1. Doanh thu thuần
2.2.2. Đánh giá quy trình quản trị hàng tồn kho tại công ty.
Quản trị hàng tồn kho là công tác quản trị quan trọng của mọi doanh nghiệp. Mỗi bước trong quy trình quản trị hàng tồn kho đều có tác động không nhỏ đến công tác quản trị hàng tồn kho nói chung của công ty.
Công tác nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên, là căn cứ cơ bản để công ty xác định mặt hàng dự trữ và tính toán sản lượng dự trữ. Để có một kế hoạch dự trữ hiệu quả, công ty cần nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ nhu cầu của thị trường để từ đó xác định được quy mô dự trữ các mặt hàng, tránh gây tình trạng thiếu hàng hay dư thừa quá nhiều. Tuy nhiên, công tác này chưa được công ty thực sự chú trọng. Dù cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nợ công Châu Âu xảy ra trước đó nhưng do không nghiên cứu kỹ thị trường nên lượng hàng dự trữ tồn kho của công ty vẫn rất cao. Điều này sẽ gây lãng phí nhiều chi phí cơ hội sản xuất.
Công tác nghiên cứu thị trường có liên quan mật thiết tới việc dự trữ hàng hóa của công ty.Năm 2012 lượng hàng tồn kho của công ty vẫn khá cao. Sang năm 2013, nắm bắt được sự biến động của thị trường, công ty đã giảm đáng kể lượng hàng tồn kho dự trữ. Năm 2014, kinh tế có phần khởi sắc hơn những năm về trước, công ty quyết định thay đổi chiến lược quản trị hàng tồn kho, nâng cao mức dự trữ tồn kho để dễ dàng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hơn nữa, việc tìm và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều khoản chi phí và còn nhận được nhiều chương trình khuyến mại hơn.Công ty nên đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp theo các chỉ tiêu:
- Uy tín của nhà cung cấp với các doanh nghiệp khác trên thị trường. - Khả năng tài chính của nhà cung cấp.
- Nhãn hiệu hàng hóa.
- Các ưu đãi, khuyến mãi, dịch vụ sau bán hàng của nhà cung cấp.
Tuy nhiên, công ty thường mua hàng của những nhà cung cấp truyền thống nên bỏ qua nhiều cơ hội tiết kiệm chi phí.Việc mua hàng của những nhà cung cấp truyền thống sẽ giúp công ty được hưởng những ưu đãi, ưu tiên từ nhà cung cấp, nhưng lại dễ bị ép giá.
Công tác tính trị giá hàng tồn kho và hoạch định chi phí sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Công ty áp dụng phương thức nhập trước xuất trước để tính giá trị hàng tồn kho.Hàng mua ở kỳ trước sẽ được xuất bán trước, hàng mua ở kỳ sau sẽ bán sau. Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất tính theo giá lô hàng nhập kho ở đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ; còn giá trị của hàng tồn kho được tính theo đơn giá hàng nhập ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ. Phương pháp này đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép và cũng thuận lợi cho công tác quản lý hàng tồn kho.
Công tác thanh, kiểm tra hàng tồn kho dự trữ là một việc không thể thiếu trong quy trình quản trị hàng tồn kho tại công ty.Công ty thường xuyên tổ chức kiểm tra hàng hóa tồn kho cả về số lượng và chất lượng, loại bỏ những hàng hóa hết hạn sử dụng.Sau mỗi đợt thanh, kiểm tra, đoàn kiểm tra sẽ tổng kết lượng hàng tồn, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp để kinh doanh lượng hàng tồn kho còn lại. Có thể sử dụng những ưu đãi, khuyến mãi để bán những thành phẩm, hàng hóa tồn từ đầu kỳ,… Công tác thanh, kiểm tra chất lượng hàng hóa, thành phẩm để loại bỏ những thành phẩm không đạt yêu cầu, tạo dựng niềm tin nơi khách hàng.Công tác kiểm tra, kiểm soát diễn ra ở mọi khâu của quá trình dự trữ.Hàng hóa nhập vào kho phải có xác nhận của bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hóa. Những nhân viên quản lý có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra công tác dự trữ, bảo quản hàng tồn kho. Do công ty kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho ngành nông nghiệp nên các hàng hóa cũng mang tính chất thời vụ, vì vậy mà các
cuộc họp để đánh giá công tác quản trị hàng tồn kho diễn ra định kỳ hàng tháng để đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường.