KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 Nguyễn Thị Kiều Trang Trường TH Hoàng Hoa Thám Năm 2010- 2011 PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO KRÔNG BÚK TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾT LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP BA & Người viết sáng kiến: Nguyễn Thị Kiều Trang Đơn vị: Trường TH Hoàng Hoa Thám 1 Năm học: 2010-2011 KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾT LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP BA ******************** A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: 1.Cơ sở lí luận: Xu thế chung trên thế giới hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học để đào tạo thế hệ con người mới tự tin ,năng động và sáng tạo, có khả năng hội nhập để làm chủ tương lai đất nước. Song song với đổi mới phương pháp dạy học,Bộ giáo dục đào tạo cũng tiến hành đổi mới nội dung chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3, trong đó có phân môn luyện từ và câu.Nội dung môn luyện từ và câu là những đơn vị kiến thức chứa trong các bài tập mà giáo viên và học sinh cần phải khai thác. Vậy vị kiến thức nào cần được trang bị cho học sinh sau mỗi bài tập, mỗi tiết học? việc nghiên cứu kỹ bài tập, lập kế hoạch cho bài giảng giúp học sinh chủ động nắm kiến thức để các em tham gia tích cực trong tiết học môn “Luyện từ & câu” ở lớp Ba là cần thiết. 2.Cơ sở thực tiễn:Thực tế cho thấy đa số giáo viên tiểu học khi dạy “luyện từ & câu” họ thường hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa bằng cách hướng dẫn miệng, sau đó cho làm bài vào vở,hoặc gọi học sinh làm bài – nhận xét rồi cho các em làm bài vào vở, giải quyết xong các nội dung bài tập là xem như đã hoàn thành tiết dạy học.Họ không để ý rằng sau mỗi bài tập là một đơn vị kiến thức các em cần phải nắm để làm cơ sở cho chương trình học các lớp sau này . Hay nói cách khác,theo cách dạy như trên học sinh sẽ không biết mình đang học cái gì, các em luôn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Trong khi đó, luyện từ và câu lớp Ba là phân môn vô cùng quan trọng, nó là môn học có nhiệm vụ củng cố, mở rộng vốn từ, cũng có những khái niệm ban đầu về câu và các thành phần trong câu (tuy chưa nêu tên gọi cụ thể về các thành phần câu), củng cố về một số hiểu biết ban đầu về một số biện pháp tu từ,nhân hoá và so sánh. Rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ và đặt câu. Bồi dưỡng và rèn luyện thói quen dùng từ Nguyễn Thị Kiều Trang Trường TH Hoàng Hoa Thám Năm 2010- 2011 2 KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 đúng và viết thành câu làm cơ sở ban đầu giúp các em học tốt môn Tiếng Việt. Vậy làm như thế nào để giúp HS học tốt môn Luyện từ và câu lớp Ba? Trước thực tế như trên, tôi đã trăn trở tìm tòi, trải nghiện qua giảng dạy và đúc rút một số kinh nghiệm nhỏ. Tôi xin trình bày với các bạn đồng nghiệp kinh nghiện về “Tổ chức các hoạt động dạy học tiết luyện từ và câu cho học sinh lớp Ba” II. Mục đích nghiên cứu đề tài: Việc nghiên cứu đề tài này nhằm hiểu sâu sắc hơn tinh thần đổi mới của việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh từ thực tiễn đánh giá được những ưu khuyết điểm và tồn tại của bản thân về cách tổ chức hoạt động dạy học, từ đó tìm biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả dạy học nhằm đáp ứng yêu cầuđổi mới phương pháp dạy học. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến việc dạy học phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Tìm hiểu việc tổ chức dạy học của bản thân mình, ở đơn vị mình. Nêu các biện pháp tổ chức dạy học VI. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức dạy học nhằm đạt hiệu quả cao khi dạy môn luyện từ và câu lớp Ba. V. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 9 năm 2010 VI. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu khoa học Phương phápđiều tra, khảo sát thực tế Phương pháp thống kê tổng hợp B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Đánh giá thực trạng của việc tổ chức các hoạt động dạy học tiết luyện từ và câu ở địa bàn huyện Krông Búk: Đã từng dạy tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ và câu lớp Ba nói riêng, kết hợp với việc đi dự giờ một số đồng nghiệp, tôi thấy việc tổ Nguyễn Thị Kiều Trang Trường TH Hoàng Hoa Thám Năm 2010- 2011 3 KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 chức dạy học tiết luyện từ và câu thường đơn điệu tẻ nhạt, bản thân người dạy thường lúng túng vì mỗi bài học không có phương pháp cụ thể như phân môn tập viết, tập đọc, nội dung bài học cũng không ghi rõ, có một số đồng chí giáo viên thường khi đến tiết học luyện từ và câu thì hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập mà sau đó thì họ không rút ra một đơn vị kiến thức nào hết, bởi họ nghĩ chỉ cần cho học sinh giải quyết hết các bài tập là đủ,, chương trình luyện từ và câu quá đơn giản về kiến thức. Về phía học sinh thì các em” chỉ biết làm theo nhưng chỉ dẫn của giáo viên, các em không định hướng trước được những nội dung cần đạt trong tiết học. Đã thế lại không được gói ghém từng đơn vị kiến thức trong mỗi bài tập nên thường sau mỗi tiết học thì các bài tập dần được lãng quên sau đó không lâu. 1. Thống kê kết quả kiểm tra khảo sát: Qua khảo sát chất lượng học sinh lớp Ba năm học 2008-2009 tôi thấy: Số học sinh Số học sinh nắm vững chương trình Số học sinh không nắm vững chương trình 30 10 20 2. Phân tích kết quả khảo sát: Theo đánh giá kết quả khảo sát như trên tôi thấy rõ ràng cách dạy học như các đồng chí giáo viên vẫn thường áp dụng đã mất thời gian và không có hiệu quả. Đặc biệt là cuối chương trình thì học sinh hầu như chưa biết mình học được gì hết, tổ chức như vậy là không phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và không đạt được mục tiêu dạy học. Vậy cần tổ chức dạy học tiết luyện từ và câu như thế nào để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Sau đây tôi xin trình bày cách thực hiện của bản thân. II.Biện pháp thực hiện: - Bất kì một tiết dạy học nào cũng cần nghiên cứu kĩ nội dung để có phương án lên lớp phù hợp. Nhưng có một số đồng chí giáo viên lại xem nhẹ tiết luyện Nguyễn Thị Kiều Trang Trường TH Hoàng Hoa Thám Năm 2010- 2011 4 KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 từ và câu. Miễn sao sau khi học xong, học sinh giải quyết hết các bài tập là đủ không cần tính đến mục tiêu cần đạt của mỗi tiết học là gì. Mỗi bài học trong phân môn luyện từ và câu đều có mục đích riêng của nó. Do đó người giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy để xác định: cần trang bị cho học sinh những kiến thức gì, kĩ năng cơ bản nào cần được chốt lại thông qua hệ thống bài tập, phần lớn các bài tập luyện từ và câu không quá khó, quá phức tạp nhưng chứa đựng nhiều nội dung cần khai thác, phát triển ở nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy giáo viên cần nắm bắt để khai thác giúp học sinh nắm yêu cầu cơ bản nhất của từng bài tập, giáo viên cần nghiên cứu kĩ và xem mỗi bài tập như một ví dụ để giải