Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
346 KB
Nội dung
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT DÙNG TRONG LỚP TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO GIẢNG VIÊN ĐHSP VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC LỚP 12 PHÂN BAN PHẦN THỨ HAI CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MÔN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP LỚP 12 I. Mục tiêu chung: - Giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên trườn ĐHSP phụ trách môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, lớp 12 về các vấn đề cụ thể như sau: 1. Về kiến thức: - Hiểu được những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và ở cấp THPT nói riêng. - Hiểu được các nội dung cơ bản của chương trình và sách giáo viên Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, lớp 12. - Nắm được các nội dung phương pháp tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT theo định hướng đổi mới. - Nắm được các nội dung đổi mới trong việc đánh giá kết quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT. - Nắm được các phương tiện thiết bị tối thiểu của Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, lớp 12. 2. Về kỹ năng: Có khả năng thiết kế và biết cách hướng dẫn giáo viên THPT cách thức thiết kế một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT theo đúng quy trình và phương pháp đổi mới. Biết cách vận dụng các phương pháp đổi mới để tổ chức HĐGDNGLL cho phù hợp với thực tiển GD của trường THPT, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Có khả năng hướng dẫn các giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT biết cách thực hiện và vận dụng các hình thức, phương pháp đánh giá kết quả HĐGDNGLL một cách hợp lý và hiệu quả. Biết vận dụng kết quả học tập vào công tác bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm, cố vấn Đoàn và các cán bộ quản lý trong nhà trường về việc thực hiện chương trình và sách HĐGDNGLL lớp 12 theo định hướng đổi mới. 2. Về thái độ: Có ý thức tham gia và hợp tác tích cực trong học tập để đạt được yêu cầu về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT. Có thái độ tích cực trong việc triển khai thực hiện chương trình và sách HĐGDNGLL lớp 12 ở trường THPT. II. Nội dung: 1. Hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo viên HĐGDNGLL lớp. 2. Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT. 3. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả HĐGDNGLL. 4. Sử dụng phương tiện thiết trong việc tổ chức các HĐGDNGLL lớp 12. III. Tài liệu bồi dưỡng: 1 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, lớp 12, Sách giáo viên, NXB Giáop dục, Hà Nội, 2007 . 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình, Sách giáo khoa lớp 12 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008. 3. Trần Văn Hiếu- Thiều Thị Hường, Đổi mới phương pháp tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 11 trường THPT, Đại học Sư phạm Huế, 2007. 4. Trần Văn Hiếu- Thiều Thị Hường, Thiết kế bài dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ở trường THPT, Đại học Sư phạm Huế, 2005. 5. Phùng Đình Mẫn - Trần Văn Hiếu- Thiều Thị Hường, Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ở trường THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005. 6. Lê Công Triêm- Nguyễn Đức Vũ, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Giáop dục, Hà Nội, 2006. 7. Máy móc, phương tiện: - Phim tư liệu: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS lớp 12. - Máy vi tính, máy chiếu đa năng IV. Kết cấu của chuyên đề: - Chuyên đề được thiết kế theo kiểu mô-đun, mỗi mô-đun tương ứng với một nội dung cụ thể. - Nội dung của từng mô-đun được thiết kế theo cấu trúc như sau: 1/ Tên mô-đun. 2/ Mục tiêu của mô-đun. 3/ Giới thiệu chung về mô-đun. 4/ Tài liệu và thiết bị để thực hiện mô-đun. 5/ Hoạt động: - Hoạt đông 1: Khởi động. - Hoạt đông 2: Tổ chức cho học viên thảo luận những nội dung trọng tâm của mô-đun. - Hoạt động 3: Tổ chức cho học viên trình bày, thảo luận, tranh luận - Hoạt động n: Tổng kết bài học. 6/ Đánh giá: Sử dụng các kỹ thuật đánh giá khác nhau như: - Câu hỏi tự luận. - Bảng kiểm - Câu hỏi trắc nghiệm 7/ Phần phụ lục. V. Phương pháp học tập, nghiên cứu: - Trong mỗi mô-đun hoặc trong từng hoạt động của mô-đun, hoạt động của học viên và báo cáo viên diễn ra theo các giai đoạn kế tiếp nhau một cách linh hoạt. • Phần của báo cáo viên: Sử dụng các phương pháp dạy học đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học viên như: Thuyết trình có sự tham gia của người học; thảo luận; tranh luận; giải quyết vấn đề; hướng dẫn tự học - Tập trung vào những vấn đề trọng tâm, cơ bản. - Diễn ra trong thời gian phù hợp. • Phần học viên tự học, tự nghiên cứu theo nhóm hoặc cá nhân: 2 - Báo cáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho các học viên với những yêu cầu cụ thể và thời gian hoàn thành. - Đảm bảo tất cả các học viên đều tham gia tích cực và có trách nhiệm. • Phần giải đáp thắc mắc của báo cáo viên. - Khuyến khích tối đa và cao độ các học viên trao đổi, tranh luận. - Huy động cả lớp tham gia vào việc nghiên cứu trả lời câu hỏi hay trao đổi theo nhóm hoặc cả lớp. - Báo cáo viên là người đóng vai trò chính trong việc giải đáp các câu hỏi của học viên. 3 MÔ-ĐUN 1 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP LỚP 12. I . Mục tiêu: - Giúp học viên hiểu được nội dung chương trình và nội dung sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 12, nắm được các nội dung trọng tâm trong chương trình HĐGDNGLL lớp 12. - Có kỹ năng tổ chức thực hiện chương trình sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 12. - Chủ động, sáng tạo trong quá trình trao đổi thảo luận và trong quá trình thực hiện chương trình và sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 12. II. Giới thiệu chung về mô-đun. Mô-đun này có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ tài liệu bởi nó giúp người học có thể năm được một cách tổng quát, có hệ thống các vấn đề lý luận chung nhất, liên quan đến vấn đề tổ chức các HĐGDNGLL lớp 12 ở trường THPT. - Các nội dung chính của mô-đun này bao gồm: + Chương trình HĐGDNGLL lớp 12. + Sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 12. - Thời gian để học mô-đun: 5 tiết. III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện mô-đun 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, lớp 12, Sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007 . 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình, Sách giáo khoa lớp 12 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008. 3. Máy vi tính, máy chiếu đa năng 4. Giấy khổ to + bút dạ. IV. Hoạt động: - Hoạt động khởi động: - Báo cáo viên giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của chuyên đề, mô-đun, chia nhóm thảo luận, nêu các yêu cầu nghiên cứu chuyên đề. Cho cả lớp hát một bài hát tập thể tạo hứng thú cho người học. Hoạt động 1: Học viên nghiên cứu và thảo luận vấn đề: Mục tiêu của Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lớp 12. Mục tiêu của hoạt động 1: Sau khi tham gia hoạt động này, học viên cần phải đạt được các mục tiêu cụ thể sau: - Nêu được mục tiêu cụ thể của HĐGDNGLL lớp 12. - Có kỹ năng phân tích các mục tiêu của HĐGDNGLL lớp 12. - Tự tin và nghiêm túc khi trình bày nội dung của hoạt động này. Cách thức thực hiện: - Báo cáo viên cho lớp điểm danh theo thứ tự từ 1 đến 3. Theo sự phân công của báo cáo viên, những người có cùng một số sẽ ngồi cùng một vị trí và thực hiện cùng một bài tập trong 5 phút. - Báo cáo viên phát cho mỗi người một mảnh giấy nhỏ, yêu cầu họ ghi ý kiến của mình vào mảnh giấy đó theo câu hỏi được giao, cụ thể là: 4 + Những người số 1 làm bài tập: Hãy nêu mục tiêu về kiến thức của HĐGDNGLL lớp 12. + Những người số 2 làm bài tập: Hãy nêu mục tiêu về kỹ năng cần đạt sau các HĐGDNGLL lớp 12. + Những người số 3 làm bài tập: Mục tiêu về thái độ của HĐGDNGLL lớp 12 là gì? - Bảng được chia làm 3 cột, tương ứng với 3 mục tiêu của HĐGDNGLL. Sau khi làm xong bài tập, từng người sẽ gắn câu trả lời của mình vào đúng vị trí trên bảng. - Với mỗi bài tập, báo cáo viên mời một đại diện lên bảng để tự tìm ra nội dung trả lời tập trung nhất. Hỏi ý kiến cả lớp để bổ sung cho hoàn chỉnh, sau đó báo cáo viên sẽ chốt lại vấn đề. * Thông tin hỗ trợ cho hoạt động 1 * Mục tiêu chung của HĐ GD NGLL ở THPT: Mục tiêu nhận thức: - Giúp học sinh nâng cao trình độ nhận thức về các giá trị truyền thống của dân tộc, hiểu biết và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của nhân loại, củng cố, bổ sung, nâng cao và mở rộng kiến thức đã học trên lớp, có trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình, nhà trường và xã hội, có sự hiểu biết về các ngành nghề khác nhau trong xã hội và có khả năng định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Mục tiêu kĩ năng: - HĐGD NGLL giúp học sinh củng cố các kĩ năng cơ bản đã được rèn luyện từ THCS, trên cơ sở đó tiếp tục rèn luyện và phát triển