1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

99 303 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Để có được điều đó, một trong những biện pháp là mỗi doanh nghiệp đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Việc hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh phục vụ cho cơ sở y tế và nhân dân. Việc cung cấp đầy đủ nhu cầu về thuốc chữa bệnh có chất lượng cao cho nhân dân là việc quan trọng trong chiến lược của Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ con người. Trước những đòi hỏi lớn lao ấy, Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà luôn không ngừng nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ tầm quan trọng của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã lựa chọn đề tài "Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà". Kết cấu luận văn của em gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp Chương 2: Thực tế tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ báo hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thạch, chị Vũ Thị Hồng Nhung - kế toán viên hướng dẫn trực tiếp, cùng toàn thể các anh chị trong phòng tài chính kế toán và Ban giám đốc Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà đó giỳp em hoàn thành luận văn này. 1 CHƯƠNG 1: Lí LUÂN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định. Tuy nhiên, không phải mọi chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đầu tư đều là chi phí sản xuất. Chỉ những chi phí nhất định phát sinh trong quá trình doanh nghiệp tiến hành sản xuất mới được gọi là chi phí sản xuất. Vậy, Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Trong đó: - Chi phí về lao động sống gồm: chi phí về tiền lương, tiền công và các khoản trích theo quy định. - Chi phí về lao động vật hoá gồm: chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất, chi phí về năng lượng, khấu hao tài sản cố định… - Các chi phí cần thiết khác là các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các khoản chi phí nói ở trên như: chi phí cho hoạt động văn hoá, xã hội của doanh nghiệp… 1.1.1.2. Khái niệm, bản chất của giá thành sản phẩm Giỏ thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm (công việc, lao vụ) nhất định do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu tính giá thành có thể thấy được công việc sử dụng 2 hợp lý tiết kiệm chi phí sản xuất, khả năng tận dụng công suất máy móc, trình độ trang bị kỹ thuật cho sản xuất đến đâu và cuối cùng là đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. 1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 chỉ tiêu giống nhau về chất, đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất. Nhưng, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau trên 2 phương diện: Về phạm vi, thời gian : Chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm nhưng không phải tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Giá thành sản phẩm biểu hiện lượng chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để hoàn thành một đơn vị sản phẩm nhất định, còn chi phí sản xuất thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ. Như vậy giá thành và chi phí sản xuất là hai mặt của một quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Về mặt lượng : Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Cụ thể : chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành, sản phẩm làm dở còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí liên quan đến sản phẩm hoàn thành, nó bao gồm cả chi phí kỳ trước chuyển sang và không bao gồm chi phí của sản phẩm làm dở cuối kỳ. Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ _ Tổng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Trường hợp đặc biệt: Tổng chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ = Tổng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thìTổng giá thành sản phẩm bằng Tổng chi phí phát sinh trong kỳ. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phí sản xuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm. Mặt khác, số liệu của kế toán tập hợp chi phí là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, tiết kiệm được chi phí sẽ hạ được giá thành. 1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm 1.1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất a. Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí 3 Theo cách phân loại này, người ta sắp xếp các chi phớ cú cựng nội dung và tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào, chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phân loại thành: - Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Yếu tố này bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và các chi phí nguyên vật liệu khác. - Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tiền lương của người lao động. - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phớ khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. b. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh chia thành các khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo số tiền lương của công nhân sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. c. Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2 loại: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí (như từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đơn đặt hàng, ) 4 - Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí được mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh, sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp. d. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí khả biến: Là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp. - Chi phí bất biến: Là những chi phí mà về tổng số không đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị. - Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí mà bản thân nó gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến. Ngoài ra cũn cú một số cách phân loại khác. 1.1.3.