1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tuần 31,32,33,34 ĐĐ Lop 1.

10 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 123 KB

Nội dung

Tuần 31 Môn : Đạo đức: BÀI : I.Mục tiêu: I.Mục tiêu: - Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người . - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng . - Yêu thiên nhiên , thích gần gũi với thiên nhiên . - Biết bảo vệ cây và hoa ở trường , ở đường làng , ngõ xóm và những nơi công cộng khác ; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện . II.Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức. -Bài hát: “Ra chơi vườn hoa”(Nhạc và lời Văn Tuấn) -Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế quyền trẻ em. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 học sinh nêu lại nội dung tiết trước. - Tại sao phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng? - Giáo viên nhận xét học sinh . 3.Bài mới : + Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người . Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng . Yêu thiên nhiên , thích gần gũi với thiên nhiên . Biết bảo vệ cây và hoa ở trường , ở đường làng , ngõ xóm và những nơi công cộng khác ; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện .; Qua bài : Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng ( tiếp theo ). + Giáo viên ghi tựa bài học lên bảng lớp Hoạt động 1 : Làm bài tập 3 + Giáo viên hướng dẫn làm bài tập và cho học sinh thực hiện vào VBT. + Gọi một số học sinh trình bày, lớp nhận xét bổ sung. Giáo viên kết luận:  Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4. - Hát - ổn định lớp để vào tiết học . + 2 HS nêu nội dung bài học trước. Cây và hoa cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành. - Vài HS nhận xét kết quả của bạn trả lời . - Học sinh cả lớp lắng nghe - 02 học sinh nêu lại tựa bài . − Học sinh thực hiện vào VBT. − Học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét và bổ sung. − Học sinh nhắc lại nhiều em. − Những tranh chỉ việc làm góp phần 1 BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG ( Tiết 2) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống bài tập 4: + Giáo viên chia nhóm và nêu yêu cầu thảo luận đóng vai. + Gọi các nhóm đóng vai, cả lớp nhận xét bổ sung. Giáo viên kết luận :  Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành. Hoạt động 3: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm nội dung sau: + Nhận bảo vệ chăm sóc cây và hoa ở đâu? + Vào thời gian nào? + Bằng những việc làm cụ thể nào? + Ai phụ trách từng việc? Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày, cho cả lớp tảo đổi. Giáo viên kết luận :  Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển. Các em cần có hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa. Hoạt động 4: Học sinh cùng giáo viên đọc đoạn thơ trong VBT: “Cây xanh cho báng mát Hoa cho sắc cho hương Xanh, sạch, đẹp môi trường Ta cùng nhau gìn giữ”. 4.Củng cố: - Giáo viên hỏi tên bài học hôm nay . + Cho hát bài “Ra chơi vườn hoa” + Nhận xét tiết học , tuyên dương. 4.Dặn dò: Học bài, xem lại các bài đã học. tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4. - Học sinh làm bài tập 4: + 2 câu đúng là: Câu c: Khuyên ngăn bạn Câu d: mách người lớn. + Học sinh nhắc lại nhiều em. - Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành + Học sinh thảo luận và nêu theo thực tế và trình bày trước lớp. Học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh. + Học sinh nhắc lại nhiều em.  Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển. Các em cần có hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa. + Học sinh đọc lại các câu thơ trong bài. “Cây xanh cho báng mát Hoa cho sắc cho hương Xanh, sạch, đẹp môi trường Ta cùng nhau gìn giữ”. − Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng. − Hát và vổ tay theo nhịp. − Tuyên dương các bạn ấy. − - Học sinh ghi nhớ lời dặn của giáo viên . 2 Tuần 32 Tiết 32 (tiết địa phương) I. MỤC TIÊU: 1. Học sinh hiểu: - Lợi ích của công ở nhà trường và nơi công cộng. - Cách bảo vệ của công ở nhà trường và nơi công cộng. - Quyền được vui chơi và học tập ở nhà trường và nơi công cộng. 2. Học sinh biết bảo vệ của công. II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU CỦA GIÁO VIÊN : - Ảnh chụp 20x40 nhà văn hóa ấp Lê Văn Xe , Trường tiểu học Ngọc Đông 1 điểm Lê Văn Xe . - Tranh phóng to ở hoạt động 2 (tiết 1), hoạt động 3 (tiết 2). - Bài hát: “Em yêu trường em” (Nhạc và lời: Hoàng Vân - Mộng Lân). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: - Để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng em cần làm gì? - Tại sao chúng ta phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. * GV nhận xét học sinh - Hát - ổn định lớp để vào tiết học - Để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng chúng em cần phải trồng cây, tưới cây… không được trèo cây, bẻ cành, hái hoa lá, dẫm đạp lên chúng … - Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường trong lành. + Học sinh lắng nghe . 3 . Bài mới: + Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về Lợi ích của công ở nhà trường và nơi công cộng. Cách bảo vệ của công ở nhà trường và nơi công cộng. Quyền được vui chơi và học tập ở nhà trường và nơi công cộng ; Qua bài : “Bảo vệ của công”. + Giáo viên ghi tựa bài học lên bảng lớp + Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài . - 02 học sinh nêu lại tên bài học . * Hoạt động 1: Quan sát tranh hoạt động nhóm. + Quan sát ảnh chụp nhà văn hóa ấp Lê Văn Xe , Trường tiểu học Ngọc Đông 1 điểm Lê Văn Xe - xã Ngọc Đông – Mỹ + Học sinh cả lớp quan sát ảnh chụp và tranh phóng to . 3 BẢO VỆ CỦA CÔNG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Xuyên - tỉnh Sóc Trăng - GV tổ chức cho HS quan sát ảnh rồi lần lượt nêu câu hỏi cho từng ảnh: + Ảnh chụp cảnh gì? ở đâu? + Được học dưới mái trường này, được vui chơi Trung thu dưới nhà văn hóa ấp này, em có thích không? + Ở đó em thấy bàn ghế thế nào? Bảng hiệu, tường rào có đẹp không? - Để mái trường, các cơ quan ấp , xã , nhà trường được luôn mới và đẹp các em cần làm những việc gì và không được làm những việc gì ? * GV kết luận: Để có nơi cho các em vui chơi an toàn và học tập tốt, các em phải biết bảo vệ của công như: không vẽ bẩn lên tường ở trường, phá hỏng, vẽ lên bàn ghế ở trường, không phá hàng rào ở hội trường ấp , xã và nhà trường - HS quan sát và trả lời cho từng ảnh - HS nêu ý kiến của mình. + Nhà văn hóa ấp Lê Văn Xe , + Trường tiểu học Ngọc Đông 1 điểm Lê Văn Xe – xã Ngọc Đông + Em rất thích . - Bàn ghế mới, bảng hiệu, tường rào sạch đẹp - Để mái trường, các cơ quan ấp , xã được luôn mới và đẹp các em phải bảo vệ và giữ gìn, không được bôi bẩn lên tường, phá hỏng bàn ghế… + HS bổ sung ý kiến, tranh luận với nhau. + Để có nơi cho các em vui chơi an toàn và học tập tốt, các em phải biết bảo vệ của công như: không vẽ bẩn lên tường ở trường, phá hỏng, vẽ lên bàn ghế ở trường, không phá hàng rào ở hội trường ấp , xã và nhà trường * Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp đôi. - GV yêu cầu các cặp HS quan sát tranh phóng to và thảo luận. Tranh 1: Vài bạn đang đập cửa phòng học Tranh 2: Các bạn đang vẽ bậy lên tường ở cơ quan văn hoá ấp, ở trường học . Tranh 3: 1 bạn HS đang lau chùi các vết bẩn ở trên tường Tranh 4: Các bạn đang xô đẩy bàn ghế trong lớp học Tranh 5: Các bạn đang sắp xếp bàn ghế ngay ngắn trong lớp họcvà quét dọn trực nhật vệ sinh lớp học . + HS quan sát tranh phóng to và thảo luận nêu nhận xét Đ , S. + Tranh 1 : hành động không đúng . + Tranh 2 : hành động không đúng . + Tranh 3 : hành động đúng . + Tranh 4 : hành động không đúng + Tranh 5 : hành động đúng . - Tranh nào thể hiện việc nên làm? Tại sao? - Tranh nào thể hiện việc không nên làm? Tại sao? + Đ : tranh 3,5 – S : tranh 1,2,4 * GV kết luận: + Từng cặp HS độc lập thảo luận. + HS trình bày trước lớp kết quả của cặp mình, bổ sung ý kiến tranh luận với nhau - Tranh 3 thể hiện hành động nên làm, 4 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Tranh 3 thể hiện hành động nên làm, bạn biết giữ gìn, bảo vệ hội trường thêm đẹp không để tường bị bẩn. - Tranh 5 thể hiện hành động nên làm, bạn biết giữ gìn, bảo vệ lớp học ngăn nắp, thêm đẹp bàn ghế sử dụng trật tự , lâu dài . - Tranh 1, 2, 4 thể hiện hành động không nên làm, các bạn xô đẩy bàn ghế, đập cửa phòng học, vẽ lên tường làm hư hỏng và bẩn lớp học. bạn biết giữ gìn, bảo vệ hội trường thêm đẹp không để tường bị bẩn. - Tranh 5 thể hiện hành động nên làm, bạn biết giữ gìn, bảo vệ lớp học ngăn nắp, thêm đẹp bàn ghế sử dụng trật tự , lâu dài . - Tranh 1, 2, 4 thể hiện hành động không nên làm, các bạn xô đẩy bàn ghế, đập cửa phòng học, vẽ lên tường làm hư hỏng và bẩn lớp học. * Hoạt động 3: Đóng vai theo tình huống. - GV chia nhóm để đóng vai theo tình huống sau: - Em sẽ làm gì khi thấy bạn xóa và bôi bẩn các bảng hiệu ở cơ quan ấp mình ở . - Em sẽ làm gì khi thấy bạn xóa và bôi bẩn các các tường lớp học và bản ghế ở nhà trường mình đang học . - Giáo viên nhận xét , rút kinh nghiệm về cách đóng vai của các nhóm. * GV chốt lại cách ứng xử đúng: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn , mách với thầy , cô khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần tiết kiệm tiền của của nhà nước và của nhân dân , bảo vệ tài sản , của công được sử dụng lâu bền . 4.Củng cố: - Giáo viên hỏi tên bài học hôm nay . + Cho hát bài “Em yêu trường em” (Nhạc và lời: Hoàng Vân - Mộng Lân). + Nhận xét tiết học , tuyên dương. 5.Dặn dò: Học bài, xem lại các bài đã học + Học sinh chia nhóm để đóng vai theo tình huống sau: a. Mặc bạn, không quan tâm. b. Cùng xóa và bôi bẩn bảng hiệu với bạn. c. Khuyên ngăn bạn. d. Mách người lớn , mách với Thầy , Cô . - HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai. Các nhóm lên đóng vai. - HS thảo luận rút kinh nghiệm về cách đóng vai của các nhóm. + Gọi đại diện nhóm HS nêu ý chính qua các tình huống trên . + Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn , mách với thầy , cô khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần tiết kiệm tiền của của nhà nước và của nhân dân , bảo vệ tài sản , của công được sử dụng lâu bền . + Bảo vệ của công . + Học sinh cả lớp hát bài “Em yêu trường em” (Nhạc và lời: Hoàng Vân - Mộng Lân). - Học sinh ghi nhớ lời dặn của giáo viên . 5 Tuần 33 Bài 33 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn lại cho HS khi nào thì biết nói: Cảm ơn - xin lỗi. 2. Kĩ năng: HS biết nói: Cảm ơn - xin lỗi khi cần thiết và phù hợp với từng tình huống trong thực tế. 3. Thái độ: HS tự giác thực hiện và biết yêu quý bạn biết nói: Cảm ơn - xin lỗi. II. Đồ dùng: - Giáo viên: Phiếu học tập có nội dung sau: 1.Hãy điền từ cảm ơn, xin lỗi”vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp: - Nói ………… khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. - Nói ………… khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác. 2. Ghi dấu + vào ô trống trước ý em cho là đúng trong các câu sau: Nói “Cảm ơn - xin lỗi” là để : - Cho đỡ bị cô giáo mắng. Thể hiện tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Nói cho vui miệng. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Em sẽ làm gì khi thấy bạn xóa và bôi bẩn các bảng hiệu ở cơ quan ấp mình ở . - Em sẽ làm gì khi thấy bạn xóa và bôi bẩn các các tường lớp học và bản ghế ở nhà trường mình đang học 2. Giới thiệu bài mới : + Khuyên ngăn bạn. + Mách người lớn , mách với Thầy , Cô nêu khuyên ngăn không được . + Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về biết cảm ơn - xin lỗi khi cần thiết và phù hợp với từng tình huống trong thực tế. HS tự giác thực hiện và biết yêu quý bạn biết nói: cảm ơn - xin lỗi.; Qua bài : cảm ơn - xin lỗi + Giáo viên ghi tựa bài học lên bảng lớp .+ Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài . - 02 học sinh nêu lại tên bài học * Hoạt động1 : Làm phiếu học tập - hoạt động theo cặp. - Phát phiếu học tập cho HS , yêu cầu các em thảo luận theo cặp sau đó báo cáo kết quả. - Thảo luận theo câu hỏi trong phiếu của nhóm mình sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Gọi nhóm khác bổ sung thêm. Chốt: Nói cảm ơn khi được người khác - Bổ sung cho nhóm của bạn. - Nhắc lại ghi nhớ. 6 ÔN : CẢM ƠN - XIN LỖI. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh quan tâm, giúp đỡ.Nói xin lỗi khi mình làm phiền người khác… - Em đã thực hiện nói: Cảm ơn - xin lỗi như thế nào? - Trong lớp có bạn nào thực hiện nói: Cảm ơn - xin lỗi tốt? Bạn nào thực hiện chưa tốt, em sẽ nói gì với bạn? - Tự liên hệ bản thân, bạn khác nhận xét bổ sung cho bạn. - Tuyên dương bạn thực hiện tốt và khuyên bảo bạn thực hiện chưa tốt. *.Hoạt động2 : Sử lí tình huống - Hoạt động theo nhóm. - Các nhóm hãy tự thảo luận và đưa ra tình huống cần phải nói: Cảm ơn - xin lỗi sau đó thực hiện cho cả lớp quan sát. - Gọi HS nhận xét, nhóm nào thực hiện tốt, nhóm nào chưa tốt - thảo luận và đưa ra cách giải quyết, sau đó lên thực hiện trước lớp. - Nhận xét bổ sung cho nhóm bạn. 3. Củng cố- dặn dò : - Nêu lại ghi nhớ của bài học. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học lại bài, xem trước bài: Ôn tập cuối năm. + Biết cảm ơn – xin lỗi - Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học . - Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 7 Tuần 34 I . MỤC TIÊU : - Hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học trong HK II . - Nhận biết phân biệt được những hành vi đúng , hành vi sai . Biết cách xử lý các tình huống theo hướng tốt nhất . - Vận dụng tốt vào thực tế đời sống . II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh bài 10.11.12 - Hệ thống câu hỏi ôn tập . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn Định : hát , chuẩn bị đồ dùng HT . 2.Kiểm tra bài cũ : + Cần nói lời cảm ơn – xin lỗi như thế nào ? - Nhận xét học sinh 3.Bài mới : + Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học trong HK II . Nhận biết phân biệt được những hành vi đúng , hành vi sai . Biết cách xử lý các tình huống theo hướng tốt nhất .Em là học sinh lớp 1, gọn gàng sạch sẽ, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, gia đình em, lễ phép với anh chị, nghiêm trang khi chào cờ, đi học đều và đúng giờ. Qua bài : Ôn tập cuối HK2 + Giáo viên ghi tựa bài học lên bảng lớp TIẾT : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Mt :Học sinh nắm được tên bài học , nội dung cần học ôn. - Trong HKII em đã học được bao nhiêu bài , gồm những bài gì ? - Giáo viên giới thiệu 2 bài cần ôn trong thực hành luyện tập tiết địa phương .(Bài 32, 33) - Giáo viên ghi tựa các bải liệt kê trên bảng Hoạt động 2 : Mục tiêu :Giúp Học sinh hệ thống lại các - Hát - ổn định lớp để vào tiết học + 03 Học sinh lên bảng thực hiện trả lời KT theo yêu cầu giáo viên + Học sinh khác nhận xét trả lời của bạn . + - Học sinh lắng nghe giáo viên thiệu bài . + 03 học sinh nêu lại tựa bài . - Hs nhớ lại các bài đã học : Lễ phép vâng lời thầy cô giáo , Em và các bạn , Đi bộ đúng quy định , Cảm ơn và xin lỗi , Chào hỏi và tạm biệt , Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng . + Bài Bảo vệ của công , Cảm ơn – xin lỗi . + Học sinh quan sát lắng nghe . - Học sinh suy nghĩ trả lời 8 ÔN TẬP HK II Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh kiến thức đạo đức đã học ở 3 bài 10,11,12. - Giáo viên đặt câu hỏi : + Khi gặp thầy cô giáo trên đường em phải làm gì ? + Khi đưa hay nhận vật gì từ tay thầy cô giáo , em phải có thái độ như thế nào ? + Nói năng với thầy cô như thế nào ? + Khi thầy cô dạy bảo hay giao việc em phải làm gì ? + Vì sao em cần có bạn cùng học cùng chơi ? + Em phải cư xử như thế nào với bạn khi cùng học cùng chơi ? + Khi đi bộ trên đường em phải đi ở phần đường nào ? Vì sao ? + Ở đường nông thôn không có lề đường em đi ở đâu ? + Khi qua ngã 3 ,ngã 4 em cần nhớ điều gì ? + Đi bộ đúng quy định có lợi gì ? *Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu : Học sinh luyện tập phân biệt đúng sai qua các hoạt động của các bạn trong tranh . - Giáo viên sử dụng một số tranh trong các bài tập trước để cho Học sinh thi đua theo nhóm, lên xếp những tranh có hành vi đạo đức đúng qua 1 nhóm , tranh có hành vi đạo đức sai qua 1 nhóm . - Giáo viên nhận xét tuyên dương đội xếp đúng xếp nhanh . * Hoạt đôïng 4 : Đóng vai Mục tiêu :Biết cách xử lý phù hợp với các tình huống . - Đứng nghiêm trang ngả mũ nón chào thầy cô . - Em đưa và nhận bằng 2 tay với thái độ lễ phép - Nói năng nhẹ nhàng , lễ phép . - Vâng lời và làm theo những điều thầy cô dạy bảo . - Có bạn cùng học cùng chơi thì vui hơn. - Thương yêu nhường nhịn giúp đỡ bạn - Đi sát lề bên phải - Sát lề đường bên phải - Chú ý đèn hiệu và đi vào vạch dành cho người đi bộ . - An toàn cho bản thân và cho người khác . - Mỗi nhóm 3 em lên thi đua phân biệt các tranh và gắn theo nhóm đúng sai - Cả lớp nhận xét bổ sung . - Hs thảo luận nhóm . - Cử đại diện lên đóng vai - Cả lớp nhận xét bổ sung . 9 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đưa ra 2 tình huống yêu cầu Học sinh chia nhóm thảo luận , đóng vai . 1/ Trên đường đi chơi với bố mẹ , em gặp cô giáo ở công viên . 2/ Bạn em chạy chơi bị vấp ngã , em đứng gần đó sẽ làm gì ? - Giáo viên kết luận từng tình huống . 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tốt . - Dặn Học sinh thực hiện tốt những điều đã học , ôn lại các bài đã học . - Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học . - Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 10 . . II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh bài 10 .11 .12 - Hệ thống câu hỏi ôn tập . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn Định : hát , chuẩn bị đồ dùng. 8 ÔN TẬP HK II Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh kiến thức đạo đức đã học ở 3 bài 10 ,11 ,12 . - Giáo viên đặt câu hỏi : + Khi gặp thầy cô giáo trên đường em phải làm gì ? + Khi đưa hay. Tuyên dương các bạn ấy. − - Học sinh ghi nhớ lời dặn của giáo viên . 2 Tuần 32 Tiết 32 (tiết địa phương) I. MỤC TIÊU: 1. Học sinh hiểu: - Lợi ích của công ở nhà trường và nơi công cộng. - Cách

Ngày đăng: 30/05/2015, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w