1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an 5 tuoi tuan 30

20 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 201,5 KB

Nội dung

Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 30 THỨ , NGÀY MÔN DẠY ĐỀ TÀI LOẠI TIẾT Thứ 2 13-04 Thể Dục Hoạt động tạo hình - Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế. - Nặn theo ý thích T2 Thứ 3 14-04 Làm quen với toán Giáo dục âm nhạc Làm quen MTXQ - Dạy trẻ mối quan hệ của 2 nhóm đồ vật khi chúng hơn kém nhau về số lượng trong phạm vi 10. - Em thêm một tuổi - Giới thiệu về thủ đô Hà Nội. T1 Thứ 4 15-04 Làm quen văn học Hoạt động tạo hình - Ôn truyện - Vẽ về trường mầm non của cháu Đề tài Thứ 5 16-04 Giáo dục âm nhạc Làm quen chữ cái - Em thêm một tuổi - G - Y T2 T3 Thứ 6 17 -04 Thể dục Làm quen văn học - Trèo lên xuống ghế - Tấm cám T1 T1 * THỂ DỤC SÁNG. TUẦN 30: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:1 Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* 1. Khởi động: 2. Trọng động: 3. Hồi tĩnh: Trẻ đi, chạy các kiểu theo hiệu lệnh của cô. + Hô hấp(5): Máy bay bay ù ù. + Tay vai(6): Các ngón tay đan vào nhau, gập duỗi cẳng tay ra phía trước. + Chân(4): Bước khụy một chân ra phía trước, chân sau thẳng. + Bụng lườn(3): Đứng nghiêng người sang 2 bên. + Bật(4): Bật luân phiên chân trước chân sau. - Cho trẻ đi, chạy nhẹ nhàng quanh phòng tập. Đi chạy theo hiệu lệnh của cô - Tập bài tập cùng cô - 4 lần 8 nhịp. - 4 lần 8 nhịp. -Trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở đều. * KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC Tuần 30: 13-04 -> 17-04/2009 CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Thông qua buổi giúp trẻ cũng cố mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, sinh hoạt, biểu tượng về gia đình trẻ đang sống. 2. Kỹ năng: Phối hợp vai chơi trong nhóm và giữa các nhóm tốt. Biết phối hợp các nhóm chơi thành chủ đề chơi chung. Thực hiện đúng luật chơi và quy định của tập thể. Trẻ chơi trò chơi thành thạo 3. Gíao dục: Thông qua buổi chơi giáo dục trẻ gắn bó, yêu quý mội người trong gia đình và mọi người xung quanh. Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật chấp hành quy định chung của tập thể. 4. Phát triển: Góp phần phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp. Phát triển khả năng sáng tạo, khả năng phối hợp, nhận xét lẫn nhau. II.CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị đồ chơi: Nhóm gia đình: Một số đồ chơi nấu ăn, bàn ghế, đồng tiền. Nhóm cửa hàng: Thực phẩm, vật liệu, đồ chơi. Nhóm trạm y tế: Aó blu cho Bác sĩ, y tá, thuốc, ống nghe, ống tiêm. Nhóm lớp mẫu giáo: Bàn ghế, tranh dạy học, dụng cụ âm nhạc. Nhóm xây dựng: Các khối, cây xanh, thảm cỏ, hoa. 2. Chuẩn bị nội dung: Cho trẻ về hỏi xem bố, mẹ, anh, chị, em…làm những việc gì. Đàm thoại kể về cuộc sống sinh hoạt của gia đình. 3. Chuẩn bị địa điểm: Phòng học thoáng mát sạch sẽ. Xác định vị trí các nhóm chơi phù hợp với phòng(nhóm). III.ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHỦ ĐỀ CHƠI VÀ CÁC NHÓM CHƠI: 1.Chủ đề chơi : Gia đình. Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:2 Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* 2. Các nhóm chơi: Nhóm chính: + Xây dựng: xây nhà bạn búp bê. Các nhóm khác: + Trạm y tế + Lớp mẫu giáo + Cửa hàng + Gia đình: Gia đình đông con, Gia đình ít con. IV.TIẾN HÀNH BUỔI CHƠI: 1.Thỏa thuận trước khi chơi: Hình thức thỏa thuận: trẻ tự thỏa thuận Nội dung thỏa thuận: nhằm đưa ra chủ đề chơi, định hình các nhóm, quy định vị trí chơi của từng nhóm. Định hướng: cô đàm thoại với trẻ về gia đình trẻ đang sống để định hướng chủ đề chơi -> thành nhóm chơi, trẻ về nhóm phân vai chơi. 2. Hướng dẫn quá trình chơi: Trẻ chơi với vai đã nhận, các nhóm chơi phối hợp để phản ánh chủ đề chơi. Cô: xác định vai trò hướng dẫn giữ vai trò cố vấn và theo dõi gợi ý cho trẻ chơi. Nội dung hướng dẫn: tập trung hướng dẫn trẻ sự liên kết, phù hợp giữa các nhóm chơi thành chủ đề chơi chung, hướng dẫn các nhóm trưởng điều khiển các nhóm chơi. Cô giúp trẻ xử lí các tình huống xảy ra trong khi chơi. Nếu nhóm gia đình chơi chưa tốt thì cô gợi ý cho trẻ đi mua thực phẩm, đưa con đến lớp học, đưa con đi khám bệnh, biết dỗ dành khi con bị đau. + Nếu nhóm lớp học chưa thực hiện được công viêc của nhóm thì cô hướng dẫn, gợi ý cho “cô giáo” tổ chức cho lớp hoạt động như: dạy trẻ học hát, thể dục, đọc thơ. + Nếu nhóm cửa hàng chưa biết thể hiện vai người bán hàng thì cô gợi ý cho trẻ bán hàng như: chào mời khách, giớ thiệu mặt hàng, giá cả, thái độ người bán hàng(phải niềm nở, vui vẻ). 3.Hướng dẫn nhận xét: Hình thức nhận xét: trẻ tự nhận xét. Nội dung: nhận xét về quan hệ giữa các vai chơi trong nhóm, thái độ chơi, khả năng phối hợp các nhóm chơi thành chủ đề chơi chung. Định hướng nhận xét: cô gợi ý cho trẻ nhận xét ( bắt đầu từ nhóm xây dựng -> nhận xét tỏa ra các nhóm khác) và cô nhận xét chung buổi chơi cho trẻ. Động viên khuyến khích và giáo dục tình cảm của trẻ đối với nơi trẻ đang sống. V. KẾT THÚC: Cô cho trẻ thu dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định của lớp. Cho trẻ làm vệ sinh chân tay sau khi chơi. * KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY Thứ 2 ngày A. MÔN : THỂ DỤC ĐỀ TÀI: TRƯỜN SẤP KẾT HỢP TRÈO QUA GHẾ THỂ DỤC ( Tiết 2) I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết phối hợp chân tay để trườn và trèo qua ghế thể dục . Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:3 Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* 2. Kỹ năng: - Trẻ trườn và trèo qua ghế thể dục thành thạo. - Trẻ tập đúng các động tác của bài tập. - Xếp và chuyển đội hình đúng theo hiệu lệnh của cô. 3. Phát triển: - Các nhóm cơ: tay, chân. - Khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định. 4. Gíao dục: - Tích cực vận động. - Ý thức tập thể. II. Chuẩn bị: 1. Địa điểm: sân tập bằng phẳng, rộng rãi, thoáng mát. 2. Đồ dùng dụng cụ: Ghế thể dục, xắc xô. 3. Trang phục: cô và trẻ trang phục gọn gàng, dễ vận động. III. Tiến trình lên lớp: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Khởi động: 2. Trọng động: 3.Hồi tĩnh: - Cô cho trẻ đi, chạy các kiểu theo hiệu lệnh của cô. a.Bài tập phát triển chung: + Hô hấp(5): Máy bay bay ù ù. + Tay vai(3): Hai tay đưa ngang gập khủy tay. + Chân(3): Đứng đưa chân ra trước, lên cao. + Bụng lườn(6): Ngồi duỗi chân, quay người sang 2 bên. + Bật(2): Bật tách, khép chân. b.Vận động cơ bản: - Cô giới thiệu vân động. - Cô làm mẫu vận động 3 lần. + Lần 1: toàn phần. + Lần 2: kết hợp giải thích bằng lời “ Đứng đầu hàng, cô vỗ tiếng xắc xô thứ nhất thì từ đầu hàng bước lên đứng sát sau vạch chuẩn. Vỗ tiếng xắc xô thứ hai, nằm sát xuống sàn nhà. Vỗ tiếng xắc xô thứ ba thì phối hợp tay chân nhịp nhàng, tay này chân kia để trườn về trước, trườn đến chỗ để ghế thì đứng dậy, 2 tay ôm ngang ghế(ngực sát ghế) lần lượt đưa từng chân qua ghế, xong rồi về đứng cuối hàng. ” + Lần 3: toàn phần. - Cô mời 2-3 khá lên thực hiện. - Cô cho cả lớp luyện tập: lần lượt 2-4 trẻ lên - Cho trẻ thi đua nhau - Cô chú ý sữa sai kịp thời cho trẻ. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở đều quanh phòng tập. - Đi chạy theo hiệu lệnh của cô. -Tập bài tập phát triển chung. + 4 lần 8 nhịp + 4 lần 8 nhịp - Nghe cô nói. - Nhìn cô làm mẫu. + Nhìn cô làm mẫu kết hợp giải thích bằng lời. - 2-3 trẻ khá lên thực hiện. - Lần lượt 2-4 trẻ lên luyện tập. - trẻ thi đua nhau - Đi nhẹ nhàng, hít thở đều quanh phòng tập. Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:4 Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* * B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT CÂY XOÀI I. Mục đích – yêu cầu: Thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động vui chơi, hít thở không khí trong lành, góp phần phát triển và rèn luyện thể lực cho trẻ. Ôn cách chơi, luật chơi của trò chơi “Bánh xe quay” và cách chơi của trò chơi “Ném vòng cổ chai” Cũng cố và mở rộng cho trẻ vốn hiểu biết về cây xanh: Cây Xoài. Phát triển khả năng vận động, khả năng phản xạ nhanh nhẹn. Giáo dục trẻ yêu quý và chăm sóc cây trồng. II. Nội dung: 1. Quan sát có chủ đích: quan sát cây xoài. 2. Trò chơi vận động: - Trò chơi có luật: “ Bánh xe quay”. - Trò chơi dân gian: “Ném vòng cổ chai” 3.Chơi tự do theo ý thích. III. Chuẩn bị: 1.Địa điểm: sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. 2.Đồ dùng đồ chơi: Xắc xô, máy bay giấy, diều, chong chóng, bong bóng, bóng, vòng, chai … IV. Tiến hành: 1.Dặn dò trẻ trước khi ra sân: - Cô tập trung trẻ thành 3 tổ. - Gọi 1-2 trẻ nhắc lại một số yêu cầu khi ra sân. Cô khái quát lại sau khi trẻ trả lời. - Cô giới thiệu ngắn gọn nội dung hoạt động. 2.Tổ chức cho trẻ hoạt động: a.Quan sát có chủ đích: -Cô gợi ý để trẻ quan sát cây xoài. - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ: sau khi quan sát xong phải kể lại cho cô và các bạn nghe đã quan sát được những gì. - Cô đàm thoại với trẻ về việc thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra. Cô bổ sung và cung cấp cho trẻ những gì trẻ chưa thây và chưa biết. Kết hợp giáo dục. - Thu hút trẻ chuyển sang hoạt động 2 và 3. b.Trò chơi vận động: - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi: “Bánh xe quay” và cách chơi của trò chơi “Ném vòng cổ chai”. - Lần lượt cô gọi 1-2 cháu nhắc lại cách chơi, luật chơi của trò chơi: “Bánh xe quay” và cách chơi của trò chơi “Ném vòng cổ chai” - Cô cho trẻ trò chơi mỗi trò chơi vài lần. - Trong khi trẻ chơi cô quan sát sửa sai, khuyến khích trẻ. c. Chơi tự do: - Cô cho trẻ chơi với các đồ chơi đã chuẩn bị. 3.Kết thúc: - Cô nhận xét chung về hoạt động - Nhắc trẻ vệ sinh trước khi vào lớp. Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:5 Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* * C. MÔN: TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: NẶN THEO Ý THÍCH. I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nặn được những đồ vật, đồ chơi, con vật mà trẻ thích. 2. Kỹ năng: - Rèn một số kỹ năng nặn: làm mếm đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt…. - Phát triền khả năng sáng tạo cho trẻ. 3. Gíao dục: Cháu giữ vệ sinh sạch sẽ. Biết tự thu dọn đồ dùng cất vào đúng nơi qui định. II. Chuẩn bị: -Một số mẫu nặn của cô: các loại quả, bánh, con vật - Đất nặn, bảng con, khăn lau tay đủ cho trẻ . III. Tiến trình lên lớp: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. On định lớp: 2. Nội dung truyền thụ: 3.Kết thúc: - Cô giới thiệu bài. - Cô cho cháu quan sát các mẫu nặn của cô của cô. - Cô cho cháu nói các kỹ năng để nặn. -Cô khái quát lại một số kỹ năng nặn: nhào đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, ấn lõm, vò đất…. - Cô phát đồ dùng cho trẻ thực hiện. -Trong khi trẻ thực hiên, cô theo dõi nhắc thao tác cho cháu. - Cô đến hỏi từng cháu nặn cái gì? - Nhận xét sản phẩm: + Cô chọn 1 vài sản phẩm tốt và chưa tốt để nhận xét. + Tuyên dương những cháu thực hiện tốt và động viên cháu làm chưa tốt cố gắng hơn nữa. -Tuyên dương, chuyển hoạt động. - Nghe cô nói. - Quan sát mẫu nặn của cô. - 1 vài cháu nhắc lại một số kỹ năng nặn. - Nghe cô nói - Nhận đồ dùng và thực hiện - Nói tên sản phẩm của mình. - Nhận xét sản phẩm cùng cô - Thu dọn đồ dùng. * KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY Thứ 3 ngày A. MÔN: LÀM QUEN VỚI TOÁN ĐỀ TÀI: DẠY TRẺ BIẾT MỐI QUAN HỆ HƠN KÉM TRONG PHẠM VI 10. I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:6 Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* - Ôn nhận biết số lượng 9, nhận biết số trong phạm vi10. - Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1:1. - Rèn kỹ năng phân nhóm, so sánh. 3. Ngôn ngữ: - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tư duy so sánh. - Biết sử dụng thuật ngữ toán học nhiều hơn – ít hơn. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Mô hình nhà, cây khế, 9 cái mũ,10 cái ly, 10 bông hoa, 10 búp bê, 10 cái ô. 2. Đồ dùng của cháu: - 10 búp bê,10 cái ô, chữ số từ 1-10, 1 thẻ có số lượng 7,8,9 cắt bằng các hình đồ vật, con vật. III. Tiến trình lên lớp NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:7 Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* 1.On định lớp: 2. Tổ chức hoạt động: 3. Kết thúc: -Cô cho cả lớp hát bài “Đếm tay” a. Ôn tập đếm đến 10, nhận biết số trong phạm vi 10: - Cô cho trẻ đếm số khách được mời đến lớp( Búp bê) - Cô cho trẻ gắn số tương ứng với số búp bê. - Các cháu nhìn xem cô đã chuẩn bị đồ dùng gì cho khách? - Cô cho trẻ đếm số lượng của từng nhóm đồ vật - Cô cho trẻ chon chữ số gắn tương ứng vào các nhóm đồ vật b.So sánh, thêm bớt, tạo nhóm có 10 đối tượng: - Cô gắn 10 búp bê lên bảng. + Các con đếm xem có bao nhiêu bạn đến thăm lớp mình + Để ứng với 10 bạn phải chọn chữ số mấy?. - “ Bỗng dưng trời mưa rất to, cháu lấy ô màu đỏ tặng cho các bạn + Cô hỏi trẻ có tất cả mấy cái ô? +10 bạn búp bê và 9 cái ô, số lượng nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? + Muốn số ô bằng số bạn ta phải thêm mấy?. - Số bạn và số ô bằng nhau chưa? Bằng nhau là mấy?. + Bạn thỏ mượn của bạn búp bê 1 cái ô. + Số ô còn lại là mấy?. - Tương tự như vậy lần lượt cô cho trẻ thêm bớt và gắn chữ số tương ứng trong phạm vi 10. c. Luyện tập: - Cô hướng dẫn trẻ vẽ và tô màu bông hoa cho đủ số lượng 1-10 - Cô cho trẻ chơi : “ Về đúng nhà”. - Nhận xét, chuyển hoạt động - Cả lớp hát bài: “Đếm tay” - Đếm số búp bê - Gắn số tương ứng - Đếm số lượng từng nhóm đồ vật. - Trẻ chon và gắn số tương ứng với số lượng đồ vật. - Trẻ về chỗ ngồi -Trẻ xếp 10 bạn ra bàn - Cả lớp cùng đếm từ 1-10. Tất cả có 10 bạn - Trẻ chọn chữ số 10 gắn vào nhóm búp bê - Trẻ xếp 9 cái ô màu đỏ - Trẻ đếm và trả lời. - Búp bê nhiều hơn ô, nhiều hơn 1. - Trẻ trả lời và xếp thêm 1 cái ô. - Băng nhau, bằng nhau là 10.cả lớp đồng thanh: 9 thêm 1 là 10 - Trẻ lấy bớt 1 cái ô - Trẻ trả lời. Cả lớp đồng thanh 10 bớt 1 là 9 - Thêm bớt trong phạm vi 10 - Trẻ đếm số hoa trong bảng vẽ của trẻ và vẽ thêm hoa cho đủ số lượng 10 - Chơi trò chơi: “Về đúng nhà” - Thu dọn đồ chơi * B. MÔN: GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: EM THÊM MỘT TUỔI (Tiết 1). I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát “Em thêm một tuổi”. - Trẻ hát được theo cô từng câu đến hết bài. - Ôn vỗ tay theo nhịp bài hát “Cô giáo miền xuôi” . 2. Kỹ năng: Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:8 Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* - Rèn kỹ năng hát theo cô. - Vỗ tay theo nhịp bài hát “Cô giáo miền xuôi” thành thạo. 3. Gíao dục: - Tích cực tham gia văn nghệ, múa hát với cô và các bạn. II. Chuẩn bị: - Cô hát thật diễn cảm bài “Em thêm một tuổi”. - Cô hát thuộc và diễn cảm bài “ Em là chim câu trắng”. - Một số tranh ảnh minh họa lời bài hát. III. Tiến trình lên lớp: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1.Ổn định lớp: 2.Tổ chức hoạt động: 3.Kết thúc: - Cô treo bức tranh minh họa bài hát lên bảng và trò chuyện với để dẫn vào nội dung chính. - Cô giơí thiệu tên bài hát và tên tác giả bài“Em thêm một tuổi”. a. Dạy hát: - Cô hát cho trẻ nghe bài hát 3 lần. + Cô hát lần 1,2: cô thể hiện sự vừa phải, vui tươi, tình cảm. + Cô hát lần 3: cô giảng giải nội dung bài hát. ( Sau mỗi lần hát cô hỏi trẻ tên tác giả và tên bài hát). - Cô dạy chaú hát + Dạy hát từng câu đến hết bài. + Cô dạy lần lượt lớp, tổ hát. - Cô chú ý sữa sai cho trẻ. b. Nghe hát: - Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả bài “Em là chim câu trắng”. - Cô hát cho trẻ nghe bài hát 2 lần . + Lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả. + Lần 2: Cô biểu diễn động tác minh họa. c. Ôn vận động cũ: - Cô giới thiệu và vỗ tay theo nhịp bài hát “Cô giáo miền xuôi” cho trẻ xem 1 lần. - Cô lần lượt mời lớp, tổ, cá nhân hát và vỗ tay theo nhịp bài hát “Cô giáo miền xuôi” - Cô chú ý sữa sai cho trẻ. - Nhận xét, chuyển hoạt động. - Trò chuyện cùng cô -Nghe cô nói - Nghe cô hát - Kết hợp giảng giải nội dung. - Hát theo cô. + Hát từng câu đến hết bài +Lần lượt lớp, tổ hát. - Nghe cô nói. s- Nghe cô hát + Kết hợp giảng giải nội dung + Kết hợp nhìn cô biễu diễn. - Nghe cô giới thiệu và hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. - Lần lượt lớp, tổ và cá nhân hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài “Cô giáo miền xuôi” - Chuyển hoạt động. * C. MÔN: LÀM QUEN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH ĐỀ TÀI: GIỚI THIỆU VỀ THỦ ĐÔ HÀ NỘI. I. Mục đích – Yêu cầu: Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:9 Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* 1. Kiến thức: - Trẻ biết được Hà Nội là Thủ đô của cả nước. - Trẻ biết được ở Thủ đô có nhiều di tích lịch sử, có nhiều công trình xây dựng lớn, nhiều cảnh đẹp… 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định. - Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc. 3. Gíao dục: - Trẻ biết yêu quý Thủ đô Hà Nội. II. Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh về Thủ đô Hà Nội : Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, Lăng Bác Hồ… - Trẻ thuộc bài hát “ Yêu Hà Nội” III. Tiến trình lên lớp: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1.Ổn định lớp: 2.Tổ chức hoạt động: 3.Kết thúc: - Cô cùng trẻ hát bài“ Yêu Hà Nội” - Cô trò chuyện với trẻ. + Đó là bài hát gì? - Cô nói: + Hà Nội là Thủ đô của nước ta. + ở Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử: Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột… - Cô treo tranh Hồ Hoàn Kiếm cho trẻ quan sát và gợi ý để trẻ nhận xét: + Ở giữa hồ là Tháp Rùa cổ kính, bên bờ hồ có cầu Thê Húc màu đỏ… - Tương tự như vậy cô cho trẻ quan sát tranh chùa Một Cột. - Cô giới thiệu cho trẻ biết: ở Thủ đô Hà Nội có một số công trình lớn như Lăng Bác Hồ, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương… và có nhiều cảnh đẹp như: công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ. - Cô hỏi trẻ: + Các cháu có thích đi tham quan Thủ đô Hà Nội không? + Cháu nào đẫ được đi tham quan Thủ đô Hà Nội rồi? Đi với ai? - Cô lồng ghép giáo dục trẻ - Nhận xét, tuyên dương: lớp, cá nhân - Hát bài“ Yêu Hà Nội” - Trò chuyện cùng cô - Nghe cô nói - Quan sát tranh và nhận xét theo gợi ý của cô - Quan sát tranh. - Nghe cô nói - Trả lời cô - Nghe cô nói - Vỗ tay tuyên dương . * KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:10 [...]... hoạt động: a.Quan sát có chủ đích: - Cô gợi ý để trẻ quan sát cây dừa - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ: sau khi quan sát xong phải kể lại cho cô và các bạn nghe đã quan sát được những gì - Cô đàm thoại với trẻ về việc thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra Cô bổ sung và cung cấp cho trẻ những gì trẻ chưa thây và chưa biết Kết hợp giáo dục - Thu hút trẻ chuyển sang hoạt động 2 và 3 b.Trò chơi dân gian: - Cô giới... các bức tranh lên bảng và cùng trẻ nhận xét các bức tranh: + Tranh vẽ cảnh gì? + Trên sân trường có gì? + Các bạn đang làm gì? + Có những đồ chơi gì trong trường, lớp? - Cô nhắc lại cách vẽ - Cô hỏi ý tưởng vẽ của trẻ: sẽ vẽ như thế nào? - Cô cất tranh và phát vơ, bút cho trẻ vẽ - Trong quá trình trẻ vẽ cô theo dõi, gợi ý để trẻ thể hiện ý định của mình trên bản vẽ và tô màu thành 1 bức tranh đẹp -... dương, chuyển hoạt động 3.Kết thúc: HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Nghe cô nói - Trò chuyện cùng cô - Quan sát tranh và nhận xét tranh - Nghe cô nói - Nói lên ý tưởng vẽ của mình - Cả lớp tiến hành vẽ - Nhận xét sản phẩm cùng cô - Chuyển hoạt động * KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY Thứ 5 ngày Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:13 Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* A MÔN: GIÁO... 2.Tổ chức cho trẻ hoạt động: a.Quan sát có chủ đích: -Cô gợi ý để trẻ quan sát cây bưởi - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ: sau khi quan sát xong phải kể lại cho cô và các bạn nghe đã quan sát được những gì - Cô đàm thoại với trẻ về việc thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra Cô bổ sung và cung cấp cho trẻ những gì trẻ chưa thây và chưa biết Kết hợp giáo dục - Thu hút trẻ chuyển sang hoạt động 2 và 3 b.Trò chơi... Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:16 Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* 3 Phát triển: - Các nhóm cơ: tay, chân - Khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định 4 Gíao dục: - Tích cực vận động - Ý thức tập thể II Chuẩn bị: 1 Địa điểm: sân tập bằng phẳng, rộng rãi, thoáng mát 2 Đồ dùng dụng cụ: ghế có thành vịn cao 35cm, xắc xô 3 Trang phục: cô và trẻ trang phục... Cũng cố và mở rộng cho trẻ vốn hiểu biết về cây xanh: Cây Bưởi Phát triển khả năng vận động, khả năng phản xạ nhanh nhẹn Giáo dục trẻ yêu quý và chăm sóc cây trồng II Nội dung: 1 Quan sát có chủ đích: quan sát cây bưởi 2 Trò chơi vận động: - Trò chơi có luật: “ Thi hái bưởi” 3.Chơi tự do theo ý thích III Chuẩn bị: 1.Địa điểm: sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ 2.Đồ dùng đồ chơi: Xắc xô, máy... Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang: 15 Trường Mầm Non Hòa Mỹ Đông**Huyện Tây Hòa,Phú Yên**Gv:Trần Thị Kim Cúc* * C MÔN: LÀM QUEN CHỮ CÁI ĐỀ TÀI: G - Y (Tiết 3) I Mục đích – Yêu cầu: 1 Kiến thức: - Trẻ biết cách tô và tô được chữ g-y 2 Kỹ năng: - Trẻ ngồi đúng tư thế và cầm bút bằng tay phải để tô chữ 3 Gíao dục: - Cháu giữ sạch vỡ và không tẩy xóa II Chuẩn bị: - Tranh tô mẫu của cô - Tranh có chứa... hướng dẫn cho trẻ tô chữ y - Trong khi trẻ tô, cô theo dõi sữa tư thế ngồi và gợi ý cho trẻ tô đúng - Nhận xét, chuyển hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Đi quanh lớp nhìn tranh và tìm chữ g-y - Ngồi vào ghế - Nghe cô nói - Quan sát thẻ chữ g -Quan sát tranh tô mẫu chữ g - Nhìn cô tô mẫu - Nghe cô hướng dẫn cách tô - Nhận vở và tô - Tô chữ theo hướng dẫn của cô - Chuyển hoạt động * KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY... Cũng cố và mở rộng cho trẻ vốn hiểu biết về cây xanh(cây dừa) Phát triển khả năng vận động, khả năng phản xạ nhanh nhẹn Giáo dục trẻ ý thức tổ chức, kỷ luật Biết được lợi ích của cây dừa II Nội dung: 1.Quan sát có chủ đích: quan sát cây dừa 2.Trò chơi có luật: “ Chạy tiếp sức” 3.Chơi tự do theo ý thích III Chuẩn bị: 1.Địa điểm: sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ 2.Đồ dùng đồ chơi: Xắc xô, máy... cảm của mình với lớp học, sân trường, quang cảnh thân thiết của trường mẫu giáo cháu học theo ý hiểu của cháu vào tranh - Trẻ sáng tạo trong bố cục và màu sắc 2 Kỹ năng: - Rèn một số kỹ năng vẽ: cầm bút bằng tay phải - Trẻ tô màu đẹp, không lem ra ngoài, bố cục hợp lý 3 Gíao dục: Cháu giữ vở sạch sẽ, không tẩy xóa Yêu trường lớp II Chuẩn bị: -3 bức tranh vẽ về quang cảnh, đồ chơi của trường lớp mẫu giáo . Quan sát tranh và nhận xét theo gợi ý của cô - Quan sát tranh. - Nghe cô nói - Trả lời cô - Nghe cô nói - Vỗ tay tuyên dương . * KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY Giáo Án Tuần 30 Gv: Trần Thị Kim Cúc Trang:10 Trường. cho trẻ hoạt động: a.Quan sát có chủ đích: -Cô gợi ý để trẻ quan sát cây xoài. - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ: sau khi quan sát xong phải kể lại cho cô và các bạn nghe đã quan sát được những gì. -. cho trẻ hoạt động: a.Quan sát có chủ đích: -Cô gợi ý để trẻ quan sát cây bưởi. - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ: sau khi quan sát xong phải kể lại cho cô và các bạn nghe đã quan sát được những gì. -

Ngày đăng: 25/05/2015, 06:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w