quyết rút ra đơn vị kiến thức cơ bản. -Sau khi xác định được trọng tâm tiết dạy, giáo viên cần xác định cách tổ chức cho học sinh thực hành bằng nhiều hình thức sao cho mọi học sinh đều được tham gia và GV kiểm soát được kết quả hoạt động của học sinh. Các phần giới thiệu rõ ràng ngắn gọn, dễ hiểu giúp HS định hướng hoạt động học để học sinh chủ động và có hứng thú tham gia học tập tránh đơn điệu tẻ nhạt gây nhàm chán khi học tập. Việc chốt lại nội dung sau mỗi bài tập giúp gói gọn kiến thức, khắc sâu nội dung bài học. Tóm lại là tuỳ từng bài, từng nội dung cụ thể mà tổ chức cho phù hợp. -Việc giới thiệu các bài tập với học sinh cần được giáo viên truyền đạt rõ ràng, đúng trọng tâm, giúp học sinh học sinh định hướng được hoạt động, các em sẽ chủ động hơn trong học tập. Việc hướng dẫn học sinh làm bài tập cần được tiến hành bằng nhiều hình thức. Thông thường những bài tập giúp học sinh củng cố mở rộng vốn từ thì giáo viên nên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm sẽ giúp các em hỗ trợ cho nhau làm giàu vốn từ cho bản thân thông qua việc tự suy nghĩ và học hỏi ở bạn, tìm được nhiều từ trước khi giáo viên bổ sung, việc hoạt động nhóm dạng bài tập này còn giúp học sinh phát huy được tinh thần đồng đội, thái độ học tích cực, kích thích hứng thú học tập của các em. Nguyễn Thị Kiều Trang Trường TH Hoàng Hoa Thám Năm 2010- 2011 5 KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 Đối với những bài tập củng cố về câu, giáo viên cho học sinh thực hành nhóm hoặc cá nhân nhưng nên cho các em làm viết để củng cố kỹ năng đặt câu, viết câu, đặc biệt là làm cơ sở cho học sinh viết bài văn sau này. Mặt khác, khi học sinh viết bài giáo viên dễ dàng nhận xét và sữa chữa cho học sinh, làm viết có thể cho cá nhân viết vào vở hay giấy nháp , cũng có thể nhóm thảo luận rồi viết vào phiếu học tập. Đối với bài tập rèn luyện thêm về cách sử dụng dấu câu, giáo viên có thể tổ chức cá nhân hoặc nhóm, nếu làm theo nhóm thì giáo viên nên cho một vài nhóm làm vào phiếu lớn, điền dấu bằng mực khác màu. Sau khi làm xong thì gọi một số nhóm đính phiếu chữa bài, tránh trường hợp gọi học sinh lên bảng làm cùng lúc với học sinh dưới lớp dẫn đến học sinh dưới lớp làm theo. Một số bài tập điền từ vào ô chữ giáo viên nên tổ chức thành trò chơi học tập một cách khoa học nhưng không mất quá nhiều thời gian và mất trật tự. Dạng bài tập này tuy ít nhưng có ưu điểm là học sinh rất hứng thú, giáo viên lại dễ dàng tiến hành tổ chức thành trò chơi, song giáo viên cần chuẩn bị chu đáo để dù vui đến đâu thì mục tiêu tiết họcvẫn không bị biến dạng. Phần cuối mỗi bài tập khâu củng cố rút ra đơn vị kiến thức để chốt lại nội dung bài học cho học sinh là không và nhất thiết không được sơ sài hay bỏ qua. Nếu giáo viên không củng cố bài tập thì học sinh sẽ không biết ghi nhớ điều gì. Đây chính là điểm tương đối khác hơn so với môn từ ngữ- ngữ pháp lớp ba cũ -Sau mỗi tiết học giáo viên cần khắc sâu kiến thức cho học sinh. Thông thường một số đồng chí giáo viên thường lúng túng khi tiến hành khâu này, vì chính họ cũng chưa biết chốt lại cái gì sau một tràng kiến thức dàn trải trong từng bài tập đó. Vậy củng cố luyện từ và câu như thế nào? Đơn vị từ, câu, dấu câu, hình ảnh so sánh, nhân hoá, những mảng kiến thức chứa đựng trong từng bài tập chính là nội dung chủ chốt, giáo viên có thể hệ thống lại nội dung bài, cho học sinh nhắc lại, cũng có thể nêu một vài câu hỏi ngắn gọn để kiểm tra sự hiểu biết của học sinh…Tóm lại dù bằng cách nào thì khâu củng cố, đặc biệt đối với phân môn luyện từ và câu lớp ba là không thể bỏ qua được. Nguyễn Thị Kiều Trang Trường TH Hoàng Hoa Thám Năm 2010- 2011 6 KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 Trên đây là biện pháp thực hiện để tổ chức dạy học một tiết luyện từ và câu lớp ba nhằm đạt hiệu quả cao và phát huy tính tích cực tự giác và chủ động khi học luyện từ và câu lớp Ba. *Ví dụ cụ thể: Sau đây tôi xin trình bày một tiết dạy học cụ thể Bài ‘Mở rộng vốn từ về nghệ thuật- Dấu phẩy”( Chỉ trích phần hoạt động dạy học bài mới, lược bỏ các phần khác) Bài mới: a. Giới thiệu bài: (Nêu mục tiêu tiết học) Tuần qua các em đã được học những bài tập đọc, học thuộc lòng về chủ đề nghệ thuật. Hôm nay để củng cố và mở rộng vốn từ về chủ đề nghệ thuật và giúp các em biết dùng dấu phẩy đúng ta sẽ học bài “Từ ngữ về nghệ thuật- Dấu phẩy” b. Tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài tập: Giới thiệu bài tập 1: Để giúp các em biết thêm một số từ ngữ về chủ đề nghệ thuật chúng ta cùng làm bài tập 1 nhé. Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 Giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu bằng cách hỏi và gạch chân những từ trọng tâm. Giáo viên chia lớp thành nhóm 4- yêu cầu học sinh thảo luận tìm từ và ghi vào tờ giấy giáo viên đã chuẩn bị sẵn. Sau khi học sinh thảo luận xong- Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi đua trình bày bài. Cùng học sinh nhận xét và tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng nhất, giáo viên củng cố lại và ghi những từ đúng nhất lên bảng. Gọi học sinh nhắc lại nhiều lần các từ ngữ giáo viên đã ghi trên bảng *Giáo viên chốt lại: Các từ em vừa tìm được chính là những từ chỉ người tham gia hoạt động nghệ thuật, chỉ các hoạt động nghệ thuật và các môn nghệ thuật. gọi chung là những từ về chủ đề nghệ thuật Cách tiến hành như trên cho học sinh định hướng được hoạt động của mình, nhờ thế khi làm bài tập, học sinh sẽ không bị động, đặc biệt tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, các em mở rộng vốn từ cho bản thân thông qua bạn bè, phát huy được tính đồng đội, từng nhóm thi đua Nguyễn Thị Kiều Trang Trường TH Hoàng Hoa Thám Năm 2010- 2011 7 KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 không khí tiết học sẽ sinh động hơn, thông qua khâu củng cố bài bằng cách cho học sinh nhắc lại các từ các em sẽ ghi nhớ các từ ngữ về chủ đề nghệ thuật, đặc biệt việc giáoviên chốt lại một lần nữa sẽ giúp các em hiểu sâu sắc những từ về chủ đề nghệ thuật. Giáo viên giới thiệu bài tập 2: Dấu phẩy được dùng trong những trường hợp nào, ta cùng tìm hiểu qua bài tập 2 nhé. Gọi học sinh nêu yêu cầu: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau? Giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu bằng cách hỏi và gạch chân những từ trọng tâm. Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn Tổ chức cho cá nhân học sinh làm bài vào phiếu bài tập yêu cầu 2 học sinh làm vào phiếu lớn. Sau khi các em làm bài xong, giáo viên gọi hai em lên đính phiếu,đọc bài làm của mình Nhận xét, đánh giá bổ sung Hỏi: Em nào có kết quả giống bạn để kiểm tra ý kiến các học sinh dưới lớp.Giáo viên gọi một số học sinh dưới lớp đọc bài làm của mình để cả lớp cùng kiểm tra. Sau khi chốt lại đáp án đúng nhất, giáo viên củng cố lại các bài tập nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh “Dấu phẩy dùng để ngăn cách các cụm từ hay các bộ phận phụ trong câu” Khi đọc, gặp dấu phẩy ta phải ngắt hơi. *Củng cố toàn bài: Ta vừa được học bài gì? Hãy nêu nhanh những từ về chủ đề nghệ thuật. Dấu phẩy em dùng trong những trường hợp nào? Tổ chức hoạt động như trên, qua khâu giới thiệu bài đã giúp học sinh định hướng hoạt động và tiến hành tham gia hoạt động học một cách chủ động, tích cực hơn. Việc tổ chức giải quyết bài tập như trên tạo được không khí thi đua trong lớp học, làm cho hiệu quả tiết học cao hơn. Việc củng cố sau mỗi bài tập và cuối tiết học làm cho học sinh “Gói ghém” được kiến thức . III. Kết quả đạt được: Nguyễn Thị Kiều Trang Trường TH Hoàng Hoa Thám Năm 2010- 2011 8 KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 Nhờ hiểu sâu sắc tinh thần đổi mới phương pháp dạy học mà quá trình dạy học của tôi về môn luyện từ và câu lớp Ba đã đạt những kết quả sau: Vào đầu năm học 2008-2009 nhận lớp 3A trường TH Nguyễn Trãi, qua khảo sát chất lượng đầu năm và trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kiến thức về luyên từ và câu của học sinh rất yếu, hầu hết các em bị hổng kiến thức về luyện từ và câu. Qua thời gian rèn luyện, lớp 3A do tôi phụ trách đã nắm được kiến thức cơ bản về từ và câu, các em dùng từ, sử dụng dấu câu chính xác, từ đó các em bước đầu biết dùng từ đặt câu để viết đoạn văn ngắn, 100% học sinh lớp 3A chủ động tham gia tích cực vào hoạt động học phân môn luyện từ và câu, một số học sinh yếu vươn lên trung bình. C. KẾT LUẬN: Từ thực tế nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm tôi thấy tổ chức dạy học môn luyện từ và câu phát huy tính tích cực chủ động đã giúp học sinh tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng kỹ xảo…biến chúng thành cái của riêng mình. Các tiết luyện từ và câu nếu được giáo viên chuẩn bị chu đáo và tổ chức dạy học một cách khoa học, khâu giới thiệu rõ ràng, đúng trọng tâm, khâu củng cố ngắn gọn đầy đủ giúp học sinh học tập tốt hơn, chất lượng dạy học ngày càng được nâng lên. D. KHUYẾN NGHỊ: Để dạy học tiết luyện từ và câu có hiệu quả theo yêu cầu đổi mới cần được dảm bảo những điều kiện sau: Người giáo viên cần nắm rõ mục tiêu chương trình, mục tiêu mỗi bài học cụ thể trong phân môn luyện từ và câu lớp Ba, nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tác dụng của việc dạy học phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh. Phải suy nghĩ, nghiên cứu kỹ từng nội dung cụ thể cho mỗi tiết học và có kế hoạch tổ chức dạy học một cách khoa học. Cơ sở vật chất đầy đủ- có sự chỉ đạo sát sao của các cấp quản lí. Trên đây là bản tổng kết kinh nghiệm về “Tổ chức dạy học tiết luyện từ và câu lớp ba” mà tôi đúc rút được qua quá trình giảng dạy, có gì sai sót tôi xin được các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp góp ý. Krông Búk ngày15 tháng10 năm2010 Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Kiều Trang Trường TH Hoàng Hoa Thám Năm 2010- 2011 9 KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG **************** & **************** Nguyễn Thị Kiều Trang Trường TH Hoàng Hoa Thám Năm 2010- 2011 10 . KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 Nguyễn Thị Kiều Trang Trường TH Hoàng Hoa Thám Năm 2010- 2011 PHÒNG GIÁO DỤC&. Thị Kiều Trang Đơn vị: Trường TH Hoàng Hoa Thám 1 Năm học: 2010-2011 KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾT LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP BA ******************** A dùng từ Nguyễn Thị Kiều Trang Trường TH Hoàng Hoa Thám Năm 2010- 2011 2 KN về tổ chức dạy tiết LTVC cho HS lớp 3 đúng và viết thành câu làm cơ sở ban đầu giúp các em học tốt môn Tiếng Việt. Vậy