luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

115 675 0
luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AD Tổng cầu của nền kinh tế CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSTK Chính sách tài khoá CSTT Chính sách tiền tệ DTBB Dự trữ bắt buộc GDP Tống sản phẩm quốc dân GNP Tổng sản phẩm quốc nội GTCG Giấy tờ có giá HTNH Hệ thống ngân hàng HTXTD Hợp tác xã tín dụng IPO Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng KBNN Kho bạc nhà nước M1, M2, M3 Lượng tiền cung ứng M1, M2, M3 NHHTX Ngân hàng hợp tác xã NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương OMO Nghiệp vụ thị trường mở QTDND Quỹ tín dụng nhân dân SWAP Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ TCTD Tổ chức tín dụng TPCP Trái phiếu Chính phủ TTTT Thị trường tiền tệ USD Đồng đô la Mỹ VND Đồng Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Thành viên tham gia OMO Error: Reference source not found Bảng 2.2. Khối lượng giao dịch OMO Error: Reference source not found Bảng 2.3. Doanh số trúng thầu mỗi phiên giao dịch OMO Error: Reference source not found Biểu đồ 2.1. Tổng doanh số trúng thầu các năm 63 Biểu đồ 2.2. Doanh số trúng thầu/phiên giao dịch 67 Biểu đồ 2.3. Lãi suất trúng thầu OMO 68 Biểu đồ 2.4. Lãi suất tín phiếu NHNN và lãi suất huy động tiết kiệm NHTM năm 2007 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế - xã hội, một chính sách không thể thiếu được trong bất kỳ nền kinh tế nào đó là Chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ sử dụng một tập hợp các công cụ. Trong các công cụ đó, ở các nước có nền kinh tế thị trường, nghiệp vụ thị trường mở được coi là quan trọng nhất. Với mục tiêu theo đuổi mức tăng trưởng trên 8%/năm, đồng thời phải bảo đảm được giá trị đồng nội tệ, nền kinh tế Viêt Nam luôn luôn chịu sức ép của lạm phát. Trong thời gian qua, nhằm bảo đảm giá trị đồng nội tệ, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một số lượng lớn ngoại tệ, bên cạnh việc duy trì một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cho sự phát triển kinh tế, giá nguyên liệu đầu vào, giá nhiên liệu liên tục tăng cao đã làm cho mức giá cả ngày càng tăng lên, có nguy cơ gây ra lạm phát cho nền kinh tế. Xuất phát từ nhận định của các nhà kinh tế nói chung và Milton Fridman nói riêng: " Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ", Ngân hàng Nhà nước, tổ chức điều hành Chính sách tiền tệ đã sử dụng tổng hợp các công cụ, các biện pháp nhằm điều tiết, kiểm soát lượng tiền cung ứng. Một trong những công cụ quan trọng nhất được sử dụng là nghiệp vụ thị trường mở, nhưng thực tế đã không như mong đợi của Ngân hàng Nhà nước, giá cả vẫn tiếp tục tăng lên, lượng tiền cung ứng giảm bớt không đáng kể. Điều này cho thấy, nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam còn có nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng chưa cao. Từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam". 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá các vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng nghiệp vụ thị trường mở. 1 - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng của nghiệp vụ thị trường mở. - Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ những nguyên lý chung, luận văn sử dụng các phương pháp: - Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp tổng hợp; - Phương pháp phân tích; - Phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở; - Phân tích đánh giá làm rõ những hạn chế trong hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở và hiệu quả sử dụng nó ở Việt Nam trong thời gian qua; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam. 6. Tên và kết cấu của luận văn Tên luận văn: "Nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam" 2 Kết cấu của luận văn: - Phần mở đầu - Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương - Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Kết luận - Danh mục tài liệu tham khảo. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Các quốc gia khác nhau tồn tại, phát triển và theo đuổi những mục đích khác nhau. Mỗi mục đích theo đuổi, đi cùng nó là hàng loạt các chính sách nhằm hướng tới. Thông qua việc điều hành các chính sách này để tác động đến các mục tiêu kinh tế, xã hội. Với mục tiêu kinh tế xác định, chính sách tiền tệ là một trong những chính sách đó. 1.1.1. Khái quát về chính sách tiền tệ quốc gia Chính sách tiền tệ (CSTT) là một bộ phận trong tổng thể chính sách kinh tế - xã hội, một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước về tiền tệ, do Ngân hàng Trung ương (NHTW) khởi thảo và thực thi, nhằm tới các mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, ổn định thị trường tài chính, ổn định và tăng trưởng kinh tế. CSTT thực hiện quá trình kiểm soát tiền tệ, điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng thêm cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định và điều chỉnh cả khối lượng tiền có sẵn trong lưu thông. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ tăng cung ứng tiền trên thị trường tiền tệ, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm, chống suy thoái kinh tế. Ngược lại, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giảm cung ứng tiền trên thị trường tiền tệ, hạn chế đầu tư, hạn chế sự phát triển quá đà của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. CSTT là một chính sách kinh tế vĩ mô trong đó NHTW sử dụng các công cụ của mình để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và duy trì các mục tiêu xã hội hợp lý. 4 CSTT theo nghĩa hẹp là chính sách đảm bảo sao cho khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong một năm tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát (nếu có) nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Theo nghĩa rộng, CSTT là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế nhằm phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, cân đối kinh tế trên cơ sở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia. Dù quan niệm CSTT theo nghĩa nào, CSTT đều nhằm mục tiêu ổn định giá trị tiền tệ, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế. 1.1.2. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Trên cơ sở dự án chính sách tiền tệ đã được phê chuẩn và điều kiện thực tiễn của nền kinh tế, NHTW sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu xác định. Việc sử dụng công cụ nào của CSTT hoàn toàn phụ thuộc vào những mục tiêu khác nhau. 1.1.2.1. Các mục tiêu Có nhiều mục tiêu đề ra khi thực hiện chính sách tiền tệ. Các mục tiêu đó về cơ bản bao gồm mục tiêu cuối cùng và mục tiêu điều hành. a. Mục tiêu tổng quát (mục tiêu cuối cùng) Quốc gia nào cũng có chính sách tiền tệ riêng, phù hợp với nền kinh tế đặc thù của mình nhưng các chính sách tiền tệ đó đều hướng vào những mục tiêu chủ yếu là giống nhau. Tuỳ từng giai đoạn và điều kiện của nền kinh tế để lựa chọn mục tiêu trọng tâm. Các mục tiêu cuối cùng của CSTT bao gồm: - Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế cao và bền là mục tiêu vĩ mô của bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên thực hiện mục tiêu này không có nghĩa là chỉ khuyến khích tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện việc kìm hãm tốc độ tăng trưởng của 5 nền kinh tế nếu nền kinh tế phát triển quá nóng (tốc độ tăng trưởng kinh tế quá cao). Điều này có nghĩa là, mỗi quốc gia phải xác định một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến phù hợp với điều kiện nội tại của nền kinh tế nước đó. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại là thấp hay cao để sự điều tiết của CSTT sẽ hướng vào khuyến khích hay kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trường hợp cần khuyến khích tăng trưởng kinh tế, NHTW sẽ thực hiện CSTT mở rộng tức là tăng khối lượng tiền tệ nhằm làm cho lãi suất giảm xuống, do vậy sẽ kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng GDP. Mặt khác, tăng khối lượng tiền tệ sẽ làm tăng tổng cầu (AD), sức mua hàng hoá trên thị trường tăng lên, hàng hoá tồn đọng của các doanh nghiệp tiêu thụ được là tiền đề cho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất dẫn đến GDP tăng. Nếu mức gia tăng của GDP cao hơn nhịp độ gia tăng dân số thì nền kinh tế sẽ thực sự có tăng trưởng. Trường hợp cần kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHTW sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Khi đó, khối lượng tiền tệ trong lưu thông giảm xuống dẫn đến lãi xuất có xu hướng tăng lên, đồng vốn đầu tư đắt lên. Khi đó đầu tư giảm, dẫn đến GDP giảm xuống. Mặt khác khi giảm khối lượng tiền tệ, sẽ làm giảm AD, sức mua sẽ giảm, làm tăng hàng hoá tồn đọng của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp không có cơ sở để mở rộng sản xuất, vì vậy GDP giảm. - Tạo việc làm, giảm thất nghiệp Việc làm cho người lao động cũng là một trong các mục tiêu của CSTT. Chúng ta cũng đã biết rằng nơi nào sức lao động là hàng hoá thì thất nghiệp là một căn bệnh kinh niên. Để đạt được mục tiêu này, CSTT hướng vào việc khuyến khích đầu tư, làm gia tăng sản xuất và việc làm sẽ tăng lên; mặt khác, khi các hoạt động kinh tế được mở rộng, sẽ có tác dụng chống suy thoái, nhất là suy thoái chu kỳ, để đạt được mức tăng trưởng ổn định, góp phần ổn định cuộc sống của người dân và tạo thêm nhiều việc làm mới. Sự điều chỉnh lượng tiền cung ứng nhằm mục tiêu trước hết là ổn định giá trị tiền tệ, trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. 6 - Ổn định giá trị đối nội của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát lạm phát Các nhà kinh tế đã cho rằng, lạm phát là căn bệnh kinh niên của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là nền sản xuất hàng hoá phát triển ở mức độ cao (nền kinh tế thị trường). Lạm phát tác động tới nền kinh tế - xã hội theo cả hai hướng: tiêu cực và tích cực. Khi lạm phát gia tăng, nó tác động đến mọi mặt của nền kinh tế- xã hội, làm sai lệch các chỉ tiêu kinh tế; làm phân phối lại thu nhập; kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc, gây tình trạng khan hiếm giả tạo; giảm sức mua thực tế của dân chúng về hàng hoá tiêu dùng. Do đó, đời sống của người lao động sẽ khó khăn hơn, gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng vì ngân hàng sẽ không thu hút được các nguồn tiền nhàn rỗi cho hoạt động của mình. Bên cạnh những tác hại mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế, trong chừng mực nào đó, với một tỷ lệ lạm phát vừa phải, lạm phát lại là yếu tố kích thích kinh tế tăng trưởng. Khi đó, lạm phát trở thành công cụ điều tiết. Do vậy, cần chấp nhận sự tồn tại của lạm phát trong nền kinh tế để có những quyết sách kiềm chế chứ không phải là triệt tiêu nó. Vấn đề quan trọng là cần phải kiểm soát được lạm phát, ổn định tiền tệ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động, - Ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái Trong nền kinh tế mở, tốc độ toàn cầu hoá nền kinh tế diễn ra rất nhanh. Tác động của hệ thống tài chính vượt ra khỏi ranh giới quốc gia để tác động đến hoạt động của các nền kinh tế khác. Sự tác động này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó. Một sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến hoạt động kinh tế trong nước, đặc biệt là hoạt động xuất - nhập khẩu. Một tỷ giá hối đoái quá thấp (đồng bản tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ) có tác dụng khuyến khích 7 [...]... như Việt Nam mới được vận hành từ tháng 7/2000 Với sự khác biệt về điều kiện kinh tế, thời gian vận hành cũng như công nghệ, kết quả mang lại khi sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ tại các quốc gia là thực sự khác biệt, hay nói chính xác hơn, hiệu quả sử dụng thị trường mở giữa các quốc gia này là rất khác nhau 1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng thị trường mở Khi công cụ thị trường. .. nhiên thị trường mở ở các nước khác nhau lại khác nhau về phạm vi, loại hình công cụ và thời hạn của các công cụ giao dịch trên thị trường 1.2.2 Sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ Để có cái nhìn toàn cảnh về việc sử dụng OMO trong điều hành CSTT, phải thấy được hàng hoá của OMO, các chủ thể tham gia OMO, cơ chế tác động của OMO và phương thức thực hiện nó 1.2.2.1 Hàng hoá của thị trường. .. động của thị trường mở Thông qua hoạt động mua, bán các GTCG trên thị trường mở, NHTW đã tác động trực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng, làm thay đổi tổng lượng cung ứng tiền tệ và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất trên thị trường, từ đó tác động trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ 25 a Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng Việc mua bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW... dàng trong thanh toán của các tổ chức này) Vì vậy, việc mua bán thương phiếu của NHTW sẽ ảnh hưởng mạnh đến dự trữ của các ngân hàng hoặc tiền gửi của các khách hàng tại NHTM - Trái phiếu Chính phủ Trái phiếu Chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được nhà nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước Mặc dù là dài hạn nhưng trái phiếu chính phủ được sử dụng phổ biến trong nghiệp vụ thị trường mở. .. các ngân hàng thì tiền gửi của ngân hàng tại NHTW sẽ giảm tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra, trường hợp người mua là các khách hàng của ngân hàng thì số tiền mua GTCG sẽ làm giảm số dư tiền gửi của họ tại hệ thống ngân hàng Kết quả là dự trữ của hệ thống ngân hàng giảm sút tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra Sự giảm sút dự trữ của hệ thống ngân hàng sẽ làm giảm khả năng cho vay của. .. thông tin của việc đánh giá hiệu quả sử dụng thị trường mở tại NHTW trong điều hành CSTT Như vậy chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng thị trường mở được đưa về việc đánh giá, xem xét vai trò, tác động của nó tới mục tiêu của CSTT và trong quan hệ với chi phí (phí tổn), được chia thành các loại: - Chỉ tiêu định lượng là các chỉ tiêu có thể đo lường và được cho trong các số liệu thống kê: Dự trữ của HTNH;... trên thế giới sử dụng Các GTCG được sử dụng trên thị trường là các GTCG ngắn hạn và dài hạn như tín phiếu, trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHTW, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng v.v Chủ thể của thị trường mở là NHTW và các 20 đối tác, chủ yếu là các ngân hàng, và có thể là các tổ chức tài chính, tín dụng phi ngân hàng Về mặt hình thức, thị trường mở là thị trường giao dịch các chứng khoán... trên thị trường mở nó sẽ tác động đến dự trữ của các ngân hàng, làm ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng b Tác động qua lãi suất Hoạt động mua, bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau: Thứ nhất, khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung cầu vốn của NHTW trên thị trường tiền. .. thuận lợi trong quá trình điều hành CSTT, các NHTW đều phải xây dựng hệ thống mục tiêu điều hành mang tính định lượng cụ thể hơn nhằm 9 thực hiện mục tiêu cuối cùng của CSTT Căn cứ vào sự phát triển và diễn biến của thị trường tiền tệ, NHTW các nước đều lựa chọn các mục tiêu điều hành của CSTT Trong mục tiêu điều hành của CSTT, hầu hết các NHTW lại chia mục tiêu điều hành thành mục tiêu trung gian và... năng cho vay của ngân hàng và vì thế khối lượng tín dụng giảm dẫn đến cung tiền sẽ giảm Ngược lại, khi NHTW thực hiện mua GTCG trên thị trường mở, kết quả làm dự trữ của các ngân hàng tăng lên Tác động này có thể xem xét qua công thức sau: MB = C + R M = m x MB Trong đó: M: Lượng tiền cung ứng MB: Cơ số tiền tệ C: Đồng tiền lưu hành 26 R: Dự trữ trong hệ thống ngân hàng m: Số nhân tiền Như vậy, khi . sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam& quot; 2 Kết cấu của luận văn: - Phần mở đầu - Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng thị trường mở. trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương - Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -. pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Kết luận - Danh mục tài liệu tham khảo. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ

Ngày đăng: 25/05/2015, 00:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan