Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức các hoạt động tập thể nhằm giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh ở nhà trường còn rất hạn chế.. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức tốt tiết hoạt
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC TỐT TIẾT HOẠT
ĐỘNG TẬP THỂ CHO HỌC SINH
LỚP 2
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong các kì Đại hội, Đảng đã đề ra: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Ngay trong Luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã nêu: “Đầu tư cho ngành Giáo dục là đầu tư phát triển”
Như chúng ta đã biết, nhà trường là nơi giáo dục học sinh phát triển toàn diện Các chủ nhân của thế kỉ 21 phải là những con người thông minh, dí dỏm, hoạt bát, có kiến thức, có tâm hồn trong sáng lành mạnh và một thân thể cường tráng… Con người của văn hoá thời đại, của tiên tiến văn minh không chỉ giỏi một lĩnh vực mà phải là con người giỏi toàn diện: Có năng lực chuyên môn giỏi, có sức khoẻ tốt, am hiểu văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, thời cuộc, luôn vận động và phát triển Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức các hoạt động tập thể nhằm giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh ở nhà trường còn rất hạn chế Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài:
“Tổ chức tốt tiết hoạt động tập thể cho học sinh lớp 2”
Đây là hoạt động vừa vui chơi, vừa học tập nhằm giáo dục toàn diện nhân cách học sinh
NỘI DUNG CHÍNH
I CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Bậc tiểu học đặt nền tảng cho cuộc sống văn hoá và tinh thần của toàn dân tộc
Nó là tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân tốt, giàu lòng nhân ái, yêu nước, có khả năng thích ứng với nhịp độ phát triển của xã hội hiện đại Từ nhiều năm nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đang từng bước đổi mới phương pháp dạy học đồng thời điều chỉnh cấu trúc chương trình để đem lại một mục đích chính là hướng vào người học Tức là “lấy học sinh làm trung tâm” Với chương trình thay sách hiện nay, khuyến khích những trường có điều kiện học 2 buổi / ngày Mỗi tuần có một tiết hoạt động tập thể Với thời lượng học tập nhiều mà lứa tuổi các em đang ở độ tuổi học mà chơi, chơi mà học Vì vậy câu hỏi đặt ra cho không ít giáo viên và phụ huynh học sinh là làm sao để cho các em được học tập với một tinh thần hết sức thoải mái Chính vì điều này, tôi đã mạnh dạn áp dụng hình thức học tập “Học mà chơi, chơi mà học”
II THỰC TRẠNG:
Giáo dục học sinh phát triển toàn diện là xu thế tất yếu của xã hội và vấn đề chung của toàn cầu Tuy vậy việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học đặc biệt là
Trang 3học sinh đầu cấp (Lớp 1, 2) còn là vấn đề cần bàn
Hiện nay ở nhà trường còn chưa chú trọng đúng mức đến các hoạt động tập thể Việc tổ chức cho học sinh hoạt động còn hình thức, hiệu quả giáo dục qua hoạt động tập thể chưa cao
Các em học sinh lớp 2 còn rụt rè, thiếu sự mạnh dạn và năng động khi giao tiếp
và học tập Qua điều tra vào đầu năm học 2005- 2006, chúng tôi đã có kết quả như sau:
Tổng số học sinh trong lớp được điều tra 29 em 100%
Số học sinh mạnh dạn, hăng hái tham gia các hoạt
động 6 em 20,7%
Số học sinh còn nhút nhát khi tham gia các hoạt
động 23 em 79,3% Qua bảng trên ta thấy số học sinh mạnh dạn và hăng hái tham gia các hoạt động còn quá thấp
Do các hoạt động tập thể hạn chế nên chất lượng học tập cũng chưa
cao, thể hiện qua bảng khảo sát chất lượng văn hoá môn Toán và Tiếng
Việt cuối năm học 2004- 2005 và học kì I năm học 2005- 2006 như sau:
* Kết quả xếp loại học lực môn Toán:
Thời gian
điều tra
Tổng số học sinh
Xếp loại học lực
SL TL SL TL SL TL SL TL Cuối năm
học
2004-2005
29 5 17,2 8 27,6% 14 48,3% 2 6,9%
HK I năm
học
2005-2006
29 5 17,2% 10 34,5% 13 44,8% 1 3,5%
* Kết quả xếp loại học lực môn Tiếng Việt:
Thời gian
điều tra
Tổng số học sinh
Xếp loại học lực
SL TL SL TL SL TL SL TL Cuối năm
học 2004- 29 3 10,3 6 20,7% 16 55,2% 4
13,8
%
Trang 42005
HK I năm
học
2005-2006
29 5 17,2% 9 31,1% 12 41,4% 3 10,3
%
Qua bảng chất lượng trên cho thấy chất lượng học tập các môn văn hoá của học sinh chưa cao và tăng còn chậm, số học sinh yếu còn cao
II NGUYÊN NHÂN
1 Về cơ sở vật chất:
Do còn thiếu phòng học nên việc tổ chức học hai buổi/ ngày để giáo dục 4 mặt: đức, trí, thể mĩ; dạy đủ các môn học; 3 lĩnh vực hoạt động: giảng dạy, thực hành và lao động tự phục vụ, sinh hoạt tập thể và tham gia hoạt động cộng đồng chưa được quan tâm
Bên cạnh đó học sinh còn thiếu các dụng cụ học tập, góc học tập ở nhà do gia đình còn khó khăn, học sinh công giáo nhiều
2 Về ý thức chăm lo giáo dục con em:
Do nhận thức của một số cha mẹ học sinh và một số giáo viên cho rằng chỉ cần dạy cho học sinh học giỏi văn hoá là được, nên chỉ chú trọng giảng dạy chương trình chính khoá mà ít quan tâm đến các hoạt động khác
Do việc tổ chức hoạt động của tổng phụ trách và một số anh chị phụ trách còn hạn chế
3 Các nguyên nhân từ phía học sinh:
Do học sinh đầu cấp còn hồn nhiên, mới làm quen với trường lớp mới, cô giáo mới nên còn rụt rè, chưa mạnh dạn Bên cạnh đó, học sinh vùng Giáo đông, kinh tế địa phương còn nghèo nên việc quan tâm của phụ huynh đối với các em và nhà trường còn hạn chế Vì vậy việc lĩnh hội kiến thức, kĩ năng đối với học sinh cần đặc biệt lưu
ý, làm sao để chuyển tải đến các em những kiến thưc đúng, đủ, được phát triển một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, tránh ôm đồm, nặng nề, gây cho học sinh những
áp lực tinh thần phản tác dụng giáo dục Là giáo viên tiểu học, được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2, tôi đã tìm biện pháp giúp các em phát huy trí lực, nâng cao tính tích cực tự giác trong học tập, trong hoạt động tập thể, tôi đã tổ chức cho các em hoạt động bằng các hình thức tổ chức trò chơi học tập trong giờ hoạt động tập thể Tôi đã phối hợp với tổng phụ trách Đội tổ chức thi “Đố vui để học” tại giờ sinh hoạt lớp, giờ sinh hoạt tập thể và giờ sinh hoạt Sao chọn ra đội tuyển của lớp để tham gia thi toàn khối do Đội tổ chức
Trang 5III BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHO HỌC SINH LỚP 2:
- Thời gian: mỗi tháng tổ chức một lần
- Địa điểm: Tại lớp học
