Một trong các ưu điểm của các máy tính mạng là ngoài việc chia sẻ tài nguyên trên
cùng mạng các máy tính còn có thể chia sẻ kết nối Internet. Internet đem lại sự truy nhập vô hạn đến các nguồn tài nguyên thông tin vô cùng phong phú, thông qua internet ta có nhiều cách khác nhau để liên lạc với thế giới bên ngoài mạng của ta.
1. Chọn một ISP như thếnào?
Trước khi thực sự nối vào Internet, các bạn phải chọn một Nhà Cung cấp Dịch vụ
Internet (ISP). Một ISP là một công ty cung cấp một cổng kết nối ra Internet. Có nhiều ISP, ở Việt nam ta có VDC, FPT, Viettel, … Các bạn cần xem xét nhiều khía cạnh khi chọn một ISP cung cấp dịch vụ cho mình như:
Dịch vụ: ở mức cơ bản, một ISP cung cấp dịch truy nhập Interent. Các dịch vụ khác luôn đi cùng như tạo các Web site, liên kết các web site, thông báo tức thời,
tài khoản e-mail, và hỗ trợ kỹ thuật.
Tầm cỡ công ty: tầm cỡcủa ISP đôi khi xác định mức độ, chất lượng dịch vụ. Một ISP lớn có thể cung cấp các kết nối tốc độ cao, độc lập cho các công ty lớn, trong khi các công ty nhỏ hơn chỉ cung cấp các kết nối cơbản và đôi khi với chất lượng thấp.
Hỗ trợ và trang thiết bị: bạn hãy hỏi về trang bị mà ISP dùng để nối trực tiếp vào Internet. Bạn cần chắc chắn ISP có đủ nhân lực để hỗ trợ và luôn có một số nhân viên làm việc sẵn sàng 24 giờ một ngày nếu bạn gặp sự cố.
Tìm ra xem nếu ISP cung cấp phần cứng cần thiết hay bạn cần mua phần cứng cụ
thể để có thể kết nối với internet. Ví dụ, bạn có thể cần bộ định tuyến, mô-đem chuyên dụng, hay phần mềm tường lửa cụ thể để dùng với ISP riêng biệt.
2. Các cách kết nối vào Internet?
Có nhiều hơn một cách kết nối vào Internet. Các bạn có thể có kết nối quay số như đã biết, trong đó mô-đem dùng đường điện thoại thông thường quay số đến ISP và nối
vào Internet. Đây là phương pháp kết nối vào internet chậm nhất và không hiệu quả lắm.
Các bạn cũng có thể tạo ra kết nối Internet tốc độ cao để truy nhập nhanh hơn vào Internet. Có nhiều kiểu kết nối tốc độ cao khác nhau. Mỗi kiểu khác nhau về dung lượng thông tin có thể truyền tại một thời điểm, gọi là băng thông. Băng thông lớn hơn chúng ta phải trảđắt hơn. Bốn kiểu kết nối Internet tốc độ cao chủ yếu là:
Mạng Số Dịch vụ Tích hợp (Integrated Services Digital Network (ISDN)) thông thường truyền thông tin với tốc độ 128 Kbps, hay nhanh hơn hai lần so với mô-đem quay số 56k.
Đường thuê bao số (Digital Subscriber Line (DSL)) dùng đường điện thoại tạo ra một kết nối luôn luôn sẵng sang truy nhập vào Internet ở tốc độ cao từ 1 đến 9 Mbps, nhanh hơn mô-đem quay số từ 20 đến 100 lần. Ngoài tốc độ, DSL đem lại kết nối thường trực để khách hàng luôn có thể truy nhập Internet không cần chờ đợi
và có thể dùng cùng lúc điện thoại và mô-đem.
Kết nối T1 (T1 connection) dùng cho các công ty và thường là cách nhiều ISP nhỏ
nối đến Internet, với tốc độ xấp xỉ 1.544 Mbps, hay khoảng 20 lần nhanh hơn kết nối mô-đem quay số.
Kết nối T3 (T3 connection) dùng dây cáp quang để truyền thông tin với tốc độ
lên đến 44.73 Mbps. Một kết nối T3, thường dùng ở các công ty ISP lớn để nối vào Internet, cung cấp tốc độ nhanh hơn 800 lần so với kết nối mô-đem quay số thông thường.
Lưu ý:
Bộ định tuyến dùng để thiết lập kết nối tốc độ cao giữa mạng và Internet thường
gọi là mô-đem DSL hay mô-đem hay mô-đem kỹ thuật số, nó không giống mô-đem quay sốđược đề cập ở trên.
3. Loại phần cứng ta cần để nối vào Internet?
Loại phần cứng chúng ta cần để nối vào Internet phụ thuộc vào kiểu kết nối đã chọn, các bạn có sẽ cần thêm phần cứng bổ sung cho các phần cứng mạng thông thường.
Đối với kết nối quay số sẽ cần có mô-đem. Các mô-đem có thể là mô-đem ngoài, hoặc mô-đem trong. Đối với các kiểu kết nối khác, cần có bộ định tuyến. Khi các bạn dùng bộ định tuyến để nối vào Internet, có một bộđịnh tuyến ở đầu bên bạn và một bộ định tuyến
khác ở phía các ISP. Hai cái nối với nhau qua đường chuyên dùng. Đây là trang thiết bị
bạn sẽ dùng nếu có một kết nối DSL hay kết nối qua dây cáp mạng vào Internet.
Tuỳ thuộc vào cấu hình mạng của mình, có thể bạn phải cần thêm các máy phục vụ
web, e-mail hay tường lửa… Những thiết bị này thường không được dùng trong các mạng nhỏ.
4. Ta có cần phần mềm để nối vào Internet không?
Thông thường các bạn không cần thiết có nhiều phần mềm để kết nối vào Internet. Tuy nhiên, có thể có một số nhu cầu phần mềm thích hợp với việc tạo ra kết nối Internet.
Ví dụ, nếu các bạn làm chủ một máy phục vụ web, các bạn sẽ cần cài đặt phần mềm máy
phục vụ web. Các bạn có thể quyết định chọn dùng phần mềm diệt vi-rút và bảo mật nào
để bảo vệ mạng.
Chia sẻ kết nối:
Để có thêm thông tin về chia sẻ kết nối Internet trong một mạng nhỏ, truy nhập trang http://www.homepcnetwork.com và sau đó chọn Share Internet access on My Home Network từ danh sách thả xuống How Do I.
5. Những điều cần biết để khi kết nối vào Internet?
Như đã đề cập trong khóa học này, một giao thức là một qui tắc hay nguyên tắc
đảm bảo việc liên lạc chính xác giữa các hệ thống với nhau trong mạng. Khi kết nối vào internet cả hai máy tính của người dung và máy tính của ISP phải hiểu nhau, nhờ vậy mà bạn có thể sử dụng Internet. Mọi máy tính nối vào Internet dùng Bộ Giao thức TCP/IP (TCP/IP Protocol Suite) để truyền thông tin. TCP/IP, viết tắt của Giao thức Điều khiển
Truyền/Giao thức Internet (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) đảm
bảo rằng các bạn có thể gửi và nhận thông tin qua Internet. Để cho TCP/IP hoạt động
đúng, cần phải có một vài thông tin cơbản. Thông thường các bạn nhận thông tin từ ISP
của mình và sẽ cần cấu hình mạng của mình sao cho có thông tin chính xác.
a. Địa chỉ IP
Mọi máy tính truy nhập Internet được gán một địa chỉ IP duy nhất. Địa chỉ IP là
một chuỗi bốn chữ số, mỗi chữ số cách nhau bằng một dấu chấm. Ví dụ, một địa chỉ
IP điển hình trông giống nhưở dưới đây:
207.46.245.214
Địa chỉ IP do một tổ chức gọi là Trung tâm Thông tin Mạng Internet (Internet Network Information Center (InterNIC)). Bằng cách kiểm soát các địa chỉ IP, tổ chức
này đảm bảo mỗi địa chỉ IP là một số duy nhất. Các bạn hoặc là cấu hình từng máy tính một cách riêng rẽ sao cho mỗi máy tính trên mạng có một địa chỉ IP riêng, hoặc
là ISP của các bạn gán các địa chỉ IP cho các máy tính khác nhau trên mạng mỗi lần
máy tính đó truy nhập vào Internet.
Các địa chỉ IP được gán mỗi khi máy tính đăng nhập vào mạng gọi là Các địa chỉ
IP động. Địa chỉ được gán này có giá trị trong phiên làm việc trực tuyến của khách
hàng và tốt và tiết kiệm cho đa số những người dùng mạng gia đình.
Các địa chỉ IP được gán cố định gọi là địa chỉ IP tĩnh. Các bạn phải có địa chỉ IP
tĩnh được ISP gán cho nếu định làm chủ Web site hay cung cấp các dịch vụ cho phép truy nhập đến các thiết bị phần cứng qua Internet. Bạn luôn luôn phải có thêm chi phí để có địa chỉ IP tĩnh.
b. Các máy phục vụ tên miền
Các máy phục vụ Tên miền (Domain Name Servers (DNSs)) là các máy phục vụ
chuyển đổi mọi địa chỉ IP thành tên miền. Ví dụ, địa chỉ IP 207.46.245.214 được chuyển đổi sang tên miền bởi DNS thành microsoft.com. Thường thường, các bạn sẽ
nối đến ISP và có một DNS ở chỗ của ISP.
c. Nối mạng gia đình vào Internet
Khi các bạn kết nối mạng gia đình vào Internet, luôn phải xem xét một chút. Nếu
các bạn cần xây dựng mạng gia đình sao cho các máy tính trên mạng chia sẻ một kết nối Internet. Có hai kịch bản thông dụng.
Bạn có thể có một máy tính đơn nối đến Internet. Các máy tính khác truy nhập Internet qua máy tính đó. Cách khác, nếu có một kết nối tốc độ cao, bạn có thể dùng một bộ định tuyến với nhiều cổng để chia sẻ kết nối vào Internet qua bộ định tuyến
đó.
Thiết bị làm chủ kết nối ở đây là một máy tính hay bộ định tuyến, (mô-đem DSL/Cable), đôi khi gọi là cổng nối.
III CÁC BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ
Trong bài học này, các bạn đã tạo ra một mạng. Từ việc chọn dây mạng, đi dây
mạng, phần cứng đến cài đặt phần mềm và cấu hình hệ thống, các bạn đã xem xét các bước cần thiết để có mạng, vận hành nó. Các bạn cũng đã thấy các điều cơbản xây dựng
IV CHƯƠNG TIẾP THEO LÀ GÌ?
Tương lai của mạng là một quyển sách mở. Thậm chí dự đoán cho mười lăm năm sau cũng là một sự khó khăn. Chỉ mười lăm năm trước, World Wide Web không tồn tại. Không có những thứ nhưtrình duyệt. Không có máy tính xách tay, không có PDA. Vậy
cái gì sẽ tiếp theo đây? Tương lai của mạng là gì? Các bạn có thể tưởng tượng tương lai của mạng được không?
Mạng của thế giới chủ yếu sẽ là không dây. Các máy tính sẽ là mọi phần của thế
giới mà chúng ta đang sống, các bạn có thể giám sát hầu hết các hoạt động của mình ở nhà. Máy tính trong TV, đồng hồ, thiết bịánh sáng, trang thiết bị, điều hòa không khí, hệ
thống bảo vệ, thậm chí ô-tô của bạn cũng được điều khiển qua mạng.
V CÁC THUẬT NGỮ CẦN BIẾT
Bandwidth: Băng thông
British Naval Connector (BNC): Đầu nối British Naval Coaxial cable: Dây mạng đồng trục
Digital Subscriber Line (DSL): Đường thuê bao số
Domain Name Server (DNS): Máy phục vụ tên miền Dynamic IP address: địa chỉ IP động
Fiber optic cable :Dây cáp quang Gateway: Cổng nối
Integrated Services Digital Network (ISDN): Mạng Số Dịch vụ Tích hợp Internet Service Provider (ISP): Nhà cung cấp Dịch vụ Internet
IP address: địa chỉ IP
Shielded Twisted Pair (STP): Xoắn đôi có vỏ
Static IP address: địa chỉ IP Tĩnh T1 connection: kết nối T1 T3 connection: kết nốiT3
TCP/IP Protocol Suite : Bộ Giao thức TCP/IP
Transmission Control Protocol/Internet Protocol (TCP/IP): Giao thức Điều khiển Truyền/Giao thức Internet
Transmission media: Công cụ Truyền Twisted-pair cable: Dây cáp xoắn đôi
VI CÁC WEB SITES THAM KHẢO • http://www.homepcnetwork.com • http://www.homepcnetwork.com • http://www.howstuffworks.com/question549.htm • http://www.pcworld.com/howto/article/0,aid,102461,00.asp • http://support.microsoft.com/default.aspx?kbid=813936 • http://www.howstuffworks.com/home-network.htm
VII CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Cáp đồng trục, xoắn đôi, và cáp quang?
2. Năm điều chủ yếu cần xem xét khi bạn muốn mua dịch vụ từ một ISP? 3. Các kiểu kết nối Internet khác nhau?