Viết bài thu hoạch:

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO GIẢNG VIÊN ĐHSP VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC LỚP 12 PHÂN BAN (Trang 33)

Sau mỗi hoạt động, HS có sự chuyển biến nhất địnhvề nhận thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị mà tự họ có thể nhận thấy được.Cho HS viết bài thu hoạch là tạo ra các điều kiện mở để HS thể hiện một cách trung thực những kiến thức đã lĩnh hội, những thái độ đã được hình thành đối với những vấn đề được đề cập trong nội dung hoạt động. Bài thu hoạch thể hiện một cách độc đáo cá tính, phong cách, tư tưởng, lối tư duy, ý thức và thái độ, tình cảm của HS.Qua bài thu hoạch của HS,giáo viên có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết là cơ sở rất xác đáng để GV đánh giá kết quả hoạt động của HS và để tự đánh giá bản thân.

Nhằm giúp cho HS hoàn thành bản thu hoạch, GV nên gợi ý bằng các câu hỏi và đua ra những yêu cầu cần thiết,chỉ dẫn cách thức viết thu hoạch hay gợi ý những tài liệu tham khảo.

- Bài viết tự do: HS tự tổng kết lại những gì mình thu hoạch được qua hoạt động.Qua bài viết có thể biết được những nội dung hoạt động để lại ấn tượng tốt nhất đối với HS và mức độ cảm nhận của HS đối với nội dung trọng tâm.

- Bài viết theo hướng dẫn: HS viết thu hoạch tập trung vào những nội dung theo yêu cầu của GV.Bài viết loaị này có thể tập trung kiểm tra mức độ cảm nhận của HS đối với những nội dung trọng tâm.

Như vậy, để nắm được kêt quả nhận thức, kết quả hoạt động của HS, bài thu hoạch sau hoạt động sẽ giúp GV thấy được mức độ nắm vấn đề của HS sau hoạt động.Bài thu hoạch cũng phản ánh tình cảm, hứng thú của HS đối với hoạt động.

Một phần của tài liệu TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO GIẢNG VIÊN ĐHSP VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC LỚP 12 PHÂN BAN (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w