- Thành phần tham dự:
+ Mỗi lần thi tổ chức cho 2 đội, mỗi đội chọn ra 4 em thi (các thành viên trong đội thay phiên nhau để dự thi trong các tháng)
+ Ban giám khảo gồm: giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng, lớp phó phụ trách học tập và quản ca
- Hình thức thi: tổ chức các hình thức như: hát, vẽ, đọc diễn cảm, kể chuyện, hái hoa dân chủ, hùng biện,…
- Nội dung: Xoay quanh chủ điểm tháng
- Kiến thức: Các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, kiến thức đời sống, hoạt động Sao nhi đồng, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông,…
- Phần thưởng: Tặng danh hiệu thi đua cho đội trong tháng Nếu đội nào thắng cuộc được tặng một bông hoa điểm 10 để dán vào bảng theo dõi thi đua (Biểu tượng theo 2 màu: đỏ và xanh tương ứng với 2 loại tốt, khá)
Tôi xin minh hoạ bằng hai cuộc thi tháng 10 và tháng 11 như sau:
- Tháng 10:
Chủ điểm: “Vui học tốt và thực hiện tốt an toàn giao thông”
Tôi chia lớp thành 4 đội chơi Mỗi lần chơi tổ chức cho 2 đội tham gia, số học sinh trong mỗi đội được cử ra chơi là 4 học sinh
Các đội ngồi ở phía trên quay mặt xuống khán giả
Thời gian thi từ 35 đến 40 phút
* Tiết mục 1: Tiểu phẩm (3 đến 4 phút):
Giới thiệu về các thành viên trong đội và cảm giác khi tham gia cuộc thi
Ví dụ:
Đội 1 cử một bạn trong đội có năng khiếu và mạnh dạn giới thiệu về đội mình “Xin chào cô giáo và tất cả các bạn Đội mình gồm có 4 thành viên, mình là đôi trưởng, còn các bạn Thu Hà, Đức Duy, Mai Trang là thành viên của đội Chúng mình rất vui khi được tham gia cuộc thi “Vui học tốt và thực hiện tốt Luật an toàn giao thông”.Chúng mình rất mong các bạn cổ vũ nhiệt tình cho hai đội chơi hôm nay"
Tiếp theo, đội 2 giới thiệu về đội của mình
Thang điểm cho tiết mục này:
+ Học sinh nói trôi chảy, lưu loát, đủ nội dung: 2 điểm
+ Nói còn ấp úng, chưa đầy đủ: 1 điểm
* Tiết mục 2: Trò chơi ai nhanh, ai đúng: (10 phút)
Luật chơi: Sau khi nghe câu hỏi, các nhóm suy nghĩ và có thể thảo luận nhanh
Trang 6trong vòng 1 phút Nếu đội nào có câu trả lời thì gõ vào trống con (Dùng dụng cụ học môn Âm nhạc) 1 tiếng Sau khi nghe lệnh của người điều khiển thì đội đó có quyền trả lời Câu trả lời đúng và đầy đủ thì được cộng thêm vào quỹ điểm của đội mình là 2 điểm
Lần lượt có các câu hỏi như sau:
- Chúng ta nên ăn, uống như thé nào để cơ thể khỏe mạnh?
- Bạn hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Cái trống trường em”
- Khi đi qua đường, các em cần phải lưu ý điều gì để không gây nguy
hiểm cho mình và cho người khác?
- Tín hiệu đèn đỏ nhắc chúng ta điều gì?
* Tiết mục 3: Thi đọc đúng, đọc hay một đoạn văn được ghi ở bảng phụ: (5 đến
6phút)
Mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc Đọc đúng, thể hiện được giọng nhân vật, ngắt nghỉ đúng: 2 điểm Đọc đúng song chưa thể hiện được giọng nhân vật: 1 điểm
Nội dung đoạn văn như sau:
“Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói:
- Đừng khóc, tóc em đẹp lắm!
Hà ngước khuôn mặt đầm đìa nước mắt lên, hỏi:
- Thật không ạ?
- Thật chứ!
Nghe thầy nói thế, Hà nín hẳn
- Thưa thầy, em sẽ không khóc nữa
Thầy giáo cười, Hà cũng cười.”
* Tiết mục 4: Trò chơi tiếp sức: Tìm từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái: (10
đến 12 phút)
+ Đội 1: Tìm từ chỉ hoạt động
+ Đội 2: Tìm từ chỉ trạng thái
Luật chơi:
Hai đội chơi sẽ đứng thành hai hàng dọc sau các vòng tròn giáo viên đã đính sẵn Sau khi nghe hiệu lệnh, em đầu hàng của đội 1 và đội 2 đều phải nhảy vào các vòng tròn phía trước hàng mình và lên bảng ghi mỗi bạn một từ theo yêu cầu đã cho trước Sau đó nhảy vào các vòng rtòn để đập vào vai của bạn kế tiếp và bạn đó tiếp tục lên ghi Nhóm nào nhanh, đúng được 5 điểm (sai mỗi từ trừ 1 điểm)
* Tiết mục 5: Dành cho khán giả: (4 đến 5 phút)
Trong số học sinh còn lại, nếu ai trả lời đúng câu hỏi sẽ được thưởng 1 bông hoa điểm 10 dán vào cột thi đua trong thán của học sinh đó và được thưởng một tràng vỗ
Trang 7tay cổ vũ của các bạn
Nội dung câu hỏi:
- Môn Tiếng Việt trong tháng 10 ta học những chủ điểm nào?
- Bạn thích nhất bài nào, vì sao?
Nhận xét, đánh giá: (3 đến 4 phút)
Tổ trọng tài tổng kết điểm để thông báo kết quả Giáo viên trực tiếp tặng hoa để các đội dán vào cột thi đua của đôi mình đồng thời nhận xét chung, khen ngợi những học sinh và các đội đã cố gắng trong cuộc thi
- Tháng 11:
Chủ điểm “Chào mừng ngày hội Nhà giáo”
Tổ chức cho 2 đội còn lại
* Tiết mục 1: Giới thiệu thành phần tham gia cuộc thi: (3 đến 4 phút)
* Tiết mục 2: Trò chơi liên khúc HS tìm đọc tục ngữ, ca dao, thơ về chủ đề
thầy cô giáo: (7 phút)
Luật chơi: Đội 1 sẽ đọc 1 bài thơ hoặc một câu ca dao, tục ngữ về thầy cô Sau khi nhóm 1 đọc xong, học sinh đội 2 sẽ đọc Lần lượt các thành viên của đội đều được đọc Nếu đội nào không đọc được hoặc chậm thì sẽ mất lượt Mỗi lần đọc đúng được tính 2 điểm
* Tiết mục 3: Hái hoa dân chủ: (10 đến 11 phút)
Cho đội trưởng 2 đội lên bắt thăm, cả đội thảo luận trả lời câu hỏi
Ví dụ: Học sinh trả lời một trong những câu hỏi sau đây:
- Em hãy cho biết ngày 20 tháng 11 là ngày gì?
- Em hát một bài hát về chủ đề thầy cô giáo
- Em hãy cho biết ngày 22 tháng 12 là ngày gì?
- Em hãy nói một đến hai câu về cô giáo đang dạy lớp em
- Em hãy giới thiệu về trường học của em
- Chăm chỉ học tập đem lại lợi ích gì?
* Tiết mục 4: Kể chuyên về chủ đề thầy cô:(8 đến 9 phút)
Học sinh mỗi đội thảo luận tìm một mẫu chuyện nhỏ (có thể là kỉ niệm, truyện đã học, đã nghe, đã chững kiến” về chủ đề thầy cô giáo
Kể đúng nội dung, hay: được 2 điểm
* Tiết mục 5: Dành cho khán giả: (4 đến 5 phút)
Trong các tháng khác, tuỳ theo chủ điểm của tháng để chọn nội dung hoạt động tập thể phù hợp, lồng ghép với các nội dung học tập để giáo dục học sinh
Nhận xét, đánh giá: (3 đến 4 phút)
Trang 8III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Thông qua hoạt động ngoài giờ, phục vụ tốt giáo dục cho học sinh, cuối năm học này chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
1 Về phía học sinh:
a) Nhờ giúp học sinh hứng thú học tập và củng cố các kiến thức đã học, góp phần nâng cao hơn chất lượng học tập văn hoá của học sinh lớp 2 so với cuối năm học trước và học kì I năm học 2005- 2006, thể hiện qua bảng chất lượng văn hoá môn Toán và Tiếng Việt như sau:
* Kết quả xếp loại học lực môn Toán:
Thời gian
điều tra
Tổng
số học sinh
Xếp loại học lực
SL TL SL TL SL TL SL TL Cuối năm học
2005-2006 29 12 41,4% 12 41,4% 5 17,2% 0 0%
So với HK I
năm học
2005-2006
29 Tăng 24,2% Tăng 6,9% Giảm 27,6% Giảm 3,5%
* Kết quả xếp loại học lực môn Tiếng Việt:
Thời gian
điều tra
Tổng
số học sinh
Xếp loại học lực HS lớp 2 môn Toán và TV
SL TL SL TL SL TL SL TL Cuối năm học
2005-2006 29 9 31,1% 12 41,4% 8 27,5% 0 0%
So với HK I
năm học
2005-2006
29 Tăng 13,8% Tăng 10,3% Giảm 13,9% Giảm 10,3%
b) Phát huy được tính mạnh dạn, tự tin của học sinh thông qua trò chơi học tập: Học sinh không còn rụt rè như đầu năm học nữa, các em đã tỏ ra mạnh dạn, năng động hơn khi giao tiếp và học tập Qua điều tra vào cuối năm học 2005- 2006, chúng tôi đã có kết quả như sau:
Trang 9Tổng số học sinh trong lớp được điều tra 29 em 100%
Số học sinh mạnh dạn, hăng hái tham gia các hoạt
động 21 em 72,4%
Số học sinh còn nhút nhát khi tham gia các hoạt
động 8 em 27,6%
c) Ngoài ra, nhờ tổ chức tốt hoạt động tập thể, đã đẩy mạnh được phong trào văn nghệ của lớp, tạo được thói quen làm việc tập thể, nhiều thành viên được tham gia, học sinh hứng thú học tập, có tinh thần thi đua cao, có thói quen quan sát, ghi chép, khi hoạt động Sao, các em hoạt bát hơn dí dỏm hơn, thích bộc lộ tài năng để được cổ
vũ, có thói quen nghe, đọc, nói, viết theo chủ điểm
d) Về phía giáo viên:
Có cơ hội nghiên cứu nhiều lĩnh vực để dạy tốt hơn
Gần gũi và hiểu được học sinh hơn qua việc hướng dẫn các em bộc lộ tài năng cá nhân, thế mạnh của lớp
Tổ chức các hoạt động day- học phong phú hơn
Trang 10KẾT LUẬN:
Việc tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh lớp 2 đã tạo nên một sân chơi bổ ích, thu hút được học sinh Thông qua hoạt động giáo dục này, chúng tôi đã nâng cao được phong trào học tập, phong trào hoạt động Đội- Sao, phát huy được tính mạnh dạn, tự tin của học sinh, đưa các em vào những hoạt độgn bổ ích và lí thú Đặc biệt là
đã phát huy được năng khiếu về hát, vẽ, kể chuyện, diễn kịch của học sinh
Bài học kinh nghiệm chúng tôi rút ra được trong quá trình tổ chức họat động tập thể cho học sinh lớp 2 là:
1 Đưa các chủ điểm của tháng vào nội dung cuộc thi, kết hợp trò chơi với
củng cố các kiến thức đã học
2 Tổ chức thường xuyên hoạt động tập thể để cho học sinh được tham gia,
được thể hiện khả năng của mình và được học tập, vui chơi bổ ích
3 Phong phú , đa dạng hóa các nội dung và hình thức tổ chức trong các
tháng để học sinh tham gia một cách hứng thú, tránh lặp lại các nội dung làm cho học sinh bị nhàm chán
4 Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng trong tổ chức cuộc thi để khuyến
khích được học sinh và tạo được phong trào thi đua nhiệt tình, sôi nổi
***
Đề tài được xây dựng trong điều kiện thời gian và tư liệu hạn chế, vì vậy sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết Chúng tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp, để đề tài được hoàn thiện và được áp
dụng rộng rãi hơn