Tỉnh Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội, vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh và quốc phòng. Với vị trí trung tâm trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, tuyến trục Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung, gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hướng biển của các nước trong Tiểu khu vực Mê Kông mở rộng, đặc biệt là với các nước Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2005 - 2010 trên 10%/năm. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, thiếu bền vững. Chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, trong đó cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch chưa đạt yêu cầu. Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh sản xuất nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến tiến hành chậm. Công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển công nghiệp chưa được tập trung chỉ đạo đúng mức. Trình độ thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm ít đa dạng, năng suất chất lượng sản phẩm thấp, giá thành còn cao, sức cạnh tranh thấp. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chậm, chưa đồng bộ và nhiều vướng mắc. Một số làng nghề truyền thống tuy có được phục hồi nhưng công tác quy hoạch, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến thương mại thiếu quan tâm. Chưa quan tâm chỉ đạo kinh tế hợp tác đúng mức, nhất là các HTX nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở sản xuất xảy ra nghiêm trọng, nhưng chưa được xử lý cơ bản và kịp thời. Bên cạnh đó, tình trạng nợ công của các quốc gia trên thế giới gia tăng và ngày càng nghiêm trọng khi nền kinh tế phục hồi chậm, nguy cơ suy thoái và khu vực tài chính nhiều bất ổn, nếu các quốc gia không có giải pháp triệt để khắc phục tình trạng này thì cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra mà khó có thể kiểm soát được những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế cũng như đời sống của người dân. Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Vì vậy, việc tăng cường quản lý chi tiêu công là vấn đề cấp bách không chỉ riêng đối với chính quyền trung ương mà của cả chính quyền địa phương. Chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản là một khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN, tuy nhiên thực trạng hiệu quả chi đầu tư thấp, thất thoát chi đầu tư lớn (20% đến 30% so với tổng chi đầu tư) làm cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định càng khó khăn. Vì vậy, để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thất thoát trong đầu tư và nâng cao hiệu quả chi ngân sách Nhà nước thì việc tăng cường công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB là việc làm cấp thiết. Thực trạng trên đặt ra cho các nhà nghiên cứu cần phải hệ thống được những cơ sở lý luận cần thiết và phân tích được thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh Bình Định xuất phát từ các đặc thù riêng của tỉnh. Từ đó rút ra được nguyên nhân của tồn tại để có giải pháp quản lý hiệu quả hơn. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định” làm đề tài cho luận án tiến sỹ của mình.
LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trịnh Thị Thúy Hồng MỤC LỤC 4.2.2. Hoàn thi n công tác l p k ho ch đ u t XDCB b ng ngu n v n NSNNệ ậ ế ạ ầ ư ằ ồ ố 147 4.2.4. Các gi i pháp v t ch c th c hi n các ch tr ng đ u t , d án đ u t XDCB ả ề ổ ứ ự ệ ủ ươ ầ ư ự ầ ư b ng ngu n v n NSNNằ ồ ố 162 3.2.5. Nhóm các gi i pháp v công tác nghi m thu, bàn giao ti p nh n và v n hành k t ả ề ệ ế ậ ậ ế qu đ u tả ầ ư 165 4.2.6. M t s gi i pháp khác nh m nâng cao hi u qu đ u t XDCB b ng v n ngân ộ ố ả ằ ệ ả ầ ư ằ ố sách nhà n c.ướ 166 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC BQLDA: Ban quản lý dự án CĐT: Chủ đầu tư CNV: Công nhân viên DA: Dự án DADT: Dự án đầu tư HĐND: Hội đồng nhân dân HTX: Hợp tác xã IMF: International Monetary Fund KBNN: Kho bạc Nhà nước KCN: Khu công nghiệp KH: Khấu hao KT-XH: Kinh tế - xã hội NK: Nhập khẩu NN: Nhà nước NS: Ngân sách NSĐP: Ngân sách địa phương NSNN: Ngân sách nhà nước NSTW: Ngân sách trung ương NVL: Nguyên vật liệu THCS: Trung học cơ sở TSCĐ: Tài sản cố định TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân VNĐ: Đồng Việt Nam XDCB: Xây dựng cơ bản XK: Xuất khẩu LỜI MỞ ĐẦU Tỉnh Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội, vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh và quốc phòng. Với vị trí trung tâm trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, tuyến trục Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung, gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hướng biển của các nước trong Tiểu khu vực Mê Kông mở rộng, đặc biệt là với các nước Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2005 - 2010 trên 10%/năm. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, thiếu bền vững. Chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, trong đó cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch chưa đạt yêu cầu. Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh sản xuất nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến tiến hành chậm. Công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển công nghiệp chưa được tập trung chỉ đạo đúng mức. Trình độ thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm ít đa dạng, năng suất chất lượng sản phẩm thấp, giá thành còn cao, sức cạnh tranh thấp. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chậm, chưa đồng bộ và nhiều vướng mắc. Một số làng nghề truyền thống tuy có được phục hồi nhưng công tác quy hoạch, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến thương mại thiếu quan tâm. Chưa quan tâm chỉ đạo kinh tế hợp tác đúng mức, nhất là các HTX nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở sản xuất xảy ra nghiêm trọng, nhưng chưa được xử lý cơ bản và kịp thời. Bên cạnh đó, tình trạng nợ công của các quốc gia trên thế giới gia tăng và ngày càng nghiêm trọng khi nền kinh tế phục hồi chậm, nguy cơ suy thoái và khu vực tài chính nhiều bất ổn, nếu các quốc gia không có giải pháp triệt để khắc phục tình trạng này thì cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra mà khó có thể kiểm soát được những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế cũng như đời sống của người dân. Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Vì vậy, việc tăng cường quản lý chi tiêu 1 công là vấn đề cấp bách không chỉ riêng đối với chính quyền trung ương mà của cả chính quyền địa phương. Chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản là một khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN, tuy nhiên thực trạng hiệu quả chi đầu tư thấp, thất thoát chi đầu tư lớn (20% đến 30% so với tổng chi đầu tư) làm cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định càng khó khăn. Vì vậy, để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thất thoát trong đầu tư và nâng cao hiệu quả chi ngân sách Nhà nước thì việc tăng cường công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB là việc làm cấp thiết. Thực trạng trên đặt ra cho các nhà nghiên cứu cần phải hệ thống được những cơ sở lý luận cần thiết và phân tích được thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh Bình Định xuất phát từ các đặc thù riêng của tỉnh. Từ đó rút ra được nguyên nhân của tồn tại để có giải pháp quản lý hiệu quả hơn. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định” làm đề tài cho luận án tiến sỹ của mình. * Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn địa phương. Tìm ra các nhân tố nào ảnh hưởng tới quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản. Trong các nhân tố trên, nhân tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất hoặc nhân tố nào là đặc thù riêng ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản Tỉnh Bình Định. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định, đánh giá điểm mạnh nhất, yếu nhất trong quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản (qua kiểm định bằng SPSS) để từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực này. Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định trong những năm tới. 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn địa phương. - Phạm vi nghiên cứu: + Luận án được giới hạn trong phạm vi quản lý chi NSNN (vốn NSNN thuộc Tỉnh quản lý bao gồm: nguồn vốn TW, vốn ngân sách Tỉnh, vốn cấp quyền sử dụng đất…, từ nguồn các chương trình dự án) trên địa bàn tỉnh Bình Định, không nghiên cứu quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản của các Bộ ngành trung ương, các công trình thuộc TW quản lý trên địa bàn Tỉnh. + Quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 - 2010. * Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp điều tra, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê… * Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm ba chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB - Chương 2: Thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh Bình Định. - Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đây là vấn đề nghiên cứu phức tạp, và hạn chế về tài liệu nên luận án khó tránh khỏi thiếu sót. Nên rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Người thực hiện 3 Trịnh Thị Thúy Hồng 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu ngoài nước. • Về ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước, đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nó phát triển theo quy luật tự nhiên và đi đôi với phát triển quyền lực của nhà nước. Cùng với sự phát triển đó, nó đòi hỏi một lý thuyết nhất quán và toàn diện để hiểu về ngân sách nhà nước và quản lý hiệu quả nó. V.O. Key (1940) đã nhận ra điều này khi ông viết bài báo nỗi tiếng “The lack of a Budgetary Theory” - Sự thiếu hụt một lý thuyết ngân sách. V.O. Key đã chỉ ra vấn đề khi không có lý thuyết ngân sách và phân tích tầm quan trọng của nó trong quản lý kinh tế vĩ mô cũng như gia tăng hiệu quả phân bổ ngân sách của chính phủ. Tác giả người Mỹ duy nhất về tài chính công mà đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề phân bổ chi ngân sách là Mabel Waker. Trong “Municipal Expenditures” - Nguyên lý chi tiêu của bà Mabel Waker, nó được xuất bản năm 1930 trước 10 năm so với sự phàn nàn của V.O. Key rằng “Thiếu hụt một lý thuyết ngân sách”, Mabel Waker đã tổng quan về lý thuyết chi tiêu công và phát minh ra lý thuyết xác định và khuynh hướng phân bổ chi tiêu công. Các tác giả trên đã đặt nền móng cho các lý thuyết về NSNN nói chung và chi NSNN nói riêng. Các nghiên cứu của các nhà khoa học ngoài nước đã dần hoàn thiện theo thời gian, nó góp phần làm cơ sở lý luận quan trọng cho quản lý NSNN cho các quốc gia ở trong hiện tại và tương lai. Có thể khái lược tiến triển của các lý thuyết về ngân sách nhà nước trong thời gian quan như sau: 5 Sơ đồ 1.1: Các phương pháp quản lý ngân sách nhà nước Hệ thống ngân sách theo chương trình INPUTS OUTPUTS OUTCOMES Hệ thống ngân sách theo khoản mục Hệ thống ngân sách theo công việc thực hiện Hệ thống ngân sách theo kết quả đầu ra Martin, Lawrence L., và Kettner đã so sánh và chỉ ra sự tiến triển trong các lý thuyết ngân sách trên trong nghiên cứu (1996) “Measuring the Performance of Human Service Programs” - Đo đạc thực hiện các chương trình dịch vụ con người, và khẳng định ưu thế hơn hẳn của phương pháp quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Ngân sách theo kết quả đầu ra trả lời câu hỏi mà các nhà quản lý ngân sách luôn phải đặt ra đó là: “nên quyết định như thế nào để phân bổ X đôla cho hoạt động A thay vì cho hoạt động B”. Do đó, phương pháp ngân sách theo kết quả đầu ra đang được nghiên cứu để ứng dụng rộng rãi trong quản lý chi tiêu công của các quốc gia hiện nay. Bảng 1.1: So sánh các hệ thống ngân sách Hệ thống ngân sách Mục đích Các nhân tố trong hệ thống Mục tiêu của tác giả Theo khoản mục Điều khiển Đầu vào/chương trình Bên trong Theo công việc thực hiện Quản lý Đầu ra/đầu vào Bên trong Theo chương trình Lập kế hoạch Đầu vào/chương trình/đầu ra Bên trong/bên ngoài Theo kết quả đầu ra Đầu ra, công việc thực hiện, minh bạch và được thông tin rộng rãi Kết quả/đầu vào Bên ngoài/bên trong 6 PROGRAM Các nghiên cứu trên đã góp phần tạo cơ sở lý luận cho các phương pháp quản lý chi NSNN nói chung và chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB nói riêng, đó là chi đầu tư công. • Về chi NSNN trong đầu tư XDCB Chi NSNN nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng có vai trò rất quan trọng trong ổn định và tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội; xong họ cũng chứng minh rằng nếu quản lý đầu tư công không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng nợ nướcngoài và do đó các nhà nghiên cứu đã phân tích thực trạng đầu tư công của một số quốc gia và đưa ra các giải pháp quản lý đầu tư công một cách tốt nhất. Có thể kể ra đây một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề này: Để chứng minh cho vai trò của đầu tư công trong tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa đầu tư công, nợ nước ngoài, và tăng trưởng kinh tế các tác giả Benedict Clements, Rina Bhattacharya, and Toan Quoc Nguyen, đã có bài phân tích: “External Debt, Public Investment, and Growth in Low-Income Countries” - Nợ nước ngoài, đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập thấp (2003). Trong nghiên cứu này các Tác giả đã tổng quan các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đưa ra các mô hình tăng trưởng, mô hình đầu tư công từ đó đinh lượng và phân tích các tác động qua chứng minh thực tế từ các nước có thu nhập thấp (Togo, Benin, Eritrea, Mauritania, Uganda, Bhutan, Ethiopia, Mozambique, Vanuatu, Bolivia, Gambia, The Nepal, Vietnam, Burkina Faso, Ghana, Nicaragua, Yemen, Burundi, Guinea, Niger, Zambia,…). Bên cạnh vai trò kinh tế của đầu tư công, nó còn có vai trò xã hội. Một trong những vai trò xã hội của đầu tư công là giảm nghèo, bài viết của các tác giả Edward Anderson, Paolo de Renzio and Stephanie Levy: “The Role of Public Investment in Poverty Reduction: Theories, Evidence and Methods” - Vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo (2006), đã đưa ra các lý thuyết và bằng chức về vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo thông qua chứng minh hiệu quả của đầu tư công trong tăng trưởng, 7 [...]... ………………………………………………… • Khảo sát công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB Để có cơ sở phân tích tình hình hình quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB khách quan hơn, ta cần khảo sát từng nội dung của quá trình quản lý chi ngân sách 20 nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương Có thể lập bảng khảo sát như bảng 2.4 sau: 21 Bảng 2.4: Bảng khảo sát các nội dung quá trình quản lý chi đầu tư XDCB Chưa đầy đủ (Chưa... thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB từ đó chỉ ra nguyên nhân của thực trạng để có giải pháp tốt nhất nhằm tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 23 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 2.1 Đầu tư và đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN 2.1.1 Khái niệm đầu tư Đầu tư theo nghĩa... điều này đòi hỏi quy trình quản lý, trách nhiệm quản lý phải rõ ràng trong từng khâu quản lý chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN 2.2.2.3 Nội dung chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB Chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương bao gồm: 30 - Chi NSNN cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn thuộc địa phương quản lý như: các dự án giao... trên địa bàn địa phương Nguồn vốn chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương bao gồm: vốn hỗ trợ của TW, vốn địa phương, nguồn từ các chương trình dự án trên địa bàn địa phương… 2.2.2.2 Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB Thứ nhất là, chi NSNN cho đầu tư XDCB là khoản chi khoản chi lớn của NSNN nhưng không có tính ổn định Chi đầu tư XDCB là khoản chi tất yếu nhằm đảm bảo sự phát... để quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN thuộc Kho bạc Nhà nước năm 2007 của Vũ Hồng Sơn, tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguồn vốn đầu tư XDCB và quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước, phân tích thực trạng quản lý chi vốn đầu tư. .. sách nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách nhà nước là việc nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để tiến hành các hoạt động đầu tư XDCB Đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách nhà nước là sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư XDCB cho các... trình toàn diện hơn cho liên kết chính sách, kế hoạch và ngân sách trong quản lý chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB ở địa bàn Tỉnh Xuất phát từ nhận định trên đề tài: Quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục là vấn đề cấp thiết để nghiên cứu 1.3 Phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Phương pháp so sánh Căn cứ vào tình hình thực hiện chi đầu tư hàng năm, ta so sánh với dự toán... quy định có liên quan 2 Điều kiện tự nhiên 3 Điều kiện kinh tế - xã hội 4 Khả năng về nguồn lực (nguồn thu) của NSNN 5 Năng lực quản lý của người lãnh đạo 6 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ CNV trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB 7 Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB 8 Quy trình quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB 9 Công nghệ, hệ thống thông tin quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB. .. Hoằng Bá Huyền, năm 2008 Luận văn đã hệ thống được các cơ sở lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương như: chi ngân sách nhà nước là gì, khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý và quy trình quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương và nên rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương Trong phần phân 11 tích thực trạng, tác giả đã nên được... doanh nghiệp Nhà nước cần quản lý để đảm bảo tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi cho mọi công dân 26 2.2 Chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB 2.2.1 Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước 2.2.1.1 Ngân sách nhà nước a Khái niệm Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế Cổ điển: ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu chi của chính phủ được thiết . chính sách, kế hoạch và ngân sách trong quản lý chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB ở địa bàn Tỉnh. Xuất phát từ nhận định trên đề tài: Quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình. đến công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản Tỉnh Bình Định. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định, đánh. sở lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương như: chi ngân sách nhà nước là gì, khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý và quy trình quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa