1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tập Văn 12 - HK2

18 237 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

Trường THPT Bà Rịa Đề cương ôn tập ngữ văn 12-HKII VỢ CHỒNG A PHỦ- Tô Hoài A. Kiến thức cơ bản: 1. Nội dung: a) Qua câu chuyện về những người lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do, tác giả đã phản ánh cuộc sống tủi nhục và khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo Tây Bắc b) Giá trị hiện thực và nhân đạo: * Giá trị hiện thực: Phản ánh cuộc sống tủi nhục của người lao động nghèo miền núi Tây Bắc bị tước đoạt quyền sống, quyền tự do, phải sống cam chịu, nô lệ. * Giá trị nhân đạo: - Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi. - Bênh vực và cảm thông sâu sắc với cuộc sống tủi nhục, cơ cực của người lao động nghèo miền núi. - Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo miền núi trong xã hội cũ: sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, tình hữu ái giai cấp, khả năng tự đấu tranh để giải phóng mình. - Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức và chỉ ra con đường giải phóng cho họ. 2. Nghệ thuật: - Thành công cơ bản của truyện là nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Nếu Mị được miêu tả từ cái nhìn bên trong để thấy được chiều sâu nội tâm tinh tế, phức tạp, làm nổi bật sức sống tiềm tàng thì A Phủ lại được miêu tả từ cái nhìn bên ngoài để thấy được tính cách mạnh mẽ pha chút ngang tàng. - Nghệ thuật trần thuật của tác giả uyển chuyển, linh hoạt mang phong cách truyền thống những cũng đầy linh hoạt. - Truyện thể hiện rõ nét sở trường của Tô Hoài trong việc miêu tả thiên nhiên và phong tục với những đoạn văn đặc sắc phác họa khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, con người Tây Bắc hồn nhiên, ngay thẳng, tập quán và phong tục các dân tộc Tây Bắc độc đáo. -Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ. B. Luyện tập: Câu 1. Câu 2. “Nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” là một thành công của tác giả trong việc xây dựng kiểu con người thức tỉnh”. Hãy phân tích nhân vật Mị để chứng minh nhận định trên. Hướng dẫn cách làm. Luận điểm1: Giới thiệu khái quát về nhân vật: Mị là cô gái xinh đẹp, có khát vọng hạnh phúc, có tài thổi sáo rất hay, vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ nên Mị trở thành con dâu gạt nợ của nhà Pá Tra. Để phản kháng: khóc, muốn tự tử nhưng thương cha mà tiếp tục sống. Sống kiếp trâu ngựa ở nhà Pá Tra tưởng cuộc đời Mị đã chấm dứt nhưng trong tâm hồn vẫn chứa đựng sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt. Luận điểm 2: Qua trình thức tỉnh của Mị: Luận điểm1: Giới thiệu khái quát về nhân vật: Mị là cô gái xinh đẹp, có khát vọng hạnh phúc, có tài thổi sáo rất hay, vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ nên Mị trở thành con dâu gạt nợ của nhà Pá Tra. Để phản kháng: khóc, muốn tự tử nhưng thương cha mà tiếp tục sống. Sống kiếp trâu ngựa ở nhà Pá Tra tưởng cuộc đời Mị đã chấm dứt nhưng trong tâm hồn vẫn chứa đựng sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt. Luận điểm 2: Qua trình thức tỉnh của Mị: - Đêm tình mùa xuân. Trang 1 Trường THPT Bà Rịa Đề cương ôn tập ngữ văn 12-HKII +Nguyên nhân: Không khí rạo rực của mùa xuân. Chất men đã đưa Mị về ngày xuân thuở trước. Đặc biệt tiếng sáo gọi bạn tình cứ thiết tha dìu dặt. + Diễn biến: Nhẩm thầm bài hát của tiếng sáo, Mị thấy lòng phới phới, đột nhiên vui sướng trở lại Cảm nhận bi kịch của cuộc hôn nhân với A Sử, thấy đau khổ, bế tắc. Mị muốn đi chơi, nhận thấy mình còn trẻ, chuẩn bị váy áo, khêu đèn… Bị A Sử hành hạ: Mị vẫn bước đi như người mộng du vì cô đang sống với quá khứ tốt đẹp nhưng khi trở lại với hiện tại cô đắng cay nhận ra thực tế phủ phàng. Từ đó Mị sống càng câm lặng, tưởng chừng như Mị hoàn toàn chấp nhận số phận. Nhưng lòng khát sống của Mị vẫn tiềm ẩn sâu thẳm trong tâm hồn. -Trong đêm cởi trói cho A Phủ: tâm lí diễn biến phức tạp. +Thấy A Phủ bị trói đã nhiều ngày nhưng Mị vẫn dửng dưng. +Thấy nước mắt A Phủ, giọt nước mắt đã đánh thức tâm hồn Mị, cô nhớ đến nỗi đắng cay của mình trong bóng dáng A Phủ, từ hình ảnh A Phủ cô thấy bóng dáng của bản thân, cô cảm thấy thương mình rồi đến thương người. +Hành động quyết liệt cắt dây trói cứu A Phủ. +Chạy theo A Phủ, tự giải phóng cuộc đời mình. Luận điểm 3: Đánh giá của người viết + Thông qua nhân vật Mị nhà văn phản ánh quá trình từ bóng tối đến ánh sáng của người lao động, điều đó thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả. + Thành công của Tô Hoài trong cách phân tích diễn biến tâm lí nhân vật: tác giả đã thể hiện cách nhìn từ bên trong để làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật. Ông đã thể hiện thành công nét lạ, nét riêng trong pphẩm chất độc đáo của tính cách người Mông: âm thầm mà mãnh liêt, mộc mạc, đơn sơ mà hết sức dữ dội. Câu 3. “Nói đến giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học là nói đến lòng yêu thương, trân trọng con người, lên án sự áp bức, chà đạp lên quyền sống của con người trong xã hội”. Phân tích nhân vật Mị và A Phủ để chứng minh. Hướng dẫn cách làm: Luận điểm1: Giới thiệu chung: Tác phẩm phản ánh chân thưc cuộc sống bị đày đọa, tối tăm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến thực dân. Bọn chúng đã cướp hết ruộng đất của người dân khiến họ phải làm công không cho chúng, chúng tước đoạt quyền sống, quyền tự do của họ.Truyện có sức tố cáo mạnh mẽ (Phân tích số phận của Mị bị biến thành con dâu gạt nợ, A Phủ bị đẩy thành người nô lệ đi ở gạt nợ: 2 nhân vật 2 hoàn cảnh nhưng đều là nạn nhân của thực dân phong kiến). Luận điểm2: Phân tích nhân vật Mị và A Phủ để chứng minh giá trị nhân đạo của tác phẩm: -Tác giả lên án gay gắt sự áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thống trị miền núi và bọn thực dân đối với đời sống của người dân lao động. - Sự yêu thương, trân trọng con người của nhà văn: + Sự xót xa thương cảm con người của nhà văn trước cuộc sống tủi nhục, bị đày đọa của 2 nhân vật Mị và A Phủ. +Trân trọng khát vọng sống của con người, đồng tình với sự vùng dậy chống áp bức, bất công. +Khẳng định dù khốn khó cùng cực đến thế nào thì mọi thế lực của giai cấp thống trị cũng không giết được sức sống của con người. Luận điểm 3: Đánh giá của người viết: + Qua giá trị nhân đạo, thấy được tấm lòng của nhà văn đối với người nghèo nói chung và nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói riêng. + A Phủ và Mị là 2 nhân vật tiêu biểu cho số phận và tính cách của người dân vùng cao:quá trình đấu tranh tự phát đến tự giác, từ đau khổ, tối tăm vươn ra ánh sáng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trang 2 Trường THPT Bà Rịa Đề cương ôn tập ngữ văn 12-HKII + Nghệ thuật khắc họa nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế. Câu 4: Ý nghĩa của tiếng sáo đối với sự hồi sinh khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"-Tô Hoài? Hướng dẫn cách làm: Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát về tác phẩm Vợ chồng A Phủ và chi tiết tiếng sáo. Luận điểm 2: Phân tích ý nghĩa của tiếng sáo đối với sự hồi sinh ở Mị: Tiếng sáo là một dụng công nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài, là một chi tiết giàu ý nghĩa: + Tiếng sáo có nhiều cung bậc, sắc thái thẩm mĩ: miêu tả từ xa đến gần, khi thực khi hư. Tiếng sáo từ chỗ là sự việc của thực tại bên ngoài dần dần xâm nhập và thế giới nội tâm của Mị. + Tiếng sáo- biểu tượng của tình yêu, của khát vọng được yêu thương, được sống tự do, hạnh phúc. + Tiếng sáo có sức tác động mạnh mẽ, sâu sắc đối với Mị: tiếng sáo đã đưa Mị từ cõi quên đến cõi nhớ, tiếng sáo gợi lên một thời hạnh phúc ngắn ngủi, tiếng sáo đưa tâm hồn Mị trở lại những ngày tháng tươi đẹp, làm thức tỉnh khao khát hạnh phúc trong thực tại tưởng chừng đã bị thực tế phũ phàng làm tê liệt, giúp Mị có ý thức phản kháng quyết liệt với thực tế bi đát. Luận điểm 3: Đánh giá: Tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giúp tác giả khắc họa chân thật diễn biến tâm lí tinh tế của nhân vật, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm đồng thời cũng làm nổi bạt sắc thái văn hóa tinh thần đặc trưng của Tây Bắc. VỢ NHẶT – Kim Lân A. Kiến thức cơ bản: 1. Nội dung: a) Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay bên bờ vực thẳm của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc nhau. b) Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: * Giá trị hiện thực: - Tác phẩm là bức tranh toàn cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945: cảnh chết đói ảm đạm thê lương, cái đói bủa vây, đe dọa từng con người. - Tác phẩm khắc họa số phận của những con người bên bờ vực thẳm của cái đói, cái chết. * Giá trị nhân đạo: - Lên án, tố cáo tội ác diệt chủng mà bọn thực dân,phát xít gây ra cho nhân dân ta trong nạ đói jkkhủng khiếp năm 1945 - Cảm thông, thương xót trước tình cảnh thê thảm của người lao động, đặc biệt là sự rẻ rúng của thân phận người phụ nữ trong nạn đói. - Trân trọng niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống của người lao động nghèo khổ ngay bên bờ vực thẳm của cái chết. - Ca ngợi những tấm lòng nhân hậu, biết cưu mang, đùm bọc nhau của những người nghèo khổ. - Chỉ ra lối thoát cho những người nghèo trong cảnh khốn cùng. 2. Nghệ thuật: Thành công nổi bật của tác phẩm là xây dựng được tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, miêu tả tâm lí khá tinh tế, dựng đoạn thoại sinh động. B. Luyện tập: Câu 1. Giải thích và nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Gợi ý: *Giải thích: Vợ nhặt là vợ do nhặt được một cách ngẫu nhiên mà không phải được hỏi cưới theo phong tục truyền thống của người Việt. Trang 3 Trường THPT Bà Rịa Đề cương ôn tập ngữ văn 12-HKII *Ý nghĩa -Nhan đề gợi nên tình huống độc đáo của tác phẩm:Chuyện dựng vợ gả chồng là chuyện thiêng liêng nhưng đối với Tràng như một chuyện đùa – Tràng “nhặt vợ”. - Nhan đề gợi lòng thương cảm về sự rẻ rúng của thân phận con người trong nạn đói. Qua đó tố cáo bọn thực dân, phát xít. - Nhan đề đã thể hiện được chủ đề tư tưởng của tác phẩm đồng thời cũng gợi được trí tò mò ở người đọc. Câu 2. Anh (chị) hãy nhận xét tình huống truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân: Gợi ý: -Tình huống truyện xoay quanh việc anh Tràng nhặt vợ, tình huống độc đáo thể hiện ngay ở nhan đề Vợ nhặt. Đây là một tình huống vừa kì lạ, vừa oái ăm, vừa vui mừng vừa bi thảm. + Tràng nhà nghèo, xấu xí, dân ngụ cư mà lấy được vợ một cách dễ dàng. Giữa lúc thiên hạ đang đói khát, nuôi mình không nổi Tràng lại dám lấy vợ. + Việc Tràng lấy vợ làm cho xóm ngụ cư ngạc nhiên, mẹ Tràng ngạc nhiên và bản thân anh cũng ngạc nhiên. -Nhờ tình huống truyện, tác phẩm có giá trị về nhiều phương diện: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo. -Tác giả đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, mới lạ. Câu 3. Câu 4. Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Hướng dẫn cách làm: Luận điểm1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật bà cụ Tứ. Luận điểm 2: Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật bà cụ Tứ. - Người mẹ nghèo, thương con : diễn biến tâm trạng khi Tràng đưa vợ về: ngac nhiên-> tủi thân-> mừng cho con.) - Người mẹ nhân ái, vị tha :đối xử với con dâu, việc chấp nhận con dâu, cách xưng hô, tâm sự gia cảnh, cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa… Qua cách đối xử với con dâu, bà cụ Tứ thể hiện lòng thương người cùng cảnh ngộ, cùng giai cấp. + Có niềm tin vào tương lai, vào sự sống: động viên con trai, con dâu nói đến ước mơ, dự định tương lai sáng sủa. Luận điểm 3: Đánh giá của người viết. - Bà cụ Tứ là hình ảnh người mẹ Việt Nam:nghèo nhưng có tấm lòng bao dung, nhân hậu. - Xây dựng nhân vật bà cụ Tứ, tác giả muốn thể hiện: Trong bất cứ hoàn cảnh nào người nông dân vẫn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, vẫn tin tưởng , hi vọng vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Câu 5 .Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt- Kim Lân. Hướng dẫn cách làm: Luận điểm1:Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Giải thích khái niệm nhân đạo: nhân đạo là một giá trị cơ bản của tác phẩm văn học chân chính: là tình thương yêu, trân trọng con người, là niềm tin vào những điều tốt đẹp của cuộc sống/ Khát vọng giải phóng con người. Luận điểm 2: Phân tích giá trị nhân đạo. -Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói-> tố cáo tội ác của thực dân-phát xít đối với nhân dân ta.(thông qua nhân vật người vợ nhặt, dựng không khí của nạn đói quay quắt…) Trang 4 Trường THPT Bà Rịa Đề cương ôn tập ngữ văn 12-HKII - Khám phá, nâng niu, trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, niềm tin vào tương lai của con người (thông qua nhân vật Tràng, bà cụ Tứ). +Khát vọng hạnh phúc của Tràng. +Ý thức bám lấy sự sống của nhân vật vợ nhặt. +Niềm hi vọng vào cuộc đổi đời (lá cờ đỏ, lời người vợ, lời bà cụ Tứ)-> Con người có thể cải hoán hoàn cảnh nhờ vào sức mạnh giải phóng của CM. - Niềm tin vào phẩm giá, lòng nhân hậu của con người. Cái đẹp tiềm ẩn trong con người Tràng. Sự biến đổi của người vợ nhặt. Tấm lòng của bà cụ Tứ. Luận điểm 3: Đánh giá chung về giá trị nhân đạo NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH- NGUYỄN THI: A. Kiến thức cơ bản: 1. Nội dung: Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắc với quê hương, cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 2. Nghệ thuật: Tác phẩm thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Thi: - Lối trần thuật qua dòng hồi tưởng nhân vật làm cho truyện giàu cảm xúc, diễn biến linh hoạt, mở rộng phạm vi miêu tả, tạo điều kiện để nhập sâu vào thế giới nội tâm nhân vật làm nổi bật tính cách. - Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo. - Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ. B. Bài tập luyện tập: Câu 1: Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Gợi ý: I. Yêu cầu: Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm để phân tích rõ ý nghĩa nhan đề. II. Nội dung cơ bản: - Nghĩa rộng: chỉ những đứa con trong gia đình lớn- gia đình cách mạng miền Nam: họ gắn bó với nhau không chỉ cùng chung huyết thống, cùng tình ruột thịt mà còn gặp nhau ở lòng căm thù giặc, gan góc, kiên cường trước kẻ thù, khao khát đánh giặc; yêu quê hương; trung thành với cách mạng. - Nghĩa hẹp: chỉ những đứa con Việt, Chiến trong gia đình Việt- gia đình giàu truyền thống cách mạng. Những đứa con không chỉ là sự tiếp nối của một huyết thống mà còn là sự tiếp nối của truyền thống gia đình. Do vậy, muốn hiểu được những đứa con cần phải hiểu những người sinh ra chúng, hiểu được gia đình nơi chúng được nuôi dưỡng và trưởng thành. Hơn nữa, truyền thống quá khứ của gia đình dẫu rất đỗi thiêng liêng cũng chỉ được gợi lên và sống dậy nhờ chính những con người hiện tại. - Nhan đề đã gợi ra nhiều tầng nghĩa, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Câu 2: .Cảm nghĩ của anh (chị) về hình tượng nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi. Gợi ý: * Bước 1: Giới thiệu chung về tác phẩm và hai nhân vật Việt, Chiến. * Bước 2: Cảm nghĩ về hai nhân vật: 1. Luận điểm 1: Việt, Chiến có cảnh ngộ bất hạnh, là nạn nhân của sự tàn bạo của Mỹ- ngụy: Trang 5 Trường THPT Bà Rịa Đề cương ôn tập ngữ văn 12-HKII - Sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ thời kì chống Mỹ. Sự tàn bạo của kẻ thù đã làm cho Việt, Chiến phải gánh chịu nhiều đau thương: ông nội bị bắn, ba bị chặt đầu, má bị miểng cà nông - Việt và Chiến phải sống mồi côi từ nhỏ, tự lập để trưởng thành - Cảnh ngộ của Việt, Chiến tiêu biểu cho số phận người dân Nam Bộ lúc bấy giờ. 2. Luận điểm 2: Vẻ đẹp trong tính cách, phẩm chất của hai nhân vật. a) Nhân vật Việt: - Việt có nét dễ thương, dễ mến của một cậu con trai mới lớn, tính tình vô tư, vô lo, vô nghĩ (tranh công với chị, phó thác mọi việc nhà cho chị, muốn khóc với anh Tánh, sợ con ma cụt đầu, thích bắt ếch, câu cá, bắn chim…) - Việt sống giàu tình cảm với mọi người: hình ảnh những người thân luôn hiện lên trong kí ức của Việt với một tình cảm trìu mến. - Có lòng căm thù giặc sâu sắc. khao khát được đánh giặc để trả thù cho ba má (phân tích việc xin tòng quân và tâm trạng của Việt trong đêm trước ngày lên đường, tâm trạng khi khiêng bàn thờ má…) - Là một chiến sĩ trẻ kiên cường, gan góc (hình ảnh, thái độ, hành động của Việt khi bị thương phải nằm lại trên chiến trường. b) Nhân vật Chiến: - Chiến là một cô gái mới lớn, do cảnh ngộ bất hạnh nên đã hình thành ở cô tính cách đảm đang, tháo vác, biết lo toan (thu xếp việc nhà trước khi tòng quân) song vẫn chưa hết chất trẻ con. Chiến là hình ảnh của người mẹ gan góc, can trường trước mọi hoàn cảnh. - Chiến là một cô gái căm thù giặc, khao khát được chiến đấu để trả thù (tranh với em đi tòng quân, lời thề…) c) Nhận xét nét chung và riêng trong tính cách của hai nhân vật. Từ đó chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau đó. *Bước 3: Đánh giá. - Việt và Chiến là hình ảnh tiêu biểu cho nhân dân miền Nam nói chung và lớp thanh niên nói riêng ở thời chống Mỹ cứu nước.Trong dòng sông truyền thống của gia đình, Việt và Chiến chính là khúc sông sau chảy sâu hơn, xa hơn khúc thượng nguồn. Dòng chảy ấy đã hình thành nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thanh niên Việt nam lúc bấy giờ: chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ là sản phẩm của thời đại mà còn là một sự tiếp nối của một truyền thống gia đình. - Qua nhân vật Việt và Chiến, tác giả đã thể hiện tài năng xây dựng hình tượng nhân vật sinh động với tính điển hình rõ nét. RỪNG XÀ NU- NGUYỄN TRUNG THÀNH. A. Kiến thức cơ bản: 1. Nội dung: Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã ngợi ca ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu ngoan cường, lòng trung thành với cách mạng của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ đồng thời đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác. 2. Nghệ thuật: Rừng xà nu là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi. Tính sử thi của truyện được thể hiện hầu hết các phương diện, nhưng nổi bật là ở nghệ thuật trần thuật, hình tượng nhân vật và hình tượng thiên nhiên, ở đề tài và chủ đề của tác phẩm: B. Luyện tập: Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề của tác phẩm Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành. 1. Hoàn cảnh ra đời: Mùa hè năm 1965, Nguyễn Trung Thành viết truyện ngắn Rừng xà nu trong hoàn cảnh Mỹ đổ quân ào ạt đánh phá miền Nam. Ông muốn viết những bài Hịch tướng sĩ của thời chống Mỹ cứu nước. Trang 6 Trường THPT Bà Rịa Đề cương ôn tập ngữ văn 12-HKII Hình ảnh những con người Tây Nguyên bất khuất và những cánh rừng xà nu chợt hiện về mãnh liệt khi nhà văn đặt bút viết truyện ngắn Rừng xà nu . 2. Ý nghĩa nhan đề: - Rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt của tác giả với những kỉ niệm sâu sắc trong cuọc đời chiến đấu và sáng tác của nhà văn tại chiến trường Tây Nguyên. - Nhan đề được hình thành trên cơ sở một hình tượng xuyên suốt và mang ý nghĩa biểu tượng của tác phẩm- hình tượng rừng xà nu: Rừng xà nu xuất hiện ở đầu tác phẩm, được láy lại ở cuối truyện và nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt chiều dài của truyện với nghệ thuật chiếu ứng cây- người biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của dân làng Xô Man:dẫu trong đau thương vẫn rất đỗi kiên cường, bất khuất, ham tự do. - Nhan đề đã thể hiện chủ đề và gợi tính sử thi của truyện ngắn. Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Gợi ý: Bước 1: Giới thiệu khái quát về tác phẩm và hình tượng rừng xà nu Bước 2: Phân tích, cảm nhận hình tượng rừng xà nu: - Hình tượng rừng xà nu là một hình tượng nổi bật và xuyên suốt trong tác phẩm, đóng vai trò như một biểu tượng nghệ thuật: + Mở đầu và kết thúc tác phẩm, người đọc đều bắt gặp hình tượng rừng xà nu: từ đồi xà nu đến rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời (hình ảnh của sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt từ trong đau thương) + Xà nu hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và làng Xô Man, có mặt trong đời sống hàng ngày, tham dự vào những sự kiện quan trọng của dân làng. + Hình tượng được xây dựng đầy chất thơ hùng tráng, tác giả luôn miêu tả xà nu trong sự chiếu ứng với con người, gợi ra những biểu tượng về số phận, phẩm chất của người dân làng XôMan. - Ý nghĩa biểu tượng của rừng xà nu: + Xà nu đau thương dưới sự tàn bạo của kẻ thù (làng trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần…; Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương; Có cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão…) cũng như dân làng Xô Man quằn quại đau thương trước tội ác của quân xâm lược (anh Xút bị treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, Dít bị tra tấn, mẹ con Mai bị hành hạ đến chết, Tnú bị đốt mười đầu ngón tay…) + Xà nu kiên cường, có sức sống mãnh liệt, không gì tàn phá nổi (cạnh một cây mới ngả gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn; Có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng…)cũng như dân làng Xô Man bất khuất, kiên trung trước kẻ thù (các thế hệ làng Xô Man, lớp này tiếp lớp khác đứng lên: anh Quyết hi sinh đã có Tnú, Mai ngã xuống đã có Dít thay thế , bé Heng , thế hệ tương lai đang lớn lên, trưởng thành, tiếp nối vẻ vang sự nghiệp của cha anh…) + Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời (ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng…)cũng như Tnú, như dân làng Xô Man yêu tự do, quí CM (nuôi giấu cán bộ Đảng, mài giáo chuẩn bị đánh giặc, đồng khởi bảo vệ buôn làng…) Bước 3: Đánh giá,cảm nhận: - Sự thành công của tác giả khi xây dựng hình tượng. - Cảm hứng sử thi, chất thơ hào hùng, tráng lệ được gợi ra từ hình tượng. Câu 3: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Gợi ý: Bước 1: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và hình tượng nhân vật. Bước 2: Phân tích hình tượng Tnú. Luận điểm 1: Tnú có số phận bất hạnh, nhiều đau thưởng bởi sự tàn bạo của kẻ thù. Trang 7 Trường THPT Bà Rịa Đề cương ôn tập ngữ văn 12-HKII - Mồ côi bố mẹ từ nhỏ, được dân làng yêu thương, đùm bọc, xây dựng được tổ ấm gia đình với Mai nhưng tổ ấm ấy bị kẻ thù đập nát (Mai và đứa con nhỏ mới sinh bị giặc tra tấn đến chết) - Bản thân Tnú bị bắt giam (khi làm liên lạc), bị tra tấn dã man (lưng Tnú đầy thương tích sau lần bị bắt- vượt ngục, bị đốt mười đầu ngón tay…) - Số phận của Tnú mang tính điển hình cho người dân làng XôMan, con đường đi của anh cũng là con đường tất yếu. Luận điểm 2: Vẻ đẹp phẩm chất của Tnú. - Gan góc, táo bạo, bất khuất trước kẻ thù: biểu hiện nhất quán từ nhỏ (làm liên lạc, lựa chỗ có nước mạnh mà vượt thác) cho đến lớn ( cầm đầu thanh niên mài giáo chuẩn bị đánh giặc, nghiến răng không thèm kêu van trước kẻ thù, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt vẫn xiết cổ bọn thằng Dục…) - Yêu đảng, trung thành với cách mạng (nuôi giấu cán bộ đảng, nghe theo lời cán bộ…) - Giàu tình yêu thương với vợ con, dân làng (che chở cho mẹ con Mai, xúc động khi về thăm làng, chân tình với người làng…) - Tnú là hình ảnh kết tinh vẻ đẹp phẩm chất mang tính truyền thống của dân làng Xô Man- Tây Nguyên, . Bước 3: Đánh giá: - Hình tượng Tnú mang tính điển hình, tiêu biểu cho đồng bào Tây nguyên trong kháng chiến, biểu hiện rõ nhất vẻ đẹp mang tính truyền thống của người dân Tây nguyên: bất khuất, kiên trung, một lòng theo đảng. - Hình tượng nhân vật được tác giả khắc họa mang tính sử thi và cảm hứng lãng mạn rõ nét với những chi tiết giàu sức gợi (đặc biệt là hình ảnh bàn tay Tnú) Câu 4: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của cụ Mết – nhân vật trong tác phẩm Rừng xà nu: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”?. Gợi ý: - Câu nói của cụ Mết là lời dặn dò của một già làng đối với dân làng Xô Man trong đêm mừng Tnú trở về, là sự đúc rút từ câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú. - Qua lời nhân vật cụ Mết, bằng cách nói giàu hình ảnh, tác giả đã đề cập đến tư tưởng chủ đạo trong đường lối cách mạng của Đảng lúc bấy giờ: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân. - Chân lý về con đường giải phóng của quần chúng nhân dân trong thời đại cách mạng được tác giả khắc họa sinh động qua câu chuyện của Tnú và cuộc đồng khởi của dân làng Xô Man: Trước sự tàn bạo của kẻ thù, Tnú đã nhảy ra cứu vợ con, chống lại bọn giặc được trang bị vũ khí hiện đại bằng đôi bàn tay không tất sẽ chuốc lấy thất bại, anh không những không cứu được vợ con mà đôi bàn tay ấy còn bị bọn giặc đốt bằng nhựa xà nu đến tật nguyền. Song chỉ bằng giáo,mác, rựa, cụ Mết đã cùng thanh niên trong làng giết được tiểu đội thằng Dục, cứu được Tnú, bảo vệ buôn làng. - Chân lý trên cũng chính là chủ đề xuyên suốt trong toàn tác phẩm. Chủ đề ấy đã thể hiện nội dung sử thi, chi phối việc xây dựng hệ thống hình tượng, ngôn ngữ, giọng điệu của truyện ngắn. Câu 5: Tại sao có thể nói tác phẩm Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành thể hiện khuynh hướng sử thi rõ nét? Gợi ý: I. Yêu cầu: Đây là một câu hỏi ngắn, cần trả lời đúng trọng tâm vấn đề thông qua việc vận dụng kiến thức đọc hiểu từ tác phẩm. Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn. II. Nội dung cơ bản: Tính sử thi của truyện được thể hiện trên hầu hết các phương diện nội dung và nghệ thuật tác phẩm, nhưng nổi bật hơn là ở nghệ thuật trần thuật, hình tượng nhân vật và hình tượng thiên nhiên, ở đề tài và chủ đề tác phẩm: 1. Đề tài: đề cập đến vấn đề số phận và con đường giải phóng của dân làng Xô Man cũng chính là tiêu biểu cho số phận và con đường chiến đấu để giải phóng của nhân dân miền Nam, của cả dân tộc. Trang 8 Trường THPT Bà Rịa Đề cương ôn tập ngữ văn 12-HKII 2. Chủ đề, tư tưởng: Ca ngợi truyền thống bất khuất, sự gắn bó sâu nặng với cách mạng của nhân dân Tây Nguyên đồng thời đề cập đến chân lý về con đường giải phóng của quần chúng nhân dân trong thời đại cách mạng: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân. Như vậy, tác phẩm đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa sinh tử đối với dân tộc, với cách mạng miền Nam lúc đó. 3. Hệ thống nhân vật trong truyện được lựa chọn để đại diện cho các thế hệ nối tiếp nhau trong cuộc chiến đấu giải phóng nhân dân. Nhân vật chính- Tnú mang tính tiêu biểu cho số phận và kết tinh vẻ đẹp của đồng bào Tây Nguyên trong thời đại cách mạng. các nhân vật được phân tuyến đối lập rạch ròi theo nhãn quan ý thức hệ, các nhân vật tích cực đều được ít nhiều lý tưởng hóa. 4. Hình tượng thiên nhiên- rừng xà nu vừa hiện thực lại vừa mang đậm ý nghĩa biểu tượng, đồng thời tạo nên bối cảnh hùng vĩ, hoành tráng góp phần làm nên chất sử thi lãng mạn của tác phẩm 5. Nghệ thuật trần thuật của truyện cũng mang đậm tính sử thi: câu chuyện được kể như một hồi tưởng bên bếp lửa nhà rông, qua lời một già làng kể cho lũ làng nghe với ngôn ngữ trang trọng, đầy xúc cảm tự hào gợi nhớ tới lối kể khan ở các dân tộc tây Nguyên. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA- NGUYỄN MINH CHÂU A. Kiến thức cơ bản: 1. Nội dung: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng. đồng thời đề cập đến mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời và vì cuộc đời, người nghệ sĩ cần phải trung thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, vào số phận của mỗi con người. 2. Nghệ thuật: - Nguyễn Minh Châu đã xây dựng cốt truyện độc đáo dựa trên một tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện. -Giọng điệu trần thuật thay đổi linh hoạt theo điểm nhìn trần thuật mà chủ đạo là giọng trầm lắng, suy tư. - Cách khắc họa nhân vật tạo ấn tượng đậm nét, sử dụng ngôn ngữ các nhân vật linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật góp phần khắc sâu chủ đề- tư tưởng của tác phẩm. - Lời văn giản dị mà sâu sắc, thấm thía, nhiều dư vị, nhiều trải nghiệm, chiêm nghiệm. B. Luyện tập: Câu 1: Phân tích ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu. Gợi ý: - Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” gợi hình ảnh của chiếc thuyền cất vó trong bức tranh đẹp tuyệt đỉnh, toàn bích mà nhiếp ảnh Phùng đã phát hiện trong một buổi sáng sớm nhưng sau đó cũng là sự “vỡ lẽ” của anh khi phát hiện ra cuộc sống đích thực của gia đình người hàng chài sau con thuyền lúc nhìn gần . - Nhan đề hàm chứa ẩn ý của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, đồng thời cũng là sự gợi ý về khoảng cách, về cự ly nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng - Nhan đề vừa gợi tình huống truyện, vừa biểu hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Câu 2: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu hấp dẫn người đọc bởi xây dựng được một tình huống truyện có ý nghĩa phát hiện, khám phá. Qua phân tích tác phẩm, hãy làm rõ vấn đề trên. Trang 9 Trường THPT Bà Rịa Đề cương ôn tập ngữ văn 12-HKII Gợi ý: Bước 1: Giới thiệu khái quát về tác phẩm và khái niệm tình huống, vai trò của tình huống và tình huống khám phá, phát hiện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa Bước 2: Phân tích 2 tình huống: Luận điểm 1: Tình huống xoay quanh câu chuyện bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. - Phùng được giao nhiệm vụ đi chụp một cảnh biển đẹp đẽ làm lịch và anh sau khi đã “săn” được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm anh ngỡ như mình đã khám phá ra chân lý của sự hoàn thiện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn, cái tận thiện, tận mỹ và cho rằng bản thân cái đẹp chính là đạo đức. Thế nhưng, ngay