1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về dân tộc Thái

8 3,4K 72

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 337,56 KB

Nội dung

Bài tiểu luận nghiên cứu về dân tộc Thái. Tiểu luận cho môn Các dân tộc ở Việt NamBao gồm sơ lược về dân tộc Thái văn hóa tinh thần , văn hóa vật chất và một số hình ảnh minh họa cho bài tiểu luận. Trích dẫn:Việt Nam tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang xây dựng non sông Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền, với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dải từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông).

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH TP.HCM  Khoa: Ngữ Văn Chuyên ngành: Việt Nam Học Môn: Các dân tộc ở Việt Nam BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: Dân tộc Thái Giảng viên hướng dẫn: TS. Phú Văn Hẳn Sinh viên thực hiện: Phan Thị Khải Nguyên Lớp: VNH 2A K39 Mã số sinh viên: K39.607.063 Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 4/1015 1 Mục lục Lời nói đầu iệt Nam - tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân - Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang xây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dải từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông). V Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước. Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca hùng tráng, thể hiện sự sáng tạo và sức sống mãnh liệt, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân tộc. Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu ) khác nhau, các dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau. Cho đến sự khác nhau về sắc phục, ẩm thực, tiếng nói và cả nền văn hóa. Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong khu vực. ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo, và ngữ hệ Hán - Tạng. Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Ở đây cái đa dạng của văn hoá dân tộc được thống nhất trong quy luật chung - quy luật phát triển đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học. Thời đại Hồ Chí Minh mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 đã đổi đời các dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta nhất quán từ đầu 2 là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước theo mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Bài tiểu luận này phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về các dân tộc Việt Nam, những người anh em sinh sống trên mọi nẻo đường đất nước. Do được biên soạn lần đầu, trình độ của người biên soạn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Nhưng cũng mong đem lại được phần nào kiến thức về các dân tộc anh em đến cho người đọc, mọi ý kiến phê bình và nhận xét đều rất quý báu đối với người biên soạn. Sau đây là nội dung chính của bài tiểu luận. A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. - Muốn tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm các dân tộc, tộc người. - Vì yêu thích và muốn tìm hiểu nhiều hơn về dân tộc Thái ở vùng núi Tây Bắc. 2. Mục đích nghiên cứu. - Làm rõ khái niệm dân tộc, tộc người. - Chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa dân tộc và tộc người. - Hiểu thêm vè các dân tộc ở Việt Nam nói chung và dân tộc Thái nói riêng. 3. Lịch sử nghiên cứu. - Từ các cuốn sách viết về đề tài các dân tộc ở Việt Nam. - Từ các trang báo mạng như: VN Express.Net, Xaluan.com… - Từ từ điển bách khoa mở Wikipedia. - Từ các bài giảng của giảng viên trên lớp. - Phỏng vấn tìm hiểu trực tiếp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Dân tộc Thái. - Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian: 1,5 tháng. + Không gian: Dân tộc Thái sống ở vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu về văn hóa. - Phương pháp xã hội học liên ngành. 3 - Phương pháp nghiên cứu dân tộc học. - Nhìn thấy, nghe qua và ghi âm, ghi chép lại. 6. Tài liệu: - Từ sách báo và trên Internet. 7. Ý nghĩa khoa học. - Về khoa học: góp thêm những tài liệu để chúng ta tiếp tục nghiên cứu về dân tộc sau này, cụ thể là dân tộc Thái, có tài liệu cho người sau nghiên cứu. - Về thực tiễn: Có thêm tài liệu để ôn thi cuối học kì tổng kết môn học, có kiến thức về dân tộc mình nghiên cứu, hoàn thành yêu cầu làm bài tiểu luận của thầy đưa ra. B. NỘI DUNG Chương I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Cơ sở lý luận. 1) Khái niệm dân tộc, tộc người. - Dân tộc là một cộng đồng người cụ thể, sống trong một lãnh thổ nhất định, có ngôn ngữ chung( cùng lao động, sản xuất, chiến đấu…), tạo ra những giá trị đem lại lợi ích cho con người và tạo nên văn hóa tự nhận dân tộc. - Tộc người là cộng đồng mang tính tộc người, không nhất thiết phải cư trú trên một lãnh thổ, có chung một nhà nước, dưới sự quản lý điều hành của một chính phủ với những đạo luật chung thống nhất. Mặc dù các phái học có nhiều quan điểm khác nhau về tộc người song tất cả đều thống nhất: Là một tập thể người, mà một tập thể nhỏ nhất là một gia đình, trong quá trình đó có sự phát triển. 2) Văn hóa dân tộc. - Văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất và tinh thần do con người tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội. II. Cơ sở thực tiễn. 1) Địa bàn cư trú và dân số. - Có mặt ở toàn bộ các tỉnh thành của Việt Nam ( theo số liệu thống kê năm 2009). Nhưng chủ yếu là sinh sống ở các tỉnh ở miền núi Tây Bắc Việt Nam như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên… người Thái ở Việt Nam có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam. 2) Lịch sử di cư. - Theo David Wyatt, trong cuốn "Thailand: A short history ( Thái quốc: Lịch sử tóm lại)", người Thái xuất xứ từ phía nam Trung Quốc, có cùng nguồn 4 gốc với các nhóm dân ít người bây giờ như Choang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán và người Việt ở phía đông và bắc, người Thái dần di cư về phía nam và tây nam. Người Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13. Trung tâm của họ khi đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh). Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở Đông Nam Á bây giờ như Lào, Thái Lan, bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ở đông bắc Ấn Độ cũng như nam Vân Nam. 3) Tiếng nói và chữ viết. a) Tiếng nói. - Ngôn ngữ dân tộc Thái thuộc ngữ hệ Thái – Ka đai, nhóm Tày- Thái. Trong ngôn ngữ Thái có nhiều phương ngữ khác nhau tùy từng địa phương, từng nghành Thái ( Thái Đen, Thái Trắng, Thái Thanh…). Nhưng ngôn ngữ Thái lại có những điểm giống nhau ở chỗ: Ngữ âm, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp… không có sự chênh lệch lớn nên về cơ bản họ đều giao tiếp với nhau và nghe được tiếng nói của nhau. b) Chữ viết - Dân tộc Thái Việt Nam là một trong số ít dân tộc có chữ viết riêng. Chữ của dân tộc Thái thuộc kiểu chữ Xăng – Cơ – Rít ( Người Thái thường gọi nôm na là “ Xư Xan”). Chương II/ VĂN HÓA DÂN TỘC I. Văn hóa vật chất. 1) Ăn uống. - Tất cả món ăn của người Thái đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Thịt trâu, thịt bò, cá, gà được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ và cẩn thận. Gia vị để ướp là hạt "mắc khén" (một dạng hạt tiêu rừng), ớt, tỏi, gừng, muối Một nét độc đáo trong các món ăn của dân tộc Thái là khi chế biến những món ăn, người Thái hoàn toàn không dùng dầu mỡ và rất chú trọng tới việc điều phối các vị đắng - cay - mặn - chát. Những vị này được phối hợp hài hòa khiến thực khách cảm thấy vừa miệng, không có cảm giác ngấy, ngán khi ăn những món nướng, luộc, hấp, hun khói, - Những món ăn độc đáo của người Thái như pà pỉng tộp (cá nướng), khảu lam (cơm lam), nhứa mù khủa (thịt lợn hấp), nhứa giảng (thịt trâu hun khói), được làm rất công phu khiến người ăn nhớ mãi không quên. Từng món ăn như chứa đựng cả tấm lòng của người Thái gửi gắm vào đó. 5 - Món cá nhảy hiếm và lạ chỉ có ở ẩm thực của người Thái: Là một món ăn đặc trưng của dân tộc Thái và rất kén người ăn. Cá được bắt từ suối xa khu dân cư hoặc ao nhà nuôi, cá bé khoảng ngón tay người lớn. Cá phải bơi khỏe thì mới đạt yêu cầu. Các loại rau ăn kèm gồm lõi chuối non, hạt mắc khén, rau thơm v.v. trộn chung với gia vị ớt, nước măng chua, muối để đảm bảo chua cay vừa đủ. Khi ăn thì bắt cá sống từ xô và khứa nhanh bụng cá để bỏ nội tạng ra và cứ thế ăn kèm với nộm lõi chuối.Món ăn có vị giòn , ngọt của thịt cá, độ chua của măng, vị tê nồng của hạt mắc khén và cay của ớt. Với người chưa biết đến thì đây là món ăn lạ lùng, còn với người Thái đây là món ăn khá đặc biệt điểm tô thêm cho sự phong phú đa dạng của dân tộc Thái. 2) Trang phục. Từ trước tới nay, trang phục của người dân tộc Thái được ca ngợi bởi sự đơn giản, duyên dáng và thanh lịch, nhưng ít ai biết được, để có bộ trang phục “hút hồn” như vậy, người dân đã phải khéo léo kết hợp từng chi tiết để tạo nên hình ảnh những cô gái Thái rất riêng. Các nhóm người Thái như Thái Đen, Thái trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó, vẫn nổi bật bản sắc riêng để phân biệt. Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. 3) Nhà cửa. Nhà sàn của người Thái - "hướn hạn phủ táy" là một công trình kiến trúc tài hoa, hoà đồng với thiên nhiên, đất trời cùng vạn vật. Từ kiến trúc xây dựng đến nghệ thuật trang trí đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống khách quan được cách điệu hoá đạt tới trình độ thẩm mỹ cao. Nhà sàn của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi - "tụp cống" khum khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa "Pua tấu” dạy cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng. Nhà sàn của người Thái cổ có hai bếp lửa - "Chík pháy". Bếp lửa phía "tang quản" dành cho người già, bếp chính ở phía "tang chan" dành cho nữ giới và những công việc nội trợ. Giữa núi rừng trùng điệp, bếp lửa hồng trên nhà sàn như trái tim hồng, sưởi ấm và nuôi dưỡng cả về vật chất và tinh thần cho mỗi con người. Người Thái có câu: "Khửn song phái/ cái song đay" - tức là mở hai cửa/ đi hai thang. Nhà người Thái cổ bao giờ cũng có hai cầu thang: "Tang chan" và "Tang 6 quản". "Tang chan" ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống. "Chan" là phần sàn nhà được nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi các mẹ, các chị, các em thường ngồi chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa, cầu thang này bao giờ cũng mang số lẻ, thường là 9 bậc, ứng với 9 vía. 4) Đặc điểm kinh tế. Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp. II. Văn hóa tinh thần. 1) Lễ hội cầu mưa. Lễ hội Cầu mưa hay lễ hội Xến Xó Phốn là một lẽ hội của người đồng bào dân tộc Thái, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. là lễ hôi giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng cho mọi người trong bản.Mọi người đi hát cầu mưa ở khắp các nhà trong bản, rồi rước đuốc vòng quanh bản Người Thái ở vùng Tây Bắc quan niệm rằng thần linh cai quản mưa gió thương những đứa trẻ sinh ra không có cha để làm nhà cho nên đã không làm mưa khiến cho trời hạn hán, vì vậy trời không mưa là lỗi của những người phụ nữ chửa hoang. Vì vậy dân bản phải làm lễ cầu mưa, cúng lễ các vị chủ nước, chủ sông suối. Để mời các thần linh về nghe nguyện vọng của con người đồng thời trách phạt những người phụ nữ đó đã không biết giữ mình. Từ ngày 01/04 đến 28/04 Âm lịch, vào những đêm trăng có quầng đỏ quầng vàng - điềm báo trời đại hạn kéo dài. 2) Tục cưới xin. Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó khăn quá. - Cô gái thái khi lấy chồng phải búi tóc (tẳng cẩu). Lễ cưới gồm cưới lên( đong khửn)- đưa rể lên cư trú ở nhà vợ- là bước thử thách phẩm giá, lao động của chàng rể. Tục ở rể kéo dài từ 8-12 năm. Cưới xuống ( đong long) đưa gia đình trở về với họ cha. 3) Tang ma. Lễ tang có hai bước cơ bản: Pông là lễ phúng viếng đưa người chết lên cõi hư vô, đưa thi thể ra rừng chôn( Thái Trắng) thiêu( Thái Đen). Xống là lễ đưa 7 đồ tang lễ ra bãi tha ma và kết thúc bằng lễ gọi ma trở về ngụ tại gian thờ cúng tổ tiên trong nhà. Kết luận Người Thái là một nhóm dân tộc thiểu số lớn thứ ba ở Việt Nam. Tổ tiên của họ đã tới Việt Nam từ xa xưa, và định cư chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Các bằng chứng trên thực tế cũng như trong truyền thuyết đã cho thấy mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa người Thái ở Việt Nam và người Thái ở vùng Tây Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Miến Điện. Với những giá trị văn hóa từ vật chất lẫn tinh thần vô giá, đóng góp cho kho tàng văn hóa chung của cả đại gia đình dân tộc Việt Nam. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO. - Từ điển bách khoa mở Wikipedia Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Th %C3%A1i_(Vi%E1%BB%87t_Nam) - Sách : Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam / Chủ biên : Nguyễn Văn Huy. - Sách: Đại gia đình các dân tộc Việt Nam – The great family of ethnic groups in Viet Nam. D. PHỤ LỤC. Một số hình ảnh minh họa: 8 Hình 1: Phụ nữ thái với trang phục truyền thống Hình 3: Chữ Thái cổ HẾT. Hình 4: Một đám cưới của người dân tộc Thái Hình 2: Nhà ở truyền thống của dân tộc Thái . nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước. Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca. trong cuốn "Thailand: A short history ( Thái quốc: Lịch sử tóm lại)", người Thái xuất xứ từ phía nam Trung Quốc, có cùng nguồn 4 gốc với các nhóm dân ít người bây giờ như Choang, Tày,. không làm mưa khiến cho trời hạn hán, vì vậy trời không mưa là lỗi của những người phụ nữ chửa hoang. Vì vậy dân bản phải làm lễ cầu mưa, cúng lễ các vị chủ nước, chủ sông suối. Để mời các thần

Ngày đăng: 24/05/2015, 20:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w