1. Văn học luôn đề cao lối ứng xử tình nghĩa, thủy chung, phải đạo, trong quan hệ giữa người với người. Ở đó, con người, theo tinh thần nhân văn, luôn chuộng lối sống khoan dung, chan hòa. Con người biết tự trọng, biết khát khao, sống đẹp và sống có ý nghĩa. Là một nhà nhân văn chủ nghĩa, Nam Cao luôn trải rộng lòng mình để cảm thông cho những kiếp người bất hạnh. Ông đặc biệt quan tâm đến những con người bình thường trong xã hội. Có thể thấy rằng Nam Cao và tác phẩm của ông sáng ngời tinh thần của chủ nghĩa nhân văn. Hay nói đúng hơn với điểm tham chiếu chủ nghĩa nhân văn chúng ta có dịp nhìn lại các sáng tác của Nam Cao nói chung và “Đời thừa” nói riêng một cách rõ ràng và “nhân văn” hơn. 2. Chủ nghĩa nhân văn bắt đầu từ thời Phục Hưng ở châu Âu thế kỷ XVI, nhằm chống lại tư duy của thời kỳ Trung Cổ quá tôn sùng thế lực siêu nhiên mà xem thường vai trò, năng lực con người. Chủ nghĩa nhân văn ảnh hưởng to lớn đến văn chương châu Âu; từ đó, tính nhân văn luôn là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá một tác phẩm văn học. Đặc trưng của tính nhân văn trong văn chương là luôn lấy con người làm trung tâm suy nghĩ nhằm mục đích hiểu biết về con người và tôn giá trị con người bằng lòng tin sâu sắc vào những chiều kích tốt đẹp của con người sẽ ngày càng hoàn thiện. Xét ở cấp độ thế giới quan thì chủ nghĩa nhân văn là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng, tình cảm về các giá trị con người, đó là trí tuệ, phẩm giá, sức mạnh, tâm hồn và cả hình thể; hay nói khác đi là cái nhìn về con người ở nhiều phương diện và bao hàm cả cách đánh giá. Còn xét ở cấp độ lịch sử thì chủ nghĩa nhân văn là một trào lưu văn hóa, tư tưởng vì quyền lợi con người cá nhân: giải phóng con người, ngợi ca con người, đề cao những khát vọng, sức mạnh tiềm năng của con người. Chủ nghĩa nhân văn theo quan điểm Mác-xít là yêu cầu kính trọng con người và tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực, quyền sống của con người. Dù xem chủ nghĩa nhân văn là một trào lưu văn hóa, tư tưởng hay là một hệ thống quan điểm triết học thì chủ nghĩa nhân văn đều hướng đến việc giải phóng con người, xem con người là mục đích cao nhất trong đời sống và sự phát triển của xã hội. Nó đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn về năng lực con người để từ đó tạo mọi điều kiện cho việc phát huy tối đa năng lực vốn có của con người. 3.Trước đây khi tiếp xúc với tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao, chúng ta nhận thấy những vấn đề sau: - Tấm lòng nhân hậu vị tha, cùng nguyên tắc tình thương đáng quí trọng. - Tấn bi kịch tinh thần đau đớn của người trí thức. Tố cáo cái xã hội đầy đọa con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp. Nhưng nếu chỉ nhìn tác phẩm ở những góc độ như thế thì dường như chưa đầy đủ, chọn vẹn. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn chúng ta còn thấy tác phẩm ở 4 những phương diện sau: - Con người tử tế, sống yêu thương. - Con người tự trọng, biết ôm ấp, nuôi dưỡng hoài bão lí tưởng. - Con người tỉnh táo trước những cám dỗ của dục vọng làm mờ lí trí và đánh mất nhân cách. - Con người biết dung hòa những nhu cầu vật chất và tinh thần. a. Thứ nhất, tác phẩm giàu tính nhân văn khi đề cập đến vấn đề “Con người tử tế, sống yêu thương.” 1 Tình yêu thương mênh mông của Nam Cao không hề có sự ban ơn. Nó cũng không đơn thuần là tiếng thở dài……Quan niệm của Nam Cao còn xuất phát từ những biến động, quan hệ phức tạp của cuộc đời. Ông nhận ra nhiều oan trái từ giữa lòng xã hội hà khắc, bất công. Qua những gì ông viết, đã lộ diện một xã hội đói nghèo, khốn quẫn. Nam Cao cho rằng con người chỉ thật sự là Người khi không bị sai khiến bởi lòng tự ái vặt và thói ích kỉ để biến thành thứ quái vật. Cho nên với nhân vật Hộ muốn làm người, trước hết phải làm một con người tử tế! Hộ tử tế trong cách đối xử với người khác. Hộ đã hành động một cách cao đẹp “nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ”. Lúc mẹ Từ qua đời, Hộ đã đứng ra làm ma, rất chu đáo. Hộ nhận Từ làm vợ, nhận làm cha cho đứa con thơ… Như một nghĩa cử cao đẹp, Hộ đã cứu vớt mẹ con Từ. Biết bao nhiêu là ân nghĩa. Hộ sống vì tình thương vì sự bao dung chở che, như anh quan niệm “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Hộ là một người chồng thật sự tử tế, yêu thương vợ con. Anh tính chuyện “phí đi một vài năm để kiếm tiền” lo cho Từ một cái vốn làm ăn. Những lúc Từ ốm, “Hộ lo xanh mặt và thức suốt đêm”. Chỉ xa các con vài ngày, lúc gặp lại chúng, Hộ cảm động đến ứa nước mắt, “hôn hít chúng vồ vập”. Có lúc từ mồng mười đến cuối tháng, Hộ không dám bước chân ra khỏi nhà để bớt chi tiêu, hắn thương vợ con có bữa phải nhịn cơm ăn cháo. Sắp nhận được tiền nhuận bút, hộ thương đàn con thơ cả tháng “đói khát khổ sở, hôm nay có tiền cũng nên cho chúng nó một bữa ăn ra hồn”. Hộ là hiện thân cho lòng tử tế đáng quí trọng của con người. b. Thứ hai, tác phẩm giàu tính nhân văn khi đề cập đến vấn đề “Con người tự trọng, biết ôm ấp, nuôi dưỡng hoài bão lí tưởng” Với Hộ thì trang văn là cuộc đời, thấm tình đời “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Đó là một quan niệm rất tiến bộ, quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh”. Nhà văn phải vì con người, vì hạnh phúc của con người Văn chương đối với Hộ như là một cái nghiệp. Nợ áo cơm ghì sát đất, nhưng anh vẫn mê văn. Hộ nói, đọc được một câu văn hay mà hiểu được thì “dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng”. “Hộ điên người lên vì phải xoay tiền” nhưng hắn bảo “khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi”. Có thể, đời Hộ sẽ khác đi khi không phải gánh trên vai một gia đình và chật vật xoay tiền để làm đúng vai trò người chồng, người cha. Có lẽ Hộ sẽ bớt khổ tâm hơn khi không mang tư tưởng cầu toàn và trung thành với nguyên tắc sống tình thương của mình. Cứ soi chiếu với hàng loạt người trong xã hội đương đại này thì mới thấy sự lạc lõng của nguyên tắc sống có phần cứng nhắc của Hộ. Nam Cao viết về nhân vật Hộ không phải để tìm một sự cảm thông của người đời với giới trí thức, cũng chẳng phải lời bào chữa cho nhân vật theo đuổi con đường văn chương chật vật và lắm bi kịch đón chờ phía trước. Hộ đáng thương và đáng trọng chính vì lòng tự trọng với nghề. Đó là niềm hạnh phúc được sáng tạo, để biết dẫu mình sống như một người thừa, kẻ lạc lõng trong đời này thì vẫn còn niềm hạnh phúc sáng tạo làm nên tư thế ngẩng cao đầu giữa cuộc đời. c. Thứ ba, tác phẩm giàu tính nhân văn khi đề cập đến vấn đề “Con người tỉnh táo trước những cám dỗ của dục vọng làm mờ lí trí và đánh mất nhân cách”. 2 Hộ đau khổ vì khi lao vào kiếm tiền cũng là lúc xa dần lí tưởng sống cao đẹp của mình. Không biện hộ, không đổ thừa hoàn cảnh, chỉ còn biết tự nguyền rủa mình như một thằng khốn nạn, một kẻ bất lương khi những hành động kiếm tiền bằng khả năng duy nhất là ngòi bút lại làm nên sự tha hóa về nhân cách, sự hủy hoại tài năng, tự đào hố chôn mình của Hộ. Hộ cũng trải qua những khoảnh khắc nổi loạn, như ngày nay gọi là “stress”, muốn phá tung tất cả, đập vỡ tất cả, kể cả cái tổ ấm anh đã dày công vun đắp. Hộ đã tìm đến rượu để giải sầu, càng ngày hắn càng lún sâu vào bi kịch, say rượu và đối xử vũ phu với vợ con. Tỉnh rượu lại bẽn lẽn xin lỗi Từ, hứa chừa rượu, được một thời gian ngắn, lại say, lại đánh vợ, “làm những trò vừa buồn cười, vừa đáng sợ như lần trước”. Câu hát thấm lệ của Từ cuối tác phẩm như tô đậm thêm bi kịch của Hộ, của hai vợ chồng. Tiếng khóc của Hộ, tiếng khóc của Từ mang ý nghĩa tố cáo cái xã hội tàn ác đã cướp đi mọi mơ ước, đã đày đọa cuộc sống của mỗi gia đình, đã đầu đọc tâm hồn con người và làm méo mó mối quan hệ vốn tốt đẹp giữa người và người. Có thể thấy rằng một mặt ta cảm thông cho Hộ, nhưng ta cũng trăn trở liệu rằng khát vọng của Hộ đôi khi làm nên tội. Nó trở thành một thứ dục vọng làm anh mờ đi lí trí và thật sự mất nhân cách?. d. Thứ tư, tác phẩm giàu tính nhân văn khi đề cập đến vấn đề “Con người biết dung hòa những nhu cầu vật chất và tinh thần”. Trong văn học Việt Nam, trước trào lưu hiện thực, hình ảnh người trí thức đã có mặt trong khuynh hướng lãng mạn của Tự lực văn đoàn. Nhưng một hình ảnh trung thực về người trí thức trong xã hội phải đến Nam Cao mới xuất hiện. Đó là người trí thức vừa trong chật vật của sự mưu sinh, vừa trong bi kịch của những thất vọng và bế tắc tinh thần. Hay nói đúng hơn là sự mâu thuẫn giữa vật chất và tinh thần. Đời thừa với những kiếp sống mà như thừa. Sống mà như lạc ra ngoài dòng đời. Sống trong dẫy dụa, quẫy cựa để thoát ra khỏi một vòng quay nghiệt ngã của số phận; nhưng càng dẫy dụa lại càng lún sâu hơn vào bi kịch và bất hạnh. Khát vọng tự do, khát vọng giải phóng cho các năng lượng tinh thần qúi giá ở con người - đó là tiếng kêu của Nam Cao khẩn thiết: "Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới là nhục nhã” . 4. Đời thừa nói về thân phận trí thức trước cách mạng nhưng lại làm chạnh lòng những ai trót mang danh trí thức hiện nay? Câu hỏi luẩn quẩn này không dành cho học sinh, mà dường như dành cho những người lớn, có độ trải nghiệm và trưởng thành. Tác phẩm để người đời có dịp suy ngẫm và học được ba chữ biết xấu hổ từ nhiều góc độ. Vượt qua thời gian, tác phẩm lặng lẽ tan thấm, hòa nhịp cùng trái tim người đọc, người nghe. Nó tỏa ra một sức chấn động , sức mạnh có thể làm thay đổi tư tưởng, cách sống con người. Tạo được những hiệu quả và giá trị lớn lao đó, bởi tác phẩm đã cháy lên từ lò lửa của chủ nghĩa nhân văn, nuôi dưỡng bền lâu bởi ngọn lửa chủ nghĩa nhân văn của chính tác giả Nam Cao. 3 . thấy rằng Nam Cao và tác phẩm của ông sáng ngời tinh thần của chủ nghĩa nhân văn. Hay nói đúng hơn với điểm tham chiếu chủ nghĩa nhân văn chúng ta có dịp nhìn lại các sáng tác của Nam Cao nói chung. người. Chủ nghĩa nhân văn ảnh hưởng to lớn đến văn chương châu Âu; từ đó, tính nhân văn luôn là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá một tác phẩm văn học. Đặc trưng của tính nhân văn trong văn chương. quả và giá trị lớn lao đó, bởi tác phẩm đã cháy lên từ lò lửa của chủ nghĩa nhân văn, nuôi dưỡng bền lâu bởi ngọn lửa chủ nghĩa nhân văn của chính tác giả Nam Cao. 3