1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương ôn tập chính sách thương mại quốc tế

14 765 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 34,96 KB

Nội dung

- Câu này đúng, vì nếu giả sử có 2 quốc gia sản xuất 2 mặt hàng, một quốc giacó lợi thể tuyệt đối về cả 2 mặt hàng, nhưng nếu giá tương quan của cả 2 mặt hàng trên cả 2 quốc gia bằng nha

Trang 1

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1 Tại sao nói ngoại thương là công nghệ sản xuất gián tiếp

- bởi vì không cần sản xuất mà chỉ cần trao đổi cũng có thể có được hàng hóa

cần thiết

2 Lợi ích thương mại quốc tế đem đến cho các quốc gia là gì

- Lợi ích này là:

+ Chủ nghĩa trọng thương: vàng

+ Hiện nay : hàng hóa, dịch vụ

3 Thông qua cơ chế nào thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho các quốc gia

TMQT đem lại lợi ích cho các quốc gia thông qua

+ Chủ nghĩa trọng thương: mua rẻ, bán đắt

+ Thời kì hiện nay: phân công, trao đổi và sự khác biệt trong giá tương quan

4 Hạn chế của các lý thuyết này

- Gỉa thiết phi lý: giá trị lao động, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, toàn dụng lao

động

- Phiến diện: chỉ nói đến cầu hoặc cung

- Xa rời thực tế: mang nặng tính lý luận vì mục đích đặt ra không giả thích

thương mại

5 Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: Thương mại là trò chơi có tổng lợi ích bằng 0 Lợi ích có được là do sự giẫm đạp của quốc gia này với quốc gia khác

- Vì thời kì trọng thương các chính quốc sẽ bóc lột các nước thông qua việc

mua rẻ bán đắt, vì vậy lợi ích mà chính quốc đạt được chính là thiệt hại của các nước thuộc địa, lợi ích có được chính là do sự giẫm đạp của quốc gia này với quốc gia khác

6 1 quốc gia có lợi thế tuyệt đối nhưng không có lợi thế so sánh thì sẽ không có lợi ích từ thương mại quốc tế, đúng hay sai

Trang 2

- Câu này đúng, vì nếu giả sử có 2 quốc gia sản xuất 2 mặt hàng, một quốc gia

có lợi thể tuyệt đối về cả 2 mặt hàng, nhưng nếu giá tương quan của cả 2 mặt hàng trên cả 2 quốc gia bằng nhau thì thương mại sẽ không xảy ra vì không có lợi ích

7 Tại sao H-O là cách lý giải tĩnh về TMQT

- Vì H-O lý giải nguồn gốc tĩnh của TM quốc tế: là có sự khác biệt trong năng

suất lao động tương đối là do sự khác biệt trong mức độ trang bị trong các YTSX sẵn có ( vốn, lao động- chúng ít thay đổi theo thời gian )

8 Lợi thế so sánh thay đổi được không, thay đổi như thế nào

- Lợi thế so sánh có thể thay đổi được do công nghệ có thể thay đổi được theo

thời gian

9 Lợi thế cạnh tranh quốc gia là gì

- Lợi thế canh tranh của một quốc gia là các ngành mà quốc gia đấy có thế mạnh

- Theo mô hình khối kim cương của Porter thì các yếu tố quyết đinh lợi thế cạnh tranh của các quốc gia là:

+ Điều kiện về các yếu tố sản xuất – vị thế của một nước về các yếu tố sản xuất

ví dụ như nguồn lao động có kỹ năng hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong một ngành cụ thể

+ Các điều kiện về cầu – nhu cầu trong nước đối với hàng hóa hoặc dịch vụ của một ngành

+ Các ngành hỗ trợ và liên quan – sự hiện diện hoặc không sẵn có của các ngành hỗ trợ và liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế

+Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành – các điều kiện quản lý các công ty được tạo ra, tổ chức, và quản trị như thế nào và bản chất của đối thủ cạnh tranh trong nước

