1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một vài ví dụ thực tế minh họa cho lý thuyết thương mại mới

42 2,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 486 KB

Nội dung

Nhóm 4 KTQT 50B MỤC LỤC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI – NEW TRADE THEORY (PAUL KRUGMAN) 1 I.Tiểu sử : 1 II. Hoàn cảnh ra đời: 2 III. Tư tưởng chủ đạo: 4 IV. Một vài ví dụ thực tế minh họa cho lý thuyết thương mại mới: 5 V. Đánh giá Lý thuyết: 7 LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH QUỐC GIA 7 V.MICHAEL EUGENE PORTER 22 LÝ THUYẾT KHÔNG GIAN TIỀN TỆ TỐI ƯU 29 (R.MUNDELL VÀ R.McKINNON) 29 I/ Tiểu sử : 29 III/ Sự vận dụng vào thực tế: 31 IV/ Đánh giá: 33 Tác Động Của Đồng Tiền Chung Châu Âu Với Thị Trường Tài Chính Quốc Tế 33 CHỦ NGHĨA CHIẾT TRUNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 39 ĐÁNH GIÁ CÁC LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ 42 LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI – NEW TRADE THEORY (PAUL KRUGMAN) I. Tiểu sử : Paul Robin Krugman ( sinh ngày 28 tháng 2 năm 1953) là một nhà kinh tế Mỹ , giáo sư kinh tế và vấn đề quốc tế tại Woodrow Wilson School of Public và vấn đề quốc tế tại Đại học Princeton , Centenary giáo sư tại trường London Kinh tế , và một chuyên mục cho tờ The New York Times .Paul Krugman tốt nghiệp đại học Yale năm 1974 và hoàn thành 1 | P a g e Nhóm 4 KTQT 50B luận án Tiến sĩ về tài chính quốc tế tại Đại học MIT danh tiếng (Học viện Công nghệ Massachusetts) chỉ ba năm sau đấy, ở tuổi 24. Ông là tác giả của 20 cuốn sách và hơn 200 bài báo chuyên ngành. Paul Krugman nhận giải Nobel Kinh tế do Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển trao tặng tại trường Đại học Princeton, Mỹ, vào ngày 13/10/2008. Theo thông cáo, Paul Krugman được trao giải cho “sự phân tích của ông về các hình mẫu thương mại và vị trí của hoạt động kinh tế”. Cụ thể hơn, giải thưởng được trao cho những đóng góp của Paul Krugman trong hai lĩnh vực thương mại quốc tế và địa lý kinh tế. II. Hoàn cảnh ra đời: Trong một thời gian dài từ đầu thế kỷ 19 cho tới những năm 1970, lý thuyết thương mại quốc tế được xây dựng dựa trên ý tưởng của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo về lợi thế so sánh.Theo Ricardo, các quốc gia sở dĩ trao đổi mua bán hàng hóa vì họ có những lợi thế so sánh khác nhau và thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở sự khác biệt về lợi thế so sánh này. Sang thế kỷ 20, vào những năm 1920 - 1930, lý thuyết của Ricardo được hai nhà kinh tế học người Thụy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin mở rộng và mô hình hóa. Mô hình Heckscher-Ohlin cho rằng thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở điều kiện khác biệt giữa các quốc gia về nhân tố sản xuất: Một số nước dư thừa lao động nhưng lại thiếu vốn, trong khi một số nước khác lại nhiều vốn nhưng thiếu lao động. Kết quả là những nước sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà nước đó có lợi thế tương đối và nhập khẩu những mặt hàng kém lợi thế. Chẳng hạn, Việt Nam có nhiều lao động nhưng thiếu vốn và công nghệ nên có lợi thế tương đối trong sản xuất các mặt hàng cần nhiều lao động như quần áo, giày dép, nông sản, trong khi Mỹ có lợi thế tương đối trong sản xuất các mặt hàng công nghệ cao và cần nhiều vốn như máy tính, Ipod, phim Hollywood… Và quan hệ thương mại diễn ra trên cơ sở này, Việt Nam xuất khẩu quần áo, giầy dép, nông sản sang Mỹ và nhập khẩu máy tính, Ipod, phim Hollywood… từ Mỹ. 2 | P a g e Nhóm 4 KTQT 50B Mô hình Heckscher-Ohlin ngự trị tư duy kinh tế quốc tế trong suốt nửa thế kỉ, và giải thích được hầu hết các mối quan hệ thương mại quốc tế. Thế nhưng càng ngày, người ta càng thấy có những đặc điểm trong thương mại quốc tế mà mô hình này không thể giải thích. Một trong những đặc điểm đó là quan hệ thương mại nội ngành (intra-industry trade). Ví dụ, Mỹ xuất khẩu xe hơi sang Nhật và châu Âu nhưng cũng nhập khẩu xe hơi từ Nhật và châu Âu. Theo lý thuyết lợi thế so sánh thì trao đổi thương mại trong ngành này không thể xảy ra vì với một mặt hàng, chỉ có một chiều thương mại từ nơi có lợi thế sang nơi không có lợi thế sản xuất mặt hàng đó, như nước chỉ chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, mà thôi. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Lý thuyết lợi thế so sánh cũng không giải thích được tại sao một số nền kinh tế như Đài Loan và Hàn Quốc lại thành công trong việc chuyển từ xuất khẩu quần áo, giày dép vào những năm 1960 sang xuất khẩu máy tính, ôtô đến Mỹ và châu Âu như ngày nay. Việc này gây nhiều bối rối cho các nhà kinh tế học và đã có một số mô hình ra đời nhằm giải thích cho quan hệ thương mại này. Năm 1976, trong một lần dự tiết giảng của Robert Solow, một nhà kinh tế từng được giải Nobel, Paul Krugman được biết tới khái niệm cạnh tranh độc quyền - là sự cạnh tranh xảy ra khi những nhà sản xuất có được vị thế độc quyền với những nhãn hiệu hay sản phẩm nhất định. Ý tưởng vận dụng khái niệm cạnh tranh độc quyền trong thương mại quốc tế chợt nảy ra trong đầu Paul Krugman. Sau này ông kể lại: “Chỉ trong vài giờ sau đấy, tôi biết ngay tôi đã có chìa khóa để cầm trong tay cả sự nghiệp của mình. Tôi còn nhớ rõ tôi thức cả đêm trong phấn khích”. Thế nhưng ý tưởng của ông không dễ dàng được chấp nhận, bài viết của ông bị nhiều tạp chí chuyên ngành có uy tín từ chối và vấp phải sự thờ ơ của đồng nghiệp. Mãi tới năm 1979, Krugman mới có thể đăng bài viết của mình trên Tạp chí Kinh tế Quốc tế. Bài viết ngắn, chỉ 10 trang nhưng ngay lập tức gây được sự chú ý đặc biệt trong ngành và Paul Krugman trở thành cha đẻ trường phái “Lý thuyết thương mại mới” khi mới 26 tuổi. 3 | P a g e Nhóm 4 KTQT 50B III. Tư tưởng chủ đạo: Lý thuyết này giải thích quan hệ thương mại nội ngành dựa trên giả định về lợi thế nhờ quy mô, theo đó việc sản xuất trên quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất. Lý thuyết này được xây dựng nhằm đưa ra cách giải thích khác về cơ cấu và mô thức của nền thương mại thế giới.Nó được xây dựng trên các lập luận sau: - Quá trình chuyên môn hóa sản xuất và lợi thế kinh tế theo quy mô sẽ mang lại các khoản lợi ích cho các bên tham gia. - Các doanh nghiệp đầu tiên gia nhập vào một thị trường nào đó có thể tạo ra những rào cản nhất định đối với các doanh nghiệp gia nhập sau đó. - Chính phủ của các nước có thể có vai trò hỗ trợ có hiệu quả cho các công ty của nước mình khi tham gia vào thị trường thế giới. Lý thuyết thương mại mới đưa ra khái niệm lợi thế của người đi trước. Đây là khái niệm chỉ ra những lợi thế về kinh tế và lợi thế về mặt chiến lược đạt được của các công ty do chúng là người đầu tiên gia nhập gia nhập vào một ngành công nghiệp nhất định. Theo lý thuyết này,khi một công ty mới gia nhập vào một ngành sản xuất nào đó thì công ty thường gặp phải các loại chi phí cố định là rào cản đối với sự gia nhập như chi phí nghiên cứu và phát triển,chi phí xây dựng nhà xưởng,chi phí mua sắm máy móc,thiết bị… Quá trình chuyên môn hóa sẽ làm cho công ty tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất ra và việc này làm cho chi phí cố định có tăng lên đôi chút,nhưng do sản lượng tăng lên rất lớn nên chi phí đối với mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống. Đây là điều kiện để công ty giảm giá đối với khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Đối với những công ty mới thâm nhập vào thị trường,để có thể tồn tại được,chúng buộc phải sản xuất với mức sản lượng tương tự để có thể cạnh tranh về giá. Những ưu thế của công ty đến trước có được do chủ động đưa ra các loại rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh thâm nhập thị trường muộn hơn được gọi là lợi thế của người đi trước. Do là người đầu tiên gia nhập thị trường nên các công ty này thường được chính phủ ủng hộ dưới nhiều hình thức. Hơn nữa,để giành lợi thế đến trước so với các đối thủ khác,các chính phủ cũng ý thức được sự cố gắng và những nỗ lực có tính chất chủ động của 4 | P a g e Nhóm 4 KTQT 50B mình,nhằm tạo cho các doanh nghiệp đi tiên phong phải được hưởng những ưu đãi để hình thành và phát triển mạnh các lợi thế. Theo cách xem xét đó,những cố gắng của doanh nghiệp phải kết hợp với sự hỗ trợ của chính phủ một cách nhịp nhàng. Bên cạnh lợi thế quy mô sản xuất, lý thuyết Krugman còn dựa trên giả định người tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng sản phẩm. Do hai đặc tính này - lợi thế quy mô của nhà sản xuất và sự ưa thích đa dạng nhãn hiệu của người tiêu dùng - mà người sản xuất sẽ dần dần trở thành độc quyền đối với nhãn hiệu sản phẩm của mình, kể cả khi phải chịu sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác. Mô hình của Paul Krugman giải thích tại sao thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa những nước có lợi thế tương đối về công nghệ và nhân tố sản xuất tương tự nhau. Ví dụ Mỹ và châu Âu cùng có lợi thế tương đối về vốn và công nghệ nhưng Mỹ vẫn xuất khẩu xe Ford và nhập xe BMW từ châu Âu. Sở dĩ điều này xảy ra vì sự ưa thích tính đa dạng nhãn hiệu của người tiêu dùng cho phép cả hai hãng Ford và BMW có lợi thế tương đối trong sản xuất những nhãn hiệu của mình. IV. Một vài ví dụ thực tế minh họa cho lý thuyết thương mại mới: 1. Cụ thể ở Việt Nam,ta sẽ xét trong thị trường viễn thông. Trong thị trường viễn thông Việt Nam,các doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực này là Vinaphone,Mobiphone và Viettel. Đây là 3 ông lớn của làng viễn thông Việt Nam. Bắt đầu tham gia vào thị trường viễn thông vào năm 1993,thời điểm này cước sử dụng dịch vụ điện thoại di động còn rất cao- vì thời điểm này số lượng khách hang còn thấp,người dân VN còn khá dè dặt với hình thức mới mẻ này. Hai anh em Vinaphone và Mobiphone cùng được ra đời từ tập đoàn viễn thông quốc gia VNPT được hậu thuẫn rất lớn từ chính phủ,cùng với Viettel Telecom-tập đoàn viễn thông quân đội. Từ những năm 2000,số lượng người dùng dịch vụ di động tăng lên đáng kể,cùng với đó là sự vào cuộc mạnh mẽ của các mạng di động nhỏ như S- phone,HT-mobile,Vietnammobile, EVN telecom, Beeline…các ông lớn bắt đầu sử dụng lợi thế kinh tế của mình-đó là công nghệ thiết bị sẵn có,số lượng khách hàng lớn ( sản lượng lớn) để dựng nên các rào cản thâm nhập với các công ty “đến sau” bằng các hình thức giảm 5 | P a g e Nhóm 4 KTQT 50B giá cước liên tục,khuyến mãi lớn…cùng với các dịch vụ gia tăng khác dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cao. Còn các mạng nhỏ liên tục gặp khó khăn lớn và gần như không thể cạnh tranh nổi. Các mạng nhỏ đến sau với nguồn khách hàng hạn hẹp,đầu tư ban đầu lớn thì không thể hạ giá thành sản phẩm được. Đây là một ví dụ rất điển hình cho lý thuyết người đi trước của Krugman. Ngoài ra,chúng ta có thể thấy hiện nay có nhiều quốc gia đủ khả năng thành lập các nhà máy sản xuất máy bay,nhưng thực tế chỉ có một số hãng máy bay có thể sản xuất như Boeing,Airbus. Đây cũng là do tính kinh tế của quy mô bởi sản xuất máy bay cần đầu tư công nghệ cao,nghiên cứu cẩn thận và nhà xưởng hiện đại. Đây là một rào cản lớn đối với các hãng muốn gia nhập thị trường sản xuất máy bay. 2. Về lý thuyết người tiêu dùng ưa thích sự đa dạng sản phẩm,trên thực tế chúng ta cũng gặp rất nhiều. Ví dụ như Việt Nam là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo( chỉ sau Thái Lan),nhưng người dân Việt Nam vẫn lựa chọn các loại gạo như gạo Thái,gạo Nhật… Một ví dụ khác đó là Đức với ngành công nghiệp sản xuất ôtô mạnh với các hãng như Wolwagen,BMV,Mercedes nhưng họ vẫn nhập khẩu các loại ôtô từ Mỹ như Rolroys,Ford,,,hay từ nhật như Toyota,Mazda… 6 | P a g e Nhóm 4 KTQT 50B Biểu đồ thị phần của các công ty viễn thông Việt Nam tính đến quý I/2009 V. Đánh giá Lý thuyết: Lý thuyết thương mại mới chưa đủ những bằng chứng để kiểm nghiệm và đánh giá nó một cách đầy đủ nên những thành công và hạn chế của nó vẫn chưa được khẳng định một cách rõ rang trên thực tế. LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH QUỐC GIA ( National competitive advantage) I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI LÝ THUYẾT Sự cạnh tranh trở nên ngày càng khốc liệt giữa các quốc gia. Các rào cản thương mại bị dỡ bỏ và các thị trường được mở cửa ra bên ngoài. Các quốc gia chuyển từ sự tập trung của họ từ chính trị quốc tế sang nâng cao đời sống người dân. 7 | P a g e Nhóm 4 KTQT 50B Sự cải cách kinh tế vĩ mô là cần thiết nhưng chưa đủ. Cũng quan trọng không kém, thậm chí là quan trọng hơn, là nền tảng vi mô của phát triển, bắt nguồn từ chiến lược của các doanh nghiệp và trong các thể chế, hạ tầng chính sách  Làm gì sau quá trình điều chỉnh và ổn định vĩ mô? Thu hẹp khoảng cách giữ doanh nghiệp và chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề sức cạnh tranh. Lợi thế so sánh, như nó được hiểu, dựa vào các nguồn lực đầu vào như lao động, tài nguyên thiên nhiên và vốn tài chính. Tuy nhiên, những nhân tố đầu vào đó ngày nay càng trở nên ít có giá trị trong bối cảnh toàn cầu hóa. Sự thịnh vượng phụ thuộc vào việc tạo dựng một môi trường kinh doanh cùng với những thiế chế hỗ trợ cho phép một quốc gia sử dụng hiệu quả và nâng cấp nguồn lực đầu vào của nó. Sự nhầm lẫn giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh quốc gia. Với chính phủ, sự phân biệt giữa tự do và can thiệp đã lỗi tời. Chính phủ, đầu tiên và quan trọng nhất, phải nỗ lực tạo ra một môi trường hỗ trợ nâng cao năng suất. Hàm ý mỗi chính phủ cần có vai trò tối thiểu trong một số lĩnh vực và có vai trò chủ động trong những lĩnh vực khác. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT - Michael Poter đã nghiên cứu nhiều nước khác nhau và trong mỗi nước, ông xem xét kỹ lưỡng cạnh tranh trong nhiều ngành công nghiệp. Nghiên cứu dựa trên chỉ một vài quốc gia hay nhóm nhỏ các ngành có rủi ro nhầm lẫn những cái cá biệt đối với những nguyên lý tổng quát. Ông đã chọn ra mười nước để nghiên cứu với nhiều đặc trưng và thể chế khác nhau. Bao gồm: Đan Mạch, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh Quốc, Hoa Kỳ. - Công trình của ông bao gồm các phần chính: o Phần 1: Trình bày tổng quan lý thuyết, cung cấp những nguyên lý của chiến lược cạnh tranh. o Phần 2: phân tích lịch sử phát triển của bốn ngành công nghiệp tiêu biểu được lựa chọn từ nhiều ngành công nghiệp đã nghiên cứu. o Phần 3: Áp dụng các lý thuyết vào các quốc gia. o Phần 4: phát triển một số những hàm ý của lý thuyết đối với chiến lược của công ty và chính sách của chính phủ. o Phần 5: minh họa việc sử dụng lý thuyết để xác định những vấn đề sẽ điều chỉnh sự phát triển trong tương lại của mỗi nền kinh tế quốc gia. 8 | P a g e Nhóm 4 KTQT 50B III. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CẠNH TRANH QUỐC GIA 1. Sức cạnh tranh là gì? - Một số người coi sức cạnh tranh quốc gia là một hiện tượng kinh tế vĩ mô liên quan tới các biến số như tỉ giá hối đoái, lãi suất và mức thâm hụt ngân sách chính phủ. Nhiều nước vẫn hưởng mức sống tăng lên gnanh chóng bất chấp thâm hụt ngân sách. - Một số nước coi sức cạnh tranh là một hàm số của lao động giá rẻ và dồi dào. Việt Nam là một ví dụ điển hình cho quan điểm này. Các nước như Đức, Thụy Sĩ và Thụy Điển trở nên giàu có bất chấp mức lương trả cho công nhân cao và thiếu nguồn lao động trong muộn thời gian dài. - Còn một số quan điểm cho rằng sức cạnh tranh phụ thuộc vào việc sở hữu những nguyên tài nguyên thiên nhiên dồi dào. - Gần đây, nhiều người cho rằng chính sách của chính phủ có tác động lớn nhất tới sức cạnh tranh. - Sức cạnh tranh quốc gia là những khác biệt trong phương pháp quản lý. - Không một sự giải thích nào về sức cạnh tranh là hoàn toàn thỏa đáng. 2. Những vấn đề về cạnh tranh - Tại sao một số nhóm xã hội, tổ chức kinh tế và quốc gia lại giàu có và thịnh vượng? - Tại sao một số quốc gia gặp nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên lại có thể phát triển thịnh vượng? Tại sao một số quốc gia khác có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi lại tụt hậu? Tại sao Nhật Bản lại có năng lực cạnh tranh trong ngành điện tự và thiết bị tự động hóa, Ý trong ngành may mặc và thời trang còn Mỹ lại có lợi thế mạnh về máy tính và phần mềm, điện ảnh? Làm sao chúng ta có thẻ giải thích được vì sao nước Đức lại trở thành đất nước của những công ty sản xuất máy in, xe hơi sang trọng và hóa chất hàng đầu thế giới? Vì sao đất nước Thụy Sĩ nhỏ bé lại là nơi đặt trụ sở của các doanh nghiệp dược phẩm, chocolate và kinh doanh hàng đầu? - Lý thuyết vĩ mô truyền thống về cạnh tranh và thương mại trên nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ hay sự can thiệp của chính phủ dường như không thể lý giải thấu đáo những câu hỏi trên. - Các lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và David Ricardo ngày nay càng tỏ ra không đầy đủ để giải quyết các vấn đề. Những thay đổi về bản chất của cạnh 9 | P a g e Nhóm 4 KTQT 50B tranh quốc tế, trong đó có sự nở rộ của các tập đoàn đa quốc gia không chỉ xuất khẩu mà còn cạnh tranh quốc tế thông qua các doanh nghiệp con ở nước ngoài đã làm suy yếu cách lý giải truyền thống vì sao và nơi nào một quốc gia sẽ xuất khẩu. Lý thuyết về lợi thế so sánh vấp phải nghịch lý Leontief. - Doanh nghiệp từ các nước đạt được những thành công toàn cầu khác nhau trong những ngành cụ thể. Môi trường ở một số nước dường như thúc đẩy sự tiến bộ hơn ở các nước khác. - Lợi thế cạnh tranh quốc gia hay những đặc trưng quốc gia nuôi dưỡng lợi thế cạnh tranh trong những lĩnh vực cụ thể và những hàm ý cho cả doanh nghiệp và chính phủ. 3. Sự thay đổi trong cạnh tranh: - Sự phát triển của cộng nghệ: o Ngày càng có nhiều ngành công nghiệp khác biệt với những ngành lý lý thuyết lợi thế ó sánh đã dựa vào. Sự thay đổi công nghệ diễn ra khắp nơi và liên tục. o Công nghệ đã mang tới cho các quốc gia và doanh nghiệp sức mạnh đề vượt qua sự khan hiếm các yếu tố sản xuất thông qua những quy trình và sản phẩm mới. o Trong nhiều ngành công nghiệp, việc tiếp cận với các yếu tố sản xuất dồi dào không có vài trò quan trọng bằng công nghệ và kỹ năng sử dụng chúng hiệu quả. Ví dụ, lao động giá rẻ ở Việt Nam là một lợi thế, chừng nào khoa học công nghệ còn gặp khó khăn với những ngành sản xuất thủ công. Tuy nhiên, tới một thời điểm, công nghệ sản xuất được cải tiến, điều đó làm giảm đi lợi thế về lao động giá rẻ của Việt Nam. - Vốn yếu tố sản xuất tương đương: o Hầu hết các hoạt động thương mại trên thế giới diễn ra ở những quốc gia tiên tiến với vốn yếu tố sản xuất tương đương. o Nhiều quốc gia cũng đã có những cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc cạnh tranh trong hầu hết các ngành công nghiệp. Những lợi thế về nhân tố sản xuất thuận lợi ở các quốc gia tiên tiến đã dần bị thu hẹp. - Toàn cầu hóa: 10 | P a g e [...]... tâp quán và thói quen lâu dài đã sử dụng các đồng tiền khác của các doanh nghiệp và dân cư IV/ Đánh giá: Đây là lý thuyết kinh tế được đánh giá là lý thuyết có thời gian tồn tại lâu nhất trong các lý thuyết kinh tế mới về kinh tế quốc tế Nó được đưa ra vào đầu những năm 1960 và vẫn còn được phát huy tác dụng trên thực tế vào những năm đầu của thế kỷ 21 Sản phẩm của lý thuyết này là hệ thống tiền tệ châu... thống tiền tệ châu Âu là sản phẩm của lý thuyết đã hoạt động rất có hiệu quả nhưng sau đó hệ thống đã gặp không ít khó khăn do chính bản than cơ chế quan hệ giữa các nước thành viên gây ra và do các tác động khác từ nền kinh tế thế giới Lý thuyết này cần được gắn với các lý thuyết trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và các lý thuyết liên quan đến liên kết kinh tế quốc tế để chỉ ra rõ hơn bản chất và những... Nhật có thể là một ví dụ minh họa điểm hình cho cạnh tranh nội địa Cạnh tranh nội địa cũng giống như các hình thức cạnh tranh khác sẽ tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp để cải tiến và đổi mới Những đối thủ trong nước thúc đẩy lẫn nhau giảm giá thành, nâng cao chất lượng và dịch vụ, tạo ra nhiều sản phẩm mới và quy trình sản xuất mới Trong khi các doanh nghiệp không thể duy trì lợi thế trong một thời gian... triển không có lạm phát và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh và sẽ là một đảm bảo giữ cho nền kinh tế khu vực ổn định và phát triển hơn trước Lợi ích nhãn tiền là người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở các nước thành viên sẽ bớt được một khoản chi phí trong giao dịch quốc tế, mà theo các nhà kinh tế sẽ tiết kiệm được khoảng 100 tỷ D-mác hoặc không... viên để hình thành một thực thể kinh tế thống nhất III/ Sự vận dụng vào thực tế: Tháng 4/1989 một kế hoạch thống nhất tiền tệ thông qua ba giai đoạn đã được soạn thảo và tháng 12/1992 kế hoạch đã được ký tại Maastrict (Hà Lan) - Giai đoạn 1 (có hiệu lực từ ngày 1/7/1990): Thực hiện tự do hóa lưu thông vốn và thanh toán Sự hợp tác này góp phần tăng cường hợp tác giữa các nước nhằm đi đến một sự nhất trí... các yếu tố trong thành công quốc tế 4 Lợi thế tạm thời: - Một quốc gia có chi phí nhân công thấp ngày hôm nay sẽ nhanh chóng bị thay thế - bơi một quốc gia khác vào ngày mai Những nguồn tài nguyên có chi phí thất có thể thay đổi qua một đem khi công nghệ mới cho phép khai thác các nguồn tài nguyên ở những nơi trước đấy người ta cho là không thể hoặc không có tính kinh tế  Các nước đang phát triển thường... GIA Phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Chính phủ Việt Nam ngày càng nhận thấy rõ hơn sự cần thiết phải tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế và cạnh tranh quốc tế Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 nêu rõ, phải "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao... Trường Kinh tế London Sau khi học xong, ông theo sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy kinh tế học Ông là giáo sư của Đại học Columbia và một số trường đại học khác Mundell là giáo sư hướng dẫn của Rudi Dornbusch, một học giả kinh tế nổi tiếng Robert Mundell đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1999, Huân chương Canada của Chính phủ Canada năm 2002 và Giải thưởng Kinh tế học Toàn cầu của Viện Kinh tế Thế giới (tại... quốc tế (the Santa Colomba Conferences on International Moneytary Reform) giữa năm 1971 và 1987 Là tác giả của rất nhiều tác phẩm và bài báo về học thuyết kinh tế của kinh tế thế giới, ông đã chuẩn bị một trong những kế hoạch đầu tiên cho sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu và được xem như là cha đẻ của học thuyết khu vực tiền tệ tối ưu (the theory of optimum currency areas) Ông là người mở đường cho. .. trình cải cách và triển vọng cuối cùng cho sự thành công mang tính quốc tế Cách thức doanh nghiệp được quản lý và cách thức họ chọn để cạnh tranh bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh quốc gia Các doanh nghiệp trong một quốc gia không thể hiện được tính đồng nhất nhưng bối cảnh chung của toàn bộ quốc gia thì lại rất đáng chú ý Ví dụ ở Ý, rất nhiều các doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế thành công là những doanh nghiệp . LỤC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI – NEW TRADE THEORY (PAUL KRUGMAN) 1 I.Tiểu sử : 1 II. Hoàn cảnh ra đời: 2 III. Tư tưởng chủ đạo: 4 IV. Một vài ví dụ thực tế minh họa cho lý thuyết thương mại mới: . của người tiêu dùng cho phép cả hai hãng Ford và BMW có lợi thế tương đối trong sản xuất những nhãn hiệu của mình. IV. Một vài ví dụ thực tế minh họa cho lý thuyết thương mại mới: 1. Cụ thể ở. Áp dụng các lý thuyết vào các quốc gia. o Phần 4: phát triển một số những hàm ý của lý thuyết đối với chiến lược của công ty và chính sách của chính phủ. o Phần 5: minh họa việc sử dụng lý thuyết

Ngày đăng: 25/05/2015, 23:44

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w