1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS GIA AN

9 4K 76

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay trong các trường học đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Đặc biệt, vấn đề xã hội hóa giáo dục đang được các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, nhiều bậc phụ huynh, học sinh quan tâm chỉ đạo và hưởng ứng thực hiện. Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã đề ra quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong đó có nội dung đó là “Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo”. Chương trình hành động số 25NQTU của Tỉnh ủy Bình Thuận cũng đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp như sau “…Nhà nước ưu tiên tập trung xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục công lập. Trước mắt, tiến hành đánh giá đầy đủ hiện trạng trường lớp, trang thiết bị trong toàn ngành; trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể nhằm tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu dạy và học của từng trường, từng địa bàn theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại; quan tâm đúng mức đến bậc học mầm non. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo; khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập, nhất là giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức liên kết, hợp tác với các trường, các cơ sở đào tạo có uy tín. Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng lao động tham gia hỗ trợ xây dựng trường lớp, hoạt động giáo dục và đào tạo; duy trì và phát triển hiệu quả các quỹ khuyến học, khuyến tài giúp học sinh, sinh viên nghèo học giỏi…”.

Trang 1

ĐỀ TÀI:

CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

Ở TRƯỜNG THCS GIA AN

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay trong các trường học đang là vấn

đề cấp thiết đặt ra cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng Đặc biệt, vấn đề xã hội hóa giáo dục đang được các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, nhiều bậc phụ huynh, học sinh quan tâm chỉ đạo và hưởng ứng thực hiện

Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã đề

ra quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong đó có nội dung đó là “Chủ động phát

huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo”.

Chương trình hành động số 25-NQ/TU của Tỉnh ủy Bình Thuận cũng đã

đề ra nhiệm vụ và giải pháp như sau “…Nhà nước ưu tiên tập trung xây dựng

và phát triển cơ sở giáo dục công lập Trước mắt, tiến hành đánh giá đầy đủ hiện trạng trường lớp, trang thiết bị trong toàn ngành; trên cơ sở đó, xây dựng

kế hoạch, lộ trình cụ thể nhằm tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu dạy và học của từng trường, từng địa bàn theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại; quan tâm đúng mức đến bậc học mầm non Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo; khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập, nhất là giáo dục nghề nghiệp Tổ chức liên kết, hợp tác với các trường, các cơ sở đào tạo có uy tín Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng lao động tham gia hỗ trợ xây dựng trường lớp, hoạt động giáo dục và đào tạo; duy trì và phát triển hiệu quả các quỹ khuyến học, khuyến tài giúp học sinh, sinh viên nghèo học giỏi…”.

Trường THCS Gia An nằm ở trung tâm của xã Gia An, từ khi xây dựng

15 phòng học đến nay, đã 16 năm rồi nhưng nhà nước vẫn chưa có sự đầu tư xây dựng mới Cơ sở vật chất xuống cấp, không đủ phòng học, sân trường ngập úng về mùa mưa, mùa khô thì rất bụi bẩn Chất lượng dạy và học của những năm trước đây rất thấp so với mặt bằng chung trong huyện Phụ huynh ít quan tấm đến việc học tập của con em, nhiều phụ huynh khoán trắng việc học tấp và giáo dục con em cho nhà trường…

Thực hiện nội dung chỉ đạo về công tác xã hội hóa giáo dục của các cấp, trong những năm qua trường THCS Gia An đã tổ chức thực hiện và đem lại hiệu quả thiết thực, giúp nhà trường từng bước ổn định cơ sở vật chất, công tác

Trang 2

dạy và học, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện Từ những kết quả đạt được trong công tác xã hội hóa giáo dục ở nhà trường của những năm qua cũng như những yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học những năm tiếp theo, tôi rút ra

được một số kinh nghiệm và viết đề tài “Công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THCS Gia An” nhằm khẳng định tầm quan trọng của công tác xã hội

hóa giáo dục đối với nhà trường Từ đó, mỗi thầy cô làm công tác quản lý giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến công tác này để huy động nhiều nguồn lực từ xã hội, từ nhân dân góp phần xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường ngày một tốt hơn, tạo điều kiện tốt nhất để các em học sinh được học tập và rèn luyện trong một môi trường thuận lợi nhất Từ đó tạo cho mỗi con người có nhận thức sâu sắc về tình thương, tình yêu quê hương, con người, có nghĩa cử đẹp nhằm giáo

dục truyền thống “Thương người như thể thương thân” cho thế hệ mai sau.

2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của tôi là tiếp tục nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu, tích cực để công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường ngày một tốt hơn, tạo ý thức cho mỗi phụ huynh, mỗi doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đóng góp, hỗ trợ vật chất, tinh thần nhằm từng bước giúp trường THCS Gia An ngày càng đáp ứng yêu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh, sớm tạo được một ngôi trường có chất lượng giáo dục toàn diện

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu công tác xã hội hóa giáo dục gắn với việc xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THCS Gia An từ năm học 2012 – 2013 đến nay Nghiên cứu dựa trên những việc làm đã đạt được trong những năm học qua của nhà trường mà bản thân tôi là người trực tiếp thực hiện

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Đề tài nhằm phục vụ công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THCS Gia

An, giúp nhà trường từng bước khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục học tập, các em học sinh khá giỏi biết vươn lên hơn nữa trong học tập để dành nhiều kết quả cao hơn Tạo được ý thức cho mỗi thầy cô giáo nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác giáo dục học sinh, ý thức vươn lên của mỗi học sinh và tình yêu thương mọi người, biết chia sẽ cho bạn bè, mọi người khi gặp khó khăn, sau khi lớn lên thành đạt trong cuộc sống biết chia sẽ lại cho thế hệ đàn em… Tạo ý thức cho mỗi phụ huynh trong công tác giáo dục, biết giáo dục con em học tập đến nơi đến chốn, từ đó có nhiều đóng góp hơn cho nhà trường và thấy được rằng giáo dục là trách nhiệm của mọi người…

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1 Cơ sở lý luận:

- Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của xã hội

- Trường học là nơi giáo dục học sinh và cơ sở vật chất của nhà trường là phương tiện, là công cụ giáo dục và là môi trường để tạo nhân cách con người, giúp con người hoàn thiện về mọi mặt Từ đó, con người mới ý thức được trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương, đất nước

Trang 3

2 Cơ sở thực tiễn:

- Trường THCS Gia An trong những năm qua luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Phòng GD&ĐT Tánh Linh, của lãnh đạo, chính quyền xã Gia An, của các nhà mạnh thường quân và đặc biệt là phụ huynh, học sinh trên địa bàn xã

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường nhiệt tình, có trách nhiệm và tâm huyết trong giảng dạy cũng như trong công tác giáo dục học sinh

- Nhân dân xã Gia An có truyền thống cần cù trong lao động, có tinh thần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp

- Trường có Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhiệt tình, tâm huyết với công tác giáo dục của nhà trường

3 Thực trạng:

- Trường THCS Gia An nằm ở trung tâm xã, có diện tích là 10.240m2, trường gồm một dãy trường tầng 10 phòng học và một dãy trệt gồm 5 phòng học cấp 4 Nhìn chung khuôn viên trường rộng, thoáng mát đảm bảo đủ điều kiện cho học sinh học tập, sinh hoạt

- Tuy nhiên, cơ sở vật chất của trường so với yêu cầu hiện nay thật sự quá lạc hậu, xuống cấp, thiếu phòng học, không có phòng chức năng, khu hiệu

bộ, phòng học bộ môn và các hạng mục công trình khác Năm 1998 dãy trường tầng 10 phòng học được xây dựng trên cơ sở huy động một phần kinh phí đóng góp từ nhân dân xã Gia An Ngoài 10 phòng học ra không có thêm một hạng mục nào khác, từ đó đến nay đã 16 năm nhà trường phải huy động kinh phí, vật chất từ phụ huynh để xây dựng một số hạng mục, công trình phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh Toàn bộ các công trình như tường bao, nhà bảo vệ, nhà để xe…đều vận động đóng góp từ phụ huynh Sân trường và đoạn đường từ đường DT 720 vào trường không được xử lý mặt bằng nên lồi lõm, chỗ thấp, chỗ cao, mùa nắng thì quá bụi bẩn, mùa mưa thì lại ngập úng gây khó khăn cho học sinh đi lại, học tập và sinh hoạt

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà nước chưa đồng bộ, một số trường trong huyện đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp Trong lúc

đó cơ sở vật chất của trường THCS Gia An lại xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu cho việc dạy và học Từ đó bản thân tôi phải suy nghĩ, tìm cách khắc phục, tháo gỡ khó khăn Và việc làm cấp thiết đó là tạo ra niềm tin trong phụ huynh, trong học sinh để rồi từng bước đưa công tác xã hội hóa giáo dục đi vào mọi người dân, giúp mọi người thấy được rằng đóng góp xây dựng nhà trường

là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cho con em mình

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát, tổng hợp, thống kê

- Phân tích, so sánh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục của nhà trường qua từng năm học, năm học 2012 – 2013 và năm học 2013 – 2014

III NỘI DUNG CỤ THỂ:

1 Công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THCS Gia An qua hai năm học

2012 – 2013 và 2013 - 2014:

Nhận thấy sự khó khăn về cơ sở vật chất của nhà trường, hằng năm bản thân tôi đã tham mưu với Đảng ủy, UBND xã tìm hướng giải quyết khắc phục

Trang 4

khó khăn về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học nhằm tạo lòng tin trong phụ huynh và học sinh Trường đã tổ chức nhiều cuộc họp với sự tham gia của lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, đội ngũ thầy cô giáo có tâm huyết, có kinh nghiệm để bàn biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì sĩ số học sinh, khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất và được lãnh đạo địa phương, phụ huynh quan tâm, ủng hộ nhiệt tình

Mặt khác, bản thân tôi tăng cường mở rộng mối quan hệ giữa các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp cơ sở vật chất, đóng góp ý kiến phát triển nhà trường Hỗ trợ kinh phí, giám sát các hoạt động về xây dựng, giáo dục trong nhà trường Bên cạnh

đó nhà trường không ngừng chỉ đạo giáo viên thực hiện việc dạy và học có chất lượng, tạo môi trường thân thiện trong học tập, sinh hoạt, từng bước tạo niềm tin trong học sinh và phụ huynh, xây dựng thương hiệu về chất lượng dạy và học trên địa bàn xã Không ngừng gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về học tập và rèn luyện của học sinh từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp Mỗi tháng GVCN họp phụ huynh lớp 1 lần nhằm thông báo kịp thời tình hình học sinh của lớp và đồng thời tranh thủ các ý kiến đóng góp của phụ huynh với hoạt động của nhà trường

Cũng cố Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, tổ chức hoạt động có chất lượng, là cầu nối trực tiếp giữa phụ huynh và hiệu trưởng Ban đại diện CMHS phân công công việc hợp lý cho từng thành viên, mỗi thành viên chịu trách nhiệm về một phần việc được phân công Các thành viên Ban đại diện CMHS làm việc với tính chất tự giác, tự nguyện, các nguồn kinh phí hỗ trợ đều được

sử dụng đúng mục đích, có ý nghĩa và công khai minh bạch, tạo được niềm tin trong toàn thể phụ huynh Hàng năm vào đầu năm học Hiệu trưởng cùng với Ban đại diện CMHS bàn bạc việc xây dựng, mua sắm các trang thiết bị phục vụ dạy và học trong từng năm học, cơ cấu các thành viên trong Ban đại diện CMHS hợp lý nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong hội CMHS Nhà trường cùng Ban đại diện CMHS lên dự thảo kế hoạch thực hiện trong năm học trình Đảng ủy, HĐND, UBND xã xem xét cho ý kiến chỉ đạo Sau khi có ý kiến chỉ đạo nhà trường tổ chức Đại hội phụ huynh học sinh toàn trường xin ý kiến đóng góp của phụ huynh và biểu quyết thực hiện Các công trình xây dựng đều phân công thành viên Ban đại diện hội giám sát, theo dõi Nhà trường quán triệt giáo viên và học sinh có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn, tránh thất thoát, hư hỏng, sử dụng sai mục đích

Từ năm học 2012 – 2013 đến nay nhà trường đã nhận được rất nhiều sự đóng góp về tinh thần, vật chất từ các cấp lãnh đạo, các nhà mạnh thường quân, các phụ huynh của trường Từng bước đầu tư cơ sở vật chất nhằm phục vụ ngày một tốt hơn cho công tác dạy và học Với điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, thiếu thốn Nếu không làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục chắc chắn rằng việc dạy và học của nhà trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn

2 Kết quả thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của trường qua các năm học:

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh được triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 2011, việc

Trang 5

cụ thể hóa thông tư này gặp nhiều khó khăn đối với nhà trường, hầu hết các nhà trường không có nguồn kinh phí để xây dựng các công trình nhỏ phục vụ học sinh, không có kinh phí hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng, khen thưởng học sinh giỏi các cấp, kinh phí hoạt động của Hội CMHS hạn hẹp Tuy nhiên, đối với trường THCS Gia An chúng tôi đã vận dụng linh hoạt và đem lại một số kết quả đáng ghi nhận đó là:

- Năm học 2012 – 2013: Huy động phụ huynh, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đóng góp kinh phí sơn, quét vôi, láng nền 5 phòng học dãy trệt đảm bảo cho học sinh yên tâm học tập Sửa chữa 2 phòng làm việc của BGH, sửa 1 phòng để máy tính dạy tin học Tổ chức Hội diễn văn nghệ quyên góp được 28 triệu đồng Trường đã trích tiền ủng hộ văn nghệ cấp 22 suất học bổng

hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo học giỏi, mỗi suất trị giá 300.000đ Toàn bộ kinh phí do một số phụ huynh, doanh nghiệp, cá nhân

hỗ trợ

- Năm học 2013 – 2014: Huy động phụ huynh, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí sửa lại khu nhà vệ sinh dành cho học sinh nữ đảm bảo có chỗ an toàn cho các em đi vệ sinh với kinh phí hơn 10 triệu đồng

Tổ chức Hội trại –Văn nghệ quyên góp được 38 triệu đồng Trường đã trích tiền ủng hộ văn nghệ cấp 22 suất học bổng hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khó khăn đột xuất, mỗi suất trị giá 300.000đ, tổ chức phát thưởng cho các lớp đạt giải hơn 5 triệu đồng Toàn bộ kinh phí trên đều do các doanh nghiệp, các cá nhân và một số phụ huynh tự nguyện đóng góp

- Bản thân đã trực tiếp liên hệ và làm việc với các anh chị là cựu học sinh đang làm ăn sinh sống tại TP Hồ Chí Minh cũng như tại các tỉnh lân cận mời về giúp đỡ cho nhà trường Sau hơn một năm kiên trì kêu gọi, tập hợp, kết quả là

đã thành lập được Hội cựu học sinh đi vào hoạt động từ năm học 2012 – 2013 đến nay Hiện nay Hội cựu học sinh có hơn 30 thành viên do anh Đồng Xuân Nghiêm học sinh khóa 1983 – 1987 hiện là Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu làm Hội trưởng Hàng năm Hội tổ chức họp mặt vào ngày mùng 1 tết và

tổ chức quyên góp kinh phí khen thưởng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi Qua hai năm học Hội cựu học sinh đã quyên góp trên 50 triệu đồng hỗ trợ khen thưởng cho hơn 100 em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi Hội đã được lãnh đạo huyện hủy, Hội đồng nhân dân huyện Tánh Linh và lãnh đạo địa phương xã Gia An đánh giá rất cao về những việc làm mà hội dành cho các em học sinh Hội tiếp tục kêu gọi các thế hệ học sinh thành đạt, có tâm huyết với quê hương đóng góp kinh phí giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh giỏi, giúp đỡ các trường học trên địa bàn xã, phát triển hội ngày một lớn mạnh hơn nữa Hội

đã thống nhất chọn ngày Mùng 1 tết Nguyên Đán hàng năm làm ngày họp mặt

để bàn kế hoạch cấp phát học bổng, tặng quà cho học sinh nghèo, học sinh giỏi

Bên cạnh đó, bản thân cũng đã mời được anh Huỳnh Thanh Giám đốc Công ty TNHH Thiên Thanh tặng cho trường 2 bộ máy tính trị giá 12 triệu đồng để học sinh học môn tin học, hỗ trợ kinh phí tổ chức “Tuần lễ học tập suốt đời”, cấp 15 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó Tổ chức tặng quà cho CB-GV-NV nhân ngày 20/11 Hiện công ty đang tài trợ kinh phí cho việc đào

Trang 6

tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp của trường với kinh phí là 10 triệu đồng/năm

Ngoài ra, bản thân đã vận động một số cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ hơn 100m3 đất, cát làm đường, nâng cấp sân trường, hỗ trợ phương tiện vận chuyễn như xe ben, xe ủi san lấp, nâng cấp gần 100m đường đi từ đường DT 720 vào trường, nâng cấp sân trường chống ngập úng Hầu hết phụ huynh nhiệt tình ủng

hộ khi nhà trường đứng ra làm đường và nâng cấp sân trường để các em học sinh đi học được sạch sẽ, an toàn

Phải nói rằng càng ngày phụ huynh có sự quan tâm đến nhà trường nhiều hơn Đến thời điểm này, mặc dù trường chưa được nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, nhưng nhìn tổng thể trường THCS Gia An vẫn đảm bảo được cơ sở vật chất để giảng dạy, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trường học Cảnh quan môi trường thoáng mát, tương đối sạch đẹp Có được cảnh quan môi trường như hôm nay đó là nhờ vào sự đóng góp của phụ huynh, của các nhà mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn xã Gia An

Đồng thời, Chi hội khuyến học trường phối hợp Hội khuyến học xã tổ chức quyên góp kinh phí cấp học bổng cho học sinh nghèo vuợt khó với hàng chục suất học bổng

Mặt khác, trong lĩnh vực giáo dục nhà trường đã phối hợp tốt với Ban trị

sự Chùa Quảng Chánh, Hội đồng giáo xứ Gia An, ban Công an xã để cùng giúp nhà trường giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chưa ngoan Ban đại diện CMHS cùng nhà trường tổ chức đến từng gia đình học sinh vận động các em bỏ học ra lớp, cùng nhà trường xét miễn giảm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp hỗ trợ học sinh gặp khó khăn, bệnh hoạn…

Trường đã không ngừng cải tiến lề lối làm việc, mọi thủ tục giải quyết cho phụ huynh, học sinh đều nhanh, gọn Mọi ý kiến thắc mắc đều tận tình giải thích thấu tình đạt lý Chỉ đạo chuyên môn có các biện pháp, giải pháp hợp lý nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học Kết quả học tập và rèn luyện đạo đức ngày một nâng cao rõ rệt:

Việc đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi được nhà trường quan tâm, ưu tiên Bản thân tôi đã chỉ đạo chuyên môn mời phụ huynh của các em học sinh khá, giỏi họp và vận động phụ huynh đầu tư dụng cụ, phương tiện học tập cho các em để các em có điều kiện học tập nâng cao kiến thức Nhiều phụ huynh đã hưởng ứng và đầu tư máy tính, kết nối internet cho các em Từ đó nhà trường đẩy mạnh việc tham gia thi học sinh giỏi Olympic Tiếng Anh, Violympic Toán trên internet Kết quả trong hai năm học qua số lượng học sinh giỏi Tiếng Anh

và Toán các cấp trên internet của trường rất nhiều Tạo được phong trào học tập mạnh mẽ, sâu rộng, nhiều phụ huynh đã đầu tư phương tiện học tập cho các em

để học tập ở nhà

Năm học 2012 – 2013 có 2 học sinh giỏi giải toán máy tính cầm tay cấp huyện, có 3 học sinh đạt giải học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn Sinh và môn Hóa Có 25 em đạt học sinh giỏi Tiếng Anh trên internet cấp huyện, 11 em đạt giải cấp tỉnh; có 2 học sinh đạt học sinh giỏi Toán violympic cấp huyện Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 92%, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,4%, duy trì sĩ

số đạt 98,8% Tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10 đạt 99%, đặc biệt là trường duy

Trang 7

nhất trong huyện không có em nào bị điểm 0 đến 1 ở cả 3 môn thi vào lớp 10, trường đạt thành tích trường tiên tiến cấp huyện

Năm học 2013 – 2014 trường có 13 học sinh giỏi cấp huyện, 1 học sinh giỏi cấp tỉnh, 1 học sinh đạt Huy chương vàng trong Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh ở môn Cầu Lông Tỉ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể, chất lượng dạy và học được duy trì ngang bằng so với cùng kỳ năm trước Mặc dù số lượng học sinh giỏi các cấp năm học 2013 – 2014 ít hơn năm học 2012 – 2013 nhưng so với các trường trong huyện thì số lượng học sinh giỏi trên internet các cấp của trường vẫn xếp vào tốp dẫn đầu trong huyện

Công tác quản lý, công tác dạy và học, các hoạt động ngoại khóa được duy trì và phát triển Việc tuyển sinh lớp 6 hàng năm đạt chỉ tiêu 100%, công tác xét tốt nghiệp thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, số học sinh được lên lớp, học sinh giỏi, tiên tiến hàng năm tăng lên, số học sinh yếu kém, lưu ban giảm dần Nhà trường đã liên kết với Trung tâm GDTX huyện tổ chức các lớp học nghề phổ thông để các em có thêm kiến thức trong lĩnh vực tin học và hỗ trợ cho việc thi vào lớp 10 Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

do phòng GD&ĐT, các cấp phát động nhà trường đều tham gia và đạt kết quả khá tốt Mặc dù cơ sở vật chất thiếu thốn, khó khăn vào diện nhất huyện nhưng chất lượng dạy và học của trường luôn được duy trì và nâng cao Từ kết quả dạy và học trên đã tạo được niềm tin lớn trong phụ huynh và học sinh Phụ huynh tin tưởng vào nhà trường và có nhiều đóng góp trong việc xây dựng trường

3 Những kinh nghiệm trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở trường:

- Nhà trường luôn mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các cấp lãnh đạo, với các ban ngành của địa phương, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội Tạo điều kiện thuận lợi

để mọi thành phần xã hội có thể đóng góp vật chất, đóng góp ý kiến cho việc phát triển của nhà trường Giám sát các hoạt động của nhà trường, tạo môi trường giáo dục lành mạnh

- Tham mưu kịp thời các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục

- Phát huy tốt nội lực, nâng cao giáo dục toàn diện, xây dựng lòng tin trong học sinh và phụ huynh cũng như cộng đồng dân cư, làm cơ sở cho việc xã hội hóa giáo dục ngày một tốt hơn

- Có những biện pháp, việc làm phù hợp để tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục Mọi việc làm phải hướng tới mục đích của giáo dục, đặc biệt là vì sự tiến bộ của học sinh và của cả cộng đồng

- Tạo môi trường dạy học thân thiện, xây dựng cảnh quan sạch đẹp, làm cho mỗi học sinh vui hơn, yên tâm hơn khi đến trường, các em được học tập, được sinh hoạt, vui chơi, coi trường là ngôi nhà thứ 2 của mình từ đó các em càng yêu trường, mến bạn, tôn trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi

- Mọi vấn đề khi thực hiện, Nhà trường và Ban đại diện hội cha mẹ học sinh phải bàn bạc thống nhất, phải thực sự trong sáng, công khai, minh bạch

Trang 8

Phải có người kiểm tra cụ thể, chặt chẽ, tránh hư hỏng, mất mát, lãng phí Vấn

đề về tài chính phải hết sức rạch ròi, chặt chẽ, tránh tư lợi, thương mại hóa…

- Xây dựng Ban đại diện hội cha mẹ học sinh thật sự vững mạnh, những thành viên trong Ban đại diện CMHS phải thật sự là những thành viên tích cực,

có tâm huyết với công tác giáo dục Là cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh

và thay mặt phụ huynh gửi gắm trách nhiệm học tập của con em cho nhà trường cũng như tuyên truyền các chủ trương của nhà trường đến tất cả phụ huynh học sinh

- Phải biết tập trung sức mạnh của cộng đồng, huy động mọi lực lượng

xã hội tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục Động viên, khích lệ mọi thành phần cá nhân, tập thể, các nhà mạnh thường quân, các tổ chức từ thiện để

họ ngày càng có nhiều đóng góp vật chất cho trường Đặc biệt là kêu gọi được các thế hệ học sinh của trường chung tay đóng góp phát triển nhà trường và giúp đỡ cho thế hệ đàn em

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1 Kết luận:

- Qua thực tế cho thấy, công tác xã hội hóa giáo dục ở mỗi trường học là rất cần thiết, nếu biết phát huy tốt sự đóng góp vật chất, tinh thần của các lực lượng xã hội, các cá nhân và cộng đồng chắc chắn nhà trường sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện

- Nhìn lại cơ sở vật chất của trường THCS Gia An xếp vào loại khó khăn nhất so với các trường trong huyện, đã 16 năm rồi, trường đã cũ, xuống cấp nhưng nhà nước chưa đầu tư xây dựng thêm các hạng mục công trình khác Tất

cả các công trình phụ của trường là do phụ huynh đóng góp xây dựng Công sức đóng góp đó không phải là nhỏ, nếu không làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục thì chắc chắn trường THCS Gia An sẽ không thực hiện được nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và nhân dân giao phó Bởi vì như tôi đã nói lúc đầu là khi xây dựng trường THCS Gia An chỉ có 15 phòng học mà thôi ngoài ra không có hạng mục công trình nào khác Nhưng hiện nay nếu ai có dịp đến trường thì sẽ thấy rất nhiều sự đổi thay, cây xanh đã phủ kín sân trường, nhiều chậu cây cảnh

có giá trị được bố trí ở sảnh trường và dọc các lớp học Lối vào trường được lót gạch tương đối sạch sẽ, đã có một số công trình phục vụ dạy và học, sinh hoạt ngoài trời…Tập thể cán bộ, giáo viên của trường đã thật sự an tâm công tác và tâm huyết với nghề, đoàn kết, nhất trí chung sức chung lòng, các em học sinh chăm ngoan học tập và hăng say đến trường Trường đang từng bước trên đà đi lên và khẳng định được vị trí của một địa phương có tiềm năng về kinh tế Bên cạnh đó nhà trường được các cấp lãnh đạo phòng GD&ĐT, đảng ủy, chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện tốt để trường tiếp tục hoàn thiện hơn nữa trên lĩnh vực giáo dục những mầm xanh tương lai của địa phương và đất nước Điều đặc biệt bản thân tôi đã làm được đó là tạo được lòng tin trong phụ huynh, càng ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tập thể đóng góp vật chất ủng hộ cho nhà trường Các thế hệ học sinh làm ăn thành đạt quay

về giúp đỡ cho các em học sinh nghèo, học sinh giỏi Trong tương lai không xa, tôi tin tưởng rằng Gia An sẽ có nhiều học sinh giỏi, thành đạt và sẽ có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước

Trang 9

Phải nói rằng, nếu có tâm huyết, tình yêu đối với công việc, tất cả vì học sinh thân yêu thì chúng ta sẽ làm được mọi việc có ích cho xã hội Bản thân tôi không phải sinh ra và lớn lên từ xã Gia An, nhưng khi về công tác và được chọn làm hiệu trưởng của trường, với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, với cơ sở vật chất của trường khó khăn như vậy, tôi đã kêu gọi và tập hợp được rất nhiều phụ huynh có tâm huyết đóng góp vật chất, tinh thần đối với trường Hiện giờ công tác xã hội hóa giáo dục của trường phải khẳng định rằng là tốt nhất so với các trường trên địa bàn xã

- Nhà trường sẽ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục Trường sẽ chọn ngày truyền thống của trường và tổ chức kỷ niệm nhằm ôn lại truyền thống nhà trường đồng thời là dịp để các thầy cô giáo cũ đã từng công tác ở trường, các thế hệ học sinh của trường gặp gỡ và cùng chung tay đóng góp xây dựng trường, làm cho trường ngày càng đẹp hơn Tạo Website của trường để đăng tải các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục

2 Kiến nghị:

Lãnh đạo Phòng Giáo dục tham mưu với UBND Huyện, các cấp sớm cấp kinh phí đầu tư xây dựng các hạng mục công trình như : Phòng học, Phòng chức năng, phòng học bộ môn, các công trình phục vụ dạy và học đúng tiêu chuẩn để trường đẩy mạnh nâng cao chất lượng học tập của học sinh

- Đảng ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành của xã tuyên truyền

sâu rộng hơn nữa trong nhân dân nội dung chủ đề “Tất cả vì một mục tiêu giáo

dục cho mọi người” Huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo

dục, tuyên dương những tập thể, cá nhân có đóng góp vật chất cho giáo dục trên hệ thống phát thanh của xã

Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THCS Gia An, trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô, đồng nghiệp xem xét và góp ý thêm để công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng hiệu quả hơn

Gia An, ngày 10 tháng 4 năm 2014

Người viết

Nguyễn Văn Chung

Ngày đăng: 30/05/2015, 10:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w