sau đó, khi chiếc thuyền cập bờ, chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, anh bắt đầu nhận ra một sự thật trần trụi, khắc nghiệt. - Với 2 cảnh tượng hoàn toàn đối lập nhau mà Phùng đã chứng kiến, Phùng dần dần nhận ra sâu sắc nghịch cảnh giữa vẻ đẹp nghệ thuật ở cự ly xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài, giữa vẻ đẹp thuần túy bên ngoài và bên trong. Và cũng như Đẩu, anh hoàn toàn bất ngờ trước thái độ lạ lùng của người đàn bà hàng chài; . Anh có cái tốt bụng, cao thượng , nghĩa hiệp của một người lính (anh đánh nhau với người chồng để bảo vệ cho bà ta) nhưng cũng ít thực tế, bị định kiến chi phối (hỏi người đàn bà rằng chồng chị ta có đi lính ngụy không) nên lúc đầu đã bất bình trước thái độ cam chịu của người đàn bà. Nhưng dần dần, qua câu chuyện của người đàn bà, anh đã “ngộ” ra được những nghịch lý của cuộc sống. - Ý nghĩa của tình huống truyện: + Tình huống truyện đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, đưa ra quan niệm về nghệ thuật chân chính. + Tình huống truyện đề cập về khoảng cách, về cự ly nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng đồng thời cũng gợi ra đối tượng nghệ thuật thật sự cần khám phá của người nghệ sĩ. Luận điểm 2: Tình huống xoay quanh câu chuyện gia đình người đàn bà hàng chài. - Gia đình người đàn bà hàng chài thường xuyên xảy ra cảnh bạo lực gia đình, người đàn ông thường dắt vợ lên bờ đánh mỗi khi thấy mình khổ quá, còn người đàn bà thì chịu đựng mà không hề chống trả, cũng không trốn chạy. Chánh án Đẩu sau khi thấy các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng không có kết quả thì anh khuyên người vợ nên li hôn và anh tin rằng giải pháp mình đưa ra là đúng đắn. Nhưng người đàn bà kiên quyết không bỏ chồng và sau khi nghe lý lẽ của người đàn bà thì “có cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công” phố huyện và cả nghệ sĩ Phùng. - Tình huống trên hàm chứa nhiều nghịch lý: + Việc người đàn ông đánh vợ một cách dã man không phải vì căm giận vợ mà là cách ông ta giải tỏa những khổ cực, bế tắc và cả sự bất lực của mình trước cuộc mưu sinh vì gia đình quá khó khăn, nhọc nhằn. Bản thân ông ta vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân của sự nghèo đói, dốt nát. + Việc người đàn bà nghiến răng chịu đựng những trận đòn của người chồng và kiên quyết không bỏ chồng vì hơn ai hết, bà ta thấu hiểu được nỗi khổ của chồng và trách nhiệm của mình trong việc tạo ra nỗi khổ ấy. Song cao đẹp hơn cả sau thái độ cam chịu ấy là tình thương con vô bờ của một người mẹ buộc bà ta không còn cách lựa chọn nào khác. + Lời khuyên của Đẩu đối với người đàn bà xuất phát từ lòng tốt song trước những lí lẽ và cái nhìn thấu trải lẽ đời của người đàn bà, lòng tốt của anh hóa ra lại phi thực tế, anh trở thành kẻ nông nổi, ngây thơ. “Cái vỡ ra trong đầu vị Bao Công” ấy phải chăng là sự “ngộ” ra những nghịch lí của đời sống, rằng việc giải phóng con người khỏi những đau khổ, tăm tối, đói nghèo cần phải có những giải pháp thiết thực chứ không phải là thiện chí hay lý thuyết xa rời thực tiễn. - Ý nghĩa của tình huống: + Tình huống truyện đã đặt ra vấn đề về sự cam go trong cuộc chiến chống đói nghèo và đối thoại với người đọc về giải pháp trước vấn đề ấy. + Tình huống truyện cũng ngầm đưa đến thông điệp: không nên dễ dãi, giản đơn trong việc nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc sống. Cuộc sống nhiều khi có những nghịch lí mà con nguời buộc phải chấp nhận. Trang 10 . cương ôn tập ngữ văn 1 2- HKII - Tác phẩm mang đậm tính sử thi. ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Ơ-nít Hê-minh-uê) A. Kiến thức cơ bản: I. Tác giả: 1. Tiểu sử: - Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 - 1961)là. CON NGƯỜI (M. Sô-lô-khốp) A. Kiến thức cơ bản: I. Tác giả: Trang 15 Trường THPT Bà Rịa Đề cương ôn tập ngữ văn 1 2- HKII 1. Tiểu sử: - Sô-lô-khốp (1905 - 1984) là nhà văn Nga vĩ đại,. thống. * Bài viết có văn phong khoa học chính xác, mạch lạc. B. Luyện tập: Trang 13 Trường THPT Bà Rịa Đề cương ôn tập ngữ văn 1 2- HKII Câu 1: Từ văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc-Trần Đình Hượu

Ngày đăng: 30/05/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w