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân chia làm nhiều loại khác nhau theo cỏc tiờu thức khác nhau. a. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sơ số liệu và thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại sau: - Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, là mục tiêu phấn đấu và căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm được tớnh trờn cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức được tính trước khi bắt đầu chế tạo sản phẩm, là căn cứ quản lý quan trọng, tạo cơ sở cho việc đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của giải pháp kinh tế kỹ thuật đã áp dụng. - Giá thành sản phẩm thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. b. Phân loại giá thành sản phẩm căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành 5 Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được phân biệt thành hai loại sau: - Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. - Giá thành toàn bộ sản phẩm: bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm đã tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. 1.1.4. Yêu cầu quản lý chi phí và tính giá thành. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 1.1.4.1. Yêu cầu quản lý chi phí và tính giá thành Giá thành là một chỉ tiêu chất lượng chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.Trong doanh nghiệp việc hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng mang lại lợi nhuận cao, còn đối với xã hội thì việc hạ giá thành là nguồn tích luỹ chủ yếu của nền kinh tế. Tính đúng là yêu cầu cơ bản của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giỏ thành sản phẩm,. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho doanh nghiệp là xác định hợp lý đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, tổ chức quản lý, tổ chức hạch toán theo một trình tự logic, tính toán chính xác, kiểm tra cỏc khõu hạch toán khác nhau như : nguyên vật liệu, tài sản cố định…,xác định số liệu cần thiết cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cụ thể : - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. - Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. - Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, kỹ thuật dự toán chi phí phục vụ quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy việc sử dụng, tiết kiệm, hợp lý mọi chi phí cho quá trình sản xuất. - Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành. 1.1.4.2. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản 6 phẩm, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ sau : - Cần nhận thức đúng đắn vị trí kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán liên quan; - Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp; - Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và phương pháp tính phù hợp, khoa học; - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận- xử lý-hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp; - Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành sản phẩm; - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định 1 cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 1.1.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tớnh giỏ thành. - Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều điểm khác nhau liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm , lao vụ khỏc. Cỏc nhà quản trị doanh nghiệp cần biết được các chi phí phát sinh đó ở đâu, dùng vào việc sản xuất sản phẩm nào…đú chớnh là đối tượng kế toán chi phí sản xuất. 1.1.5.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công vụ, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại 7 sản phẩm là đối tượng tớnh giỏ thành.Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quá trình công nghệ, cũn cỏc doanh nghiệp có quá trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. 1.1.5.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau về bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Giữa chỳng cú mối quan hệ chặt chẽ, việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp.Trong thực tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm hoặc một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm và ngược lại. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính và kỹ thuật tính giá thành của doanh nghiệp đó. 1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Tại các doanh nghiệp hiện nay thường có hai phương pháp tập hợp chi phí sau: Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó. 8 Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan. Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau: T C H = Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí. C: Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng. T: Là tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí. Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể: ii HxTC = Trong đó i C : Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i. i T : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i. Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể được xác định riêng rẽ theo từng nội dung chi phí cần phân bổ, khi đó cũng phải xác định hệ số phân bổ theo từng nội dung chi phí này hoặc cũng có thể xác định chung cho tất cả các chi phí cần phân bổ. Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ tuỳ thuộc vào đặc thù cụ thể của từng doanh nghiệp 1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Nội dung 9 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm trị giá vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được dùng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ (cả nửa thành phẩm mua ngoài nếu có).  