1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG XU HƯỚNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

31 3,1K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 153 KB

Nội dung

Kinh tế quốc tế MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Khái niệm Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc buôn bán giao lưu xuyên biên giới ngày càng phát triển và phổ biến ở khắp nơi.Thị trường thế giới ngày nay đang dần trở thành một thực thể thống nhất, trong đó các bộ phận thị trường gắn kết và phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Mỗi quốc gia khi gia nhập vào thị trường thương mại quốc tế chung ấy đều có những chính sách thương mại quốc tế (hay còn gọi là chính sách Thương mại quốc tế ) phù hợp với mục tiêu và điều kiện phát triển của mình. Chính sách thương mại quốc tế là 1 hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoat động thương mại quốc tế của quốc gia trong thời kì nhất định phù hợp với định hướng, chiến lược mục đích đã định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. 2. Chức năng của chính sách thương mại quốc tế Mặc dù thương mại quốc tế nói chung đưa lại những lợi ích to lớn nhưng với nhiều lý do khác nhau, mỗi quốc gia có chủ quyền đều có chính sách thương mại quốc tế riêng thể hiện ý chí và mục tiêu của nhà nước đó trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến nền kinh tế của quốc gia. Do sự phát triển không đều giữa các quốc gia nên khả năng và điều kiện tham gia vào thương mại quốc tế của mỗi nước là không giống nhau, trong khi đó yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội có những đặc điểm riêng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía chính sách thương mại quốc tế. Môi trường kinh tế thế giới còn chịu sự chi phối và tác động của nhiều mối quan hệ chính trị và các mục tiêu phi kinh tế khác, cho nên chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia cũng phải đáp ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau. Mục tiêu của chính Kinh tế quốc tế sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia có thể thay đổi qua mỗi thời kỳ, nhưng đều có chức năng chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chức năng này thể hiện trên hai mặt sau đây: Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước. Hai là, bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có khả năng đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng cho yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia. Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và có liên quan hữu cơ với nhau. Đó là: -Chính sách mặt hàng: trong đó bao gồm danh mục các mặt hàng được chú trọng trong việc xuất nhập khẩu, sao cho phù hợp với trình độ phát triển và đặc điểm của nền kinh tế đất nước cũng như các mặt hàng cần hạn chế hoặc phải cấm xuất - nhập khẩu, trong một thời gian nhất định, do những đòi hỏi khách quan của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của việc đảm bảo an ninh, an toàn xã hội. Ví dụ như Việt Nam cấm nhập khẩu thiết bị và phần mềm mã hóa thuộc diện bí mật nhà nước không liên quan tới các sản phẩm thương mại thông thường phục vụ nhu cầu đại chúng. Hay như trong tháng 9 vừa qua Bộ công thương đã đề xuất Bộ tài chính xem xét đánh thuế cao mặt đối với một số mặt hàng như mỹ phẩm, điện thoại di động, ô tô Trong đó ô tô được đề nghị tăng lên mức kịch trần theo cam kết gia nhập WTO với 91%, đồng thời đưa mặt hàng điện thoại di động vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. -Chính sách thị trường: bao gồm định hướng và các biện pháp mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường mới, xây dựng thị trường trọng điểm, các biện pháp có đi có lại giữa các quốc gia mang tính chất song phương hoặc đa phương, việc tham gia vào các hiệp Kinh tế quốc tế định thương mại và thuế quan trong phạm vi khu vực hay toàn cầu nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển phục vụ cho các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó thì sau khi gia nhập WTO Việt Nam đã có điều chỉnh chính sách thương mại của mình cho phù hợp với yêu cầu của kinh tế thế giới như Việt Nam cam kết giảm mức thuế nhập khẩu bình quân từ 17.4% xuống còn 13.4% trong 5 đến 7 năm tới. Trong dó mức thuế nhập khẩu nông sản giảm từ 23.4% xuống còn 20.9%, mức thuế nhập khẩu hàng công nghiệp giảm từ 16.8% xuống còn 12.6%. Bên cạnh đó Việt Nam cũng cam kết tham gia một số hiệp định tự do hóa theo ngành như công nghệ thông tin, dệt may, thiết bị y tế với thời gian giảm thuế từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên Việt Nam vẫn