Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA

56 585 1
Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA” 1 MỤC LỤC M C L CỤ Ụ 2 L I M UỜ ỞĐẦ 3 CH NG I: AFTA VÀ NH NG QUY NH CHUNG V C I CÁCH THU QUAN ƯƠ Ữ ĐỊ Ề Ả Ế TRONG KHUÔN KH AFTAỔ 5 I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT V KHU V C M U D CH T DO ASEANỀ Ự Ậ Ị Ự 5 1. T hi p nh u ãi th ng m i ASEAN (PTA) n CEPT - s hình th nh AFTA.ừ ệ đị ư đ ươ ạ đế ự à 5 2. Các m c tiêu c b n c a AFTAụ ơ ả ủ 8 II. VAI TRÒ VÀ N I DUNG C I CÁCH THU QUAN TRONG KHUÔN KH AFTA.Ộ Ả Ế Ổ 9 1. Vai trò c a c i cách thu quan.ủ ả ế 9 2. N i dung c i cách thu quan trong quá trình th c hi n AFTA.ộ ả ế ự ệ 10 CH NG II: TH C TR NG GIA NH P AFTA C A VI T NAMƯƠ Ự Ạ Ậ Ủ Ệ 15 I.QUAN H TM HOÁ VI T NAM – ASEAN:Ệ Ệ 15 1.Tình hình chung ASEAN 15 II. N I DUNG CÁC CH NG TRÌNH C I CÁCH THU QUAN TRONG QUÁ Ộ ƯƠ Ả Ế TRÌNH TH C HI N AFTA VI T NAM.Ự Ệ Ở Ệ 17 1. H th ng thu Vi t Nam tr c khi th c hi n AFTAệ ố ế ệ ướ ự ệ 17 2. C i cách thu n i a Vi t Namả ế ộ đị ở ệ 17 3. N i dung c i cách thu xu t nh p kh u c a Vi t Namộ ả ế ấ ậ ẩ ủ ệ 20 CH NG III: XU H NG C I CÁCH THU QUAN C A VI T NAMƯƠ ƯỚ Ả Ế Ủ Ệ 28 I.THU N L I KHÓ KH N KHI VI T NAM GIA NH P AFTAẬ Ợ Ă Ệ Ậ 28 1.XU H NG C I CÁCH:ƯỚ Ả 31 2. Nh ng bi n pháp h ng t i nh m thúc y th c hi n CEPT/ AFTAữ ệ ướ ớ ằ đẩ ự ệ 32 III. KI N NGH XU T:Ế ỊĐỀ Ấ 37 K T LU NẾ Ậ 55 DANH M C TÀI LI U THAM KH OỤ Ệ Ả 56 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện ngày nay, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới và đang cuốn hút toàn thể nhân loại hoà vào dòng chảy của nó. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho các quốc gia đang phát triển, nhưng cũng đặt mỗi nước phải đối mặt với không ít khó khăn, trong đó vấn đề xoá bỏ hàng rào thuế quan nhằm thực hiện tự do hoá thương mại toàn cầu đang là một thách thức to lớn. Việc cắt giảm thuế quan không chỉ ảnh hưởng đến tính hệ thống của chính sách thuế nói chung mà điều quan trọng hơn, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các Đông Nam Á (ASEAN) và cam kết bắt đầu thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực (CEPT) do khối Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996, hoàn thành vào năm 2006. Tham gia AFTA và hoạt động trong ASEAN, Việt Nam đồng thời là thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), đã gia nhập diễn dàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ký kết Hiệp định Thương mại Hoa kỳ tại Washington có hiệu lực kể từ ngày 13/7/2000 và đang đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam hội nhập các tổ chức kinh tế quốc tế trong một bối cảnh mới, trước những thách thức mới.Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế phát triển còn ở mức thấp, đang trong quá trình chuyển đổi. Hội nhập mang lại sự tăng trưởng, phát triển, nhưng phải đối đầu với những vấn đề phát sinh do hội nhập, cạnh tranh, thậm chí do khủng hoảng kinh tế - tài chính gây ra đối với nền kinh tế của đất nước. Ảnh hưởng của sự hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là quan trọng, nhưng nói chung thì nó không thâu tóm được những ảnh hưởng đối với từng ngành, đặc biệt đối với ngoại thương. Toàn cầu hoá với quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, không ngừng. Nó không đơn thuần là xu hướng, mà là xu hướng hối thúc các nước hội nhập mạnh hơn cả về kinh tế, sản xuất, buôn bán, công nghệ, bảo vệ môi trường… Các lực lượng kinh tế, chính trị và công nghệ mạnh nắm chắc hầu hết các nền kinh tế quan trọng của thế giới đang gia tăng thúc giục sự hội nhập toàn cầu của các nền kinh tế. Một nền kinh tế toàn cầu, cũng đòi hỏi trật tự chính trị thế giới ứng với nó. Kinh tế toàn cầu về mặt lô gíc biện chứng sẽ làm cho nhiều quyết định quốc gia về chính sách sản xuất, tài chính, thương mại, đầu tư, viện trợ Nhà nước vv được đặt trong sự thoả thuận quốc tế, trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. Quốc tế còn bàn và quyết định cả những vấn đề về trốn thuế, chiếm đoạt bản quyền, tội phạm xuyên biên giới, rửa tiền, tham nhũng. WTO khởi xướng một vòng đàm phán toàn cầu mới, vòng đàm phán thiên niên kỷ bắt đầu với Hội nhập Bộ trưởng của các nước thành viên WTO họp vào tháng 11/1999. Mục đích đàm phán là mở rộng thị trường một cách đáng kể trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, hàng nông nghiệp, minh bạch trong mua sắm của chính phủ, đẩy nhanh tự do hoá thuế quan. 3 Ngay cả trong APEC, nhiều vấn đề về kinh tế - thương mại quốc tế như các vấn đề về nông nghiệp, dịch vụ, thuế quan hàng công nghiệp, thương mại điện tử, thuận lợi hoá thương mại, đã được Hội nghị Cấp cao ở Newzealand đẩy nhanh hơn về tự do hoá và chuyển sang để đàm phán trong khuôn khổ WTO. Khi vòng đàn phán thiên niên kỷ mới bắt đầu, khả năng gia nhập WTO của một nước sẽ khó khăn hơn; các quy định của WTO về kinh tế - thương mại quốc tế sẽ càng chặt chẽ hơn, luật chơi mới cho thương mại thế giới trong thế kỷ 21 sẽ càng nghiêm khắc hơn. Toàn cầu hoá dẫn đến siêu cạnh tranh trong thương mại. Việc hạ thấp các hàng rào bảo hộ đẩy các nền kinh tế vào cạnh tranh toàn cầu. Trong bối cảnh này, việc cải cách thuế quan ở Việt Nam theo những quy định chặt chẽ và cụ thể của Hiệp định CEPT đòi hỏi phải cân nhắc tính toán kỹ lưỡng để thực hiện AFTA một cách có lợi và phù hợp nhất. Do vậy, nghiên cứu đề tài “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA” nhằm khái quát hoá những thay đổi về thuế nội địa và tiến hành thực hiện giảm thuế nhập khẩu theo chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn không chỉ đối với việc Việt Nam tham gia ASEAN, mà đối với việc nước ta tham gia APEC, gia nhập WTO. Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong khoá luận này gồm duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp và phân tích, kết luận những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận. Khoá luận tốt nghiệp cũng vận dụng các quan điểm, đường lối phát triển chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu. Bố cục khoá luận tốt nghiệp Nội dung chính của khoá luận tốt nghiệp được chia làm 3 chương: Chương I: AFTA và những quy định chung về cải cách thuế quan trong khuôn khổ AFTA Chương II. Thực trạng gia nhập AFTA của Việt nam Chương III. Xu hướng cải cách thuế quan của Việt nam Ngoài ra, còn có Lời nói đầu và kết luận. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Khải, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ em. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa kinh tế ngoại thương và những người đã ủng hộ, nhiệt tình góp ý kiến để em hoàn thành luận văn này. 4 CHƯƠNG I: AFTA VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CẢI CÁCH THUẾ QUAN TRONG KHUÔN KHỔ AFTA I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN 1. Từ hiệp định ưu đãi thương mại ASEAN (PTA) đến CEPT - sự hình thành AFTA. Ngay từ thời kỳ đầu, các nước ASEAN đã thấy được tầm quan trọng to lớn, vì thế đã chú trọng xây dựng, tăng cường liên kết kinh tế nói chung, thương mại nói riêng giữa các nước trong khối. Hiệp định ưu đãi thương mại là văn kiện quan trọng đầu tiên của ASEAN nhằm tiến tới tự do hoá buôn bán khu vực. Hiệp định này không đặt ra những mục tiêu đặc biệt như các hiệp định ưu đãi buôn bán khác của các nước đang phát triển, mà cố gắng thiết lập một cơ chế giúp hoạt động thương mại trong phạm vi ASEAN được tự do hoá từng bước, phù hợp với khả năng của thành viên. Ban đầu, các nước thực hiện ưu đãi với từng sản phẩm được lựa chọn theo phương pháp lập bảng ma trận và phương pháp tự nguyện. Theo Hiệp định, tổng số 71 mặt hàng được ưu đãi, trong đó 21 mặt hàng được hưởng quy chế của PTA theo phương pháp ma trận và 50 mặt hàng theo phương pháp tự nguyện. Sau năm 1980 các nước ASEAN hướng vào tự do hoá thương mại hơn nữa, chuyển từ phương pháp tự nguyện và lựa chọn từng sản phẩm sang ưu đãi toàn bộ với mọi thành viên, hiệu quả hơn. Mức giảm 20% thuế cho tất cả các thành viên được thông qua đối với 6000 sản phẩm với giá trị dưới 500.000 USD. Mức giới hạn này tăng dần từ 500.000USD lên 1 triệu, sau đó là dưới 10 triệu. Năm 1984 người ta chấp nhận giảm 20 - 25% thuế đối với tất cả các sản phẩm có giá trị buôn bán vượt 10 triệu USD. Tới tháng 6 -1986, có tất cả 12647 sản phẩm của nước ASEAN được hưởng ưu đãi theo PTA. Một nửa số nước này giảm thuế 20 - 25% các hàng khác nhau. Giới hạn ưu đãi thuế trung bình đối với từng quốc gia khác nhau. Ví dụ: Singapore có chế độ tự do hoá thương mại rộng rãi nên ngay từ trước khi thực hiện PTA, nhiều mặt hàng nhập khẩu đã không bị đánh thuế. Hầu như 95% mặt hàng nằm trong Danh mục ưu đãi của Singapore đã có thuế suất ở mức 0%, khiến cho tỷ lệ miễn giảm trung bình là 2,3% Mặc dù vậy, cho tới trước Hội nghị Cấp cao Manila, quá trình thực hiện PTA tiến triển hết sức chậm chạp. Vẫn còn rất nhiều mặt hàng nằm ngoài danh sách PTA. Nguyên nhân đầu tiên là thái độ thiếu tin cậy lẫn nhau giữa các nước trong quá trình thực hiện PTA. Sau khi cam kết cắt giảm thuế, các nước ASEAN tìm cách khai thác những biện pháp khác tạo ra hàng rào phi thuế quan nằm bảo vệ những quyền biện pháp kháo tạo ra hàng rào phi thuế quan nằm bảo vệ những quyền lợi của mình, cản trở quan hệ buôn bán giữa các nước thành viên. Do vậy, tỷ trọng các mặt hàng được hưởng quy chế PTA rất thấp. Năm 1987, trong số 1278 mặt hàng đưa vào danh sách PTA chỉ có 322 mặt hàng hàng (2,6%) thực sự được bảo đảm bằng ưu đãi về thuế. Tương ứng với số lượng mặt hàng này là 19% tổng giá trị buôn bán nội bộ ASEAN. Hơn nữa, những mặt hàng có giá trị buôn bán nội bộ ASEAN. Hơn nữa, những mặt 5 hàng có giá trị buôn bán lớn chiếm một tỷ lệ cao trong danh sách những mặt hàng bị hạn chế (ở Malaysia tỷ lệ này là 60 - 80%) Mặc dù quan hệ buôn bán nội bộ ASEAN tăng nhanh xét về tỷ trọng của nó trong tổng số thương mại thời kỳ đầu những năm 80, nhưng điều đó không phải là kết quả thực hiện PTA. Buôn bán trong nội bộ ASEAN tăng chủ yếu là do tăng buôn bán dầu lửa. Dầu lửa chiếm tới 50% giá trị buôn bán giữa các nước này, nên dầu là yếu tố chính trong tăng buôn bán khu vực. Còn trên thực tế, tác động của PTA ở đây rất hạn chế. Tỷ lệ buôn bán dựa trên PTA chiếm 5% tổng giá trị ngoại thương. Đó là nguyên nhân thứ nhất. Nguyên nhân thứ hai là việc cắt giảm thuế chưa đạt tới mức độ cần thiết để tạo ra những kích thích mạnh mẽ việc buôn bán. Các nước dường như chỉ ưu đãi các mặt hàng với vai trò ít quan trọng trong buôn bán quốc tế và khu vực. Ví dụ, Thái Lan dành sự ưu đãi lớn cho việc nhập khẩu gỗ, mặt hàng mà nước này không hề nhập. Cũng như vậy, các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh lớn cũng không được ưu đãi. Trong khi đó, việc giảm thuế chỉ hướng vào các ngành khá nhỏ. Nhận thấy quan hệ hợp tác kinh tế bắt đầu rơi vào trạng kém khả quan, bó hẹp trong những mục tiêu ngắn hạn, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ ba năm 1989 tại Manila đã nhấn mạnh tới một số vấn đề gây cấn cản trở việc thực hiện PTA. Tại hội nghị này, các vấn đề về việc hoàn thiện PTA đã được thảo luận. Các nước thành viên cam kết thực hiện cắt giảm số lượng mặt hàng nằm trong danh mục hạn chế chỉ còn lại 10% và giá trị của chúng không vượt quá 50% tổng giá trị buôn bán trong khu vực. Thủ tục đưa các mặt hàng mới vào danh sách được ưu đãi của PTA cũng thay đổi từ việc xem xét hàng năm sang chương trình 5 năm (từ 1988 đến 1992). Sau một thời gian thực hiện chương trình này, đã có một số tiến bộ. Số mặt hàng ưu đãi tăng, mức tăng thay đổi theo từng nước. Tuy nhiên, không phải cả các nước đều thực hiện đầy đủ và cho đến thời điểm đó, sự đóng góp của PTA đối với buôn bán trong khu vực, xét về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ trọng vẫn còn ít. Mắc tăng nhapạ khẩu và xuất khẩu giữa các nước còn thấp. Ví dụ tỷ trọng xuất khẩu của Indonesia tới các thành viên theo PTA chỉ tăng từ 1,4% năm 1986 lên 3,5% năm 1989. Trong khi đó tỷ trọng nhập khẩu còn thấp hơn, từ 1,2% lên 1,6%. Tuy nhiên nhịp độ tăng trưởng này cũng vào loại khá so với mức tăng trưởng chung của toàn thế giới. Nhìn chung, tuy có một số tiến bộ nhưng tốc độ tự do hoá thương mại thực hện trong khuôn khổ PTA vẫn còn rất chậm và hạn chế. Những biện pháp mở rộng buôn bán thực chất chỉ là những biện pháp nhằm những mục tiêu ngắn hạn. Do vậy, các nước thành viên ASEAN thấy cần thiết phải có một cơ chế hợp tác mang tính thể chế, thống nhất tiêu chí phối hợp hành động, tăng mức ưu đãi, đơn giản hoá các thủ tục, nhắm tới những mục tiêu xa hơn. Nhất là sau chiến tranh lạnh, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của hàng loạt các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Âu, các quốc gia ASEAN ngày càng có nhều đối thủ cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài và cạnh tranh thương mại. Các nền kinh tế ASEAN đứng trước những thách thức mới do sự xuất hiện của những tổ chức hợp tác khu vực hơn hẳn về quy mô, tiềm năng và trình độ phát triển như EU, NAFTA. 6 Trước sức ép của chủ nghĩa khu vực và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều dấu hiệu làm mất đi các lợi thế cạnh tranh của các nước ASEAN, buộc các nước ASEAN phải có sự thống nhất phối hợp hành động, nỗ lực tìm những biện pháp thúc đẩy nhanh chóng buôn bán nội bộ và tự do hoá quan hệ thương mại. Hàng loạt cuộc gặp gỡ giữa các quan chức chính phủ ASEAN đã diễn ra nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trên. Ngày 28/1/1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 diễn ra tại Singapore, các nước thành viên ASEAN đã chính thức ký kết các văn kiện thành lập AFTA. Một trong những văn kiện quan trọng nhất đối với việc thành lập AFTA là Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung dành cho AFTA (CEPT). Trên nguyên tắc, Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã được thông qua tháng 10 - 1991 thay thế choi PTA. Theo hiệp định CEPT , các nước ASEAN thoả thuận giảm thuế quan trong thương mại nội bộ ASEAN xuốn còn từ 0% đến 5%, loại bỏ các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan, đồng thời tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quan. Chương trình thực hiện CEPT ban đầu được dự kiến kéo dài trong vòng 15 năm, bắt đầu từ 1/3/1993, hoàn thành vào 1/1/2008. Tuy nhiên, với những kết quả khả quan theo hướng đẩy mạnh tự do hoá thương mại của các vòng đàm phán U rugoay, trước những bước tiến nhanh của Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và kế hoạch tự do hoá thương mại đầy tham vọng nhưng cũng rất khả thi của Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 26 họp tại Thái Lan (tháng 9/1994), các nước ASEAN đã thống nhất về nguyên tắc sẽ hoàn thành thực hiện AFTA sớm hơn, kết thúc vào năm 2003. Quyết đinh này đã được chính thức hoá tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần IV họp vào tháng 9/1995 tại Bangkok. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN chính thức lần thứ VI họp tại Hà Nội tháng 12/1998, các nước ASEAN đã thống nhất đẩy nhanh hơn nữa tiến trình thực hiện AFTA. Tổng thư ký hiệp hội các nước Đông Nam Á Rodoflo Severino đề nghị ASEAN nên đẩy nhanh thời hạn chót đề ra đến hết năm 2010 phải xoá bỏ mọi hàng rào thuế quan nhằm đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng tăng vào đầu tư. Phát biểu tại diễn đàn thông tin tại Manila, Ông Severino cho biết nếu đợi đến năm 2010 ASEAN mới dỡ bỏ mọi hàng rào thuế quan trong khi các nước đưa ra thời hạn chót mới vì cho rằng thời hạn này sẽ do các nước thành viên ASEAN đề ra. Năm 1993, ASEAN đã đề ra một kế hoạch giảm thuế quan để thành lập khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), kế hoặch AFTA đã đạt một bước lớn hồi tháng 1/2002 khi 6 nước thành viên cũ ASEAN và cũng là 6 nước ký AFTA đầu tiên là Brunây, Inđonêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan đã giảm thuế quan ở mỗi nước xuống từ 0-5%. Sáu nước này chiếm hơn 96% kim ngạch thương mại trong khu vực. Mục tiêu giảm thuế xuống từ 0-5% đã được các nước ASEAN đẩy nhanh gấp đôi, một phần là để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã đẩy khu vực này rơi vào suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định lấy năm 2010 là năm huỷ bỏ hoàn toàn thuế đối với buôn bán của các nước thành viên cũ trong ASEAN. Trong khi thời hạn chót đối với các nước thàh viên mới là vào năm 2015. Mức thuế trung bình đối với hàng hoá buôn bán trong 7 khu vực ASEAN ước tính vào khoảng 3,5%, giảm so với 12,76% khi AFTA được khởi xướng năm 1993. Theo hiệp định tự do thương mại ASEAN, những hàng hoá buôn bán giữa các nước thành viên ASEAN được miễn thuế nếu những mặt hàng này có tỉ lệ nội địa ít nhất 40%. Ông Severino cho biết các nước thành viên ASEAN nên đề ra thời hạn chính xác hơn để các nước này giảm thuế xuống 0% với tốc độ nhanh hơn. Ông cho biết ngoài thời hạn chót là năm 2010-2015 để các nước thành viên cũ và mới trong ASEAN bãi bỏ hoàn toàn thuế, một tiêu chuẩn khác để thực hiện kế hoạch AFTA là vào năm 2003 giảm xuống 0% thuế đối với các mặt hàng hiện bị đánh thuế tới 60%. Ông cho rằng ASEAN sẽ phải tăng cường nỗ lực hội nhập khu vực do các khu vực khác nên nỗ lực bãi bỏ hàng rào phi thuế quan đối với buôn bán trong khu vực , trong đó có các quy định kiểm dịch y tế và phân phối độc quyền . Kim ngạch thương mại trong khu vực Châu á, đạt hơn 700 tỉ USSD. Các nhà lãnh đạo ASEAN đang có kế hoạch thành lập một khu vực tự do thương mại Đông á lớn bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật bản và Hàn Quốc, trở thành một thị trường gồm hơn 2 tỉ người. Bằng cách tạo dựng nền tảng thuế quan chung trong khuôn khổ AFTA, các quốc gia thành viên ASEAN sẽ có thể tạo ra được sự tương hợp, phát huy được lợi thế so sánh của mình trong quá trình tổ chức sản xuất và phân công lao động khu vực. 2. Các mục tiêu cơ bản của AFTA AFTA được thiết lập nhằm vào các mục tiêu cơ bản sau đây: Tự do hoá thương mại nội bộ ASEAN Đây là mục tiêu đầu tiên, được thực hiện bằng cách loại bỏ hàng rào thuế quan và phí thuế quan, nhờ đó sẽ mang lại cho các quốc gia ASEAN một thị trường rộng hơn, thị phần thương mại lớn hơn. Có thể thấy rằng công nghiệp hoá đã làm tăng nhanh chóng quy mô buôn bán giữa các nền kinh tế ASEAN. Người ta tính rằng, vào đầu những năm 90, phần xuất khẩu nội bộ ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm nước này đã đạt khoảng 20%. Khuynh hướng liên kết thương mại khu vực ngày càng trở nên mạnh mẽ. Hơn nữa, do đặc tính hướng ngoại của nền kinh tế ASEAN, các nền kinh tế này sẽ thuận lợi hơn trong việc tiến tới tự do hoá. Điều này mặc dù không thể giúp các quốc gia thành viên ASEAN đạt được những thoả thuận thương mại lớn cho thị trường khu vực như EU, AFTA, song chí ít nó cũng hỗ trợ cho các quốc gia này đẩy nhanh tăng trưởng, thay đổi cơ cấu, bổ sung lẫn nhau theo hướng trở thành một đối tác cạnh tranh có ưu thế so với các thị trường khu vực khác. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Đây là mục tiêu trọng tâm của AFTA. AFTA sẽ tạo dựng một thị trường thống nhất trong ASEAN, cho phép thúc đẩy quá trình hợp lý hoá, chuyên môn hoá sản xuất trong nội bộ khu vực, phát huy và khai thác các thế mạnh của nền kinh tế thành viên. Thực hiện mục tiêu này nằm giải quyết ba vấn đề: - Phân công lao động quốc tế trong toàn bộ nền kinh tế ASEAN nói chung, trong từng ngành sản xuất nói riêng, thúc đẩy các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào ASEAN. Thông qua AFTA, các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng các quy chế ưu đãi đầu tư ở tất cả các thành viên. 8 - Tăng đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN. Đó là nhờ kết quả mậu dịch giữa các nước thành viên tăng lên theo AFTA và do đó kích thích các công ty Nhật , Mỹ, EU và NICs đầu tư trực tiếp nhiều hơn nữa để giữ thị trường này thay vì trước đây họ thường cung ứng từ các cơ sở sản xuất ngoài ASEAN. - Tăng sự lớn mạnh của chính thị trường nội địa khu vực nhờ sự tăng lên của sức mua thị trường khu vực ASEAN. Với định hướng phát triển ra ngoài khu vực trên cơ sở liên kết thị trường bên trong AFTA, ASEAN hoàn toàn có thể kỳ vọng ở khả năng đẩy mạnh thế thương lượng cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là phát triển trong xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu. AFTA là nấc thang quan trọng đầu tiên trên đường tiến tới thực hiện sự hợp tác toàn diện về kinh tế giữa các nước ASEAN. Trước những biến động của bối cảnh quốc tế, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực vừa qua, AFTA buộc phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và có thể sẽ không dừng lại ở một khu vực mậu dịch hay liên minh thuế quan, mà trong tương lai nó sẽ có thể được tiếp tục phát triển thành một liên minh tiền tệ, một liên minh kinh tế. II. VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH THUẾ QUAN TRONG KHUÔN KHỔ AFTA. 1. Vai trò của cải cách thuế quan. Để thấy được vai trò của cải cách thuế quan, trước hết xét tác động của việc duy trì hệ thống thuế quan có thuế xuất cao đối với các hoạt động kinh tế. Thuế quan với thuế suất cao làm tăng đáng kể giá hàng nhập khẩu, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất nội địa tăng giá hàng của mình bằng mức giá sau thuế cua hàng nhập khẩu cùng chủng loại. Giá hàng hoá trong nước tăng, người tiêu dùng chịu thiệt. Đồng thời, dẫn tới tình trạng sử dụng không hiệu quả các nguồn lực kinh tế, do các ngành được bảo hộ sẽ có khả năng chi trả cao hơn lao động, đất và vốn so với các ngành không được hay được bảo hộ ở mức thấp hơn. Điều này không chỉ làm tăng giá các nguồn tài nguyên khan hiếm mà việc phân bổ chúng cũng không chính xác vì những dòng tài nguyên này sẽ chảy sang các lĩnh vực kém hiệu quả hơn của nền kinh tế. Như vậy, thuế quan cao tác động tới toàn bộ nền kinh tế, tới giá các mặt hàng chịu thuế và phổ biến hơn là giá các yếu tố sản xuất. Ngoài gia các nhà sản xuất cà cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho xuất khẩu sẽ phải chịu tác động mạnh bởi vì thuế cao sẽ làm tăng chi phí tiêu thụ hàng hoá, trong khi đó giá xuất khẩu đựoc định bằng mức cạnh tranh quốc tế, như vậy lợi nhuận sẽ giảm. Nói cách khác, thuế quan cao có tác động hạn chế xuất khẩu. Để hạn chế tác động tiêu cực của chế độ bảo hộ bằng hàng rào thuế quan cao, các quốc gia đã tiến hành cải cách thuế quan và áp dụng hệ thống thuế quan “thấp và đồng nhất”. Đây là một hệ thống thuế mà khoảng cách giữa mức thuế suất cao nhất và thấp nhất có xu hướng thu hẹp và thuế xuất trung bình giảm dần xuống tưới mức hợp lý. Cải cách thuế quan theo hướng này đã được áp dụng trong suốt những năm 80 tại Châu Mỹ - La Tinh, Châu Á, Châu Phi và gần đây là ở Đông Âu. 9 Vòng đàm phán Urugoay và cá thoả thuận thương mại khu vực như CEPT/AFTA đã tạo thêm động lực cho quá trình cải cách này. Cải cách thuế quan theo cơ chế “ thấp và đồng nhất” đem lại nhiều lợi ích khách nhau: - Tăng cường buôn bán và hợp tác kinh tế quốc tế. - Khuyến khích các nước tích cực tham gia vào phân công lao động quốc tế. - Xoá bỏ chinh xác bảo hộ các ngành kinh tế kém hiệu quả. - Ngoài ra thuế quan thấp còn hạn chế tình trạng nhập khẩu bất hợp pháp trốn thuế. Thực vậy, nếu thuế suất cao, các thương gia có thể trốn thuế bằng cách buôn lậu hay những phương thức bất hợp pháp khác nhau như khai gian, khai giảm ( gian lận thương mại). Nếu thuế suất giảm, lượng hàng nhập khẩu hợp pháp có thể tăng vì mắc độ rủi do cao trong buôn lậu lớn hơn việc nhập khẩu hợp pháp. Đồng thời qua giảm thuế, chúng ta có thể hạn chế các hoạt động thương mại bất hơp pháp mà không cần thực hiện qua các hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hoá, chứng từ và các quy định hành chính khác; do đó giảm bớt được tình trạng nhũng nhiễu, gây lãng phí thời gian và tiền của các thương gia cũng như các nhà chức trách. Tóm lại, việc cắt giảm thuế quan hiện nay trong nền kinh tế thế giới có vai trò hết sức quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế của hàng rào thuế quan cao và tăng cường các tác động tích cực của hệ thống thế quan ‘ thấp và đông nhất”. 2. Nội dung cải cách thuế quan trong quá trình thực hiện AFTA. Cơ chế chủ yếu thực hiện AFTA là tham gia Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Phần này sẽ tập trung nghiên cứu nội dung cải cách thuế quan theo CEPT. 2.1. Những quy định chung của CEPT về cải cách thuế quan Mục tiêu của Hiệp định CEPT ban đầu (CEPT - 1992) chỉ là giảm toàn bộ thuế suất nộ bộ thương mại ASEAN xuống mức từ 0 - 5 % vào tháng 1 năm 2008. Các sản phẩm được chia thành 3 nhóm: giảm nhanh, giảm thông thường và nhóm loại trừ tạm thời. Trong số 44095 mặt hàng được trình cho ban thư ký ASEAN vào tháng 12 năm 1993, có 14855 mặt hàng thuộc nhóm giảm nhanh, 25918 mặt hàng thuộc nhóm giảm thông thường và 3322 mặt hàng thuộc nhóm còn lại. Các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến không được đưa vào Hiệp định CEPT -1992. Tháng 12 năm 1995, Hiệp định CEPT đã có những sửa đổi lớn bao gồm: - Xây dựng lại danh mục các hàng hoá loại trừ tạm thời. - Mở rộng phạm vi hàng hoá tham gia CEPT, gồm cả các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến. - Thành lập nhóm các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm. Các mặt hàng này được áp dụng một cơ chế tự do hoá riêng. - Rút ngắn thời gian hoàn thành AFTA trước 5 năm, tức là kết thúc vào năm 2003. Đến tháng 12 năm 1995, có khoảng 89% toàn bộ các sản phẩm xuất nhập khẩu thuộc Danh mục giảm thuế nhanh và giảm thông thường 7,1% thuộc Danh mục loại trừ tạm thời và 2,9% là các sản phẩm nông nghệp chưa chế biến ( gồm cả các loại sản phẩm nhạy cảm). 1% còn lại thuộc Danh mục loại trừ hoàn toàn, không tham gia CEPT. Dự tính đến năm 2003 sẽ có 99% các sản phẩm xuất nhập khẩu được đưa vào CEPT. 10 [...]... rằng trong tiến trình tham gia hội nhập biểu thuế nhập khẩu của Việt nam vẫn thực hiện chức năng bảo hộ và thu NTNS là chủ yếu Tình hình trên đã gây khó khăn cho Việt nam trong quá trình xây dựng lịch trình cắt giảm thuế quan 3.3 Thực trạng thực hiện tiến trình cải cách thuế xuất nhập khẩu theo Hiệp định ưu đãi thuế quan của AFTA (CEPT) Năm 1995, sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã đệ trình Ban Thư... cách thuế quan thuế XNK là tất yếu để hội nhập 3.2.2 Tiến trình cải cách thuế xuất nhập khẩu để thực hiện AFTA của Việt nam Thuế XNK sau khi tham gia hội nhập khu vực ASEAN – thực hiện AFTA Để phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế quan, tháng 10 năm 1995 Nhà nước đã sửa đổi khung thuế suất nhập khẩu một số mặt hàng theo hướng giảm mức tối đa khung thuế suất xuống 60%, phần chênh lệch giữa mức thuế nhập. .. Việt Nam tham gia AFTA có mặt không thực sự thuận lợi: quan hệ thương mại Việt Nam với các nước quốc gia ASEAN còn lỏng lẻo và mất cân đối lớn, trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn quá thấp trong khi hầu hết các nước ASEAN có nền kinh tế phát triển, điều đó cũng chính là thách thức đối với Việt nam khi gia nhập AFTA II NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH THUẾ QUAN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN AFTA. .. THỰC HIỆN AFTA Ở VIỆT NAM Hệ thống thuế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi và có nhiều cải cách, đặc biệt bắt đầu thực hiện AFTA 1 Hệ thống thuế Việt Nam trước khi thực hiện AFTA Từ năm 1995, khi Việt Nam gia nhập ASEAN cam kết thực hiện chương trình CEPT .AFTA, Nhà nước đặc biệt quan tâm điều chỉnh thuế nội địa, ban hành và sửa đổi các sắc thuế nhằm hỗ trợ cải cách thuế xuất nhập khẩu theo cam... khẩu của Việt Nam vừa quá đơn giản vừa quá phức tạp Tính chất đơn giản thể hiện ở chỗ: - Hàng xuất nhập khẩu chỉ chịu một sắc thuế là xuất nhập khẩu ở các nước ASEAN, ngoài thuế xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nhập khẩu còn phải chịu thuế giá trị tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt 28 - Trong biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ tồn tại các mức thuế suất duy nhất áp dụng cho mọi hàng hoá nhập khẩu... chọn cơ cấu thuế quan của mình gồm: - Giảm mức thuế suất trung bình - Giảm bớt mức thuế suất tối đa xuống còn 60% - Giảm số lượng các mặt hàng chịu thuế suất hơn 50% Tuy nhiên, nhìn chung cơ cấu thuế xuất nhập khẩu vẫn hầu như không thay đổi Hai nhược điểm lớn nhất của biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay vẫn là quá mức thuế xuất nhập khẩu (mức thuế) và thuế suất dàn trải quá rộng Việt Nam nên quy... mặt hàng của biêu thuế nhập khẩu Việt Nam đã phù hợp với mức thuế tiêu chuẩn đặt ra cho chương trình cắt giảm thuế quan CEPT, điều đó có nghĩa là về thực chát Việt Nam chỉ phải thực hiện giảm thuế gần 50% của tổng số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu So với các nước thành viên ASEAN khác khi bắt đầu thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu... cách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam 3.1 Các cam kết giảm thuế thực hiện AFTA của Việt Nam Nghị định thư về việc Việt Nam tham gia thực hiện Hiệp định CEPT trong khuôn khổ AFTA đã được ký kết ngày 15/12/1995 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAn lần thứ 5, tổ chức tại Bangkok Ký kết nghị định thư này, Việt Nam phải tuân thủ và nghiêm túc điều khoản đã cam kết Các cam kết tham gia AFTA, thực hiện cải cách thuế. .. nước nào Trong biểu thuế không phân biệt các mức thuế suất ưu đãi, mức thuế xuất phổ thông hay mức thuế suất tạm thời, mặc dù trong luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đã có điều khoản quy định về các mức thuế suất ưu đãi theo các Hiệp định quốc tế Tính chất phức tạp thể hiện ở chỗ: - Thuế suất dàn trải quá rộng: thuế suất có 26 mức (từ 0 - 60%) cho hơn 3000 mã nhóm hàng - Quá nhiều mức thuế suất... kết thực hiện CEPT /AFTA Các đặc điểm chủ yếu của hệ thống thuế Việt Nam trước khi thực hiện AFTA Hệ thống thuế Việt Nam có 4 nét nổi bật sau: - Các loại thế doanh thu và thuế lợi tức còn quá phức tạp, có nhiều chế độ miễn, giảm thuế và quá nhiều mức thuế - Thuế tu từ các doanh nghiệp Nhà nước chiếm một tỷ trọng lớn - Tính hệ thống giữa các chính sách thuế chưa chặt chẽ, vừa không bao quát hết được các . đề tài Thuế quan (Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA nhằm khái quát hoá những thay đổi về thuế nội địa và tiến hành thực hiện giảm thuế nhập khẩu theo chương trình ưu đãi thuế quan. VĂN Thuế quan (Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA 1 MỤC LỤC M C L CỤ Ụ 2 L I M UỜ ỞĐẦ 3 CH NG I: AFTA VÀ NH NG QUY NH CHUNG V C I CÁCH THU QUAN ƯƠ Ữ ĐỊ Ề Ả Ế TRONG KHUÔN KH AFTA . là thách thức đối với Việt nam khi gia nhập AFTA. II. NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH THUẾ QUAN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN AFTA Ở VIỆT NAM. Hệ thống thuế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển

Ngày đăng: 08/07/2015, 16:40

Mục lục

  • CHƯƠNG I: AFTA VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CẢI CÁCH THUẾ QUAN TRONG KHUÔN KHỔ AFTA

  • I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN

  • 2. Các mục tiêu cơ bản của AFTA

  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIA NHẬP AFTA CỦA VIỆT NAM

  • I.QUAN HỆ TM HOÁ VIỆT NAM – ASEAN:

  • 1.Tình hình chung ASEAN

  • 1. Hệ thống thuế Việt Nam trước khi thực hiện AFTA

  • 2. Cải cách thuế nội địa ở Việt Nam

  • 3. Nội dung cải cách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam

  • CHƯƠNG III: XU HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM

  • I.THUẬN LỢI KHÓ KHĂN KHI VIỆT NAM GIA NHẬP AFTA

  • 1.XU HƯỚNG CẢI CÁCH:

  • 2. Những biện pháp hướng tới nhằm thúc đẩy thực hiện CEPT/ AFTA

  • III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan