1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tổ chức kế toán TSCĐ tại các DN liên doanh SX ôtô việt Nam

128 251 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 617,5 KB

Nội dung

1 PHầN Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định “phấn đấu xây dựng Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020” đã đặt ra yêu cầu cấp thiết với những mục tiêu phát triển mới cho mỗi ngành, mỗi cấp trong tiến trình CNH - HĐH đất nước. Thời gian qua, đặc biệt với 20 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị - xã hội và đang từng bước hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Với luật đầu tư nước ngoài được đánh giá là thông thoáng và có nhiều ưu đãi so với các nước khác, chúng ta đã thu hút được một lượng vốn đầu tư đáng kể cho phát triển kinh tế xã hội. Lộ trình ra nhập các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, thực hiện Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và tiến tới ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… Việt Nam đã thực hiện từng bước xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan từ đó tạo động lực phát triển kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, phát triển các ngành công nghiệp cần được quan tâm hơn nữa nhằm khai thác tốt tiềm năng nội lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, ngày 5 tháng 10 năm 2004 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTG về việc phê duyệt phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 nhằm “ phát triển nhanh ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới ; lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá - hợp tác hoá nhằm phát huy lợi thế tiềm năng của đất nước; đồng thời tích cực 2 tham gia quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ôtô”. Bên cạch việc ban hành những chính sách kinh tế vĩ mô thì Việt Nam cũng đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế. Một trong những cố gắng đáng kể đó là việc hoàn thiện chế độ kế toán theo hướng phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc ban hành chế độ kế toán mang tính pháp lý cao đòi hỏi các ngành cũng nh DN phải nghiên cứu và triển khai áp dụng một cách kịp thời cho đặc thù sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay, khi có sự bùng nổ về khoa học công nghệ thì phương thức lao động được thay đổi đáng kể từ lao động thủ công sang lao động cơ giới hoá và tự động hoá. Vì vậy, máy móc thiết bị và công nghệ nói chung, tài sản cố định (TSCĐ) của DN nói riêng ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN . Công nghiệp ôtô Việt Nam hiện nay bao gồm 11 DN liên doanh sản xuất ôtô, trên 160 DN trong nước sản xuất, lắp ráp, sửa chữa ô tô và chế tạo phụ tùng, trong đó có khoảng gần 20 cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô, gần 20 cơ sở sản xuất thân xe và rơ moóc và hơn 60 cơ sở tham gia chế tạo phụ tùng. Tại thời điểm này có thể nói, sự phát triển của các DN liên doanh sản xuất ôtô đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, đó là những DN chiếm thị phần lớn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của tiến bộ khoa học công nghệ mới. Do đó, việc đầu tư, khai thác và quản lý tốt TSCĐ sẽ góp phần quan trọng đảm bảo cho các DN liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam phát triển vững chắc và cạnh tranh thắng lợi. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ lý luận về tổ chức kế toán TSCĐ trong các DN. 3 - Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức TSCĐ trong các DN sản xuất ôtô tại Việt Nam trong thời gian qua. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ trong các liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn chỉ đề cập đến hai loại TSCĐ là: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. - Đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức kế toán TSCĐ và thực tiễn tổ chức kế toán TSCĐ trong các liên doanh sản xuất ôtô tại Việt nam cũng như phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ trong các DN liên doanh sản xuất ôtô tại Việt nam cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lê nin để luận giải các vấn đề có liên quan; phương pháp thống kê, hệ thống hoá và ngoại suy kết hợp với phương pháp tổng hợp phân tích tình hình thực tiễn, khảo sát thu thập tư liệu. 5. Những đóng góp của đề tài - Hệ thống hoá và tổng kết cơ sở lý luận về TSCĐ và tổ chức kế toán TSCĐ trong các DN sản xuất kinh doanh, để làm cơ sở lý luận cho các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ trong các liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam. 4 - Khảo sát thực tế về tình hình trang bị , quản lý sử dụng và tổ chức kế toán TSCĐ ở một số DN liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam - Đề xuất được những giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ ở cả góc độ lý luận nói chung và thực tiễn kế toán TSCĐ trong các liên doanh sản xuất ôtô nói riêng. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các bảng, hình, Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán TSCĐ tại các DN sản xuất. Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán TSCĐ tại các DN liên doanh SX ôtô việt Nam Chương 3: Hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ trong các DN liên doanh SX ôtô Việt Nam Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. 5 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1.1 Đặc điểm tài sản cố định và điều kiện nhận dạng tài sản cố định Tài sản cố định (TSCĐ) là những tài sản có thể có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quá trình SXKD, có giá trị lớn và sử dụng được trong thời gian dài. Tuỳ theo điều kiện, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng giai đoạn phát triển kinh tế mà Nhà nước qui định cụ thể tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng của những tư liệu lao động được xác định là TSCĐ.Theo chuẩn mực kế toán ban hành tại quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 thì những tư liệu lao động phải thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn sau mới được gọi là TSCĐ: - Chắc chắn thu được lợi Ých trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Thời gian sử dụng ước tính trên một năm. - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành. Để có được những thông tin hữu Ých nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý và sử dụng TSCĐ, DN cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức kế toán TSCĐ. Từ đó có được những thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm của TSCĐ của toàn DN cũng như ở từng bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị đồng thời kiểm soát 6 chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ. TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu, giúp cho DN đạt được các mục tiêu về hoạt động tài chính trong quá trình SXKD. Nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi DN là phải tăng cường công tác quản lý TSCĐ nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời nhờ việc quản lý tốt TSCĐ, DN sẽ phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, hạ giá thành, tăng vòng quay của vốn và đổi mới trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. 1.1.2 Yêu cầu quản lý tài sản cố định Những yêu cầu về quản lý TSCĐ được quy định cụ thể trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. Nội dung này về cơ bản bao gồm một số yêu cầu sau: TSCĐ được tổ chức theo dõi từng đơn vị TSCĐ riêng biệt. Mỗi đối tượng TSCĐ phải có một bộ hồ sơ riêng, phải được theo dõi toàn diện từ khi hình thành đến khi thanh lý, nhượng bán. Các TSCĐ phải được đánh số hiệu riêng. Khi có biến động về TSCĐ phải căn cứ vào các biên bản, các chứng từ có liên quan để ghi sổ. Các DN có thể tự phân loại chi tiết hơn TSCĐ trong từng nhóm TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý của DN. Khi thanh lý nhượng bán TSCĐ, DN phải lập hội đồng để xác định giá trị thu hồi khi thanh lý, xác định giá bán TSCĐ, tổ chức việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ theo quyết định hiện hành. Thời gian sử dụng TSCĐ được xác định dựa vào tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế, hiện trạng TSCĐ, tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Đối với TSCĐ còn mới hay đã qua sử dụng mà giá trị thực tế còn từ 90 % trở lên 7 phải xác định thời gian sử dụng căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ được quy định trong chế độ. Đối với TSCĐ thuê hoạt động, DN có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo các quy định trong hợp đồng thuê. DN không trích khấu hao đối với những TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Phải tiếp tục thực hiện việc quản lý sử dụng TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Đối với TSCĐ đang sử dụng, phải theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao theo chế độ quy định. Đối với TSCĐ thuê tài chính, chỉ theo dõi quản lý, sử dụng như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của DN. 1.1.3 Vai trò tổ chức kế toán tài sản cố định TSCĐ có vai trò hết sức quan trọng, nếu các DN tổ chức quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả thì sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho DN mình, ngược lại sẽ gây ra sự lãng phí, thất thoát, giảm năng lực sản xuất. Do đó: - Phải quản lý TSCĐ nh là yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh, góp phần tạo năng lực sản xuất của đơn vị. Kế toán phải cung cấp thông tin về số lượng tài sản hiện có, tình hình tăng, giảm TSCĐ trong đơn vị. - Kế toán phải cung cấp những thông tin về các loại vốn cần thiết để đầu tư mới cũng nh để sửa chữa TSCĐ. - Do TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất nên luôn cần được đổi mới không ngừng. Các DN luôn phải đề cao trách nhiệm làm chủ nguồn vốn, quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển số vốn này một cách khoa học, có hiệu quả. Hơn nữa, kế toán TSCĐ rất phức tạp vì các nghiệp vụ về TSCĐ nhiều và thường có quy mô lớn, thời gian phát sinh dài nh mua sắm, xây dựng, khấu hao, sửa chữa, thanh lý… Thêm vào đó, yêu cầu quản lý TSCĐ rất cao, do vậy, để đảm bảo ghi chép kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh 8 tế phát sinh và cung cấp những thông tin hữu hiệu nhất cho quản lý thì cần thiết phải tổ chức hạch toán TSCĐ. - Một đặc điểm riêng có của TSCĐ hữu hình là trong quá trình SXKD, TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ SXKD. Vì vậy trong công tác quản lý TSCĐ cần theo dõi cả về mặt hiện vật và mặt giá trị của TSCĐ: Quản lý về mặt hiện vật: bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng của TSCĐ. Về lượng, bộ phận quản lý TSCĐ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ về công suất, đáp ứng yêu cầu SXKD của DN. Về mặt chất lượng, công tác bảo quản phải đảm bảo tránh được hỏng hóc, mất mát các bộ phận chi tiết làm giảm giá trị TSCĐ. Để thực hiện tốt vấn đề này, mỗi DN cần xây dựng nội qui bảo quản và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình. Đồng thời để có thể sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả, các đơn vị cần tiến hành xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật đối với từng loại, từng nhóm TSCĐ. Quản lý về mặt giá trị: Là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển. Đơn vị phải tính toán chính xác và đầy đủ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá trị TSCĐ khi tiến hành sửa chữa, tháo dỡ, nâng cấp, cải tiến TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ. Trên cơ sở quản lý về mặt giá trị TSCĐ, đơn vị sẽ có kế hoạch điều chỉnh TSCĐ (tăng hoặc giảm TSCĐ ) theo loại TSCĐ cho phù hợp với yêu cầu hoạt động của đơn vị. Vai trò của TSCĐ và tốc độ tăng TSCĐ trong sự nghiệp phát triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý. 9 Sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ góp phần phát triển SXKD, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ. 1.2 PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.2.1 Phân loại tài sản cố định TSCĐ của DN gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình (trong đó bao gồm cả TSCĐ thuê tài chính), các khoản đầu tư tài chính dài hạn (đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán dài hạn…) và tình hình thực hiện công tác đầu tư XDCB ở DN. TSCĐ trong mét DN rất đa dạng, có sự khác biệt về tính chất kỹ thuật, công dụng, thời gian sử dụng… Do vậy phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau là công việc hết sức cần thiết nhằm quản lý thống nhất TSCĐ trong DN, phục vụ phân tích đánh giá tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ cũng như để xác định các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến TSCĐ. Phân loại TSCĐ là một trong những căn cứ để tổ chức kế toán TSCĐ. ♦ TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: là những TSCĐ do DN sử dụng cho các mục đích kinh doanh: - Đối với TSCĐ hữu hình, DN phân loại như sau: +) Nhà cửa, vật kiến trúc là TSCĐ của DN được hình thành sau quá trình thi công xây dựng hoặc mua sắm như trụ sở làm việc, nhà kho, đường xá … +) Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của DN nh dây chuyền công nghệ, máy móc đơn lẻ… +) Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Là các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và thiết bị truyền dẫn …. +) Thiết bị, dụng cụ quản lý là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của DN nh máy vi tính, thiết bị điện tủ … 10 +) Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và / hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm nh vườn cà phê, vườn cao su và các súc vật (trâu, bò sữa…) +) TSCĐ hữu hình khác: là toàn bộ các TSCĐ hữu hình khác chưa liệt kê vào các loại trên như các tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn, tranh ảnh… - TSCĐ vô hình: bao gồm các loại +) Chi phí về sử dụng đất +) Quyền phát hành +) Bản quyền, bằng sáng chế +) Nhãn hiệu hàng hoá +) Phần mềm máy vi tính +) Giấy phép và giấy phép nhượng quyền +) TSCĐ vô hình khác. ♦ TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nhiệp, an ninh, quốc phòng: Là những TSCĐ do DN quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong DN và cũng được phân loại nh trên. ♦ TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước : Là những TSCĐ DN bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo qui định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. ♦ TSCĐ chê thanh lý, không cần dùng : Là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được , những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu SXKD. ♦ Nếu căn cứ vào tính chất sở hữu thì TSCĐ được phân thành: - TSCĐ tự có (hay TSCĐ thuộc sở hữu của DN): Là các TSCĐ được mua sắm, xây dựng và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của DN. Đó là những [...]... nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn, giấy vận chuyển, bốc dỡ Phòng kế toán giữ lại để làm căn cứ tổ chức hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết TSCĐ Trường hợp giảm TSCĐ, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà DN lập các chứng từ nh: “Biên bản giao nhận TSCĐ”, “Biên bản thanh lý TSCĐ”… Căn cứ vào các chứng từ này, kế toán ghi giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ và các sổ TSCĐ Trường hợp di chuyển TSCĐ... toàn DN Tình toán xác định hiệu quả sử dụng TSCĐ, cung cấp các số liệu làm căn cứ cho DN đề ra các biện pháp huy động sử dụng triệt để và có hiệu quả các TSCĐ, ra các quyết định đầu tư hợp lý đối với TSCĐ 1.3.2.3 Tổ chức sổ kế toán TSCĐ: Yêu cầu quản lý TSCĐ trong DN đòi hỏi phải hạch toán chi tiết TSCĐ Đây là khâu quan trọng và phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán TSCĐ Thông qua hạch toán. .. bộ công tác kế toán TSCĐ của DN 1.2.2.3 Đánh giá lại TSCĐ 24 TSCĐ của DN sau khi đã được ghi nhận ban đầu vào khoản mục tài sản theo nguyên giá, trong quá trình sử dụng có thể được đánh giá lại 1.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.3.1 Nguyên tắc tổ chức kế toán tài sản cố định Mục tiêu chính của tổ chức kế toán TSCĐ là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào TSCĐ thông qua... khoản sau khi có chuẩn mực kế toán về cơ bản sẽ không thay đổi nhưng kết cấu chung và đặc biệt là nội dung, phương pháp hạch toán các bút toán cụ thể trong từng tài khoản sẽ thay đổi phù hợp với các nguyên tắc, nội dung và phương pháp kế toán trong chuẩn mực kế toán Việc xử lý về tài chính cũng như các bút toán cụ thể sẽ do các ngành, các tổng công ty, do Hội kế toán Việt Nam hướng dẫn, thậm chí có... loại theo nguồn hình thành: - TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu - TSCĐ được hình thành từ các khoản nợ phải trả Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá, xem xét kết cấu TSCĐ của DN theo các tiêu thức khác nhau Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐ của DN trong một thời kỳ nhất định Kết cấu TSCĐ của DN trong các thời kỳ khác nhau cũng... các DN khác DN phải trình bày bản chất và ảnh hưởng của sự thay đổi ước tính kế toán có ảnh hưởng trọng yếu tới kỳ kế toán hiện hành hoặc các kỳ tiếp theo Các thông tin phải được trình bày khi có sự thay đổi trong các ước tính kế toán liên quan tới giá trị TSCĐ đã thanh lý hoặc đang chờ thanh lý, thời gian sử dụng hữu Ých và phương pháp khấu hao 1.3.2.5 Phương pháp hạch toán kế toán Nguyên tắc kế toán. .. so với thực tế và khoản lỗ sẽ phát sinh và có thể không thua kém tổn thất do bị gian lận tiền Tổ chức kế toán TSCĐ trong các DN phải tôn trọng các nguyên tắc sau: - Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng nh bảo quản tài sản, ghi sổ và phê chuẩn việc mua, thanh lý, nhượng bán tài sản - Lập kế hoạch và dự toán về TSCĐ: các công ty lớn hàng năm thường thiết lập kế hoạch và dự toán. .. của TSCĐ cho phù hợp Thời gian sử dụng của từng TSCĐ của DN được xác định thống nhất trong năm tài chính DN đã xác định thời gian sử dụng TSCĐ theo đúng qui định thì cơ quan thuế không được tự ý áp đặt thời gian sử dụng TSCĐ để xác định chi phí tính thuế thu nhập DN 1.3.2 Nội dung tổ chức hạch toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp 27 1.3.2.1 Tổ chức chứng từ kế toán: Việc đầu tiên đối với kế toán. .. chi tiết, có thể so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh của từng loại tài sản với kế hoạch, hay dự toán đã được duyệt để phát hiện các trường hợp chi phí vượt dự toán hay kế hoạch 1.3.2.4 Báo cáo kế toán TSCĐ: Theo qui định hiện hành, trên Bảng cân đối kế toán, TSCĐ được trình bày riêng theo từng loại là TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính Các loại TSCĐ nói trên cần được phản ánh trên... DN Vì thế hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính công bố chỉ là khuôn mẫu chung chỉ bao gồm danh mục tài khoản, nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép chung của từng tài khoản, làm cơ sở cho các ngành, các tổng công ty và Hội kế toán Việt Nam công bố các hệ thống tài khoản kế toán cụ thể Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán DN, . về tổ chức kế toán TSCĐ tại các DN sản xuất. Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán TSCĐ tại các DN liên doanh SX ôtô việt Nam Chương 3: Hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ trong các DN liên doanh SX. tổ chức kế toán TSCĐ và thực tiễn tổ chức kế toán TSCĐ trong các liên doanh sản xuất ôtô tại Việt nam cũng như phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ trong các DN liên doanh. và tổng kết cơ sở lý luận về TSCĐ và tổ chức kế toán TSCĐ trong các DN sản xuất kinh doanh, để làm cơ sở lý luận cho các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ trong các liên doanh sản xuất ôtô

Ngày đăng: 28/05/2015, 21:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bé Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính 4. Nguyễn Thị Đông (1997), Lý thuyết hạch toán kế toán Nhà xuất bảnTài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết hạch toán kế toán
Tác giả: Bé Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính 4. Nguyễn Thị Đông
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 1997
5. Phùng Thị Đoan (1999), Hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
Tác giả: Phùng Thị Đoan
Năm: 1999
6. Phùng Thị Đoan (2001), Cơ sở lý luận hình thành chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận hình thành chuẩn mực kế toán Việt Nam
Tác giả: Phùng Thị Đoan
Năm: 2001
7. Vương Đình Huệ (1999), Chuẩn mực kế toán và khả năng soạn thảo, ban hành và công bố chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hội thảo về chuẩn mực kế toán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán và khả năng soạn thảo, ban hành và công bố chuẩn mực kế toán Việt Nam
Tác giả: Vương Đình Huệ
Năm: 1999
8. Ngân hàng Thế giới (2000), Các chuẩn mực kế toán quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chuẩn mực kế toán quốc tế
Tác giả: Ngân hàng Thế giới
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
10.Đoàn Xuân Tiên (1999), Sự cần thiết xây dựng, công bố chuẩn mực kế toán và giải pháp cho việc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hội thảo về chuẩn mực kế toán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự cần thiết xây dựng, công bố chuẩn mực kế toán và giải pháp cho việc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam
Tác giả: Đoàn Xuân Tiên
Năm: 1999
11.Đoàn Xuân Tiên, Đổi mới công tác kế toán, kiểm toán , Tạp chí kế toán số 40, Hội kế toán Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác kế toán, kiểm toán
13.Trường Đại học Tài chính-Kế toán Hà Nội (1999), Giáo trình Kế toán Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán Tài chính
Tác giả: Trường Đại học Tài chính-Kế toán Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 1999
14.Trường Đại học Tài chính-KÕ toán Hà Nội (1997), Giáo trình Lý thuyết hạch toán , Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết hạch toán
Tác giả: Trường Đại học Tài chính-KÕ toán Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 1997
5. Boockholdt. JL. (1996), Accounting Information System: Transaction, Processing and Controls, Irwin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accounting Information System: "Transaction, Processing and Controls
Tác giả: Boockholdt. JL
Năm: 1996
1. Bé Tài chính, Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 về việc Ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ Khác
2. Bé Tài chính, Chuẩn mực KÕ toán Việt Nam số 03-TSCĐ hữu hình, số 04- TSCĐ vô hình ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ -BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khác
9. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Chuẩn mực kế toán quốc tế Khác
12.Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 177/2004/QĐ-TTG về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 Khác
15.Tài liệu sổ sách của các liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam.II. Tài liệu nước ngoài Khác
3. International Federation of Accountants (2003), International Standards on Auditing Khác
4. International Accounting Standard Board (2003), International Accounting Standards Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w