1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư phát triển việt nam trong quá trình hội nhập

7 450 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 103 KB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế Các bước tiến hành nghiên cứu Để đảm bảo nghiên cứu thành công một đề tài, cần thực hiện theo 8 bước cơ bản như sau: • Lựa chọn (xác định) vấn đề cần NC • Tổng kết lại các NC trước đây và lựa chọn khuôn khổ tiếp cận phù hợp • Lập kế hoạch nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, định tính hay hỗn hợp • Chọn mẫu nghiên cứu • Thu thập dữ liệu • Phân tích dữ liệu • Diễn giải kết quả nghiên cứu • Công bố kết quả nghiên cứu 1. Lựa chọn (xác định) vấn đề nghiên cứu 1.1 Sự cần thiết của đề tài: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng với các ngân hàng khác như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là những ngân hàng thương mại quốc doanh có bề dày lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Chính vì bề dày lịch sử này đã mang lại cho nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh trên một thị phần rộng lớn, một mạng lưới phát triển dày đặc với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, những gì mà nhóm các ngân hàng thương mại quốc doanh đang nắm giữ liệu đã đáp ứng các điều kiện cần và đủ để cạnh tranh được với các tổ chức tín dụng, các định chế phi tài chính kể cả trong nước lẫn nước ngoài hay chưa hiện là mối quan tâm rất lớn. Điều này càng trở nên quan trọng khi tháng 11/2006 , Việt Nam đã chính thức bước vào sân chơi chung và rộng lớn của thế giới, đó là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), với nhiều cam kết mở cửa hết sức thuận lợi cho các định chế tài chính nước ngoài. Chính điều này càng làm cho việc tìm hiểu và phân tích những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam càng trở nên bức thiết. Trên cơ sở phân tích, Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam cũng cần phải có những 1 Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Đó là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập” . 1.2. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu của đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau: - Trình bày những lý luận về năng lực cạnh tranh. - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay. - Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu tạo thành năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. 2. Tổng kết các nghiên cứu có nội dung liên quan tới đề tài Nhóm 10 đã tổng kết các đề tài nghiên cứu liên quan tới nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, tìm hiểu một số nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ và tham khảo thêm các sách có liên quan như: 1. Chiến lược và chính sách kinh doanh, PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Diệp; ThS. Phạm Văn Nam, Nhà xuất bản thống kê – năm 2003 2. Chiến lược đại dương xanh, W.Chan Kim; Renee Mauborgne, Nhà xuất bản tri thức – 2007 3. Thị trường chiến lược cơ cấu, Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh – năm 2005 4. Chiến lược cạnh tranh, theo lý thuyết Michael e. Porter, biên soạn TS. Dương Ngọc Dũng, Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh – năm 2005 5. Tín dụng ngân hàng (Nghiệp vụ ngân hàng thương mại), PGS-TS. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên), Nhà xuất bản thống kê – năm 2005 2 Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế Ngoài ra, nhóm còn thu thập các số liệu của Ngân hàng đầu tư và phát triển trong quá trình trước và sau thời kỳ hội nhập để hoàn thiện hơn đề tài của mình. Trên cơ sở đó, nhóm xây dựng được kết cấu của đề tài như sau: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm 3 Chương: Chương 1 : Lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại. Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3. Lập kế hoạch nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu Thu thập thông tin và dữ liệu từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Ngoại thương…; đồng thời thu thập số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam; các tạp chí kinh tế, tạp chí nghiên cứu phát triển, tạp chí ngân hàng; các tài liệu trong và ngoài nước. Sử dụng các phương pháp: thống kê, tổng hợp, so sánh… để xử lý số liệu thu thập được. (sử dụng hỗn hợp các phương pháp để nghiên cứu) * Đề tài thực hiện theo đề cương chi tiết như sau: Chương 1 : Lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 1.1. Định nghĩa về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM 1.4 Bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một số Ngân hàng lớn trên thế giới 1.4.1 Kinh nghiệm từ Citigroup 1.4.2 Kinh nghiệm từ Deutsche 1.4.3 Kinh nghiệm từ HSBC Holdings Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.1. Thực trạng nền kinh tế - xã hội nước ta từ năm 2001 đến nay 2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam hiện 3 Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế nay 2.3 Xây dựng mô hình cạnh tranh của BIDV 2.3.1 Cạnh tranh với các định chế tài chính ngân hàng 2.3.2 Cạnh tranh với các định chế tài chính phi ngân hàng 2.3.3 Khả năng cạnh tranh của BIDV so với một số NHTM khác Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong điều kiện hội nhập quốc tế 3.1. Mục tiêu, định hướng và quan điểm của BIDV thời kỳ hội nhập 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV 3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính 3.2.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp 3.2.3 Giải pháp về phát triển công nghệ 3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực, nâng cap trình độ quản lý 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Đối với Chính phủ 3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước 3.3.3 Đối với các Bộ, Ban ngành có liên quan 4. Chọn mẫu nghiên cứu Đề tài có sử dụng phiếu câu hỏi để tham khảo ý kiến khách hàng trên 2 địa bản lớn của Việt Nam là Hà nội và TPHCM, tại 2 địa bàn này có số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của BIDV chiếm số lớn trong cả nước, do đó khối lượng khách hàng cũng chiếm phần đông (dự kiến chọn mẫu trong 300 – 500 khách hàng) 5. Thu thập số liệu Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua nghiên cứu trực tiếp ngẫu nhiên bằng bảng câu hỏi từ ban lãnh đạo ngân hàng và khách hàng. Thu thập số liệu thứ cấp: được lấy từ ngành ngân hàng, phòng kinh doanh của ngân hàng, tổng cục thống kê, từ các báo cáo của các chuyên gia kinh tế, các thời báo kinh tế, thông tin trên internet, giáo trình môn phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và các công trình nghiên cứu khác. 6. Phân tích số liệu 4 Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế - Qua những số liệu sơ cấp thu thập được về nguồn tài sản, vốn của ngân hàng, sự hài long của khách hàng đối với ngân hàng ta đưa ra nhận xét và làm dữ liệu cho mô hình ESS. - Qua những số liệu thứ cấp thu được từ việc lập ma trận về các đối thủ cạnh tranh đến sức cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác. - Số liệu thu được thể hiện qua bảng dưới đây: MA TRẬN ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TT Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng NHTMQD NHTMCP BIDV VCB Icombank ACB Sacombank HạngĐiểm HạngĐiểm HạngĐiểm HạngĐiểm HạngĐiểm 1 Hiểu biết về thị trường 0.1 3.00 0.30 3.00 0.30 3.00 0.30 4.00 0.40 3.00 0.30 2 Mạng lưới hoạt động 0.09 3.00 0.27 3.00 0.27 3.00 0.27 2.00 0.18 2.00 0.18 3 Sự đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ 0.08 2.00 0.16 2.00 0.16 2.00 0.16 3.00 0.24 3.00 0.24 4 Hiệu quả hoạt động Marketing 0.09 2.00 0.18 3.00 0.27 2.00 0.18 2.00 0.18 3.00 0.27 5 Khả năng tài chính 0.2 3.00 0.60 3.00 0.60 3.00 0.60 3.00 0.60 4.00 0.80 6 Khả năng cạnh tranh 0.15 3.00 0.45 3.00 0.45 3.00 0.45 3.00 0.45 3.00 0.45 7 Trình độ công nghệ 0.08 3.00 0.24 3.00 0.24 2.00 0.16 3.00 0.24 2.00 0.16 8 Sự linh hoạt 0.06 3.00 0.18 3.00 0.18 3.00 0.18 3.00 0.18 2.00 0.12 9 Quan hệ với các định chế tài chính 0.08 3.00 0.24 2.00 0.16 3.00 0.24 3.00 0.24 2.00 0.16 5 Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế 10 Thương hiệu 0.07 3.00 0.21 3.00 0.21 3.00 0.21 2.00 0.14 3.00 0.21 Tổng cộng 1.00 2.83 2.84 2.75 2.85 2.89 NHẬN XÉT: Qua phân tích trên chúng ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau: thứ nhất là Sacombank, kế đến là ACB, Vietcombank, Incombank. Tổng số điểm trên cho chúng ta thấy Sacombank và ACB là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, Sacombank và ACB ứng phó khá tốt với môi trường bên trong và bên ngoài Nhìn chung ứng phó với môi trường bên trong và bên ngoài của các NHTMCP tốt hơn NHTMQD. Tuy nhiên tổng số điểm quan trọng điều này cho thấy các NHTM chỉ ứng phó với mức trên trung bình với môi trường. Điều này là không tốt khi chúng ta gia nhập WTO, sẽ bị các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh mạnh mẽ hơn. - Ngoài ra, còn thu thập số liệu để đánh giá khả năng thanh toán, các dịch vụ ưu đãi ( lãi suất huy động, chương trình khuyến mãi), thái độ phục vụ của ngân hàng (giải đáp thắc mắc chu đáo, tận tình không?) để thấy được sức cạnh tranh của ngân hàng phụ thuộc vào yếu tố nào. 7. Diễn giải kết quả nghiên cứu 7.1 Sau quá trình nghiên cứu, nhóm 10 rút ra được kết quả nghiên cứu của đề tài như sau: 1. Tính khoa học: Đề nghiên cứu tập trung vào một số nội dung: cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, phân tích thực trang năng lực cạnh tranh của BIDV từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV đến 2015. 2. Khả năng triển khai ứng dụng vào thực tế: Các giải pháp gồm: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện công tác quản trị điều hành; giải pháp về vốn; quản lý tài sản Nợ - tài sản Có; hoàn thiện hoạt động tín dụng; nâng cao chất lượng dịch vụ; phát triển thương hiệu; mở rộng mạng lưới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao quản lý rủi ro. 3. Hiệu quả kinh tế - xã hội: Dịch vụ ngân hàng là một trong những dịch vụ thiết yếu và cỏ bản của nền kinh tế. Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng có liên quan đến sự tăng trưởng của các ngành kinh tế có liên quan và đời sống dân cư. 6 Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế 7.2 Đề xuất sau nghiên cứu: Từ các kết quả nghiên cúu chúng tôi đưa ra một số đề xuất với : - Nhà nước. - Bộ Tài chính. - Ngân hàng Nhà nước. 8. Công bố kết quả nghiên cứu. Nhóm tác giả tiến tới hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu và trình bày nghiên cứu trước lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và công bố trên một số tạp chí chuyên ngành. 7 . thành năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong điều kiện hội nhập. lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc. cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.1. Thực trạng nền kinh tế - xã hội nước ta từ năm 2001 đến nay 2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam

Ngày đăng: 10/02/2015, 12:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w