bảo lưu hạn ngạch thuế quan với đường, trứng, gia cầm, thuốc lá và muối. Đối với 4 mặt hàng này mức thuế hiện hành là trúng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40%, thuốc lá 30%, muối 30%. -Chính sách hỗ trợ: bao gồm các chính sách và biện pháp kinh tế nhằm tác động một cách gián tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế như chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách giá cả và tỷ giá hối đoái, cũng như chính sách sử dụng các đòn bẩy kinh tế Các chính sách này có thể gây tác động thúc đẩy hay điều chỉnh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Ví dụ ngày 23/1/2009 chính phủ đã ra quyết định số 131/QĐ – TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì sản xuất kinh doanh và tạo việc làm trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. 3. Vai trò của chính sách thương mại quốc tế Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận trong chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Chính sách kinh tế đối ngoại là tổng thể các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp có mối liên hệ hữu cơ và mang tính đồng bộ nhằm đạt được các mục Kinh tế quốc tế tiêu đã định, trong việc phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của một quốc gia trong từng thới kỳ nhất định Chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm chính sách thương mại quốc tế (chính sách ngoại thương), chính sách đầu tư nước ngoài, chính sách phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ (du lịch quốc tế, giao thông vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế, xuất và nhập khẩu sức lao động ), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách cán cân thanh toán quốc tế Chính sách kinh tế đối ngoại cùng với chính sách ngoại giao tạo thành chính sách đối ngoại của một quốc gia.Chúng lại là một bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế - xã hội nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế và xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Như vậy, chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước, nó có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Nó tác động mạnh mẽ đến quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, đến quy mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế có vai trò to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến quy mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế. Chính sách thương mại quốc tế có thể tạo nên các tác động tích cực khi nó có cơ sở khoa học và thực tiễn, tức là nó xuất phát từ các bối cảnh khách quan của nền kinh tế thế giới, chú ý đến đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế trong nước, tuân theo các quy luật khách quan trong sự vận động của các quan hệ kinh tế quốc tế và thường xuyên được bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với những biến đổi mau lẹ của thực tiễn. II. NHỮNG XU HƯỚNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Xu hướng tự do hóa thương mại Kinh tế quốc tế Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế. Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu hai chiều của hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài Nội dung của tự do hóa thương mại Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ thương mại với nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng và bề sâu Cơ sở: Xuất phát từ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, các quốc gia tăng cường hợp tác do đó nhà nước phải giảm dần sự can thiệp đồng thời tăng cường áp dụng các biện pháp theo chuẩn mực quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế quốc tế phát triển. Các nước trên thế giới đang chuyển sang áp dụng mô hình kinh tế thị trường mở của tạo điều kiện phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh do đó hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển mạnh Mục đích của tự do hóa thương mại Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác đồng thời tăng cường nhập khẩu những loại hàng hóa không sản xuất được hoặc sản xuất với chi phí cao. Tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia Tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng cách tạo ra môi trường cạnh tranh tốt. Tạo ra sự bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp Kinh tế quốc tế nước ngoài từ đó tạo ra động lực cho các doanh nghiệp trọng nước nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại trọng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều kiện để tự do hoá thương mại? Để phát huy lợi thế so sánh khi thực hiện tư do hoá thương mại, cần phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu sau: - Đảm bảo sự ổn định vĩ mô, nhất là ổn định chính trị, kinh tế, tạo không khí hợp tác hoà bình hữu nghị và thuận lợi chocác hoạt động hợp tác kinh doanh - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ nhất quán, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại - Cải cách và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính của các cơ quan chính phủ, nhất là các cơ quan có liên quan đến hoạt động ngoại thương (điều kiện này hết sức quan trọng đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc và Việt Nam) - Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội trước hết là những trung tâm giao lưu kinh tế và cửa ngõ thông thương với thị trường thế giới như hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, và các dịch vụ thiết yếu đạt trình độ quốc tế, tạo môi trường kinh doanh năng động và hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư quốc tế - Đào tạo và xây dựng một nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển, nhất là giới kinh doanh, doanh nghiệp trên lĩnh vực thương mại quốc tế, có đủ chuyên môn và bản lĩnh để làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài Cần thiết phải tự do hoá thương mại theo trình tự? Tự do hoá thương mại là việc cần phải làm đối với tất cả các nước trong điều kiện hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại cần phải được thực hiện theo những bước đi phù hợp, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nếu không chú trọng đến trình tự tự Kinh tế quốc tế do hoá, các nước này có thể phải gánh chịu những bài học đắt giá. Việc xác định lộ trình tự do hoá thương mại cần dựa vào đặc điểm, điều kiện, và nội lực của mỗi nước. 2. Xu hướng bảo hộ mậu dịch Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó. Cơ sở: Xuất phát từ sự khác nhau về khả năng và điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia do đó các nước cần áp dụng các biện pháp bảo hộ đối với sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh đến từ các hàng hoá nước ngoài nhằm đảm bảo chủ quyền về kinh tế, tránh sự lệ thuộc vào nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế Xuất phát từ nguyên nhân về mặt lịch sử trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế giữa các nước.Trong buổi đầu hình thành thương mại quốc tế các quốc gia quan tâm đến việc thu nhiều kim quí do đó tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Từ đó hình thành xu hướng bảo hộ mậu dịch trong thương mại quốc tế. Ngoài ra xu hướng bảo hộ mậu dịch còn xuất phát từ nhu cầu xã hội như giải quyết công ăn việc làm, tạo cơ hội cho các ngành công nghiệp non trẻ… Mục tiêu: Bảo hộ hàng hóa trong nước và nền sản xuất trong nước trước áp lực cạnh trạnh từ các quốc gia khác.Đảm bảo hạn chế sự xâm nhập tràn lan của hàng hóa nước ngoài. Thông qua chính sách bảo hộ mậu dịch, các quốc gia gián tiếp đảm bảo một số vấn đề về mặt xã hội. Nội dung Kinh tế quốc tế Chính phủ xây dựng và hoàn thiện hệ thống các biện pháp công cụ chính sách phù hợp với luật pháp và các tập quán kinh tế trên thế giới đồng thời dựa trên cơ sở hoàn cảnh trong nước để bảo vệ cho nền sản xuất trong nước. Hiện nay xu hướng tự do hóa thương mại đang lấn áp dần xu hướng bảo hộ mậu dịch tuy nhiên không lấn át được hoàn toàn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xu hướng bảo hộ mậu dịch vẫn còn tồn tại ở hầu hết các quốc gia. Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ. Theo lí lẽ này thì các xí nghiệp non trẻ sẽ có chi phí sản xuất cao hơn các đối thủ lớn mạnh từ nước ngoài và không thể cạnh tranh được do đó tự do thương mại đồng nghĩa với việc bóp chết các xí nghiệp nhỏ này.Các chính phủ cần phải bảo hộ cho các xí nghiệp non trẻ thông qua hình thức thuế quan và các hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu, giảm áp lực cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước. Lí lẽ về việc tạo nên nguồn tài chính công cộng. Dựa trên việc chính phủ cần nguồn tài chính để cung cấp hàng hóa công cộng và các chi phí khác do đó chính phủ đánh thuế. Trên hình thức thuế thu nhập. thuế kinh doanh, thuế nhập khẩu… có ý nghĩa như nhau, tuy nhiên chính phủ các nước đánh thuế nhập khẩu cao hơn nhiều so với các loại thuế khác. Về bản chất đó là một phương thức của bảo hộ mậu dịch. Lí lẽ về thực hiện phân phối lại thu nhập. Lí lẽ này cho rằng người tiêu dung hàng nhập khẩu đa số là người giàu do dó thuế nhập khẩu sẽ làm chuyển dịch một phần thu nhập từ người giàu sang người nghèo từ đó góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Khắc phục tình trạng thất nghiệp.Lí lẽ này cho rằng khi đành thuế nhập khẩu thì các loại thuế này sẽ đành vào các sản phẩm có thể thay thế hàng nhập khẩu.Khi đó các xí nghiệp sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu sẽ mở rộng sản xuất thuê them nhân công và phải trả một mức lương cao hơn. Có thể cho rằng thuế nhập khẩu là một loại trợ cấp việc làm nhưng chỉ diễn ra trong phạm vi các ngành sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Không những đây là hình thức trợ cấp việc làm mà còn là hình thức trợ cấp sản Kinh tế quốc tế xuất.Do đó rất có thể xảy ra những xung đột về thương mại cũng như vi phạm những nguyên tắc về tự do buôn bán. 3. Mối quan hệ giữa xu hướng tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch Rõ ràng là hai xu hướng nêu trên có tác động mạnh mẽ đến chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia qua từng thời kỳ. Về mặt nguyên tắc thì hai xu hướng ấy đối nghịch nhau và chúng gây nên những tác động ngược chiều nhau đến hoạt động thương mại quốc tế.Nhưng chúng không bài trừ nhau mà trái lại thống nhất với nhau, một sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Trong thực tế, hai xu hướng cơ bản này song song cùng tồn tại và chúng được sử dụng một cách kết hợp với nhau. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, tuỳ theo các điều kiện và đặc điểm cụ thể mà người ta sử dụng và khéo léo kết hợp hai xu hướng nói trên với những mức độ khác nhau ở từng lĩnh vực của hoạt động thương mại quốc tế. Giống như trong nền kinh tế hỗn hợp vai trò của chính phủ không phải là cạnh tranh hoặc thay thế cho khu vực tư nhân.Trái lại, chính phủ thúc đẩy, hỗ trợ và điều tiết hoạt động của khu vực này.Vai trò của chính phủ trong mỗi nền kinh tế lại khác nhau. Nhưng lí do chủ yếu cho sự vận dụng kết hợp này là: - Về mặt lịch sử, chưa khi nào có sự tự do hoá thương mại hoàn toàn đầy đủ, và trái lại cũng không khi nào lại có sự bảo hộ mậu dịch quá dày đặc đến mức làm tê liệt các hoạt đông thương mại quốc tế ( trừ trường hợp có sự bao vây cấm vận hoặc xảy ra chiến tranh). Hai xu hướng này không bao gìơ được thực hiện một cách triệt để hoàn toàn, mà thường đựoc kết hợp với nhau trong quá trình xây dựng các chính sách TMQT của các quốc gia trong đó xu hướng bảo hộ mậu dịch đựơc điều chỉnh theo hướng giảm dần đồng thời xu hướng tự do hoá thương mại ngày càng đựơc các quốc gia tăng cường trong đó các công cụ biện pháp bảo hộ mậu dịch từng bứơc được chuyển dần từ những biện pháp truyền thống như thuế quan, hạn ngạch sang các biện pháp hiện đại hơn như các rào cản Kinh tế quốc tế về kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền, biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. - Về mặt lôgic, tự do hoá thương mại là một quá trình đi từ thấp đến cao, từ cục bộ đến toàn thể. Thậm chí có trường hợp nó có ý nghĩa trước hết như một xu hướng.tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch là hai mặt nương tựa nhau, chúng làm tiền đề cho nhau và kết hợp với nhau. - Với những điều kiện thực tiễn của hoạt động thương mại ngày nay, không thể cực đoan khẳng định sự cần thiết của một trong hai xu hướng nói trên, mặc dù về mặt lí thuyết có thể chứng minh những mặt tiêu cực của các công cụ bảo hộ mậu dịch ở những mức độ khác nhau. Một sự vận dụng phù hợp với các công cụ bảo hộ mậu dịch và bảo hộ có chọn lọc và có điều kiện gắn liền với các điều kiện vể thời gian và không gian nhất định. Với chủ trương hội nhập KT khu vực và thế giới, VN đang tiến tới tự do hóa TM, chúng ta đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lớn như “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN”, “Tổ chức thương mại quốc tế - WTO”… gia nhập vào các tổ chức này VN đã cam kết thực hiện cắt giảm thuế quan. Ví dụ thực hiện theo lộ trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN tiến tới cắt bỏ thuế quan hòan tòan trong khu vực ASEAN, áp dụng mức thuế quan MFN cho hàng hóa các nước được hưởng chế độ tối huệ quốc, giảm thuế nhiều mặt hàng xuống khi tham gia vào WTO. Ngoài ra chúng ta còn dỡ bỏ hạn ngạch đối với một số các mặt hàng như: “không áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện được hưởng thuế suất CEPT” theo quy định tại Thông tư số 45/2005/TT-BTC ngày 6/6/2005 của Bộ Tài chính, dỡ bỏ hạn ngạch dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, … [...]... chính sách hướng ngoại ban đầu Nền kinh tế định hướng phát triển theo nhu cầu thị trường quốc tế, lấy mở rộng xu t khẩu làm trung tâm, xây dựng và điều chỉnh cơ cấu kinh tế hướng về thị trường quốc tế, tích cực lợi dụng các yếu tố sản xu t như: tiền vốn, sức lao động, tiến bộ kĩ thuật trong Kinh tế quốc tế nước, căn cứ vào nguyên tắc lợi thế so sánh, sự phân công lao động quốc tế và sự cạnh tranh quốc. .. quả khác nhau của chính sách hướng mạnh xu t khẩu với chính sách thay thế nhập khẩu -Thực tế cho thấy nếu thực hiện tốt chính sách hướng mạnh về xu t khẩu sẽ tạo điều kiện để thực hiện tốt chính sách thay thế nhập khẩu, trong khi điều ngược lại ít xảy ra Gần đây do thị trường thế giới ngày càng trở nên khó cạnh tranh cho nên đã xu t hiện các ý đồ của một chính sách thương mại quốc tế mang tính chất... dịch quốc tế Nhờ đó, những quyết định sản xu t, tiêu dùng và đầu tư của các tác nhân kinh tế ngày càng dựa trên các tín hiệu của thị trường 3 Chính sách hướng nội tiếp theo Kinh tế quốc tế Chính sách thương mại nông nghiệp hướng nội sẽ đưa đến sự mở rộng cho các nghành công nghiệp nhỏ với sự trợ cấp như chính sách ban đầu đã dần dần khuyến khích nền công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu Bên cạnh chính sách. .. của chính sách hướng mạnh về xu t khẩu có nhiều vấn đề khác so với chính sách thay thế nhập khẩu Điều rõ ràng là cơ cấu của hàng hóa hướng mạnh về xu t khẩu sẽ khác xa so cơ cấu của hàng hóa thay thế nhập khẩu Điều này đã quyết định việc bố trí cơ cấu kinh tế, việc áp dụng khoa học và công nghệ, việc phân bổ Kinh tế quốc tế các nguồn lực cũng như việc sử dụng các công cụ của chính sách thương mại. Dẫn... quốc tế 4 Những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, bởi vậy nó chịu ảnh hưởng của nguyên tắc nhằm chống sự phân biệt đối xử, bảo đảm sự có đi có lại như sau: 4.1 Chế độ nước ưu đãi nhất ( Most Favoured Nation Treatment ) Chế độ ưu đãi nhất ( chế độ tối hệ quốc) là chế độ mà các nước dành cho nhau trong. .. quan hệ kinh tế quốc tế và buôn bán về các nặt thuế quan, mặt hàng trao đổi, tàu bè chuyên chở, quyền lợi của pháp nhân và tự nhiên nhân của nước này trên lãnh thổ của nước kia… Đãi ngộ Tối huệ quốc là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại mại quốc tế hiện đại Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới... chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế của Việt Nam giờ đã hội nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu Thương mại hàng hoá chiếm hơn 150% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Song trên thực tế, cái gì cũng có mặt trái của nó, song song với những cơ hội lớn cho Việt Nam từ chính sách tự do hóa thương mại là những lo lắng của một nề kinh tế nhỏ và còn yếu trước áp lực từ sự cạnh tranh Sự suy thoái kinh tế toàn... tế quốc tế Thuật ngữ "đãi ngộ Tối huệ quốc" được ra đời vào cuối thế kỷ 19 trong thực tiễn thương mại của Hoa Kỳ Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ đã đưa ra chế độ Tối huệ quốc trong các hiệp định song phương như cơ sở để xúc tiến thương mại với một số đối tác châu Âu có quan hệ thương mại mật thiết với mình (ví dụ: Pháp, Hà Lan) Đãi ngộ Tối huệ quốc vào thời điểm ra đời chỉ mang ý nghĩa của chế độ thương mại. .. tức,trợ cấp xu t khẩu,…để có thể thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng 5 Chính sách thương mại quốc tế của những nước đang phát triển Kinh tế quốc tế Mỗi quốc gia có chủ quyền đều có chính sách TMQT riêng thể hiện ý chí và mục tiêu của nhà nước đó trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt động TMQT có liên quan đến nền kinh tế của quốc gia Do đặc diểm của thị trường thế giới và do trình độ của các nước... của một chính sách hỗn hợp cần được kiểm nghiệm trong thực tiễn Tuy rằng cho đến nay vẫn còn rất nhiều các ý kiến trái chiều nhau về xu hướng tự do hóa thương mại, song chúng ta không thể nào phủ nhận những lợi thế mang lại từ việc hội nhập và tự do hóa thương mại Nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính thời gian qua, thực tế cho thấy chính sách mậu dịch tự do đã khẳng định được vai trò của mình trong . nguyên tắc về tự do buôn bán. 3. Mối quan hệ giữa xu hướng tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch Rõ ràng là hai xu hướng nêu trên có tác động mạnh mẽ đến chính sách thương mại quốc tế của. lôgic, tự do hoá thương mại là một quá trình đi từ thấp đến cao, từ cục bộ đến toàn thể. Thậm chí có trường hợp nó có ý nghĩa trước hết như một xu hướng. tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch. doanh, doanh nghiệp trên lĩnh vực thương mại quốc tế, có đủ chuyên môn và bản lĩnh để làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài Cần thiết phải tự do hoá thương mại theo trình tự? Tự do hoá thương

Ngày đăng: 25/05/2015, 23:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w