Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
466,5 KB
Nội dung
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Thuế quan và các công cụ của chính sách thương mại quốc tế 1 2 MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc buôn bán giao lưu xuyên biên giới ngày càng phát triển và phổ biến ở khắp nơi. Thị trường thế giới ngày nay đang dần trở thành một thực thể thống nhất, trong đó các bộ phận thị trường gắn kết và phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Mỗi quốc gia khi gia nhập vào thị trường thương mại quốc tế chung ấy đều có những chính sách thương mại quốc tế (hay còn gọi là chính sách ngoại thương) phù hợp với mục tiêu và điều kiện phát triển của mình. Chính sách thương mại quốc tế được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế hành chính và pháp luật thích hợp mà mỗi chính phủ áp dụng để thực hiện các mục tiêu xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một đất nước trong một thời kỳ nhất định phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Trong phần này chúng tôi sẽ trình bày: • Khái quát về thuế quan và các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế mà các chính phủ thường sử dụng để quản lý các hoạt dộng thương mại quốc tế của quốc gia mình trong quan hệ thương mại với các quốc gia khác • Phân tích thuế quan nhập khẩu và tác động của nó đối với quốc gia nhập khẩu trên các khía cạnh: lơi ich của người sản xuất, người tiêu dùng, thu nhập của Nhà nước, lượng hàng hóa nhập khẩu, giá hàng nhập khẩu trong nước v.v… • Phân tích cân bằng tổng quát về thuế quan được gắn với nước nhỏ và một số phân tích khác về thuế quan. 3 I. Thuế quan: 1. Khái quát chung: 1.1. Khái niệm: Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu của mỗi quốc gia. 1.2. Phân loại : có 2 loại : • Thuế quan nhập khẩu : là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu • Thuế quan xuất khẩu : là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu So sánh 2 loại thuế quan: a. Giống nhau: • Đều tác động tới giá cả hàng hóa có liên quan • Đều sẽ giảm “lượng cầu quá mức” trong nước đối với hàng hóa có thể xuất/ nhập khẩu, đồng thời chúng sẽ tác động đến các điều kiện thương mại khác cũng như phân phối các loại lợi ích. Điều này đòi hỏi phải phân tích kỹ hơn qua các mô hình. b. Khác nhau: Thuế quan nhập khẩu Thuế quan xuất khẩu - Áp dụng cho hướng nhập khẩu - Giá cả trong nước của hàng hóa bị đánh thuế vượt quá giá cả quốc tế của hàng hóa đó => làm hạ thấp tương đối mức giá cả quốc tế của hàng hóa có thể nhập khẩu xuống so với mức giá cả trong nước - Áp dụng cho hướng xuất khẩu - Giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế vượt quá giá cả quốc tế của hàng hóa đó => làm hạ thấp tương đối mức giá cả trong nước của hàng hóa có thể xuất khẩu xuống so với mức giá cả quốc tế 1.3. Công thức tính: Thuế quan có thể được tính với nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn thuế quan nhập khẩu có thể tính như sau: 4 • Thuế quan tính theo một đơn vị vật chất của hàng hóa nhập khẩu. Đây là hình thức thuế đơn giản nhất, dễ tính toán vì nó không phụ thuộc vào giá cả hàng hóa thường có biến động: P 1 = P 0 + T a Với 0 P là giá nhập khẩu, T a là thuế tính theo đơn vị hàng hóa, P 1 là giá cả hàng hóa sau khi nhập khẩu. • Thuế quan tính theo giá trị hàng hóa là mức thuế tính theo tỉ lệ phần trăm (%) của mức giá hoàng hóa trả cho nhà xuất khẩu ngoại quốc: P 1 = 0 P x (1+t) Với P 0 , P 1 như trên, t là tỉ lệ % thuế đánh vào giá hàng. • Thuế quan hỗn hợp là thuế quan vừa tính theo một tỉ lệ % so với giá trị hàng hóa vừa cộng với mức thuế tính theo một đơn vị vật chất của hàng hóa. Có trường hợp thuế quan tính theo tỉ lệ phần trăm của mức giá hàng hóa được bán ở thị trường trong nước P 1 chứ không tính theo P 0 . Có thể dùng phép tính số học để chuyển hóa giữa 2 hình thức thuế quan nói trên. 1.4. Tác động của thuế quan xuất khẩu: Thuế quan xuất khẩu cũng làm tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng nó làm cho giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế cao hơn mức giá trong nước. Tuy nhiên tác động của thuế quan xuất khẩu nhiều khi lại trực tiếp đưa đến bất lợi cho khả năng xuất khẩu. Do quy mô xuất khẩu của một nước, thường là nhỏ hơn so với dung lượng của thị trường thế giới cho nên thuế xuất khẩu sẽ làm hạ thấp tương đối mức giá cả trong nước của hàng hóa có thể xuất khẩu so với mức giá cả quốc tế. Điều đó sẽ làm cho sản lượng trong nước của mặt hàng xuất khẩu giảm đi và sản xuất trong nước sẽ thay đổi bất lợi cho những mặt hàng này. Trong một số trường hợp, việc đánh thuế xuất khẩu không làm cho khối lượng xuất khẩu giảm đi nhiều và vẫn có lợi nhiều cho nước xuất khẩu, nếu như họ có thể tác động đáng kể đến mức giá quốc tế (thí dụ có sự độc quyền, như việc xuất khẩu sâm của triều tiên). Một mức thuế xuất khẩu cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các địch thủ cạnh tranh (trường hợp xuất khẩu cacao của Ghana). Chính vì vậy mà các nước công nhiệp phát triển hiện nay hầu như không áp dụng thuế xuất khẩu. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, người ta vẫn sử dụng 5 khá phổ biến thuế xuất khẩu, đặc biệt là để đánh vào các sản phẩm truyền thống nhằm tăng thêm lợi ích quốc gia. Thí dụ Zambia đã đánh thuế xuất khẩu đồng của mình theo nhiều mức thuế khác nhau, hoặc Brazin đánh thuế xuất khẩu mặt hàng cà phê. Các nước tổ chức OPEC tăng mạnh giá dầu mỏ xuất khẩu vào những năm 1974 và 1979 mà thực chất là đánh thuế xuất khẩu dầu mỏ (mặc dầu nó không được gọi như vậy) và đây chính là công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại của OPEC. Nhìn chung nhiều nước kém phát triển đánh thuế các mặt hàng khoán sản và nông sản, các mặt hàng truyền thống của họ đưa vào xuất khẩu. 2. Phân tích cân bằng cục bộ thuế quan nhập khẩu: Trong công cụ thuế quan thì thuế quan nhập khẩu có vai trò rất quan trọng và đến nay nó vẫn được sử dụng rất rộng rãi. Bởi vậy sự phân tích các tác động của thuế quan nhập khẩu đến hoạt động thương mại quốc tế và hoạt động kinh tế quốc tế nói chung, là cơ sở quan trọng để hiểu rõ các công cụ bảo hộ mậu dịch và toàn bộ chính sách thương mại của một quốc gia. Để rút ra tác động của thuế quan nhập khẩu, ta sẽ xem xét đồ thị sau: o Dc: cầu về hàng hóa X trong nội địa Việt Nam o Sc: cung về hàng hóa X trong nội địa Việt Nam o Ngành này của Việt Nam là nhỏ so với thế giới P Q Sc Dc 1 P N B A G M H R Sf Sf + T 2 Q 4 Q 3 Q 1 Q 0 6 Với điều kiện thương mại tự do, giả sử giá của X là 1 P , có: • Cầu về X là 1 P B đơn vị, trong đó: 1 P G đơn vị được sản xuất trong nước, GB đơn vị là nhập khẩu • Sf là đường cung hàng hóa X của nước ngoài ở thị trường Việt Nam Việt Nam đánh thuế nhập khẩu đối với hàng hóa X nhập khẩu => giá trong nước lúc này là 2 P , có: • Cầu về X là 2 P H đơn vị, trong đó: 2 P M đơn vị được sản xuất trong nước, MH đơn vị là nhập khẩu • Sf + T là đường cung hàng hóa X của nước ngoài tại thị trường Việt Nam => Việc đánh thuế đã gây ảnh hưởng: • Đối với tiêu dùng trong nước thì giảm BR đơn vị • Đối với sản xuất trong nước thì tăng GN đơn vị • Đối với hàng nhập khẩu thì giảm ( BR + GN) đơn vị Xét thặng dư của người tiêu dùng (được đo bằng diện tích nằm dưới đường cầu và trên mức giá hiện hành: • Trước khi đánh thuế, là: 1 ABP S • Sau khi đánh thuế, là: 2 AHP S Như vậy, thặng dư của người tiêu dùng đã giảm đi 12 HBPP S , do chuyển hóa thành các khoản khác, bao gồm: • Chính phủ thu được tiền thuế là MHRN S • Người sản xuất trong nước thu được thêm 12 MGPP S • Chi phí bảo hộ của nền kinh tế, tức là phần mất không của xã hội là HRBGMN SS + , trong đó: - GMN S là phần nguồn lực mà xã hội bị lãng phí do sản xuất thêm lượng hàng hóa X mà lẽ ra nó được nhập khẩu với chi phí thấp hơn. - HRB S là lợi ích ròng mà xã hội mất đi do giảm số lượng lượng hàng hóa X mà những người tiêu dùng định mua. Nhận xét: Sự phân tích cân bằng cục bộ thuế quan chỉ ra rằng: 7 1) Thông thường thuế quan nhập khẩu dẫn đến giá nội địa của hàng nhập khẩu cao lên, làm cho mức tiêu dùng nội địa giảm đi, sản lượng trong nước có điều kiện tăng lên do khối lượng hàng nhập khẩu bị giảm bớt. 2) Chính phủ là người nhận được khoản thu về thuế. 3) Có sự phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng sản phẩm nội địa (vì phải mua hàng với mức giá cao hơn) sang người sản xuất trong nước (vì nhận được mức giá cao hơn). 4) Thuế quan nhập khẩu dẫn đến sự kém hiệu quả vì gây ra những tổn thất hay còn gọi là chi phí bảo hộ. 3. Mối tương quan giữa thuế quan danh nghĩa và mức độ bảo hộ thực tế: 3.1. Khái niệm về thuế quan danh nghĩa: Trong Thương Mại Quốc Tế, việc bảo hộ nền sản xuất trong nước của mỗi quốc gia là rất cần thiết. Nó giúp cho các ngành sản xuất trong nước có thể phát triển một cách bền vững và an toàn trước sự cạnh tranh của các quốc gia khác. Một những công cụ rất hiệu quả trong chính sách bảo hộ sản xuất trong nước của các quốc gia đó là việc áp dụng “thuế quan danh nghĩa”. Thuế quan danh nghĩa là thuế quan được áp dụng đối với sản phẩm cuối cùng. Và người tiêu dùng là người chịu ảnh hưởng của thuế này. Nhưng có nhiều loại hàng hóa trung gian cũng được đưa vào mua bán quốc tế, nếu áp dụng thuế quan đối với hàng hóa trung gian thì lợi nhuận của ngành sử dụng các nguyên liệu này sẽ giảm xuống và toàn ngành sẽ không được bảo hộ. Bởi vậy, nhiều trường hợp người ta không đánh thuế hoặc đánh thuế rất ít so với đánh thuế vào sản phẩm cuối cùng để khuyến khích sản xuất trong nước, thí dụ nhập bông sợi tự do nhưng đánh thuế khá cao đối với quần áo. 3.2. Mức độ bảo hộ thực tế và mối tương quan giữa mức độ bảo hiểm thực tế và thuế quan danh nghĩa: Nếu thuế quan danh nghĩa là quan trọng đối với người tiêu dùng thì mức bảo hộ thực tế lại có ý nghĩa đối với nhà sản xuất vì nó cho biết việc bảo hộ ở mức độ nào để họ có thế cạnh tranh đối với hàng hóa nhập khẩu. Mức độ bảo hộ thực tế là tỷ lệ phần trăm giữa thuế quan danh nghĩa với phần gia trị gia tăng nội địa. Chính tỷ lệ này sẽ nâng cao thêm giá trị của đơn vị 8 sản phẩm cuối cùng. Tỷ lệ này nói lên mức độ bảo hộ thực tế cao hay thấp cho các ngành sản xuất trong nước. × 100 Mức bảo hộ thực tế (f) thường được tính theo công thức sau: hoặc • fi là mức độ bảo hộ thực tế trong trường hợp thứ i • V i là giá trị gia tăng trong ngành i khi áp dụng thuế nhập khẩu • V’ i là là giá trị gia tăng trong ngành i trong chế độ buôn bán tự do (không có thuế quan) • t là tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với sản phẩm cuối cùng. • t i là tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với sản phẩm trung gian trong trường hợp thứ i • a i là tỷ lệ giữa giá trị sản phẩm trung gian với sản phẩm cuối cùng khi không có thuế quan. Ví dụ: giả sử nguyên liệu đầu vào nhập khẩu để sản xuất một đôi giày là 100USD. Thuế nhập khẩu nguyên liệu là 5%. Giá đôi giày khi thương mại tự do là 200USD. Thuế nhập khẩu giày là 10%. Tính mức bảo hộ thực tế đối với việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất giày nói trên. C1: áp dụng công thức: Ta có: V = 200–100 = 100 V’ = (200+200 10%) – (100+100 5%) = 115 f = = =15% 9 C2: áp dụng công thức: fi = Ta có: a = =0,5. f = =15%. Những nhà kinh tế sử dụng thuế quan danh nghĩa quan tâm đến mức độ mà tại đó giá cả của hàng hóa đối với người tiêu dùng trong nước tăng lên do sự tồn tại của thuế quan. Tuy nhiên, khi sử dụng mức bảo hộ thực tế những nhà kinh tế quan tâm tới mức độ mà tại đó “giá trị gia tăng” trong ngành cạnh tranh nhập khẩu trong nước thay đổi bởi sự tồn tại của cấu trúc thuế quan toàn bộ. Trong ví dụ trên khi thương mại tự do (không có thuế quan) thì giá trị gia tăng là 100USD còn khi có thuế quan thì giá trị gia tăng là 115USD. Ngành này đã trải qua một sự gia tăng trong giá trị gia tăng của nó bởi thuế quan, và do vậy những nhân tố sản xuất (lao động và vốn) được sử dụng trong ngành giày da có khả năng nhận được thu nhập cao hơn so với trong tình trạng thương mại tự do. Do vậy, sẽ có một động lực kinh tế đối với những nhân tố sản xuất trong những ngành khác chuyển qua ngành giày da. Bởi mức độ bảo hộ thực tế là phần trăm thay đổi của giá trị gia tăng khi chuyển từ thương mại tự do đến bảo hộ mậu dịch. Vì vậy mức bảo hộ thực tế có tác dụng kích thích sản xuất trong nước. Cũng trong ví dụ trên giả sử bây giờ mức thuế chính phủ áp dụng đối với nguyên liệu sản xuất giày 0% sau đó chính phủ tăng thuế lên thành 5%; 10%; 20%; 30% và giữa nguyên thuế nhập khẩu giầy 10%. Ta có bảng số liệu sau: CP tăng dần thuế đánh trên nguyên vật liệu: t i t a i f 0% 10% 0,5 20% 5% 10% 0,5 15% 10% 10% 0,5 10% 20% 10% 0,5 0% 30% 10% 0,5 -10% 10 [...]... áp dụng các hàng rào kĩ thuật trên thế giới: Trong nhiều năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong các hoạt động thương mại quốc tế, các quốc gia đã và đang tăng cường xây dựng và thực hiện một chính sách bao gồm các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế Tuy nhiên trên thực tế, các nước... không biết sử dụng công cụ này một cách hợp lý d Dựa theo quan hệ giữa các quốc gia: Khi một quốc gia đánh thuế sẽ làm các bạn hàng ở vào vị trí bất lợi do tỷ lệ mậu dịch của họ bị giảm đi.Kết quả là các quốc gia bạn hàng cũng đánh thuế trừng phạt quốc gia kia và quá trình này diễn ra kéo dài, cuối cùng các quốc gia đều mất đi lợi ích thương mại Ngay cả khi quốc gia bị đánh thuế theo mức tối ưu để... sử dụng các quy định một cách thiên lệch giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài, qua đó biến chúng thành công cụ cạnh tranh có lợi cho nước chủ nhà trong quan hệ thương mại quốc tế Về mặt kinh tế những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hóa trên thị trường thế giới Hiện có đến 1/3 khối lượng buôn bán quốc tế gặp... lợi ích từ thương mại là lớn hơn lợi ích từ thuế quan. Thế giới là thể thống nhất và chỉ có thương mại tự do mới làm cho lợi ich thế giới là cực đại.Tuy nhiên trong thực tế khó có thể làm cho lợi ích thế giới max vì lợi ích các quốc gia là khác nhau và luôn có các mâu thuẫn xảy ra và đánh thuế là một trong những biện pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình Một ví dụ điển hình của việc đánh thuế trả đũa... hải quan nói riêng; sắp xếp lại tổ chức bộ máy cơ quan thuế, đào tạo và đào tạo lại công chức 17 ngành thuế quan theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp; xây dựng hệ thống quản lý đạt chuẩn ISO 9001 II Các công cụ khác của chính sách thương mại quốc tế: 1 Hạn ngạch (Quota): 1.1 Khái niệm: Hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất... phối đáng kể đối với cầu thế giới của hàng hóa nhập khẩu Thuế quan có thể có những ảnh hưởng tiêu cực Thuế quan cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa và do đó làm giảm lượng hàng hóa được tiêu thụ Thuế quan cao cũng sẽ kích thích tệ nạn buôn lậu Thuế quan càng cao, buôn lậu càng phát triển Thuế xuất khẩu làm tăng giá hàng hóa trên thị trường quốc tế và giữ giá thấp hơn ở thị trường nội... hưởng mức thuế suất có lợi hơn hoặc chỉ cần khai đặc tính của loại hàng hóa có thuế suất thấp, nhưng sau khi nhập khẩu sẽ cải tạo, thay đổi kết cấu thành loại hàng hóa có trị giá thương mại cao hơn Do vậy, cần tiếp tục sửa đổi các biểu thuế suất 2) Cần ban hành ngay các loại thuế như: thuế chống bán phá giá, thuế hạn ngạch, thuế phản kháng, thuế chống trợ cấp để chống lại "cuộc chiến thương mại" được... lượng mất mát do số lượng sụt giảm ở nước A, vùng a và b, thấp hơn so với cái mất mát ở đất nước nhỏ, nơi mà giá cả thế giới không thay đổi khi thuế quan được đưa vào Thêm vào đó, sự sụt giảm 13 trong giá cả quốc tế do việc đưa thuế quan vào có nghĩa là nước xuất khẩu sẽ phải chịu một phần thuế quan b Dựa vào phân phối thu nhập: Việc đưa ra thuế quan sẽ dẫn đến một sự dịch chuyển trong nhu cầu bởi... cân thương mại trở nên ít âm hơn (có nghĩa là sự thâm thủng mậu dịch sẽ giảm xuống) hoặc trở nên thặng dư Tuy nhiên vẫn còn có nhiều ý kiến bất đồng với quan điểm trên và cho rằng thuế quan là hoạt động vụ lợi làm cán cân thương mại không được cải thiện và sụt giảm phúc lợi xã hội.Tất nhiên luôn có hai mặt của một sự vật và thuế quan cũng có những tác hại nhất định của nó nếu ta không biết sử dụng công. .. thuế quan sẽ mang lại thu nhập thuế cho nước đánh thuế Nhưng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, thuế quan lại làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới Thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ thị trường nội địa, đặc biệt là bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ Thuế quan nhập khẩu sẽ làm tăng giá hàng hóa, do vậy sẽ khuyến khích các . các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế mà các chính phủ thường sử dụng để quản lý các hoạt dộng thương mại quốc tế của quốc gia mình trong quan hệ thương mại với các quốc gia. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Thuế quan và các công cụ của chính sách thương mại quốc tế 1 2 MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện. quan nhập khẩu đến hoạt động thương mại quốc tế và hoạt động kinh tế quốc tế nói chung, là cơ sở quan trọng để hiểu rõ các công cụ bảo hộ mậu dịch và toàn bộ chính sách thương mại của một quốc