TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ 3-4

34 269 0
TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ 3-4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT GIO LINH Trường Tiểu học Gio Phong PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn 3: Chương trình và các hoạt động giáo dục *Tiêu chí 1: Nhà trường thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; tổ chức hiệu quả các hoạt động dự giờ, thăm lớp, phong trào hội giảng trong giáo viên để cải tiến phương pháp dạy học và tổ chức cho HS tham gia các hoạt động tập thể. Chỉ số a: Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ số b: Tổ chức hiệu quả cho GV tham gia hội giảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể ít nhất hai lần trong năm học. Chỉ số c: Hằng tháng, rà soát các biện pháp thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục của nhà trường. 1.Mô tả hiện trạng: - Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phòng GD-ĐT, trường Tiểu học Gio Phong đã thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD-ĐT. Bám sát vào kế hoạch của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và các đoàn thể có liên quan, BGH đã lập kế hoạch cụ thể thực hiện chương trình giáo dục trong từng năm học. Bản kế hoạch đã được xin ý kiến đóng góp của tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn trong trường và được thông qua đại hội giáo dục hằng năm. Bản kế hoạch cũng được sự phê duyệt của UBND xã và Phòng GD-ĐT. ( H1.1.06.01 - Kế hoạch năm học). - Bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm: giáo dục đạo đức, giáo dục đại trà, bồi dưỡng HS giỏi … Nhà trường còn chú trọng quan tâm tới những HS có hoàn cảnh khó khăn, những HS khuyết tật học hoà nhập. ( H2.2.02.01 - Báo cáo sơ kết tổng kết về phổ cập giáo dục Tiểu học).( H3.3.01.02 – Kết luận của đoàn thanh tra cấp trên về việc thực hiện Giáo dục của nhà trường.) - Phong trào Hội giảng-Hội học được tổ chức định kì thường xuyên trong các năm học. Đây là một phong trào lớn thu hút toàn bộ giáo viên-học sinh tham gia.Nhà trường đã lên kế hoạch cụ thể chi tiết về thời gian, địa điểm, mục đích yêu cầu, cách thức tiến hành … Mỗi GV phải dạy 4 tiết và kèm theo 2 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trình trước hội đồng sư phạm. Thời gian tổ chức vào các chiều thứ 4 hàng tuần của từng tháng. Toàn bộ hội đồng sư phạm dự giờ và rút kinh nghiệm bỏ phiếu đánh giá sau giờ dạy. Qua các năm 100 % số tiết tham gia đều đạt loại giỏi, khá trong đó từ 20- 25 % đạt tiết dạy xuất sắc. Số tiết có ứng dụng công nghệ thông tin ngày một nhiều trong những năm gần đây ( riêng năm học 2008-2009, có 30 tiết hội giảng có sử dụng CNTT). Trong hội giảng cấp huyện, cấp tỉnh hằng năm, giáo viên nhà trường dự thi đều đạt thành tích cao. ( Danh sách giáo viên dự Hội giảng cấp huyện, cấp tỉnh ) – ( Danh sách giáo viên tham gia hội giảng và dự giờ đồng nghiệp ). - Liên đội trường Tiểu học Gio Phong luôn luôn là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua của hội đồng đội huyện Gio Linh. Hoạt động ngoài giờ là một thế mạnh nổi bật của Liên đội. Hằng năm bên cạnh các buổi tổ chức đại hội và Lễ kỉ niệm của đội, Ban chấp hành công đoàn vận động, động viên giáo viên tổ chức cho học sinh nhiều hoạt động khác: các cuộc thi tìm hiểu Truyền thống lịch sử, mít tin kỉ niệm các ngày lễ lớn ( 20/ 10, 20/ 11, 22 / 12, 8 / 3, 26/ 3, 15 / 5, 19/ 5, …). Một hoạt động mà liên đội được Hội đồng đội huyện khen ngợi đó là chăm sóc Nghĩa trang huyện và miếu Cao Sơn nhằm giáo dục các em có truyền thống Uống nước nhớ nguồn. Đội văn nghệ của trường và của mỗi lớp đã phát huy được hiệu quả tích cực trong các buổi sinh hoạt định kì hằng tuần. Nội dung buổi sinh hoạt chào cờ hằng tuần.Nội dung buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần đã được cải tiến tạo ra được không khí thân thiện cởi mở giữa thầy và trò ( H3.3.01.05 - Sổ biên bản họp Đội thiếu niên); ( H3.3.01.05 - Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của Tổng phụ trách Đội); ( H3.3.01.06 - Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của Phó hiệu trưởng). - Trong các cuộc họp giao ban hàng tuần, hàng tháng và họp hội đồng, BGH cùng tổ chuyên đã đều rà soát lại kết quả cũng như các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo. Cán bộ GV được dân chủ thảo luận bàn bạc, đóng góp ý kiến, cùng nhau xây dựng Nghị quyết. Song song với hoạt động của chính quyền, các tổ chức đoàn thể cũng xây dựng cho mình chương trình hành động riêng trên cơ sở Nghị quyết của Chi bộ và Hội đồng Giáo dục.( H1.1.01.06 - Sổ biên bản Hội đồng trường); ( H1.101.06 - Biên bản họp giao ban hằng tháng ); (H1.101.06 - Nghị quyết Chi bộ). 2.Điểm mạnh: - Nhà trường đã thực hiện đúng chương trình và nhiệm vụ năm học theo quy định của Phòng và Sở GD-ĐT quy định. - Nhiệm vụ năm học đã được xây dựng theo kế hoạch và áp dụng sát thực vào lịch công tác của từng tuần từng tháng. - Trong kế hoạch năm học, nhà trường đặc biệt chú trọng quan tâm tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo ra mối quan hệ than thiện cho các em, không phân biệt giàu nghèo. Đồng thời đưa ra các biện pháp thích hợp trong việc xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. -100 % giáo viên tham gia hội giảng cấp trường với ý thức tổ chức kỉ luật cao. Tỉ lệ khá, giỏi đạt 100 % . -Hội giảng cấp huyện đạt 100 % giờ giỏi, có nhiều tiết đạt xuất sắc của huyện. -Phong trào hội học hàng năm được diễn ra rất sôi nổi. Nhà trường rất quan tâm đến vấn đề khen thưởng cho những học sinh học tập xuất sắc. -100 % cán bộ giáo viên và học sinh tham gia các phong trào hoạt động tập thể với tinh thần tự giác và trách nhiệm cao. -Ban giám hiệu và các tổ trưởng tổ chuyên môn đã bám sát kế hoạch đồng bộ của nhà trường để đề ra các biện pháp kiểm tra thích hợp. -Công tác kiểm tra được diễn ra thường xuyên, liên tục. Hàng tháng, ban giám hiệu giao nhiệm vụ cho từng bộ phận kiểm tra các hoạt động giảng dạy của giáo viên. Kết quả kiểm tra được công bố công khai trong phiên họp hội đồng sư phạm của tháng. 3.Điểm yếu: - Khi triển khai nhiệm vụ năm học đôi lúc có những vấn đề chưa phù hợp với thực tế hàng ngày. - Việc tự học bồi dưỡng của giáo viên đôi lúc chưa được diễn ra thường xuyên. - Các hoạt động tập thể thường diễn ra theo thời điểm, chưa thực sự thực hiện thường xuyên, liên tục. - Công tác kiểm tra toàn diện các hoạt động dạy và học thường tập trung vào những thời kì cao điểm, đôi lúc chưa diễn ra thường xuyên. - Tổ trưởng các tổ chuyên môn chưa làm hết vai trò và trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra các thành viên của tổ, còn ỉ lại vào ban giám hiệu. - Trong quá trình tiến hành rà soát các biện pháp thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học vẫn còn tình trạng một số giáo viên trẻ chưa dám trình bày ý kiến của mình. 4.Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Tăng cường giao lưu học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ nhận thức và năng lực quản lí trường học của đội ngũ cán bộ quản lí. Cập nhật hệ thống văn bản của cấp trên để triển khai bổ sung kịp thời vào kế hoạch ở mỗi giai đoạn. Phát huy hơn nữa quy chế dân chủ trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học. - Nâng cao hiệu quả của việc tự học tự bồi dưỡng trong cán bộ giáo viên; sưu tầm tài liệu giáo án trên mạng internet để nghiên cứu áp dụng vào việc giảng dạy tại lớp. Tiếp tục củng cố kỉ cương, nề nếp của tổ chức đội. Tập huấn cho giáo viên và cán bộ Đội về kĩ năng nghiệp vụ chỉ đạo và hoạt động ngoài giờ thông qua tài liệu, băng đĩa hình hoặc mời cán bộ chuyên trách đến giảng dạy. -Tăng cường công tác kiểm tra toàn diện và các hoạt động để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Tạo không khí than thiện, dân chủ mà vẫn giữ được nguyên tắc trong các cuộc họp. 5.Tự đánh giá: 5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt:  Đạt:  Đạt:  Không đạt:  Không đạt:  Không đạt:  5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt:  Không đạt:  Người viết báo cáo: Nguyễn Tài Hoàng Trang *Tiêu chí 2: Nhà trường xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và triển khai thực hiện hiệu quả. Chỉ số a: Có kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học hợp lí. Chỉ số b: Phối hợp với địa phương để thực hiện hiệu quả phổ cập giáo dục Tiểu học tại địa phương. Chỉ số c: Mỗi năm học, rà soát các biện pháp triển khai thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học. 1.Mô tả hiện trạng: - Dưới sự chỉ đạo của sát sao của phòng GD-ĐT huyện Gio Linh, trường Tiểu học Gio Phong đã thực hiện xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và triển khai thực hiện đầy đủ theo quy định của Bộ GD-ĐT. Các nội dung về công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, huy động và duy trì số lượng, ngay từ đầu năm nhà trường đã lên kế hoạch điều tra và tuyên truyền về luật Phổ cập giáo dục Tiểu học - đúng độ tuổi thông qua hội nghị của các tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân và phụ huynh học sinh trên địa bàn. Bản kế hoạch đã được xin ý kiến đóng góp của tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn trong trường và được thông qua đại hội giáo dục hằng năm. Bản kế hoạch cũng được sự phê duyệt của UBND xã và Phòng GD-ĐT. ( H3.3.02.01- Kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học; các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc phổ cập giáo dục Tiểu học.) - Hàng năm, nhà trường đều tổ chức điều tra tận hộ, cùng với sự giúp đỡ của phụ huynh và các đoàn thể ở địa phương để giúp cán bộ giáo viên tập hợp, thống kê chính xác trong từng độ tuổi theo trình độ văn hoá trên từng địa bàn khu dân cư. Nhà trường phối kết hợp rất chặt chẽ với hội khuyến học, uỷ ban dân số, phụ nữ và các tổ chức đoàn thể của xã tổ chức huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi vào trường. Bên cạnh đó, nhà trường đã xây dựng hệ thống hồ sơ Phổ cập giáo dục Tiểu học - đúng độ tuổi đúng quy định, cập nhật số liệu đầy đủ kịp thời. Phong trào khuyến học ở địa phương cũng như nhà trường luôn luôn phát triển mạnh mẽ bằng nhiều hình thức như tổ chức quên góp, giúp đỡ về quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho một số đối tượng học sinh con gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nhà trường đã thực hiện chế độ miễn giảm kinh phí đóng góp xây dựng cho những em gia đình chính sách, hộ đói. Huy động xây dựng quỹ tình nghĩa trong toàn trường, trong từng lớp, để tạo điều kiện cho các em khắc phục khó khăn được đến trường học tập cùng các bạn. Việc tổ chức tập trung học sinh, ổn định nề nếp chuẩn bị tốt các điều kiện cho ngày toàn dân đưa trẻ đến trường luôn đạt kết quả tốt. Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, nhiều hoạt động tập thể trong và ngoài trường phù hợp với chủ điểm của từng tháng, tạo ra sự ham thích được đến trường học tập vui chơi của các em học sinh. Thành lập đôi bạn, nhóm bạn đi học trong từng lớp, từng địa bàn dân cư đây là một mặt mạnh của trường nhằm duy trì đạt tỉ lệ chuyên cần cao trong từng buổi học. Giáo viên chủ nhiệm lớp luôn luôn có trách nhiệm về việc duy trì số lượng của lớp mình phụ trách. Giáo viên thường xuyên kết hợp với phụ huynh học sinh của từng em trong lớp, biết được cụ thể hoàn cảnh gia đình từng em, có biện pháp tích cực cùng gia đình động viên học sinh đi học chuyên cần trong từng buổi học.( H3.3.02.03 - Các biên bản cuộc họp giữa nhà trường với địa phương; ( H3.3.02.04 - Sổ phổ cập giáo dục Tiểu học; Sổ kế hoạch công tác.) - Mỗi năm học, việc rà soát các biện pháp triển khai thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học được kiểm tra và đánh giá rất kĩ về từng mặt. Qua các bản báo cáo sơ kết, tổng kết của nhà trường về phổ cập giáo dục Tiểu học của từng tháng, từng kì được cán bộ giáo viên trong trường góp ý và bổ sung kịp thời. Từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo. Cán bộ giáo viên nhiệt tình đóng góp ý kiến và xây dựng bộ hồ sơ phổ cập đẹp về hình thức và đầy đủ thông tin cấp trên quy định. ( H3.3.02.03 - Biên bản các cuộc họp về việc rà soát các biện pháp triển khai thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học; ( H2.2.02.01 - Các báo cáo sơ kết, tổng kết của nhà trường về phổ cập giáo dục Tiểu học.) 2.Điểm mạnh: - Nhà trường đã thực hiện đúng việc xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học theo quy định của Phòng và Sở GD-ĐT quy định. - Việc phối hợp với địa phương để thực hiện có hiệu quả phổ cập giáo dục Tiểu học rất cụ thể chi tiết luôn luôn được cấp trên khen ngợi. - Trong các cuộc họp giữa nhà trường với địa phương 100 % phụ huynh nhất trí và cam kết về việc duy trì số lượng của học sinh trong từng năm học. Công tác điều tra tận hộ của phụ huynh kê khai chính xác, đầy đủ và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người điều tra. - Sổ điều tra phổ cập tận hộ được cán bộ giáo viên đều tra, ghi chép rất cụ thể, rõ ràng theo đúng các quy định của sổ. Các loại sổ có liên quan đến phổ cập giáo dục Tiểu học đều được nhà trường tập hợp và ghi chép đầy đủ, chính xác từng độ tuổi và trình độ văn hoá của các em. - Việc tổ chức các điều kiện cho ngày toàn dân đưa trẻ đến trường đạt kết quả cao. Cuối năm tỉ lệ duy trì đạt 100 %, không có học sinh bỏ học. Nhiều năm liền nhà trường đều giữ vững danh hiệu phổ cập giáo dục Tiểu học-đúng độ tuổi vững chắc. - Công tác tổ chức các phong trào thi đua và hoạt động tập thể, góp quỹ giúp bạn nghèo, quỹ khuyến học của trường cũng như địa phương, … luôn được nhà trường quan tâm hàng đầu nên việc duy trì số lượng của từng lớp khi nào cũng giữ vững 100 %. - Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn cùng với cán bộ phụ trách việc phổ cập giáo dục Tiểu học luôn phát huy hết năng lực của mình trong kiểm tra đánh giá và bổ sung những thiếu soát để hoàn thành kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đề ra. - 100 % cán bộ - giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm bằng nhiều biện pháp tích cực để duy trì số lượng của lớp mình phụ trách. - Công tác kiểm tra số lượng của từng lớp, khối, trường được diễn ra thường xuyên. Kết quả kiểm tra được nhà trường đánh giá nhận xét trong các phiên họp hội đồng sư phạm hàng tháng. 3.Điểm yếu: - Khi triển khai kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học, đôi lúc chưa hợp lí với thực tế địa phương, nhà trường phải phối hợp với trạm y tế và dân số của xã để thống kê trẻ 0 tuổi trong năm cho chính xác. -Việc cán bộ-giáo viên đi điều tra đôi lúc một vài gia đình kê khai tên của con mình không đúng với tên khai sinh nên dẫn đến việc sửa chữa trong sổ còn bẩn. - Công tác thống kê tập hợp của giáo viên một vài số liệu chưa khớp nhau nên bộ phận tập hợp phải làm nhiều lần mất thời gian. - Các hoạt động tập thể để làm tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học thường diễn ra theo từng chủ điểm, từng học kì, chưa thực hiện thường xuyên, tích cực. - Công tác kiểm tra phổ cập giáo dục Tiểu học đôi lúc còn sơ suất về số liệu, phụ thuộc vào ban làm công tác phổ cập. - Trong quá trình rà soát các biện pháp triển khai thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học vẫn còn một số cán bộ-giáo viên trẻ chưa có khinh nghiệm trong điều tra và tập hợp nên sau đó bộ phận làm công tác phổ cập phải làm đi làm lại nhiều lần cho phù hợp. 4.Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Nâng cao hiệu quả của của việc tự học, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phổ cập giáo dục Tiểu học. - Tăng cường công tác tuyên truyền về công tác phổ cập giáo dục Tiểu học- đúng độ tuổi cho cán bộ đảng viên, các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân và phụ huynh học sinh trên địa bàn thường xuyên và liên tục hơn. - Phải kết hợp chặt chẽ với các trường Mầm non, Trung học cơ sở trên địa bàn tổ chức điều tra, tập hợp, thống kê chính xác trẻ trong độ tuổi phải phổ cập giáo dục Tiểu học. - Luôn luôn phải phối với các ban nghành, hội khuyến học, dân số, phụ nữ tổ chức huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi đến trường theo quy định. - Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên kết hợp với gia đình học sinh, nắm được hoàn cảnh cụ thể của từng em để có biện pháp động viên giúp đỡ học sinh đi học chuyên cần. - Xây dựng hồ sơ phổ cập giáo dục Tiểu học – đúng độ tuổi đảm bảo đầy đủ, chính xác, cập nhật kịp thời. -Tăng cường công tác kiểm tra các loại hồ sơ phổ cập để có biện pháp chỉnh sửa kịp thời. - Tập huấn cho cán bộ- giáo viên về kĩ năng nghiệp vụ điều tra và tập hợp số liệu phổ cập giáo dục Tiểu học- đúng độ tuổi. 5.Tự đánh giá: 5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt:  Đạt:  Đạt:  Không đạt:  Không đạt:  Không đạt:  5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt:  Không đạt:  Người viết báo cáo: Nguyễn Tài Hoàng Trang *Tiêu chí 3: Nhà trường tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục. Chỉ số a: Có kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong năm học. Chỉ số b: Có kế hoạch phân công và huy động lược lượng giáo viên tham gia các hoạt động hỗ trợ giáo dục. Chỉ số c: Hằng tháng rà soát biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục. 1.Mô tả hiện trạng: - Được sự chỉ đạo của phòng Giáo dục-Đào tạo và Hội đồng đội huyện Gio Linh, trường tiểu học Gio Phong đã thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục. Nhà trường đã bám sát kế hoạch của Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, Hội đồng đội tỉnh Quảng Trị và Hội đồng đội huyện Gio Linh, Ban giám hiệu đã lập ra kế hoạch cụ thể thực hiện các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong từng tuần, từng tháng, từng kì và cả năm. Đặc biệt Ban giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch hoạt động cụ thể cho Liên đội dưới sự chủ trì của Tổng phụ trách đội. Bản kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục đã được xin ý kiến của các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn trong trường và được thông qua Đại hội giáo dục hàng năm Bản kế hoạch cũng được sự phê duyệt của UBND xã, Phòng GD-ĐT và Hội đồng đội huyện. ( H3.3.01.04 - Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm học.) - Bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm: giáo dục đạo đức, giáo dục đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn, … Nhà trường thường xuyên quan tâm tới các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm học như: hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; hoạt động chăm sóc các di tích lịch sử của huyện và xã nhà; lao động giữ gìn vệ sinh trường lớp và các hoạt động xã hội khác. Thông qua các hoạt động trên nhà trường và Liên đội đã vận động và động viên các em có hoàn cảnh khó khăn và các em khuyết tật đến trường chuyên cần. -Các phong trào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã góp phần rất lớn đến việc hình thành nhân cách sống và kĩ năng sống cho HS. Từ những việc làm cụ thể của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã phát triển năng lực vốn có của học sinh, nhiều năm liền nhà trường có không ít học sinh có năng khiếu về thể dục thể thao, vẽ tranh cổ cộng và những việc làm có ích cho bản thân và nhà trường.Trong những năm gần đây có nhiều đạt giải cao trong các môn năng khiếu như: Thi văn nghệ đạt giải nhất của cụm, của huyện như em Mỹ Linh lớp 5A thi kể chuyện về Bác Hồ; Thi vẽ tranh nhiều em đạt giải nhất của huyện; trong các cuộc thi giao lưu Tiểu học của cụm, của huyện tổ chức các em luôn luôn đạt giải nhất, nhì và được phòng khen ngợi. Hơn thế nữa qua việc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng giúp đỡ các em học sinh yếu kém hứng thú trong học tập và luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Nhà trường đã lên kế hoạch cụ thể từng chi tiết cho các hoạt theo từng tuần, từng tháng, từng chủ điểm phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học. -Phong trào tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp luôn luôn được sự nhiệt tình của cán bộ- giáo viên và nhân viên trong trường hưởng ứng. Nhà trường chỉ đạo Liên đội lên kế hoạch phân công và huy động lực lượng giáo viên, nhân viên tham gia tích cực hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với từng năng lực của giáo viên. ( H3.3.03.01 - Sổ kế hoạch phân công và huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp). - Nhà trường luôn theo dõi chỉ đạo Liên đội phối kết hợp với các tổ chức xã hội như: hội cha mẹ học sinh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên của xã, hội đồng đội huyện, … để tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Liên đội trường Tiểu học Gio Phong luôn luôn là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua của hội đồng đội huyện Gio Linh. Hoạt động ngoài giờ là một thế mạnh nổi bật của Liên đội. Hằng năm bên cạnh các buổi tổ chức đại hội và Lễ kỉ niệm của đội, Ban chấp hành công đoàn vận động, động viên giáo viên tổ chức cho học sinh nhiều hoạt động khác: các cuộc thi tìm hiểu Truyền thống lịch sử, mít tin kỉ niệm các ngày lễ lớn ( 20/ 10, 20/ 11, 22 / 12, 8 / 3, 26/ 3, 15 / 5, 19/ 5, …). Một hoạt động mà liên đội được Hội đồng đội huyện khen ngợi đó là chăm sóc Nghĩa trang huyện và miếu Cao Sơn nhằm giáo dục các em có truyền thống Uống nước nhớ nguồn. Đội văn nghệ của trường và của mỗi lớp đã phát huy được hiệu quả tích cực trong các buổi sinh hoạt định kì hàng tuần. Nội dung buổi sinh hoạt chào cờ hằng tuần.Nội dung buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần đã được cải tiến tạo ra được không khí thân thiện cởi mở giữa thầy và trò. ( H3.3.01.04 - Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của Tổng phụ trách Đội). - Mỗi năm học, việc rà soát các biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục khá thường xuyên và liên tục. Hàng tuần, hàng tháng ban giám hiệu giao nhiệm vụ cho từng bộ phận kiểm tra các hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên và học sinh. Kiết quả kiểm tra được công bố trong giờ chào cờ đầu tuần và các cuộc họp hội đồng sư phạm.( H1.1.01.06 - Biên bản họp hàng tháng để rà sót biện pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ giáo dục.) 2.Điểm mạnh: - Nhà trường đã chỉ đạo Liên đội thực hiện tốt kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp đúng chủ đề năm học do hội đồng đội đề ra và các chương trình hoạt động đội cụ thể trong năm. - Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: trong toàn liên đội đã động viên học sinh tự giác, chủ động nâng cao chất lượng của từng nội dung. Nhà trường và liên đội rất quan tâm đến việc tuyên dương khen thưởng các cá nhân và các tập thể có thành tích cao trong các hoạt động. Từ đó đã khơi dậy niềm hứng thú đi học của các em. - Liên đội đã duy trì tốt các hoạt động của công tác đội và sao nhi đồng, rèn luyện nền nếp đội hình đội ngũ đều đẹp. Chất lượng thể dục đầu buổi, giữa giờ, ca múa hát tập thể được đi vào khuôn khổ và có chất lượng cao. - Liên đội đã tổ chức tốt cho học sinh tham gia thường xuyên các trò chơi dân gian theo lịch 2 lần/ tuần rất phù hợp với từng đối học sinh. - Chương trình phát thanh măng non tuần / lần với nhiều nội dung phong phú, kịp thời nêu gương tốt điển hình trong học tập và rèn luyện, những chi đội, lớp đạt kết quả cao trong phong trào thi đua. - Cách tổ chức các hoạt động ngoại khoá với nhiều hình thức phong phú như: thi hát dân ca trong các lớp, giao lưu học sinh giỏi trong các khối 3,4,5 với các trò chơi: “ Đối mặt”, “ Đố vui học giỏi”, “ Rung chuông vàng”, “ Chinh phục ” đã đem lại nhiều điều bổ ích cho các em. Tạo ra một không khí vui tươi, đoàn kết trong nhà trường. - Giáo viên và nhân viên trong trường luôn có ý thức xây dựng và tham mưu với liên đội để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo viên năng khiếu đã tuyển chọn, tập luyện học sinh tham gia điền kinh, thi hát dân ca cấp huyện, thi kể chuyện Bác Hồ, … đạt nhiều thành tích cao. - Phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực luôn được thực hiện có chất lượng hàng đầu. Các em đã biết giữ vệ sinh môi trường sống và biết làm đẹp không gian lớp học của mình. - Ngoài ra việc kết hợp với trạm y tế xã tổ chức tốt việc khám chữa bệnh cho học sinh theo định kì 2 lần / năm; tổ chức tốt phòng chống cúm AH1N1 trong trường được thường xuyên và liên tục. - Nhà trường và liên đội tham gia tốt các hoạt động xã hội trên địa bàn, giúp đỡ các gia đình chính sách, tham gia quyên góp giúp đỡ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, các bạn học sinh Vĩnh Trường đơn vị kết nghĩa với liên đội. 3.Điểm yếu: - Kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp đôi lúc chưa hợp lí và khoa học nên ban giám hiệu phải hội ý giáo viên để chỉnh sửa và bổ sung. - Kế hoạch phân công và huy động lực lượng giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động hỗ trợ giáo dục nhiều khi còn chồng chéo chưa đúng với năng lực của từng giáo viên. - Chất lượng hoạt động của công tác Đội – Sao, rèn luyện nề nếp đội hình đội ngũ chưa đẹp thường tập trung vào những tuần đầu năm học. - Việc triển khai các hoạt động tập thể nhiều khi còn thiếu chủ động mà còn ỉ lại vào ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm. - Công tác đền ơn đáp nghĩa thường thực hiện theo các chủ điểm trong năm, chưa liên tục và thường xuyên. - Học sinh tham gia các hoạt động còn hạn chế vì có một số em tiếp thu còn chậm. - Chất lượng thể dục thể thao của học sinh còn chậm do năng lực và sức khoẻ của các em có hạn. - Việc bảo vệ môi trường của một số học sinh vẫn chưa tốt: còn ăn quà vặt trong trường và vứt rác bừa bãi. 4.Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Tăng cường giao lưu, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ và năng lực tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho tổng phụ trách và giáo viên. Tập huấn cho giáo viên và cán bộ Đội về kĩ năng nghiệp vụ chỉ đạo hoạt động ngoài giờ thông qua tài liệu, băng đĩa hoặc mời cán bộ chuyên trách tới giảng dạy. - Tiếp tục củng cố kỉ cương, nề nếp của tổ chức Đội. Nâng cao hiệu quả tự học tự bồi dưỡng trong cán bộ giáo viên; đặc biệt là sưu tầm các tài liệu trên mạng internet để nghiên cứu áp dụng vào việc làm đề thi cho các hoạt động ngoại khoá hấp dẫn hơn. - Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của công tác đội-sao. Giáo viên phải thường xuyên tham gia hoạt động và quản lí học sinh. [...]... kịp thời để nâng cao chất lượng giáo dục 5 .Tự đánh giá: 5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Đạt: › Chỉ số b Đạt: › Chỉ số c Đạt: › Không đạt: › Không đạt: › Không đạt: › 5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: › Không đạt: › Người viết báo cáo: Nguyễn Tài Hoàng Trang Tiêu chuẩn 4: Kết quả giáo dục *Tiêu chí 1: Kết quả đánh giá về học lực của học sinh trong... để có các biện pháp tích cực trong việc đánh giá kết quả giáo dục 5 .Tự đánh giá: 5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Đạt: Không đạt: › › Chỉ số b Đạt: Không đạt: › › Chỉ số c Đạt: Không đạt: › › 5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: › Không đạt: › Người viết báo cáo: Nguyễn Tài Hoàng Trang *Tiêu chí 2: Kết quả đánh giá về hạnh kiểm của học sinh trong trường... từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Đạt: Không đạt: › › Chỉ số b Đạt: Không đạt: › › Chỉ số c Đạt: Không đạt: › › 5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: › Không đạt: › Người viết báo