Phương pháp tập hợp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất nên thường sử dụng phương pháp trực tiếp. Trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng thì phải phân bổ cho từng đối tượng thông thường lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính là Chi phí nguyên vật liệu định mức (kế hoạch), khối lượng sản phẩm sản xuất còn tiêu chuẩn phân bổ Chi phí nguyên vật phụ, nhiên liệu là Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức (kế hoạch), khối lượng sản phẩm sản xuất. • Cách xác định chi phí NVL trực tiếp trong kỳ • Chúng từ :phiếu xuất, phiếu nhập, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ, hóa đơn GTGT… • Tài khoản sử dụng: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Trình tự kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện cụ thể qua Biểu mẫu 1.1. 1.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp  Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo số tiền lương của công nhân sản xuất.  Phương pháp tập hợp 10 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ = Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kỳ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng trong kỳ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuối kỳ Trị giá phế liệu thu hổi (nếu có) + - - [...]... H Nam Ninh.Ngy 21/3/1979, Cụng ty Dc Phm Nam H c sỏp nhp t 3 n v Cụng ty Dc phm H Nam Ninh, Cụng ty Dc liu H Nam Ninh v Xớ nghip Dc Phm H Nam Ninh thnh Xớ nghip liờn hp Dc H Nam Ninh Ngy 1/1/2000 Cụng ty Dc phm Nam H chuyn t hỡnh thc doanh nghip Nh nc sang Cụng ty C phn do c im ca nn kinh t th trng v quyt nh ca Nh nc v chuyn quyn cỏc doanh nghip Bt u t õy Cụng ty i tờn thnh Cụng ty C phn Dc Phm Nam. .. toỏn chi phớ sn xut v tớnh giỏ thnh sn phm ti cụng ty c phn dc phm Nam H 2.3.1.c im chi phớ sn xut v tnh giỏ thnh ti cụng ty c phn dc phm Nam H 2.3.1.1 Nguyờn tc k toỏn chi phớ sn xut ti cụng ty c phn dc phm Nam H * Chi phớ sn xut: l mt b phn quan trng trong quỏ trỡnh tin hnh sn xut ca Cụng ty Chi phớ sn xut ca Cụng ty c phn dc phm Nam H bao gm nhiu loi vi ni dung, tớnh cht khỏc nhau Khi phỏt sinh chi. .. chi phớ: Mỏy t ng tp hp - Cp nht sn xut sn phm trong k v lm d cui k - Tng hp s liu - In bo co CHNG 2: THC T CễNG TC T CHC K TON CHI PH SN XUTV TNH GI THNH SN PHM TI CễNG TY C PHN DC PHM NAM H 25 2.1 Khỏi quỏt chung v cụng ty 2.1.1 Gii thiu v cụng ty Tờn Cụng ty: Cụng ty C phn Dc phm Nam H Tờn giao dch: NAMHA JOINT-STOCK PHARMACETICAL COMPANY Tờn vit tt: NAPHACO Tr s chớnh: 415 Hn Thuyờn - Thnh ph Nam. .. Cụng ty C phn Dc Phm Nam H ũi hi s ch huy sn xut v x lý theo mt ý chớ thng nht, s phc tựng nghiờm ngt, s iu khin b mỏy qun lý theo nguyờn tc t trờn xung Cng nh cỏc Cụng ty C phn khỏc t chc b mỏy Cụng ty C phn Dc Phm Nam H cú b mỏy qun lý c trng ca mt Cụng ty c phn T chc b mỏy gn nh, gim thiu ti a lao ng giỏn tip, qua ú gim c chi phớ sn xut mt cỏch ỏng k B mỏy t chc ca cụng ty c phn dc phm Nam H c chia... sn phm 33 +) Chi phớ nhõn cụng trc tip: bao gm chi phớ tin lng v cỏc khon ph cp ca cụng nhõn trc tip sn xut, bo him xó hi, bo him y t, kinh phớ cụng on, bo him tht nghip phi tr cho cụng nhõn sn xut +) Chi phớ sn xut chung: bao gm chi phớ nhõn viờn qun lý phõn xng, vt liu, cụng c dng c, chi phớ khu hao ti sn c nh, chi phớ dch v mua ngoi v chi phớ bng tin khỏc Cụng ty c phn dc phm Nam H, chi phớ nguyờn... Nu tp hp chi phớ theo a im phỏt sinh chi phớ thỡ phi xõy dng danh mc phõn xng phc v cho vic tớnh giỏ thnh theo khon mc, phn mm cú th xõy dng danh mc cỏc khon mc chi phớ, kt hp vi cỏc ti khon chi phớ tp hp cỏc chi phớ vo cỏc s sỏch, bỏo cỏo theo cỏc khon mc T ú, ly s liu lờn bng tớnh giỏ thnh theo khon mc hoc tp hp chi phớ theo khon mc Khi nhp d liu, cỏc chi phớ phỏt sinh phi chia ra khon mc chi phớ... v cho sn xut nh tin in, nc, tin bu phớ +) Chi ph khỏc bng tin: Bao gm ton b chi phớ khỏc dựng cho hot ng sn xut ngoi cỏc yu t trờn * Phõn loi chi phớ sn xut: - Chi phớ sn xut sau khi c tp hp theo yu t c phõn theo cỏc khon mc, giỏ thnh l chi phớ nguyờn vt liu trc tip, chi phớ nhõn cụng trc tip, chi phớ sn xut chung +) Chi phớ nguyờn vt liu trc tip: Bao gm chi phớ nguyờn vt liu chớnh nh: Cỏt cỏnh, t... TK 622- chi phớ nhõn cụng trc tip Trỡnh t k toỏn chi phớ nhõn cụng trc tip phn ỏnh qua Biu mu 1.2 1.3.3 K toỏn chi phớ sn xut chung Ni dung Chi phớ sn xut chung l nhng khon chi phớ cn thit khỏc phc v cho quỏ trỡnh sn xut sn phm phỏt sinh cỏc phõn xng, b phn sn xut Phng phỏp tp hp Chi phớ sn xut chung c t chc tp hp theo tng phõn xng, i sn xut, qun lý chi tit theo tng yu t chi phớ Mt khỏc, chi phớ... cụng ty -H thng ti khon k toỏn s dng: Cụng ty c phn dc phm Nam H s dng h thng ti khon k toỏn theo ỳng quy nh ca B Ti chnh, ng thi m thờm cỏc ti khon cp 2,3,4 - T chc vn dng s sỏch k toỏn: Hỡnh thc s k toỏn ca cụng ty l chng t ghi s Theo hỡnh thc ny, cụng ty s dng cỏc loi s k toỏn sau: Chng t ghi s; S, th k toỏn chi tit; S ng ký chng t ghi s; S cỏi - H thng bỏo cỏo ti chớnh: Cụng ty c phn dc phm Nam. .. su ti khon cp hai Trỡnh t k toỏn chi phớ sn xut chung c phn ỏnh qua Biu mu 1.3 1.3.4 K toỏn tng hp chi phớ sn xut Cui k k toỏn, sau khi ó tp hp chi phớ nguyờn vt liu trc tip, chi phớ nhõn cụng trc tip v chi phớ sn xut chung theo tng i tng trn cc TK 621, 622, 627, k toỏn s tin hnh kt chuyn hoc phõn b cỏc loi chi phớ ny tp hp ton b chi phớ sn xut cho tng i tng chu chi phớ, tin hnh kim kờ v ỏnh giỏ . chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dược phẩm. Công ty. Xuất phát từ tầm quan trọng của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã lựa chọn đề tài " ;Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành sản phẩm; - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm,

Ngày đăng: 28/05/2015, 09:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w