10.Làm rõ nội hàm của chiến lược, cơ chế, chính sách, công cụ trong phạm

vi nghiên cứu môn chính sách thương mại quốc tế

Trang 3

-Chiến lược là mục tiêu, tầm nhìn, định hướng mang tính dài hạn( ít

nhất là phải 10 năm), có tính khoa học và tổng quan

 Cơ chế là cách thức tổ chức các chiến lược

 Chính sách thương mại là phương thức chính phủ dùng để điều chỉnh, tác động TMQT;

 Công cụ là phương tiện mà chính phủ dùng để thực thi chính sách

 Chiến lược là mục tiêu, cơ chế là tổ chức, chính sách là phương thức, công cụ là phương tiện

11.Làm rõ mối quan hệ giữa 4 đối tượng trên Phân biệt giữa các đối tượng đó

- Chiến lược là mục tiêu, cơ chế là tổ chức, chính sách là phương thức, công cụ

là phương tiện

12.Nêu 3 mô hình chiến lược cơ bản và trình bày đặc điểm chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam (trong 1 dòng).

- khu công nghiệp, khu chế xuất vs đặc khu kte Chiến lược phât triển ngoại

thương của VN là chiến lược XK mặt hàng thô, thay thế NK, SX hương về XK

13.Trình bày nội dung cơ chế độc quyền ngoại thương trước 1986 và sự thay đổi về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu việt nam sau 1986

Trước năm 86

- Độc quyền về quản lý điều hành

- Độc quyền về sở hữu tài sản ngoại thương( như ngoại tệ)

- Độc quyền trong quan hệ ngoại thương

- Độc quyền kinh doanh ngoại thương ( chỉ tổng công ty nhà nước mới được độc quyền kinh doanh)

Sau năm 86

- VN hiện nay : khuyến khích mọi DN tham gia vào hoạt động sản xuất

- Nhà nước bãi bỏ độc quyền sở hữu tài sản NT

Trang 4

- Bãi bỏ độc quyền trong quan hệ KD ngoại thương, các DN tự tìm với kí kết hợp đồng

- Bãi bỏ độc quyền KD ngoại thương

14.So sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp tính thuế tương đối và tuyệt đối

- Uu điểm

+ Thuế tương đối: dễ dự báo ( có thể dự trù được lượng thuế để có chính

sách phù hợp), đảm bảo tính công bằng so với thuế tuyệt đối ( càng giàu càng bị đánh nhiều thuế), phản ánh chính xác hơn lượng thuế

+ Thuế tuyệt đối: dễ dàng xác đinh lượng thuế

- Nhược điểm

+ Thuế tương đối khó xác định, tính toán lượng thuế hơn thuế tuyệt đối + Thuế tuyệt đối dễ bị trốn thuế, dễ bị thất thu hơn so với thuế tương đối

+ Thuế tuyệt đối không công bằng: không phản ánh được đúng trị giá của hàng hóa NK, khi giá cả biến động sẽ nảy sinh sự không công bằng giữa các đối tượng nộp thuế

15.Có thể tăng cường mức độ bảo hộ nếu giảm thuế suất nhập khẩu hay không Nếu có kịch bản diễn ra như thế nào

- Có

- Kịch bản diễn ra: : Giảm thuế nhập khẩu thành phẩm với cường độ thấp hơn

so với việc giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu cho đầu vào sản xuất Như vậy thì nhà sản xuất vẫn có lợi nhuận, có thể giảm giá thành sản phẩm của mình để cạnh tranh

16.So sánh thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu

1 Tính chất bảo hộ của thuế và hạn ngạch khác nhau

2 Tác động của hạn ngạch nhanh và mạnh hơn của thuế

3 Tính pháp lý của thuế cao hơn hạn ngạch

4 Thuế sẽ công bằng hơn so với hạn ngạch

Trang 5

5 Thuế có tính minh bạch hơn so với hạn ngạch quy đinh rõ ràng hơn trong hiến pháp

6 Thuế đem lại nguồn thu cho ngân sách còn hạn ngạch thì không

7 Hạn ngạch gây ra tổn thất ròng lớn hơn do thuế gây ra

8 Thuế được WTO công nhận là một công cụ được sử dụng trong hoạt động TMQT còn hạn ngạch thì không

9 Hạn ngạch có thể biến 1 DN trong nước trở thành độc quyền

10 Hạn ngạch dự đoán được khối lượng hàng hóa nhập khẩu trong năm

17 Tại sao vẫn áp dụng thuế trong khi thuế chỉ đem lại lợi ích cho 1 nhóm người và làm tổn thất chung cho XH

- Bảo vệ lợi ích tương lai

- Tổn hại được chia nhỏ nên không đáng kể

- Thuế là nguồn thu cho NSNN

- Lợi ích nhóm nhưng nhóm này vừa có tiền vừa có quyền điều chỉnh chính

sách của chính phủ

- Cân bằng cán cân XNK

18.Hãy nêu các điều kiện để 1 mặt hàng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, cho ví dụ

- Có giá trị kim ngạch XK cao ( trên 100tr USD/1 năm )

- Có điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi

- Có thị trường tiêu thụ ổn định và có khả năng cạnh tranh trên thị trường đó 19.Tại sao nói gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu sức lao động tại chỗ

- Vì gia công xuất khẩu là một hình thức gia công thương mại là hình thức kinh

doanh trong đó có 1 bên là bên đặt gia công , giao nguyên vật liệu , máy móc , thiết bị , chuyện gia cho bên nhận gia công, nếu 2 bên có quốc tịch khác nhau thì đó là hình thức gia công quốc tế và bên nhận gia công sẽ tai chỗ sẽ nhận được 1 khoản chi phí gia công và hình thức gia công này không di chuyển lao

Trang 6

động ra nước ngoài nên nó là được coi là hình thức xuất khẩu sức lao động tại chỗ

20.Có nên xem gia công xuất khẩu như lòa một hình thức đẩy mạnh xuất khẩu bền vững không? Tại sao?

- Không vì gia công là một hình thức đi làm thuê và có giá trị gia tăng thấp nhất

trong khâu sản xuất hàng hóa, đồng thời nước nhận gia công bị lệ thuộc và nước thuê gia công

21.Hãy nêu tính đặc biệt trong các khu kinh tế đặc biệt

- Không gian về kinh tế: tập trung ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng

- Không gian về hành chính: môi trường quản lí cấp giấy phép ưu tiên

- Không gian pháp lí: cơ chế quản lí khác bên ngoài(ví dụ: hàng hoá ra thị trường không chịu quản lí bởi thuế)

22.Trình bày khác nhau cơ bản giữa các mô hình khu kinh tế đặc biệt

- Tùy thuộc và phạm vi hoạt động diễn ra trong khu KTĐB

Nhóm 1: hoạt động chính: trao đổi, giao dịch thương mại ( cảng tự do, chợ cửa khẩu)

Nhóm 2: hoạt động: ngoài trao đổi mua bán, còn đi vào sản xuất công nghiệp( khu chế suất Tân Thuận, Linh Trung, khu công nghiệp, khu công nghệ cao)

Nhóm 3: trao đổi mua bán hàng hóa, nghiên cứu khoa học, dịch vụ dân sinh ( khu kinh tế)

Nhóm 4: hợp tác quốc tế giữa nhiều quốc gia( tam giác, tứ giác phát triển, hành lang kinh tế )

23 Hiện nay khu chế xuất không còn là mô hình khu phù hợp để phát triển nữa thay vào đó là mô hình khu công nghiệp Hãy giải thích nguyên nhân tại sao

- Vì do sự thay đổi về cơ chế xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam muốn tiến lên

nền kinh kế công nghiệp, gia tăng xuất khẩu và phát triển kinh tế trong nước thì cần xây dựng các khu công nghiệp( mở với cả thị trường trong nước và nước

Trang 7

ngoài theo cơ chế chung) để tập trung và sản xuất, hổ trợ lẫn nhau về công nghệ

và sản phẩm, tạo nên sự thuận lợi về địa hình, sự ngăn cách giữa khu dân cư và khu công nghiệp Hình thức như vậy không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở các nước đang phát triển khác, điều này làm cho việc quản lý các ngành công nghiệp trở nên dễ dàng hơn

24.Nêu sự khác nhau cơ bản nhất giữa tín dụng xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu

- Khác biệt cơ bản là tính hoàn trả ngang giá, trực tiếp

+ Tín dụng xuất khẩu: có vay, có trả, phải trả cả gốc lẫn lãi.

+ Trợ cấp xuất khẩu: là khoản cho không của chính phủ cho doanh nghiệp 25.Quốc hội Mỹ đưa ra dự thảo luật cho phép chính phủ Mỹ sử dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với các quốc gia mà Mỹ cho rằng đang duy trì một cơ chế tỉ giá bất bình đẳng với Mỹ Thực chất ra hành động này nhắm vào Trung Quốc Hãy giải thích nguyên nhân của hành động trên Nêu các tác động có thể có đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam

- Do TQ luôn duy trì 1 cơ chế tỷ giá để đảm bảo rằng giá trị thưc tế của nhân

dân tệ rất thấp so với đồng Dollar làm cho TQ có thể khuyến khích xuất khẩu, dịch vụ, tăng dự trữ ngoại tệ

- Hầu hết các quốc gia này đều không để tỷ giá tự do mà có can thiệp của Nhà

nước, mà hành động này không bình đẳng trong thương mại

- Tác đông đến Việt Nam

+ Cơ cấu XK của Việt Nam và TQ tương đối giống nhau, điều này tạo điều

kiện thuận lợi cho XK của Việt Nam

+ Tỷ giá Vn bị neo theo USD Vì vây khi đồng nhân dân tệ tăng so với USD

thì nhân dân tệ cũng tăng so với VNĐ giúp thuận lợi cho việc XK

26 Nội dung của một chính sách thuế

- Người thu thuế: hải quan

- Người nộp thuế: chủ hàng, bên thứ 3 được ủy quyền

- Người chịu thuế: người tiêu dùng cuối cùng

Trang 8

- Đối tượng chịu thuế: tất cả các hàng hòa lưu thông qua biên giới trừ 3 trường

hợp: hàng viện trợ nhân đạo, hàng lưu thông từ trong khâu chế xuất, giữa các khâu chế xuất với nhau, hàng hóa dầu thô xuất khẩu

- Phương pháp thu thuế

- Phương pháp tính thuế

- Biểu thuế

27 Theo quyết định 133/2001/QĐ-TTg ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, biện pháp được ban hành là tín dụng xk hay trợ cấp xk? Tại sao?

- Nó là trợ cấp xk vì các khoản cho vay đều chịu lãi suất ưu đãi chứ không phải

lãi suất thông thường

28 Có một số quan điểm cho rằng VN tham gia WTO sẽ làm thất thu thuế khi mà ngân sách nhà nước luôn ở tình trạng bội chi Nhưng thực tế k xảy ra như vậy Giải thích tại sao.

- Việt Nam nhập khẩu những mặt hàng với các quốc gia và khu vực đã có cam

kết giảm thuế từ trước Việt Nam sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu là chính , hàng hóa miễn thuế là chính và thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Trung Quốc, Asean, Hàn Quốc, Ân Độ, có thỏa thuận thuế thấP do đó giảm thuế do WTO không ảnh hưởng nhiều do mình không nhập khẩu ở các nước WTO

- Lộ trình cắt giảm : từ khi gia nhập đến thực hiện có thời gian dài ( đến năm

2018)

- Mối quan hệ nghịch biến giữa thuế và lượng hàng NK

THU THUẾ= LƯỢNG NHẬP THUẾ SUẤT

Nên thuế giảm thì chưa chắc đã thu được thuế ít hơn

29 Cách phân chia trợ cấp?

Dựa vào tác động của trợ cấp: gồm 2 loại:

+ Trợ cấp trực tiếp: là các biện pháp như: trợ giá xuất khẩu, thưởng xuất khẩu, miễn thuế, trả thuế…

Trang 9

+ Trợ cấp gián tiếp: các biện pháp xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học kĩ thuật

30 Chi phí cơ hội tăng dần là gì? Tại sao có CPCH tăng dần?

- Chi phí cơ hội tăng dần là để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa thì cần phải cắt giảm một lượng tăng dần các mặt hàng khác

- Có CPCH tăng dần vì tính thích hợp của các yếu tố sản xuất với từng mặt hàng Một yếu tố có thể được sử dụng hiệu quả trong sản xuất mặt hàng này nhưng kém hiệu quả hơn so với mặt hàng khác và tỷ lệ các yếu tố trong từng mặt hàng là khác nhau

31 Dạng của đường giới hạn khả năng sản xuất trong trường hợp trên? Tại sao?

- Là một đường cong lồi

- Vì CPCH chính là giá tương quan giữa 2 mặt hàng (tỷ lệ chuyển đổi cận biên) thể hiện qua độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất CPCH tăng dần => độ dốc tăng dần => cong lồi

32 Đường bàng quan là gì? MRS là gì? Ý nghĩa

- Đường bàng quan là tập hợp các điểm kết hợp tiêu dùng giữa các mặt hàng

mà ở đó thặng dư tiêu dùng thu được là như nhau

- MRS là độ dốc đường bàng quan, thể hiện sự thay thế hh này cho hh kia sao cho cùng một mức thặng dư tiêu dùng

33 Trường hợp tự cung tự cấp: các QG lựa chọn sản xuất ở đâu?

- Sản xuất ở điểm tiếp xúc giữa đường bàng quan và đường giới hạn khả năng sản xuất

34 Có thương mại xảy ra, các QG lựa chọn sx và tiêu dùng ở đâu?

- Sx ở điểm giao giữa đường giá quốc tế và đường giới hạn khả năng sản xuất

- Tiêu dùng ở điểm giao giữa đường bàng quan và đường Tỷ lệ trao đổi quốc tế

35 Nêu đặc điểm của hoạt động ngoại thương trong nền kinh tế mở quy mô nhỏ?

- Gía cả phụ thuộc vào giá cả quốc tế

Trang 10

- Trong nền kinh tế mở quy mô nhỏ, nếu mọi yếu tố khác cân bằng, thì sự thay đổi

về cung cầu sẽ dẫn tới sự thay đổi về số lượng hàng hóa XNK hơn là thay đổi về giá trong nước

- Xuất khẩu xảy ra khi giá thế giới > giá cả nội địa

- Nhập khẩu xảy ra khi giá thế giới < giá cả nội địa

36 CP Việt Nam quyết định tăng lương cơ bản cho người lao động Giả thiết

VN là 1 nền KT mở, quy mô nhỏ Tác động đến NK?

- Tăng lương => Tăng chi phí => Cung dịch về phía bên trái (Giảm) => Giảm Xuất Khẩu, Tăng NK

- Thu nhâp tăng => Cầu dịch sang phải (Tăng) => Tăng Nhập khẩu, Giảm XK

=> Điều chỉnh tỷ giá hối đoái

37 Phân biệt thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu

- Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu, có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:

 Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại

 Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường

 Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại

 Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ

 Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để

có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế

- Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu , có thể được dùng để:

 Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng

sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà

Ngày đăng: 26/06/2016, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w