1. Doanh thu thuần
3.1.2. Hạn chế của công ty trong việc quản trị hàng tồn kho
Dù đạt được những thành công như trên nhưng công ty vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được những hạn chế đang tồn tại, làm cho công tác quản trị hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả như:
Công ty chưa sử dụng bất kỳ mô hình quản trị hàng tồn kho nào để tối ưu hóa lượng hàng hóa, sản phẩm cần dự trữ, mà chỉ dựa vào kết quả kinh doanh thực tế của những năm trước đó. Việc làm này chỉ mang tính chất tương đối, vì thực tế nền kinh tế luôn biến đổi không ngừng, nhu cầu thị trường tiệu thụ của mỗi năm khác nhau nên việc công ty chỉ dựa vào kết quả kinh doanh của những năm trước để quyết định lượng hàng tồn kho sẽ làm công ty chịu nhiều khoản chi phí hơn,hoạt động kinh doanh không mang lại doanh thu cao nhất.
Trong quy trình quản trị hàng tồn kho thì công tác dự báo nhu cầu thị trường, thu thập, phân tích thông tin là yếu tố rất quan trọng, tác động trực tiếp tới việc ra quyết định tồn kho của công ty. Tuy nhiên, công tác dự báo của công ty chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn thụ động theo guồng quay của nền kinh tế. Điển hình như năm 2012, do không nắm bắt được xu thế nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng (nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng
chung do hai cuộc khủng hoảng: khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công Châu Âu) nên lượng sản phẩm, hàng hóa dự trữ của công ty quá lớn (tổng lượng hàng hóa dự trữ là 1.983.508 triệu đồng, trong khi tổng tài sản năm 2012 của công ty là 2.758.123 triệu đồng – chiếm 71,92% tổng tài sản của công ty), tốc độ chu chuyển chậm, ảnh hưởng nhiều tới doanh thu, lợi nhuận của cả năm.
Hơn nữa, trong công tác quản trị hàng tồn kho không thể tránh khỏi những sơ suất không đáng có. Trong khâu sắp xếp, bốc dỡ hàng, do sơ suất nên có những kiện hàng nhập sau bán trước, hàng nhập trước lại bị lưu kho, gây tổn thất khi hết hạn sử dụng, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu, không thể bán cho người tiêu dùng. Hay do sơ suất trong khâu quản lý bảo quản mà một số kiện hàng bị hỏng vì thời tiết oi nồm, ẩm thấp.
Những hạn chế trong công tác quản trị hàng tồn kho của công ty bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác quản trị hàng tồn kho của công ty chưa thực sự hiệu quả là vì công ty không sử dụng bất kỳ mô hình quản trị hàng tồn kho nào, mà chỉ dựa vào kết quả kinh doanh thực tế của các năm gần nhất để đưa ra lượng hàng dự trữ tồn kho nên sản lượng, giá trị tồn kho các loại mặt hàng của công ty vẫn chưa thực sự hợp lý.
Hơn nữa, khảnăng dự báo nhu cầu tiêu thụ, khả năng thu thập, phân tích các thông tin thị trường, sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội của công ty còn nhiều hạn chế,gây ảnh hưởng tới hoạt động quản trị hàng tồn kho. Hàng tồn kho dự trữ quá nhiều làm phát sinh nhiều loại chi phí không cần thiết, làm giảm doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Một số trường hợp dẫn đến những tổn thất không đáng có cho công ty lại xảy ra ở khâu quản lý của nhân viên quản lý kho làm cho hàng hóa bị hỏng, hết thời gian sử dụng,…
Những biến động của thị trường cũng có tác động không nhỏ tới công tác quản trị hàng tồn kho.Sự biến động không ngừng của thị trường, tỉ lệ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng thường xuyên biến đổi, gây nhiều khó khăn cho công tác dự báo.
Không chỉ vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, không chỉ với các doanh nghiệp trong nước, mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài vốn đã mạnh về khoa học kỹ thuật và tài chính, nên công tác quản trị hàng tồn kho càng phải được chú trọng để tăng doanh thu, lợi nhuận, uy tín cho công ty.
Hơn nữa, mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là phân bón, thuốc trừ sâu nên hàng hóa dễ bị hỏng vì sự thay đổi thời tiết, gây tổn thất cho công ty. Hay xảy ra hiện tượng hạn hán, lũ lụt làm nguy hại tới cây trồng, ảnh hưởng tới các hoạt động nông nghiệp cũng có tác động không nhỏ tới việc sản xuất, kinh doanh của công ty, và tất nhiên công tác quản trị hàng tồn kho cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng.