Tình hình hàng tồn kho tại công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao.

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp Quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao (Trang 30)

1. Doanh thu thuần

2.2.1. Tình hình hàng tồn kho tại công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao.

Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao.

2.2.1. Tình hình hàng tồn kho tại công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao. Chất Lâm Thao.

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu hàng tồn kho tại công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 2.524.447 91,53 2.594.424 93,23 2.425.860 91,54 69.977 2,77 -168.564 -6,5 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 240.176 8,71 456.965 16,42 139.638 5,27 216.789 90,26 -317.327 -69,44 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 264.283 9,58 246.461 8,86 865.094 32,65 -17.822 -6,74 618.633 251,01 3. Hàng tồn kho 1.983.508 71,92 1.832.910 65,86 1.355.772 51,16 -150.598 -7,59 -477.138 -26,03 4. Tài sản ngắn hạn khác 36.480 1,32 58.088 2,09 65.356 2,46 21.608 59,23 7.268 12,51 B. Tài sản dài hạn 233.676 8,47 188.478 6,77 224.056 8,46 -45.198 -19,34 35.578 18,88 Tổng tài sản 2.758.123 100 2.782.902 100 2.649.916 100 24.779 0,9 -132.986 -4,78

(Nguồn: Bảng cân đối thành phẩm của công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao giai đoạn 2012 – 2014)

Nhìn vào bảng trên, ta thấy giá trị hàng tồn kho của công ty giảm dần qua các năm từ năm 2012 tới năm 2014, nhưng vẫn ở mức khá cao. Năm 2012, giá trị hàng tồn kho của công ty là 1.983.508 triệu đồng, chiếm 78,57% tài sản ngắn hạn và chiếm 71,92% tổng tài sản. Năm 2013, con số này giảm xuống ở mức 1.832.910 triệu đồng, chiếm 70,65% tài sản ngắn hạn, và chiếm 65,86% tổng tài sản, giảm 150.598 triệu đồng so với năm 2012. Chỉ tiêu này vẫn giảm xuống trong năm 2014, chiếm 55,89% tài sản ngắn hạn và 51,16% tổng tài sản của công ty.Giai đoạn này giá trị hàng tồn kho của công ty khá lớn, vì vậy công ty nên chú ý để hoạt động quản trị hàng tồn kho đạt hiệu quả tốt. Vì mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là phân bón, thuốc trừ sâu – mặt hàng mang đặc tính thời vụ rất cao nên tùy từng thời điểm mà công ty cần xác định lượng hàng tồn kho cho phù hợp. Dự trữ quá nhiều hay quá ít cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Bảng 2.4: Cơ cấu các nhóm hàng trong bộ phận hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2012 - 2014

Mặt hàng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Axit 11.901 0,6 12.464 0,68 15.863 1,17 563 4,73 3.399 27,27 NPK 1.505.483 75,9 1.383.847 75,5 1.009.643 74,47 -121.636 -8,08 -374.204 - 27,04 Supe lân 463.546 23,37 433.117 23,63 325.792 24,03 -30.429 -6,56 -107.325 - 24,78 Trừ sâu CN 1.785 0,09 549 0,03 2.034 0,15 -1.236 -69,24 1.485 270,5 NVL khác 793 0,04 2.933 0,16 2.440 0,18 2.140 269,86 -493 - 16,81 TỔNG 1.983.508 100 1.832.910 100 1.355.772 100 -150.598 -7,59 -477.138 - 26,03

( Nguồn: Bảng cân đối thành phẩm của công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao giai đoạn 2012 - 2014)

Nhìn vào bảng cơ cấu hàng tồn kho trên, ta thấy giá trị hàng tồn kho giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2012 – 2014. Năm 2013, tổng giá trị hàng tồn kho là 1.832.910 triệu đồng, giảm 150.598 triệu đồng – tương ứng giảm 7,59% so với năm 2012. Năm 2014, chỉ tiêu này càng giảm mạnh hơn nữa, chỉ dừng lại ở con số 1.355.772 triệu đồng – giảm 477.138 triệu đồng, tương ứng giảm 26,03% so với năm 2013. Sự điều chỉnh giảm này là hợp lý vì từ năm 2012 đến năm 2014, không chỉ nền kinh tế Việt Nam mà nền kinh tế thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công Châu Âu.

Trong 3 năm từ 2012 đến 2014, NPK vẫn là mặt hàng dự trữ tồn kho lớn nhất vì đây là mặt hàng chính mà công ty thực hiện sản xuất kinh doanh. Tuy ở giai đoạn này tỷ trọng NPK giảm dần qua mỗi năm nhưng vẫn chiếm ở mức cao - trên 70% tổng giá trị tồn kho.Năm 2012, giá trị tồn kho mặt hàng này là 1.505.483 triệu đồng.Năm 2013, lượng tồn kho NPK đạt 1.383.847 triệu đồng, giảm 121.636 triệu đồng – tương ứng giảm 8,08% so với năm 2012. Sang năm

2014 con số này giảm xuống còn 1.009.643 triệu đồng, giảm 374.204 triệu đồng – tương ứng giảm 27,04% so với năm 2013. Lượng tồn kho dự trữ của mặt hàng này giảm chủ yếu là do chiến lược tồn kho, dự trữ của công ty thay đổi để phù hợp với nền kinh tế bất ổn định, có nhiều biến động phức tạp, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay.

Tiếp sau đó là Supe lân – luôn chiếm trên 20% tổng giá trị tồn kho của công ty. Năm 2012, giá trị supe lân tồn là 463.546 triệu đồng; năm 2013, giá trị tồn kho của mặt hàng này là 433.117 triệu đồng, giảm 30.429 triệu đồng – tương ứng giảm 6,56% so với năm 2012. Sang năm 2014, con số này giảm xuống còn 325.792 triệu đồng, giảm 107.325 triệu đồng – tương ứng giảm 24,78% so với năm 2013.

Đa số giá trị tồn kho các mặt hàng của công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 đều giảm qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu lý giải cho sự sụt giảm này là do tình hình kinh tế thế giới nói chung có nhiều biến động phức tạp sau hai cuốc khủng khoảng là khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công Châu Âu kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, khiến cho thị trường tiêu thụ các loại mặt hàng bị thu hẹp, sức mua trong dân giảm.

Bảng 2.5: Doanh thu thuần một số mặt hàng của công ty giai đoạn 2012 – 2014

Mặt hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Tiền (trđ) Tiền (trđ) Tiền

(trđ) Tiền (trđ) Tiền (trđ) Axit 19.328 21.935 15.454 2.607 -6.481 NPK 3.097.851 3.269.268 3.365.419 171.417 96.151 Supe lân 1.294.517 1.399.071 1.546.867 104.554 147.796 Trừ sâu CN 8.990 8.106 6.481 -884 -1.625 Sản phẩm khác 74.165 70.097 50.847 -4.068 -19.250 TỔNG 4.494.851 4.768.477 4.985.068 273.626 216.591

( Nguồn: Tổng hợp doanh thu tiêu thụ công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao giai đoạn 2012 - 2014)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu thuần các mặt hàng của công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao giai đoạn 2012 – 2014

Nhìn chung, tổng doanh thu thuần các mặt hàng tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2012 – 2014. Năm 2012, doanh thu thuần là 4.494.851 triệu đồng. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng lên 273.626 triệu đồng và đạt 4.768.477 triệu đồng. Sang năm 2014, tổng doanh thu thuần tiếp tục tăng thêm 216.591 triệu đồng để đạt mức 4.985.068 triệu đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty đang thực sự hiệu quả.

Vì là mặt hàng sản xuất kinh doanh chính của công ty nên doanh thu thuần mặt hàng NPK chiếm tỷ trọng lớn nhất, đều trên 65% tổng doanh thu thuần của công ty. Năm 2012, doanh thu thuần mặt hàng NPK là 3.097.851 triệu đồng, chiếm 68,92% tổng doanh thu thuần. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng lên 171.417 triệu đồng, đạt 3.269.268 triệu đồng, chiếm 68,56% tổng doanh thu thuần. Năm 2014, chỉ tiêu này tiếp tục tăng và đạt mức 3.365.419 triệu đồng, chiếm 67,51% tổng doanh thu thuần. Tỷ trọng doanh thu thuần mặt hàng NPK giảm nhẹ qua các năm từ 2012 đến 2014 là do công ty không chỉ tập trung phát triển NPK mà còn tập trung phát triển mặt hàng supe lân,.. để đa dạng hóa chủng loại, mặt hàng.

Sau NPK, supe lân cũng đang được quan tâm, chú trọng phát triển. Tỷ trọng supe lân tăng đều qua các năm. Năm 2012, doanh thu thuần mà supe lân đóng góp cho hoạt động kinh doanh của công ty là 1.294.517 triệu đồng, chiếm 28,8% tổng doanh thu. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng 104.554 triệu đồng – tăng 8,08% so với năm 2012, đạt 1.399.071 triệu đồng.Doanh thu thuần mặt hàng supe lân tiếp tục tăng 147.796 triệu đồng- tương ứng tăng 10,56% so với năm 2013 để đạt mức 1.546.867 triệu đồng.

Do ảnh hưởng của hai cuộc khủng hoảng chưa được khắc phục triệt để nên doanh thu thuần các mặt hàng tồn kho và tổng doanh thu thuần mà công ty thu được có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ. Dù vậy, đây cũng là dấu hiệu cho thấy công ty đang kinh doanh đúng hướng, có các chiến lược phù hợp để đối phó với sự biến động của thị trường.Đây cũng là tiềm năng để công ty phát triển hơn nữa trên thương trường.

Công ty định giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Hàng hóa nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lần nhập. Công ty áp dụng phương pháp này để có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép cũng như thuận tiện cho việc quản lý. Hơn thế nữa, trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường và có giá trị thực tế hơn trong các bản báo cáo.

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp Quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w