NGÔN NGỮ ỨNG XỬ GIỬA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH I/ Đặt vấn đề: Trong xã hội nước ta hiện nay đang phất triển việc học sinh tiếp xúc với cuộc sống xã hội rất nhanh và mau thâm nhập vào đời sống của mỗi học sinh, ở đây chỉ đề cấp đến hành vi ứng xử giửa giáo viên với học sinh, học sinh với giáo viên và học sinh với học sinh. Học sinh không chỉ hành động cư xử không lễ phép mà còn ứng xử không được lành mạnh có văn hóa, giao tiếp của học sinh còn rất hạn chế các em còn hay sử dụng từ địa phương trong giao tiếp hay là trả lời câu hỏi của các thầy cô đặt ra thì lại ngắn ngủi, không đầu không đuôi thậm chí còn ngồi tại chổ nói lên trong nhà trường gọi là nói leo. Không những người được giáo dục có những ngôn ngữ ứng xử như vậy mà người giáo dục còn phải mắc phải khi truyền đạt kiến thức cho các em, vô tình chúng ta đưa học sinh mắc phải những ngôn ngữ ứng xử không được xem là môi trường sư phạm. Những ngôn ngữ ưng xủ như vậy cần chấn chỉnh và khắc phục ngay trong môi trường giáo dục nhà trường II/ Giải quyết vấn đề: Khi giao tiếp với lãnh đạo, đồng nghiệp hoặc với công dân, với cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức khác trong xã hội có thái độ đúng mực; có tinh thần tôn trọng, cầu thị, cởi mở, lịch sự, hòa nhã, văn minh; tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, trong công tác, tinh thần trách nhiệm tất cả vì học sinh đã và đang trở thành nét đẹp trong tập thể Hội đồng sư phạm các nhà trường. Học sinh trong ứng xử đã được giáo dục và chỉ bảo kỹ hơn, hạn chế những khiếm khuyết không đáng có trong giao tiếp. Học sinh luôn đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, đảm bảo sự kính trọng, lịch sự với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Ứng xử của học sinh đã bước đầu làm hài lòng thầy cô giáo, bố mẹ và xã hội. Sự chia sẻ buồn vui trong học sinh ngày càng chân thành hơn, gần gũi hơn. Ứng xử của học sinh với người lớn tuổi đảm bảo thân mật, cởi mở, thể hiện sự tôn trọng, Các lời lẽ xưng hô chuẩn xác hơn, văn hóa hơn. Sự thăm hỏi, giúp đỡ bạn bè, đã chân thành, tế nhị hơn và đồng cảm ơn. Trong gia đình, học sinh xưng hô, nói năng thể hiện sự kính trọng, lễ phép. Ứng xử khi tham gia sinh hoạt chung đảm bảo đúng giờ giấc, tác phong nhanh nhẹn; ăn mặc đúng quy định. Khi làm phiền lòng người khác biết xin lỗi, cảm ơn đối với các em nhỏ tỏ thái độ ân cần, chỉ bảo, nhường nhịn Trong lớp học, ứng xử trong thời gian ngồi nghe giảng trong lớp học đảm bảo đúng tư thế, tác phong. Kết quả học tập, rèn luyện, ngày càng cao. Tất cả những điều đó đã làm cho học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, góp phần nâng cao nhận thức, hành vi, lối sống có văn hóa trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên có cái nhìn đúng hơn về cách cư xử , ứng xử có văn hóa trong giao tiếp, đặc biệt giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên; giao tiếp giữ giáo viên với học sinh, giữ học sinh với nhau; giao tiếp của học sinh với xã hội. Ứng xử của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên phải mẫu mực là tấm gương để xã hội học tập và kính trọng. Thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực phải bắt đầu từ việc xây dựng chuẩn hành vi đạo đức và thực hiện các quy tắc ứng xử Văn hóa. Làm được điều đó, chúng ta sẽ thực hiện tốt chức năng của các nhà trường là vừa dạy chữ vừa dạy người, góp phần đào tạo thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT. III/ Nôi dung: Giao tiếp sư phạm có những đặc thù như sau: Thứ nhất, giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh qua nội dung bài giảng mà họ mà còn phải là tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách. Phải thống nhất giữa lời nói, việc làm với hành vi ứng xử. Có như vậy, giáo viên mới tạo cho mình có uy tín, uy tín là phương tiện tinh thần giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Thứ nhì, trong giao tiếp sư phạm, giáo viên dùng các biện pháp giáo dục tình cảm, thuyết phục, vận động đối với học sinh. Thứ ba, Nhà nước và xã hội ta rất tôn trọng giáo viên. Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng đạo lí làm người nên rất tôn trọng đối với nghề thầy giáo: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Ngoài ra, giao tiếp sư phạm còn là một thành tố trong nội dung giáo dưỡng đòi hỏi cần phải dạy cho học sinh. Chúng ta cần phải dạy cho học sinh cả nghệ thuật giao tiếp. Sự gương mẫu rất quan trọng cho sự thành công của dạy học và giáo dục. A/ Đối với giáo viên: Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn một số nội dung đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp. Theo đó, trong tiêu chí ứng xử với học sinh, giáo viên được chấm điểm cao nhất (4 điểm) khi luôn chăm lo đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Cũng theo tiêu chí này, nếu giáo viên thân thiện với học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh, không thành kiến, thiên vị, không có hành vi xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh thì đạt mức 1 điểm. Điểm cao nhất cho tiêu chí đạo đức nghề nghiệp giáo viên là say mê, toàn tâm toàn ý với nghề, thường xuyên đúc rút kinh nghiệm và vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động giáo dục; gương mẫu và vận động mọi người nghiêm chỉnh chấp hành các điều lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực. Về tiêu chí ứng xử với đồng nghiệp, để đạt mức điểm cao nhất, giáo viên phải chủ động hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh; tiếp thu và áp dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục; biết chấp nhận sự khác biệt của đồng nghiệp góp phần xây dựng tập thể sư phạm tốt. Ở chuyên đề này tôi chỉ nêu một khía cạnh nhỏ là ngôn ngữ ứng xử với học sinh. Hơn ai hết cách ứng xử của người thầy phải có tính giáo dục. Đứng trên bục giảng, người thầy không chỉ truyền đạy kiến thức cho học sinh mà còn là tấm gương để các em noi theo: từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ đến hành động Cái khó của người thầy là nói như thế nào, phải ứng xử như thế nào, phải luôn cân nhắc lời ăn tiếng nói cũng như cử chỉ, hành động, phải ứng xử như thế nào để học sinh kính trọng, nếu không, khó có thể dạy được các em. “Dạy” ở đây, tôi muốn nói “dạy” theo đúng nghĩa, không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”. Dạy chữ thì dễ, tất nhiên cũng đòi hỏi khả năng chuyên môn nghiệp vụ của người thầy, nhưng dạy người mới thực sự khó. Những câu giáo tiếp thông thường trong một tiết dạy hay ngoài lớp ta cũng hay bắt gặp người giáo viên sử dụng thành ngữ “Tao – Mày” để chỉ người giáo viên và học sinh, thành ngữ này thì thể hiện sự thân thiết gần mất trong đời sống nhưng nó không phù hợp với môi trường giáo dục, có nhiều giáo viên sử dụng thành ngữ “Thầy – Các em” suốt trong quá trình dạy nhưng vì qua bực xúc với một em học sinh nào đó nên đã sử dụng “Tao – Mầy” ngay trên lớp học, như vậy chúng ta mất tất cả chỉ vì sự tức thời mà trong tâm trí của các em ngồi trong lớp nghĩ sai lệnh về bản thân mình. Sau đậy tôi xin liệt kê vài thành ngữ mà người giáo viên hay