SKKN: to chuc tot le chao co

8 228 0
SKKN: to chuc tot le chao co

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: Tổ chức Lễ chào cờ trong trường tiểu học sao cho hiệu quả I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay, trong các hoạt động dạy học chính khóa, việc tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể hằng tuần mỗi tuần 2 tiết, trong đó có 1 tiết chào cờ và một tiết sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần là việc làm thường xuyên ở các trường học. Lễ chào cờ và tiết chào cờ có vị trí quan trọng trong nhà trường. Đây là một tiết học lớn, tiết học đặc biệt, giáo dục học sinh trân trọng với Quốc kì, nâng cao lòng yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn kỹ năng sống, làm cho học sinh thêm gắn bó với trường lớp, phát huy được những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh. Vì thế tiết chào cờ đầu tuần có nhiều ưu thế trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. II.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Tiết chào cờ đầu tuần là thời điểm mở đầu của một tuần học mới, một tháng học mới, một chủ điểm mới. Nó có tính chất định hướng hoạt động cho học sinh trong một tuần, một tháng trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại của tuần qua và tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có. Tiết chào cờ đầu tuần là một dịp để học sinh sinh hoạt tư tưởng, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức( sinh hoạt kỷ niệm các ngày lễ lớn, văn nghệ, chơi trò chơi dân gian, sinh hoạt tự quản ) đồng thời cũng là dịp để các tập thể lớp hiểu biết nhau về thành tích phấn đấu, rèn luyện sau một tuần thực hiện nhiệm vụ người học sinh. Mặt khác, trong tiết chào cờ có sự hoạt động nhịp nhàng giữa tập thể sư phạm đối với tập thể học sinh toàn trường, có sự phối hợp điều khiển giữa giáo viên và học sinh. Do đó, tiết chào cờ là một dịp để học sinh tập dượt điều khiển ở qui mô toàn trường. Giữa tập thể lớp này với tập thể lớp khác có dịp thể hiện thi đua trực tuyến hơn thông qua việc tuân thủ kỷ luật của tiết. Có thể nói, tiết chào cờ đầu tuần như là điểm xuất phát mà tại đó học sinh hứa hẹn, tự xác định phương hướng phấn đấu mới. Điểm ban đầu ấy có ý nghĩa tích cực đối với việc định hướng nhận thức, thái độ hành động của học sinh. Và do đó có tác dụng nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm lớp đối với trách nhiệm của mình trong việc giúp học sinh thực hiện công việc của tuần, của tháng Chính vì vậy để cho tiết chào cờ không nhàm chán, là một giáo viên Tổng phụ trách Đội, tôi suy nghĩ phải làm thế nào để “ Tổ chức Lễ chào cờ trong trường tiểu học sao cho hiệu quả” III.CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong nhà trường hiện nay, cách thức tổ chức Lễ chào cờ, tiết chào cờ ở mỗi trường học không đồng nhất trong định hướng, trong cấu trúc. Một số trường hợp trong tiết chào cờ nặng về kiểm điểm nhận xét đánh giá, phê bình, thậm chí chỉ trích nặng nề và áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với học sinh. Chính vì thế nhiều học sinh cảm thấy tiết chào cờ đầu tuần 1 nặng nề và tham dự chào cờ một cách miễn cưỡng. Việc tổ chức thiếu sự chuẩn bị chu đáo, nội dung chương trình qua loa, chủ yếu tập trung công bố điểm thi đua và xếp vị thứ lớp, thiếu sự phân công cụ thể. Trong khi chào cờ, nhiều hoạt động vẫn diễn ra bình thường như học sinh quyét lớp, giáo viên còn chuyện trò, học sinh đi học tự nhiên là một việc không phải hiếm thấy ở một vài trường học. Điều đó chứng tỏ rằng vị trí tiết chào cờ chưa được nhận thức một cách đầy đủ và chưa được đặt đúng vị trí của nó. Từ thực tiễn trên, tôi nhận thấy rằng hiện nay các trò chơi dân gian, các làn điệu dan ca đã được đưa vào trường học. Ở trường tiểu học một tiết chào cờ khoảng từ 15 đến 20 phút, thời gian còn lại cho các em học sinh sinh hoạt tự quản, chơi các trò chơi dân gian, hát dân ca để giáo dục các em giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương đồng thời tạo cho các em sự hứng thú khi bước vào tiết học tiếp theo. Và thực tế trong thời gian qua 100% học sinh của liên đội tiểu học Cẩm Kim tham dự tiết chào cờ đầu tuần. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này. IV.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Việc xây dựng tiết chào cờ của liên đội đã góp phần hình thành ý thức và động cơ đúng đắn cho học sinh, giáo dục tình cảm và thái độ tích cực đối với nhiệm vụ của người học sinh học tập vì tổ quốc thân yêu, giáo dục thái độ trân trọng với Quốc kì. Để đạt được hiệu quả cao trong việc tổ chức lễ chào cờ trong trường tiểu học, tôi đã thực hiện một số nội dung sau: 1) Mục đích của tiết chào cờ: Giáo dục học sinh thái độ trân trọng với Quốc kì, nâng cao lòng yêu tổ quốc, làm phong phú thêm hình thức, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, củng cố và nâng cao kiến thức của học sinh, làm cho học sinh thêm gắn bó với trường lớp, nâng cao tinh thần hiếu học, phát huy được những gương sáng trong học tập và rèn luyện. Góp phần đưa các hoạt động giáo dục của nhà trường vào nề nếp, thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện trong học sinh. 2) Những nguyên tắc cần đảm bảo trong tiết chào cờ: *Tính giáo dục bao gồm giáo dục tư tưởng, hạnh kiểm, bồi dưỡng kiến thức văn hóa, xây dựng được tinh thần thái độ học tập, bồi đắp khát vọng, hoài bão lớn làm cho học sinh có ý thức trân trọng với Quốc kì, Quốc ca Như vậy tiết chào cờ phải có nội dung phong phú, bám sát các chủ đề của tháng, các vấn đề có tính thời sự của thực tiễn cuộc sống xã hội. *Tính trang nghiêm : Trang nghiêm trước Quốc kì là nguyên tắc đảm bảo tuyệt đối thì tính giáo dục mới cao, phải có người phụ trách theo dõi về kỷ luật trong học sinh ( Liên đội trưởng, Đội sao đỏ, giáo viên phụ trách, TPT Đội) 2 *Tính thời sự: Những vấn đề thời sự lớn trong nước, thành phố cần được trở thành một trong những nội dung của tiết chào cờ như các sự kiện chính trị lớn của đất nước: Đại hội Đảng, các thông tin về thiên tai, bão lũ *Tính thuyết phục, có sức hấp dẫn, lôi cuốn: Cần có nhiều hoạt động thu hút sự chú ý của học sinh. Muốn thế hoạt động ấy phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, có tính thách đố về trí tuệ, vui chơi, không biến giờ chào cờ thành giờ phê bình các cá nhân và tập thể. 3) Cấu trúc một tiết chào cờ: 1.Phần nghi lễ: Chào cờ theo nghi thức Đội ( có đội trống, người cầm cờ Liên đội, người điều khiển, đội kéo cờ, có cờ chi đội, bảng tên lớp) Giới thiệu thành phần tham dự: Quan khách, hiệu trưởng Điểm lại một số hoạt động nổi trong tuần, triển khai các hoạt động trong tuần tới ( phần này làm ngắn gọn) 2.Hoạt động: Tiến hành theo chủ điểm, game show ( đố vui – chỉ hỏi từ 1-2 câu kiến thức phổ thông có tặng thưởng ngay, giới thiệu sách ), văn nghệ, sinh hoạt tự quản, sinh hoạt trò chơi dân gian, hát dân ca Xướng danh tập thể và những học sinh tiêu biểu, gương người tốt việc tốt, kèm theo những hình thức có sức thuyết phục như trao cờ luân lưu, ghi tên lên bảng danh dự Những thông tin thời sự ( có thể xen vào phần hoạt động) Đọc danh sách các lớp ủng hộ thùng nhân đạo tuần qua và tuyên dương các tập thể ủng hộ cao, mời các tập thể lên ủng hộ thùng nhân đạo tuần này. Phát biểu của hiệu trưởng ( tùy vào tình hình của mỗi tiết chào cờ) 4. Những yêu cầu khi tổ chức lễ chào cờ: a) Công tác chuẩn bị: Chuẩn bị chu đáo theo kế hoạch chỉ đạo của Ban giám hiệu, có sự trực tiếp tham gia các hoạt động của nhiều thành phần giáo viên và học sinh, có người theo dõi, phối hợp chương trình tổ chức chương trình, các hoạt động phải khớp, liền mạch, không gián đoạn, trong cùng một hoạt động như nhau của các tuần, có sự sáng tạo, thay đổi hình thức để tăng tính hấp dẫn. Nên tạo được sự bất ngờ trong các hoạt động của Lễ chào cờ để gây hứng thú, không biến giờ chào cờ thành buổi lễ phê bình tập thể hoặc cá nhân học sinh ( trừ trường hợp phải thi hành kỉ luật cảnh cáo toàn trường ) b) Trang trí: Tùy điều kiện của từng trường có thể chuẩn bị sẵn một tấm bảng đẹp, treo trên phông . Nếu Lễ chào cờ trùng với việc tổ chức lễ kỉ niệm thì trang trí theo qui định chung. Có thể tổ chức linh hoạt, xen vào các tiết mục văn nghệ để không khí thêm sinh động. c) Một số lưu ý khác: Tiết chào cờ là một tiết bắt buộc nên tất cả cán bộ giáo viên và học sinh đều tham gia dự lễ, các nhân viên, học sinh trực dù đang làm việc lúc chào cờ cũng phải đứng nghiêm hướng về Quốc kì. 3 Kết thúc tiết chào cờ các lớp theo đội hình vào lớp học cất ghế và cùng giáo viên chủ nhiệm ra sân tham gia hoạt động chơi các trò chơi dân gian, sinh hoạt tự quản, hát dân ca đến hết tiết. 5. Giáo án hoặc kế hoạch của tiết chào cờ: 1.Tuần thứ Năm học : 2.Tiết chào cờ bắt đầu lúc: giờ thứ hai, ngày tháng năm 3.Thành phần tham dự: 4.Người điều khiển 5.Người theo dõi, phối hợp chương trình 6.Học sinh kéo cờ 7.Đội trống 8.Người cầm cờ Liên đội 9.Nội dung chính: Lễ chào cờ Nhận xét các hoạt động tuần qua ( kèm theo báo cáo) Các sinh hoạt ( kèm theo nội dung và người thực hiện) Xướng danh các tập thể Xướng danh các cá nhân tiêu biểu, gương người tốt việc tốt Đọc danh sách ủng hộ thùng nhân đạo tuần qua và tuyên dương các tập thể ủng hộ cao, phát động ủng hộ thùng nhân đạo tuần này Hiệu trưởng phát biểu Sinh hoạt tự quản, chơi các trò chơi dân gian, hát dân ca V. KẾT QUẢ Việc xây dựng một tiết chào cờ trong trường tiểu học đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách, giáo dục các em học sinh trân trọng với Quốc kì. Các em sẽ hiểu rõ hơn, nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, vị trí của lễ chào cờ, về tình yêu quê hương đất nước, về bản thân mình phải làm gì và nên làm những gì. Ngoài tham dự buổi lễ chào cờ ở trường, liên đội còn tham gia dự lễ chào cờ ở địa phương vào các ngày lễ kỉ niệm lớn Đồng thời tiết chào cờ đầu tuần đã góp phần đa dạng hóa các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để từ đó, giáo viên và học sinh càng thêm gắn bó với trường lớp, luôn có ý thức tự giác trong học tập cũng như tích cực tham gia mọi hoạt động khác trong nhà trường, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh toàn diện. Trong năm học 2009 – 2010 liên đội đã được danh hiệu Liên đội xuất sắc. 4 VI. KẾT LUẬN Để tổ chức tiết chào cờ trong trường tiểu học đạt hiệu quả hay không ta cần phải: Tham mưu tốt với Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường như : Ban văn nghệ tập luyện các em hát đúng Quốc ca, Đội ca Phân công các Chi đội điều khiển lễ chào cờ tạo cho các em sự tự tin khi điều khiểm một buổi lễ. Người thực hiện Nguyen Van Tuan 5 VII: TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu qua mạng Internet. Tìm hiểu thực tế các trường trong thành phố và các trường bạn lân cận 6 VIII: MỤC LỤC Đặt vấn đề Trang 1 Cơ sở lý luận Trang 1 Cơ sở thực tiễn Trang 1 Nội dung nghiên cứu Trang 2 Kết quả Trang 4 Kết luận Trang 5 Tài liệu tham khảo Trang 6 Mục lục Trang 7 Phần phụ lục Trang 8 7 IX . PHẦN PHỤ LỤC :Một số hình ảnh minh họa 8 . đối với tập thể học sinh to n trường, có sự phối hợp điều khiển giữa giáo viên và học sinh. Do đó, tiết chào cờ là một dịp để học sinh tập dượt điều khiển ở qui mô to n trường. Giữa tập thể. tích cực hoạt động của học sinh. Vì thế tiết chào cờ đầu tuần có nhiều ưu thế trong việc giáo dục to n diện cho học sinh. II.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Tiết chào cờ đầu tuần là thời điểm mở đầu của một tuần. buổi lễ phê bình tập thể hoặc cá nhân học sinh ( trừ trường hợp phải thi hành kỉ luật cảnh cáo to n trường ) b) Trang trí: Tùy điều kiện của từng trường có thể chuẩn bị sẵn một tấm bảng đẹp,

Ngày đăng: 27/05/2015, 18:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan