thể hơn trên mạng. Các bạn có

thể dùng các bộ chuyển mạch mạng trên các mạng Ethernet. Hình 5-10 thể hiện bộ

chuyển mạch mạng điển hình.

Hình 5-10:

B chuyn mch mạng

3) Bộ định tuyến (Routers)

Bộ định tuyến là thiết bị kết nối nhiều mạng với nhau, nhận dữ liệu đi vào, kiểm tra địa chỉ để biết nơi đến, và xác định đường đi tốt nhất đối với thông tin.

Hình 5-11:

Bộ định tuyến

Bộ định tuyến cũng có khả năng kiểm tra mạng và có thể phát hiện xem một phần mạng có đang chạy chậm không, hay có vấn đề hỏng hóc ở đâu đó không. Nếu bộ định tuyến tìm ra hỏng hóc, nó sẽ gửi một lần nữa chuyển thông tin qua

đường khác sao cho thông tin tới đích nhanh nhất có thể.

4) Cng ni (Gateways) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một cng ni là một thiết bị kết nối cho phép nối hai loại mạng có kiến trúc

khác nhau. Cổng nối nhận thông tin, biên dịch thông tin sao cho mạng đích có thể

hiểu, và sau đó gửi bản dịch đến mạng đích.

Một cổng nối, trong hình 5-12, thông thường là phần cứng kết nối vào mạng

và truyền thông tin giữa các loại mạng với nhau. Tuy nhiên, nó cũng có thể là phần mềm biên dịch thông tin sau đó gửi đi sử dụng một giao thức khác để mạng đích có thể hiểu được.

Hình 5-12:

Cng ni

5) Mô-đem

c Mô-đem cho phép các máy tính trên mạng có thể kết nối để trao đổi thông tin. Mô-đem được viết tắt từ cum từ Bộ điều chế-Giải điều chế (Modulator-

Demodulator). Các mô-đem thường dùng đường điện thoại để trao đổi thông tin.

Nó chuyển đổi từ thông tin trên mạng (dạng kỹ thuật số) thành thông tin dạng tương tự mà đường điện thoại có thể hiểu được, sau đó Mô đem tại đầu bên kia

Hình 5-13 thể hiện cấu hình mạng điển hình với các thành phần phần cứng

khác nhau.

Hình 5-13:

Cu nh Mạng

Một phần của tài liệu Mang can ban (Trang 47)