1. Doanh thu thuần
3.2.1. xuất với công ty
• Đối với công tác thu thập, dự báo nhu cầu thị trường.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy biến động không ngờ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, để công tác quản trị hàng tồn kho của công ty thực sự đạt hiệu quả cao thì việc tìm kiếm, thu thập thông tin thị trường không thể
qua loa, lơ là. Đây là công việc hết sức cần thiết để các nhà quản trị có thể dự báo, nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp nhất, tránh trường hợp vì dự báo thiếu chính xác mà gây ra nhiều tổn thất cho công ty.
Trước hết, công tác dự báo nhu cầu thị trường được bắt đầu bằng việc nghiên cứu đặc trưng và đo lường khái quát thị trường. Công việc này giúp công ty có cách đánh giá khái quát nhất về khả năng xâm nhập, khả năng cạnh tranh, khả năng tiềm ẩn của thị trường; giúp công ty lựa chọn được thị trường tiềm năng, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và lập nên chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Nhân tố quan trọng có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp chính là khách hàng. Khi nghiên cứu về khách hàng, bộ phận nghiên cứu cần đưa ra các chỉ tiêu để phân loại khách hàng, thu thập thông tin về mức độ tiêu dùng sản phẩm, thói quen mua hàng, sự ảnh hưởng của thông tin đại chúng, các chương trình quảng cáo, khuyến mại đến khách hàng,… Để từ đó có cái nhìn tổng quát về nhu cầu sử dụng sản phẩm, là cơ sở của việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, hiện tại công ty đang trong quá trình xây dựng, phục hồi sau sự tác động của hai cuộc khủng hoảng kinh tế nên việc xem xét, nghiên cứu từng phân khúc thị trường là rất quan trọng. Từ những thông tin thu thập được về thị trường, công ty tiến hành phân tích, xử lý thông tin để xác định rõ ràng hơn về mỗi loại thị trường và đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó. Thông tin thu thập có chính xác, khả năng phân tích, phán đoán tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp dự báo nhu cầu thị trường tốt, và căn cứ vào đó để đưa ra kế hoạch dự trữ tồn kho hiệu quả nhất.
• Đối với công tác lập kế hoạch kinh doanh.
Công ty nên xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết theo từng quý, năm. Trong đó, thực hiện thống kê đầy đủ, rõ ràng về lượng hàng nhập, hàng xuất, hàng tồn; phân loại các mặt hàng kinh doanh tốt và không tốt để có kế
hoạch kinh doanh cho kỳ sau. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp các nhà quản trị quản lý, theo dõi lượng hàng tồn kho của công ty sát sao hơn, tránh tình trạng dư thừa quá nhiều hàng tồn kho gây lãng phí, phát sinh nhiều loại chi phí cho công ty.
• Các quy định về quản trị hàng tồn kho.
Thực tế cho thấy, xảy ra những sai sót trong quá trình nhập, xuất hàng hóa hay do quá trình bốc dỡ mà hàng hóa bị hư hỏng hoặc hết thời gian sử dụng một phần là do các quy định về quản trị hàng tồn kho của công ty chưa thực sự chặt chẽ.
Với mọi loại sản phẩm, hàng hóa thì chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố được coi trọng hàng đầu.Tất cả các loại sản phẩm được công ty sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn chất lượng như công ty đã cam kết và công bố. Hàng hóa phải đạt chuẩn theo tiêu chuẩn Việt Nam và cố gắng tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại để phát triển hơn nữa và đạt chuẩn thế giới.
Không chỉ vậy, công ty cần tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ cho đội ngũ quản lý của công ty để có thể nhanh chóng nắm bắt xu hướng, phản ứng nhanh với những biến động bất thường của thị trường; và đưa ra những quy định chặt chẽ hơn trong việc nhập, xuất hàng hóa để tránh gây những tổn thất không đáng có.
• Giải pháp về mô hình đặt hàng cho công ty.
Trên thực tế, công ty chưa áp dụng bất kỳ mô hình quản trị hàng tồn kho nào để tối ưu hóa sản lượng đặt hàng và đồng vốn bỏ ra đầu tư. Công ty chỉ tiến hành nhập hàng chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng từ các đối tác, khách hàng, và dựa vào kết quả kinh doanh của kỳ trước. Do đó, công tác quản trị hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả, lượng hàng tồn kho trong một số kỳ kinh doanh quá lớn gây ảnh hưởng nhiều tới khả năng thanh toán nhanh của công ty. Vì vậy, việc áp dụng mô hình quản trị hàng tồn kho là điều cần thiết và thực sự quan trọng.
Để lượng hàng đặt hiệu quả và tối ưu, em sử dụng mô hình EOQ áp dụng cho việc đặt hàng mặt hàng NPK.
Theo bảng cân đối thành phẩm của công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao trong năm 2014, thì:
Sản lượng nhập mặt hàng NPK là : S = 368.067.761 tấn. Chi phí mỗi lần đặt hàng là: F = 15.159 triệu đồng. Chi phí bảo quản: C = 12.000 đồng/tấn
Theo công thức tính số lượng đặt hàng tối ưu, ta có:
Q* = = 30.494.429 (tấn)
Như vậy, sản lượng đặt hàng tối ưu mỗi lần đối với mặt hàng NPK của công ty là 1.180.788 tấn. Với mức sản lượng này, công ty sẽ đảm bảo được lượng hàng tồn kho dự trữ thường xuyên, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa để quả trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.
Với Q* = 30.494.429 tấn, ta có tổng chi phí tồn kho tại mức sản lượng đặt hàng tối ưu là:
TC = C + F
= 12.000 +15.159 6 = 365.936(triệu đồng)
Số lần đặt hàng tối ưu trong năm là:
L* = = = 12,07 (lần)
Thời gian dự trữ tối ưu đối với mặt hàng NPK là:
Điểm tái đặt hàng
Sau đó, ta áp dụng mô hình EOQ mở rộng để tính điểm đặt hàng lại của công ty. Qua nghiên cứu tình hình thực tế tại công ty, em được biết khoảng thời gian chuẩn bị giao nhận hàng là 8 ngày, và sản lượng tiêu thụ NPK trong 1 năm là 368.067.761 tấn. Như vậy, điềm tái đặt hàng là:
Qr = 368.067.761 = 8.067.238,6 (tấn)
Kết quả trên cho biết, khi sản lượng NPK còn 8.067.761 tấn thì công ty nên tiến hành nhập hàng mới để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.
Như vậy, qua việc áp dụng mô hình EOQ và mô hình EOQ mở rộng, công ty sẽ xác định được sản lượng dự trữ, tổng chi phí, thời gian dự trữ và thời điểm tái đặt hàng để giảm bớt chi phí cho việc lưu kho, tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Tuy nhiên, do mặt hàng kinh doanh của công ty là các loại phân bón phục vụ cho ngành nông nghiệp nên mang đặc tính thời vụ rất lớn. Công ty nên xem xét nhiều tố khác từ môi trường để đưa ra mức tồn kho hợp lý, có thể kết hợp thêm việc xem xét, đánh giá lại doanh thu của kỳ trước, tháng trước để quyết định hạn mức tăng, giảm lượng hàng tồn kho như thế nào. Khi gần vào mùa vụ, công ty nên thực hiện dự trữ nhiều hơn để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.Thời điểm không phải mùa vụ, công ty nên thực hiện dự trữ ít hơn để tối thiểu hoá chi phí cho công ty.
• Đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa
Khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa chính là cơ sở để công ty lên kế hoạch, ra quyết định cho hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ tiếp theo. Nếu khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tốt sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho, vòng quay vốn của công ty cũng sẽ nhanh hơn, hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt, và ngược lại. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là nhập
hàng để sản xuất, vì vậy mà dự trữ tồn kho là công việc thiết yếu và có tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Sản phẩm, hàng hóa được sản xuất để bán cho đối tượng khách hàng nào? Bán ở đâu?Đâu là thị trường tiềm năng có cơ hội phát triển kinh doanh?Là những câu hỏi mà công ty cần trả lời trước khi thực hiện phân phối sản phẩm.Thị trường tiêu thụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác tiêu thụ hàng hóa. Để có những đánh giá chính xác nhất về thị trường, công ty cần thực hiện công tác nghiên cứu tại thị trường đó, đồng thời tìm hiểu về thị hiếu người tiêu dùng, thông tin về các đối thủ cạnh tranh,… để lập ra chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị hàng tồn kho phù hợp nhất. Hiện nay, công ty cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa Chất Lâm Thao đã xây dựng một số cửa hàng, đại lý của mình tại các địa phương để thuận tiện cho việc phân phối các loại sản phẩm (chủ yếu là phân bón) cho khách hàng. Tuy nhiên, các đại lý, cửa hàng của công ty chủ yếu được xây dựng ở những nơi đồng bằng, đông dân cư làm nông.Công ty nên mở rộng địa điểm kinh doanh hơn nữa để tìm kiếm đối tượng khách hàng, người tiêu dùng tiềm năng.
Hơn nữa, không phải lúc nào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng diễn ra tốt đẹp.Nhiều trường hợp các sản phẩm sản xuất ra dư thừa, kém chất lượng, sắp hết thời gian sử dụng gây tồn đọng vốn rất lớn cho công ty. Để hạn chế trường hợp này có thể xảy ra, công ty nên thường xuyên kiểm tra, đánh giá phẩm chất sản phẩm để có kế hoạch quản trị lượng hàng này một cách hợp lý nhất. Công ty có thể áp dụng các chương trình giảm giá, khuyến mại,…để thu hút sự quan tâm của khách hàng, nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, hạn chế tổn thất mà công ty phải gánh chịu vì lượng hàng tồn kém chất lượng này.
• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác quản trị hàng tồn kho
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị hàng tồn kho nói riêng thì con người luôn là nhân tố đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Công ty cần lưu ý hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động, chú ý tuyển dụng đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình trong công việc để kế cận đội ngũ cán bộ trước trong tương lai. Đội ngũ nhân viên được tuyển cần có những kiến thức cơ bản nhất về các loại mặt hàng, sản phẩm, lĩnh vực mà công
ty đang kinh doanh để nắm bắt được các đặc tính của hàng hóa, sản phẩm, từ đó đưa ra các kế hoạch dự trữ tồn kho hợp lý nhất. Ngoài việc thường xuyên tổ chức các lớp học kỹ năng cho nhân viên quản lý kho, công ty cũng cần có những chính sách khen thưởng, kỷ luật phù hợp để nhân viên có trách nhiệm hơn với công việc của mình.