sử dụng: “Tôi – Bạn, Tôi – Mấy em, Thầy – Tụi em…”. Như vậy người giáo viên đã sử dụng phù hợp hay chưa? Và còn ngôn ngữ ứng xử mời – gọi các em lên kiểm tra bài củ hay phát biểu xây dựng bài…. B/ Đối với học sinh: Rõ ràng, trong thời kỳ bao cấp, khi cuộc sống vật chất còn khó khăn, gian khổ, học sinh ngoan hơn bây giờ. Hồi đó, nói dối là một lỗi rất nặng, hầu như bất kỳ em nhỏ nào cũng được dặn điều đó ngay từ bé, chứ chưa nói đến những việc như sửa điểm, tẩy điểm, nhờ ông xíchlô, bà đồng nát giả làm cha mẹ đến gặp thầy cô giáo. Báo chí đã phản ánh nhiều vụ học trò đánh thầy cô, học trò chia băng phái "thanh toán" nhau ngay trước cổng trường, nghiện hút, vi phạm pháp luật, rồi sinh viên sao chép luận văn, đồ án Những vụ việc này xảy ra ngày càng nhiều, mức độ ngày một nghiêm trọng. Không những thế, thanh thiếu niên còn có nhiều biểu hiện sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, lười lao động, sống ích kỷ Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục VN, tỉ lệ học sinh đi học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%; tỉ lệ quay cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha mẹ: Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ không chấp hành ATGT: Tiểu học 4%, THCS 35%, THPT 70%. Ở chuyên đề này tôi chỉ nêu một khía cạnh nhỏ là ngôn ngữ ứng xử của học sinh với thầy cô giáo. Tôi xin lấy một câu chào hỏi thông thường hàng ngày mà ta hay bắt gặp “Em chào cô ạ!” nhưng dần về sao lại thành “Cô ạ!” tới thời điểm nào đó thì lại “Quạ”. Vậy chứng tỏa dần về sau học sinh không còn gữi được câu chào hỏi bình thường. Môt câu nữa mà thường ngày ta hay bắt gặp nữa là trả lời một câu hỏi nào đó mà người giáo viên hỏi một em học sinh thì lại không có sự tôn kính của học sinh với người giáo viên là “Em thưa thầy (Cô) mà thay vào đó là câu trả lời hỏi gì đáp ấy. Xét theo thời đại phát triển hiện nay thì sự trả lời này hoàn toàn phù hợp, nhưng ở góc độ ở môi trường giáo dục thì không phù hợp mà ở đây phải thể hiện sự tôn kính. Còn một vài em học sinh lại trả lời rất là ngớ ngẩn, hồn nhiên, nhưng thể hiện hành vi xem thường giáo viên về chuyện học của mình. Thí dụ như: giáo viên hỏi học sinh: Sao bửa nay em không học bài? Học sinh trả lời: Tại em không học. nhưng thay vào đó là câu “Em thưa cô! Hồi hôm buồn ngũ quá nên em không học được bài ạ!”. Và còn rất nhiều những ngôn ngữ ứng xử mà học sinh còn sử dụng trong môi trường sư phạm. IV/ Kết luận: Như ở trên tôi phân tích thì vấn đề ngôn ngữ ứng xử giữa giáo viên và học sinh đang có chiều hướng đi xuống, không chỉ ngôn ngữ ứng xử của giáo viên mà còn ngôn ngữ ứng xử của học sinh trong môi trường giáo dục. Do vậy cần tích cực tác động mạnh mẽ giửa người Thầy và Học sinh phải có ngôn ngữ ứng xử sao cho phù hợp với nhau tạo ra vị thế của người vào giáo viên trong mắt học sinh và học sinh trong mắt giáo viên khi chúng ta là người giáo dục trực tiếp các em. Bài viết của Nguyễn Thanh Các . không chỉ ngôn ngữ ứng xử của giáo viên mà còn ngôn ngữ ứng xử của học sinh trong môi trường giáo dục. Do vậy cần tích cực tác động mạnh mẽ giửa người Thầy và Học sinh phải có ngôn ngữ ứng xử sao. bài ạ!”. Và còn rất nhiều những ngôn ngữ ứng xử mà học sinh còn sử dụng trong môi trường sư phạm. IV/ Kết luận: Như ở trên tôi phân tích thì vấn đề ngôn ngữ ứng xử giữa giáo viên và học sinh đang có. giáo dục có những ngôn ngữ ứng xử như vậy mà người giáo dục còn phải mắc phải khi truyền đạt kiến thức cho các em, vô tình chúng ta đưa học sinh mắc phải những ngôn ngữ ứng xử không được xem