các năng lực cơ bản như: năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện nhân cách của bản thân, năng lực hợp tác, năng lực tổ chức, quản lí, năng lực hoạt động. Mục tiêu về thái độ: Giúp học sinh có những thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân, biết đấu tranh với những biểu hiện sai trái của người khác và của bản thân để hoàn thiện mình, biết cảm thụ và đánh giá đúng đắn cái đẹp trong cuộc sống. Mục tiêu cụ thể của HĐGD NGLL ở lớp 12: + Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu các giá trị tốt đẹp của nhân loại, bổ sung, củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức đã được học trên lớp, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, định hướng nghề nghiệp cho bản thân. + Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản được rèn luyện từ lớp11, trên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị-xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. + Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết phân biệt, đánh giá tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân mình để hướng tới mục tiêu: chân, thiện, mĩ. Hoạt động 2: Học viên tự nghiên cứu tài liệu và trao đổi về nội dung: Cấu trúc chương trình HĐGD NGLL Mục tiêu của hoạt động 2: Sau hoạt động học viên có khả năng: 5 - Hiểu được cấu trúc của chương trình HĐGD NGLL lớp 12. - Biết cách phân tích chương trình. - Hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để cùng nắm được chương trình. Cách thực hiện: - Báo cáo viên đề nghị học viên tự nghiên cứu tài liệu và lưư ý các học viên tập trung suy nghĩ mấy vấn đề sau: - Chương trình bao gồm 6 vấn đề lớn, làm cơ sở để xây dựng các nội dung hoạt động. Vậy 6 vấn đề đó là gì? - Chương trình được cấu thành mấy chủ đề hoạt động? Đó là những vấn đề nào? Nêu tên chủ đề của các hoạt động đó. - HĐGD NGLL hiện nay có điểm gì khác so với trước khi có chương trình? Sau khi học viên phát biểu, báo cáo viên ghi nhận các ý kiến đóng góp của học viên và đưa ra kết luận của mình. * Thông tin hỗ trợ cho hoạt động 2: Nội dung HĐGDNGLL bao gồm có 6 vấn đề sau: - Lý tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) của đất nước. - Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình. - Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. - Truyền thống dân tộc và truyền thống Cách mạng, bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc. - Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp. - Những vấn đề có tính toàn cầu như: Bảo vệ môi trường, dân số và phát triển bền vững, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các bệnh tật hiểm nghèo. - Những vấn đề trên được cụ thể hoá thành 10 chủ đề hoạt động trong 12 tháng, cụ thể là: Tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu,hôn nhân và gia đình. Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng Cách mạng. Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp. Tháng 4: Thanh niên với hữu nghị, hoà bình và hợp tác. Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ. Tháng 6+7+8: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Hoạt động 3: Học viên tự nghiên cứu và thảo luận về những nội dung mới cần chú ý trong chương trình HĐGDNGLL lớp 12. Mục tiêu của hoạt động 3: Sau hoạt động học viên có khả năng: 6 - Nắm được các nội dung mới cần chú ý trong chương trình HĐGDNGLL lớp 12 như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản (SKSS) vị thanh niên, luật hôn nhân và gia đình., luật nghĩa vụ quân sự và luật lao động. - Biết cách tích hợp nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên vào chương trình HĐGDNGLL lớp 12. Hiểu và biết cách vận dụng các điều luật trên vào các hoạt động cụ thể và cuộc sống. - Đồng tình với việc thực hiện nội dung SKSS vị thành niên và các bộ luật đã nêu trong chương trình HĐGDNGLL lớp 12. Cách thực hiện: Yêu cầu các nhóm tự nghiên cứu và thảo luận các câu hỏi gợi ý như sau: 1. Các nội dung mới trong chương trình HĐGDNGLL lớp 12 bao gồm những nội dung nào? 2. Có thể tích hợp các vấn đề mới đó vào những hoạt động của chủ đề nào? Với những hoạt động cụ thể nào? Cho ví dụ minh hoạ 3. Yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận, ghi kết quả vào tờ giấy khổ to, sau đó yêu cầu đại diện lần lượt từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm đóng góp ý kiến bổ sung cho nhau. Cuối cùng giáo viên chốt lại những nội dung chính. * Thông tin hỗ trợ cho hoạt động 3: - Nội dung chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 12. - Chương trình HĐGDNGLL lớp 12 được thể hiện ở bảng sau: Tháng Chủ đề các hoạt động Gợi ý nội dung và hình thức hoạt động 9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Thảo luận về kế hoạch học tập và rèn luyện của năm hoc cuối cùng ở trường phổ thông. - Diễn đàn “Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”. 10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình. - Thi tìm hiểu luật Hôn nhân và gia đình. - Tiểu phẩm về tình bạn tình yêu. 11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. - Thi sáng tác về thầy, cô giáo và mái trường. - Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Thi hùng biện “ Thanh niên với đất nước đầu thế kỉ XXI”. - Thảo luận “Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và hành động của thanh niên chúng ta”. - Tổ chức kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân 22-12. - Thi tìm hiểu về luật nghĩa vụ quân sự. 1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Thảo luận chủ đề “ Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc” - Thi “ Trình diễn trang phục các dân tộc trên đất nước Việt Nam”. 7 2 Thanh niên với lý tưởng Cách mạng. - Giao lưu với các Đảng viên của trường - Toạ đàm “ Lý tưởng của thanh niên trong thời đại mới”. 3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp. - Thanh niên với vấn đề lựa chọn nghề nghiệp. - Thảo luận chuyên đề lựa chọn nghề nghiệp. - Nghe nói chuyện về lựa chọn nghề nghiệp, - Tìm hiểu về việc thực hiện Bộ Luật Lao động của Việt Nam. 4 Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác. - Diễn đàn thanh niên “ Vì một thế giới hoà bình, ổn định và hợp tác”. - Văn nghệ ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc. - Tìm hiểu về một vài hoạt động của Việt Nam trong khối ASEAN. 5 Thanh niên với Bác Hồ. - Thảo luận về tình bạn của Bác Hồ dành cho tuổi trẻ và lòng kính yêu của tuổi trẻ đối với Bác Hồ. - Văn nghệ “ Tháng 5 nhớ Bác Hồ”. 6+7+8 Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. - Hoạt động câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vi thành niên. - Hoạt động tham quan dã ngoại. - Hoạt động phòng chống HIV/ AIDS. Hoạt động 4: Nghiên cứu và thảo luận về cấu trúc và nội dung của sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 12. Mục tiêu của hoạt động 4: Học xong phần này học viên cần: - Nắm được cấu trúc của sách, cách thiết kế một hoạt động cụ thể, hiểu được những nội dung cơ bản, những nội dung mới cần chú ý trong sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 12. - Có kỹ năng sử dụng linh họat và sáng tạo sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 12. - Có thái độ nghiêm túc thực hiện các yêu cầu và nội dung sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 12. - Cách thực hiện: Báo cáo viên nêu mục tiêu của hoạt động, nêu cách thức làm việc theo nhóm, làm việc chung cả lớp và yêu cầu học viên tự nghiên cứu sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 12 theo các câu hỏi định hướng sau: - Anh (chị) hãy nêu nhận xét chung về sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 12. - Hãy trình bày cấu trúc của sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 12. - Hãy nêu các chủ đề của sách giáo viên HĐGDNGLL lớp 12. - Hãy nêu cấu trúc của các chủ đề hoạt động và của các hoạt động cụ thể. - Nghiên cứu phần hướng dẫn thực hiện các chủ đề hoạt động. Từ đó nhận xét về mức độ nội dung của các hoạt động (cao, thấp, phù hợp với đối tượng); những nội dung mới, khó cần được giải thích; những kiến nghị các nhóm tiến hành thảo luận. Sau đó đại diện của 8 từng nhóm lên báo cáo. Thành viên của các nhóm khác đóng góp ý kiến bổ sung hoặc tranh luận để làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra. - Báo cáo viên chốt lại kết quả thảo luận của các nhóm. V. Đánh giá - Sử dụng hệ thống câu hỏi tự luận để kiểm tra mức độ tiếp thu tri thức của học viên khi tham gia buổi học này. 1. Mục tiêu của HĐGDNGLL lớp 12 là gì? 2. Những điểm mới trong nội dung chương trình HĐGDNGLL lớp 12 so với lớp 10 và lớp 11? 3. Nhữngchủ đề và các hoạt động nào có thể lồng ghép,tích hợp nội dung giáo dục SKSS vị thành niên? Luật Hôn nhân gia đình? Luật Lao động? 4. Những vấn đề cần lưu ý khi tổ chức hoạt động cho học sinh lớp 12 các HĐGDNGLL ? MÔ-ĐUN 2 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THPT I. Mục tiêu: - Giúp học viên nắm được những vấn đề chung về đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PTTH cũng như các phương pháp cụ thể. - Có khả năng sử dụng phối hợp linh hoạt, sáng tạo các phương pháp trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL. - Tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tự nghiên cứu, trao đổi, thảo luận để nắm bắt những thông tin mới. II. Giới thiêu chung về Mô-dun - Đây là mô-dun rất quan trọng trong tài liệu bởi thông qua việc nghiên cứu mô-dun này học viên không những nắm bắt được những vấn đề chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh lớp 12 mà còn nắm bắt được các phương pháp cụ thể, cách vận dụng từng phương pháp trong quá trình tổ chức hoạt động cho học sinh. - Các nội dung chính trong mô-đun: 1. Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT. 1.1 Quan điểm cơ bản về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT 1.2 Những căn cứ đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL. 1.3 Phương hướng đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT. 1.4 Vận dụng các phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT theo định hướng đổi mới. 1.5 Qui trình thiết kế một HĐGDNGLL theo định hướng đổi mới phương pháp ở trường THPT. 2. Hướng dẫn bồi dưỡng các nội dung cụ thể. 2.1 Một số vấn đề về phương pháp tổ chức HĐGDNGLL. 2.2 Hướng dẫn thiết kế HĐGDNGLL ở lớp 12 - Thời gian để học mô đun: 5 tiết 9 III. Tài liệu và thiết bị thực hiện mô-đun. 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, lớp 12, Sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007 . 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình, Sách giáo khoa lớp 12 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008. 3. Trần VănHiếu - Thiều Thị Hường - Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 11 trường THPT- Đại Học Sư Phạm Huế 2007. 4. Trần Văn Hiếu - Thiều Thị Hường – Thiết kế bài dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT- ĐHSP Huế 2005 5. Máy chiếu đa năng + máy tính. 6. Giấy khổ to + Bút dạ IV. Hoạt động - Hoạt động khởi động: Báo cáo viên đề nghị môt nhóm lên tổ chức trò chơi, hát tập thể để tạo không khí vui vẻ, thoải mái, kích thích hứng thú của người học. Báo cáo viên giới thiệu vài nét về mục đích, ý nghĩa chuyên đề, các mô-đun được tiến hành trong buổi học. Hoạt động 1: Học viên tự nghiên cứu để trao đổi, thảo luận nội dung: Quan điểm cơ bản về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT. Mục tiêu của hoạt động 1: - Giúp học viên nắm được cơ sở pháp lý về đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH – PPGD nói riêng, các yêu cầu đổi mới của HĐGDNGLL ở trường THPT. - Có khả năng phân tích, đánh giá các cơ sở pháp lý về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL, vai trò của người giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động. - Có thái độ hợp tác tích cực trong nhóm, lớp. Cách thực hiện: Báo cáo viên yêu cầu học viên tự nghiên cứu tài liệu và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: 1 Các cơ sở pháp lý về đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH – PPGD nói riêng bao gồm những vấn đề nào? 2. Phân tích các yêu cầu đổi mới của HĐGDNGLL ở trường THPT. 3. phân tích vai trò của người giáo viên trong quá trình tổ chức các HĐGDNGLL. Sau khi các nhóm thảo luận xong, báo cáo viên sẽ nêu vấn đề để học viên thảo luận , cuối cùng báo cáo viên chốt lại vấn đề. * Thông tin hỗ trợ cho hoạt động 1. 1. Các cơ sở pháp lý về đổi mới GD nói chung và đổi mới PPDH – PPGD nói riêng. - Điều 28.2 Luật Giáo dục có nêu “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. - Trong văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 6236/GD-ĐT về chỉ thị đổi mới phương pháp giáo dục tháng 9/1995 đã chỉ ra các phương pháp giáo dục hiện đại mà NQTW 4 đã nêu, đó là những phương pháp “họat động, tích cực”, hợp tác”, học bằng “hành động”, “giải quyết vấn đề”, “xử lí tình huống”, “nghiên cứu trong dạy học” đó là những phương 10 . TỔNG QUÁT DÙNG TRONG LỚP TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO GIẢNG VIÊN ĐHSP VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC LỚP 12 PHÂN BAN PHẦN THỨ HAI CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MÔN HOẠT ĐỘNG GIÁO. chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh lớp 12 mà còn nắm bắt được các phương pháp cụ thể, cách vận dụng từng phương pháp trong quá trình tổ chức hoạt động cho học sinh. - Các. cách vận dụng các phương pháp trong việc tổ chức các hoạt động. - Có kĩ năng sử dụng các phương pháp để tổ chức hoạt động cho HS. Có khả năng tập huấn các giáo viên chủ nhiệm cách vận dụng các