cáo: Nguyễn Tài Hoàng Trang *Tiêu chí 5: Thông tin liên quan đến các hoạt động giáo dục Tiểu học được cập nhật đầy đủ để phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục của giáo viên và nhân viên Chỉ số a: Có đầy đủ sách giáo khoa, sách... lớp học có cây cảnh, lọ hoa theo kế hoạch chung của nhà trường 5 .Tự đánh giá: 5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Đạt: Không đạt: › › Chỉ số b Đạt: Không đạt: › › 5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: › Không đạt: › Người viết báo cáo: Nguyễn Tài Hoàng Trang Chỉ số c Đạt: Không đạt: › › *Tiêu chí 4: Thời khoá biểu của trường được xây dựng hợp lí và thực hiện... trường phải tăng cường kiểm tra, đánh giá sự rèn luyện sức khoẻ của học sinh trong từng tháng, từng kì, báo cáo kịp thời với trạm y tế về các hiện tượng gây hại sức khoẻ 5 .Tự đánh giá: 5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Đạt: Không đạt: › › Chỉ số b Đạt: Không đạt: › › Chỉ số c Đạt: Không đạt: › › 5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: › Không đạt: › Người... hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Đạt: Không đạt: › › Chỉ số b Đạt: Không đạt: › › 5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: › Không đạt: › Người viết báo cáo: Nguyễn Tài Hoàng Trang Chỉ số c Đạt: Không đạt: › › *Tiêu chí 3: Kết quả về giáo dục thể chất của học sinh trong trường Chỉ số a: Tất cả học sinh được tuyên truyền đầy đủ và hiệu quả về giáo dục sức khoẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh... trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Đạt: Không đạt: › › Chỉ số b Đạt: Không đạt: › › 5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: › Không đạt: › Người viết báo cáo: Nguyễn Tài Hoàng Trang Chỉ số c Đạt: Không đạt: › › *Tiêu chí 6: Mỗi năm học trường có kế hoạch và biện pháp cải tiến các hoạt động dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục Chỉ số a: Có kế hoạch cải tiến hoạt động dạy... gia lao động vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, trang trí lớp học có cây cảnh, lọ hoa theo kế hoạch chung của nhà trường 5 .Tự đánh giá: 5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Đạt: Không đạt: › › Chỉ số b Đạt: Không đạt: › › 5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: › Không đạt: › Người viết báo cáo: Nguyễn Tài Hoàng Trang Chỉ số c Đạt: Không đạt: › › ... Căn cứ luật Giáo dục, Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường Tiểu học Gio Phong đã thực hiện tốt việc đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học theo quy định Xác định được mục đích của việc đánh giá và xếp loại của Bộ ban hành, nhà trường đã chỉ đạo cho các tổ chuyên môn luôn coi đây là vấn đề quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung... việc tuyên truyên truyền giáo dục đạo đức cho học sinh theo tinh thần cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “ Hai không” nhà trường đã giáo dục học sinh thực hiện tốt năm điều Bác hồ dạy thiếu niên nhi đồng - Thực hiện nghiêm túc chương trình giảng dạy môn đạo đức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thường xuyên đánh giá các tiêu chí rèn luyện đạo đức một . LINH Trường Tiểu học Gio Phong PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn 3: Chương trình và các hoạt động giáo dục *Tiêu chí 1: Nhà trường thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục và có kế hoạch thực hiện.  Không đạt:  5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt:  Không đạt:  Người viết báo cáo: Nguyễn Tài Hoàng Trang *Tiêu chí 3: Nhà trường tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục. Chỉ số a:. Không đạt:  Không đạt:  5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt:  Không đạt:  Người viết báo cáo: Nguyễn Tài Hoàng Trang *Tiêu chí 5: Thông tin liên quan đến các hoạt động giáo dục Tiểu học được cập

Ngày đăng: 26/05/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan