1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU Ở VIỆT NAM

10 324 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 90,5 KB

Nội dung

Đề tài: Thực trạng thò trường giao sau ở Việt Nam DANH SÁCH NHĨM 4 STT HỌ TÊN 1 Lư Thanh Nhã 2 Đặng Thanh Hương 3 Trần Thị Kiều Oanh 4 Lê Ngọc Anh 5 Nguyễn Trường Sinh 6 Vũ Hồng Minh 7 Trần Thị Thùy Dun 8 Trần Hương Giang 9 Trần Kim Ngọc Trâm 10 Tạ Minh Qn 11 Huỳnh Văn Phương 12 Hồng Đức Long 13 Nguyễn Thị Thu Nguyệt 14 Nguyễn Thị Thanh Nhàn GVHD: TS. Thân Thò Thu Thủy 1 Đề tài: Thực trạng thò trường giao sau ở Việt Nam THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU Ở VIỆT NAM  Nội dung: 1. Giới thiệu 2. Vai trò của thị trường giao sau 3. Thực trạng TTGS ở Việt Nam 4. Ngun nhân 5. Giải pháp 6. Phụ lục 1. Giới thiệu 2. Vai trò của thị trường giao sau TTGS là một loại thị trường tài chính cao cấp, được các nhà chun mơn đánh giá rất cao ở mặt bảo hộ và đòn bẩy tài chính trong đầu tư. Sau khi Việt Nam hình thành TTCK vào năm 2000, thì các nhà đầu tư háo hức, kỳ vọng vào việc hình thành các thị trường phái sinh như thị trường quyền chọn và TTGS. Nhưng những khó khăn trong TTCK đã phần nào đánh mất niềm tin của nhà đầu tư, mọi người bắt đầu thấy phân vân khi tham gia vào các thị trường tài chính phức tạp. Tuy vậy, một số doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và ngay cả Chính phủ đã nhận ra được tính tất yếu của việc hình thành TTGS tại Việt Nam, vấn đề chỉ là thời gian. Niềm lạc quan đó xuất phát từ những lợi ích thiết thực mà TTGS mang lại cho các thành phần kinh tế cũng như cho chính nhà nước. Vì trong những năm gần đây, chúng ta phải đối mặt với những rủi ro tự thân của nền kinh tế thị trường; nào là sự rớt giá của cà phê, hạt tiêu, điều, sự biến động của giá xăng dầu, giá vàng, thép, ngoại tệ, sự tuột dốc của TTCK… những rủi ro đó ln đến bất ngờ gây khó khăn cho các thành GVHD: TS. Thân Thò Thu Thủy 2 Việt Nam  01 nước nơng nghiệp truyền thống  Rủi ro trượt giá VND so với ngoại tệ  Rủi ro lãi suất, tỷ giá  Tồn tại thị trường giao sau tại Việt Nam phải chăng cũng là một liều thuốc sức mạnh cho cả nền kinh tế? Đề tài: Thực trạng thò trường giao sau ở Việt Nam phần kinh tế cũng như vai trò quản lý kinh tế của nhà nước. Để tránh những khó khăn trên, nhiều quốc gia đã xây dựng TTGS, nhà nước quản lý kinh tế bằng cách hướng dẫn cho các thành phần kinh tế tự mình bảo vệ các rủi ro có thể xảy ra thơng qua TTGS. Có thể nói, TTGS mang lại 3 lợi ích: bảo hộ, đầu cơ và ổn định giá thị trường. 3 lợi ích này tương ứng với người bảo hộ, người đầu cơ trong các thành phần kinh tế và vai trò của nhà nước trong hoạt động quản lý, kiểm sốt, điều tiết thị trường. Đối với các thành phần kinh tế TTGS được hình thành với mục đích ban đầu là dành riêng cho những người bảo hộ, nhưng dần dần lực lượng nhà đầu cơ tham gia thị trường ngày càng đơng lấn át cả những người bảo hộ. Những nhà đầu cơ mang lấy những rủi ro về giá cho người bảo hộ. Trong TTGS, người đầu cơ chấp nhận rủi ro, cố gắng kiếm lời từ sự thay đổi giá; ngược lại, người bảo hộ thì sử dụng TTGS để tránh rủi ro về giá. - HĐGS đóng vai trò như một cơng cụ đầu tư. Đây là một vai trò hết sức quan trọng của TTGS. Các nhà đầu tư sử dụng HĐGS như một cơng cụ đầu cơ để kiếm lời, nhờ đó TTGS mới hoạt động liên tục, nhộn nhịp và hiệu quả được. Sở dĩ người đầu cơ mạo hiểm chấp nhận rủi ro để tham gia TTGS là vì cơng cụ đòn bẩy tài chính của TTGS. Khi người đầu cơ tham gia vào TTGS, họ khơng phải bỏ ra đầy đủ số tiền như mình đã ký kết trong hợp đồng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thay vào đó là đóng tiền bảo chứng cho mỗi lần giao dịch. Các SGD trên thế giới đều buộc những người tham gia đóng tiền bảo chứng (margin) và quy định cụ thể mức duy trì tài khoản bảo chứng (maintenant margin) là mức tiền bảo chứng thấp nhất cho phép. Tuỳ thuộc vào loại hàng hóa mà SGD quy định mức tiền bảo chứng cụ thể cho mỗi hợp đồng; các bên đóng đầy đủ tiền bảo chứng là có thể an tâm rằng HĐGS mà mình ký kết sẽ được thực hiện, trừ phi có lệnh gọi đóng thêm tiền khi tài khoản bảo chứng rớt xuống dưới mức duy trì (maintenant margin). Càng lập nhiều hợp đồng thì phải đóng nhiều tiền bảo chứng tương ứng với số lượng hợp đồng; ví dụ như một người lập 3 HĐGS thì phải đóng một số tiền bảo chứng gấp 3 lần số tiền bảo chứng quy định cho một hợp đồng đó. Thơng thường, mức tiền bảo chứng chỉ nằm trong khoảng từ 2% đến 20% giá trị HĐGS tuỳ thuộc vào loại hàng hóa. Mức tiền bảo chứng càng thấp thì khả năng đòn bẩy tài chính càng cao. Tiền bảo chứng chỉ là một tài khoản cam kết thi hành hợp đồng ở một mức giá cụ thể, (khơng phải là chi phí cho việc lập HĐGS) do đó sự thay đổi giá cả trên TTGS so với mức giá mà người đó đã thiết lập có thể ảnh hưởng đến tài khoản bảo chứng. Giả sử như một người ký thác vào cơng ty kinh doanh HĐGS một số tiền bảo chứng là 2.500 USD để mua một HĐGS của một loại hàng hóa trị giá 10.000 USD và mức duy trì tiền bảo chứng do SGD quy định là 1.500 USD. Trong trường hợp này thì tài khoản bảo GVHD: TS. Thân Thò Thu Thủy 3 Đề tài: Thực trạng thò trường giao sau ở Việt Nam chứng bằng 25% giá trị hợp đồng. Nếu giá trị của hàng hóa cơ sở đó trên TTGS tăng lên thành 11.000 USD, người đó thanh lý hợp đồng của mình thì thu về một khoản lợi là 1.000 USD. Tương ứng với số vốn bỏ ra là 2.500 USD thì anh ta được lãi 40% thay vì chỉ lãi 10% nếu phải đóng đầy đủ tồn bộ số tiền tương ứng giá trị hợp đồng. Nhưng ngược lại, nếu giá trị hàng hóa cơ sở trên TTGS giảm xuống còn 9.000 USD tương ứng với khoản lỗ là 1.000 USD thì dù anh ta chưa thanh lý hợp đồng nhưng khoản lỗ đã làm cho tài khoản bảo chứng của anh ta dự kiến mất đi 1.000 USD, chạm vào mức duy trì tài khoản bảo chứng. CQTL sẽ đưa thơng báo gọi đóng tiền thơng qua cơng ty kinh doanh HĐGS mà anh có tài khoản để đảm bảo tài khoản bảo chứng đúng như mức quy định. Nếu khơng đóng tiền thì CQTL tự động thanh lý hợp đồng đó, khoản lỗ của anh ta lên đến 40% so với tiền đầu tư ban đầu. Như vậy, đòn bẩy tài chính như là con dao hai lưỡi. Nó mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư, giúp cho mọi người có thể kiếm lời từ sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa. Ngược lại, nó cũng là nơi dành cho những người đầu cơ dám chấp nhận rủi ro và là cơng cụ nguy hiểm cho các loại tội phạm tài chính. Trường hợp của quỹ Quantum dùng đòn bẩy HĐGS để kinh doanh đã làm khủng hoảng nền kinh tế Thái Lan, các nước khu vực Đơng Nam Á vào năm 1997 là một ví dụ tiêu biểu cho sự thống nhất biện chứng giữa rủi ro và lợi ích của HĐGS. Tuy vậy, những trường hợp như vậy chỉ là những trường hợp cá biệt, vai trò của nó dành cho nhóm người bảo hộ còn rất lớn, đó là lý do vì sao mà TTGS vẫn tồn tại và phát triển ngày càng mạnh mẽ. - Bên cạnh đó, HĐGS còn có vai trò là một cơng cụ bảo hộ. Nhóm người bảo hộ là tất cả những người sử dụng HĐGS để bảo hộ cho hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm: người sản xuất, người sở hữu hàng hóa, người xuất khẩu, người nhập khẩu, các cơng ty, các cơng ty quản lý quỹ, các ngân hàng, các cơng ty đa quốc gia và kể cả Chính phủ. Họ bảo hộ những rủi ro sau: - Đối với sự biến đổi về giá cả hàng hóa đối với các ngun vật liệu thơ (về năng lượng, kim loại, nơng sản…). Người mua khơng muốn giá q cao nên đã mua trước bằng HĐGS ở một giá định trước, còn người bán thì khơng muốn giá cả rớt q thấp nên đã bán trước bằng HĐGS. - Đối với sự thay đổi của tỷ giá hối đối. Người nhập khẩu thì khơng muốn đồng ngoại tệ thanh tốn lên giá nên đã mua trước bằng HĐGS, trong khi người xuất khẩu thì khơng mong muốn đồng ngoại tệ rớt giá bằng cách bán trước đồng ngoại tệ thanh tốn bằng HĐGS. - Đối với sự thay đổi về lãi suất. Các nhà kinh tế đã chứng minh được rằng lãi suất ln đi ngược lại với giá trái phiếu Chính phủ. Lãi suất cao thì giá trái phiếu sẽ hạ, ngược lại, nếu lãi suất hạ thì giá trái phiếu cao. Dựa vào tính chất đó mà các cơng ty, các quỹ đầu tư hoặc kể cả Chính phủ thi hành các chính sách tài chính của mình sao cho ít bị thiệt hại vì sự thay đổi về lãi suất. Chẳng hạn như một cơng ty muốn phát hành trái phiếu nhưng sợ lãi GVHD: TS. Thân Thò Thu Thủy 4 Đề tài: Thực trạng thò trường giao sau ở Việt Nam suất thị trường lên thì cơng ty phải tốn nhiều tiền để trả lãi, cơng ty thực hiện chiến lược bảo vệ bằng cách lập HĐGS bán trái phiếu Chính phủ trong tương lai. Nếu lãi suất thị trường lên thật thì giá trái phiếu Chính phủ sẽ hạ, cơng ty này sẽ thanh lý HĐGS trước đó bằng cách mua lại trái phiếu ở giá thấp. Khoản chênh lệch giá lời thu được sẽ bù đắp vào chi phí trả lãi suất trái phiếu của cơng ty. - Đối với sự thay đổi của giá cả chứng khốn thì cũng tương tự như đối với trường hợp bảo vệ giá cả hàng hóa. Người dự định mua chứng khốn nhưng khơng muốn giá q cao nên đã mua trước, nếu giá chứng khốn khơng lên hoặc rớt thì họ sẵn sàng mất một khoản thua lỗ (trong tài khoản bảo chứng) trên TTGS còn hơn mua và nắm giữ chứng khốn thật sự. Còn người muốn bán chứng khốn thì lo ngại giá sẽ giảm, nếu giá khơng giảm mà ngược lại còn tăng thì người bán sẽ chấp nhận một phần thua lỗ mà khơng bán chứng khốn nữa. Đối với người bảo hộ thì họ có thể lựa chọn, một là thực hiện đúng như hợp đồng (thi hành hợp đồng), hoặc hai là thanh lý hợp đồng bằng thanh tốn bù trừ. Thơng thường, vì những lý do bị động về thời gian, địa điểm giao hàng, người bảo hộ vẫn thích thực hiện nghiệp vụ thanh tốn bù trừ như nhà đầu cơ để bảo vệ cho rủi ro của họ. - Ngồi ra, HĐGS còn là cơng cụ điều chỉnh giá cả trên thị trường. Việc các bên mua bán hàng hóa với giá cả dự kiến trong tương lai giúp cho thị trường tự điều chỉnh giá. Nếu có một tin xấu (chẳng hạn như thời tiết khó khăn có thể gây mất mùa) hoặc tin tốt (được mùa) sẽ xảy ra trong tương lai thì giá cả của mặt hàng đó sẽ tự động điều chỉnh trong một thời gian trên TTGS trước khi có sự thay đổi giá thực sự trên thị trường tự do. Nhờ biết trước được giá cả dự kiến trong tương lai nên những người cần bảo hộ có thể điều tiết sản xuất, tự động cân bằng cung cầu. Hơn thế nữa, việc niêm yết giá cả cơng khai trên thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh khơng lo việc mua bán khơng đúng giá, ép giá. Giá cả được niêm yết cơng khai khơng chỉ lợi cho những người giao dịch trên TTGS mà nó còn là căn cứ để các nhà kinh doanh trong nước, khu vực hoặc thế giới thực hiện việc mua bán của mình. Như vậy, những người tham gia thị trường ln thủ đắc cho mình một lợi ích nhất định đằng sau hành vi mua hoặc bán đó. Ngồi ra, những chủ thể quản lý tuy khơng tham gia mua bán nhưng cũng có những lợi ích nhất định. Đối với vai trò quản lý nhà nước TTCK là phong vũ biểu cho nền kinh tế của quốc gia, nhưng thực chất nó chỉ phản ảnh trong giới hạn một số ngành nghề kinh tế và nó chịu ảnh hưởng một cách gián tiếp đối với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới. Còn TTGS là một phong vũ biểu cho nền kinh tế trong tương lai và nó gần như chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các diễn tiến giá cả hàng hóa trên thế giới trong tương lai gần. Do đó, TTGS trở thành một cơng cụ để nhà nước quản lý, quan sát sự biến chuyển trên TTGS nhằm đưa ra các chiến lược quan trọng để điều tiết và GVHD: TS. Thân Thò Thu Thủy 5 Đề tài: Thực trạng thò trường giao sau ở Việt Nam phát triển kinh tế. Sau đây là một số lợi ích mà TTGS có thể mang lại đối với vai trò quản lý kinh tế của nhà nước: - Đối với các loại hàng hóa thơng thường, sự xuất hiện TTGS sẽ giúp cho các thành phần tham gia thị trường cũng như nhà nước nắm được quan hệ cung cầu và giá cả. Sự giao dịch tập trung giúp cho diễn tiến giá trên thị trường phản ánh được quan hệ cung cầu, đặc biệt hơn ở chỗ là giá cả đó lại là giá cả dự kiến trong tương lai gần. Những người bảo vệ sẽ khơng lo bị ép giá và tự động điều tiết việc sản xuất của mình dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường. Còn nhà nước thì biết được quan hệ cung cầu và giá cả để định hướng sản xuất, thực hiện việc quản lý kinh tế vĩ mơ của mình. - Việc tiêu chuẩn hóa trên TTGS là một dịp thuận tiện để nhà nước tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời nâng cao quy mơ sản xuất để tiến tới một nền sản xuất chun nghiệp, có định hướng hơn, tránh sự sản xuất thiếu tập trung như hiện nay. - Còn trong lãnh vực tài chính thì thơng qua TTGS mà nhà nước có cơ sở thực hiện chính sách tiền tệ của mình. Sự thay đổi tỷ giá hối đối, lãi suất hoặc các chỉ số chứng khốn trong tương lai gần được thể hiện trong TTGS, dựa vào những chuyển biến dự kiến đó mà nhà nước kịp thời đưa ra những chính sách bảo vệ nền tài chính quốc gia. - Ngồi ra, việc ghi sổ, cập nhật các thành phần tham gia, các lãnh vực được mua bán, sự thay đổi giá cả, thơng tin v.v…trên TTGS có ý nghĩa rất lớn trong việc thống kê thương mại. Dựa vào số liệu thống kê đó, nhà nước thực hiện việc quản lý kinh tế được hiệu quả hơn. Và cùng với nguồn dữ liệu thống kê được trong q khứ sẽ giúp cho nhà nước có cơ sở đưa ra được những dự đốn trong tương lai, tránh rơi vào những tình huống xấu xảy đến bất ngờ. Trên đây là những lợi ích có thể thực hiện được dựa trên chính bản chất của TTGS. Bên cạnh đó, còn có nhiều lợi ích khác mà các nhà kinh tế đang tiếp tục nghiên cứu. Với những lợi ích thiết thực trên, các nước trên thế giới đều đang nỗ lực xây dựng và phát triển TTGS. Và để cho TTGS được hoạt động và phát triển trong sự quản lý và theo định hướng của nhà nước, các nước có TTGS đều có luật qui định tổ chức và hoạt động của Thị trường phái sinh và các văn bản luật cụ thể cho một số loại HĐGS cụ thể. Ví dụ: - Hoa kỳ có luật riêng cho TTGS là Commodity Futures Modernization Act of 2000. Nhật Bản có Financial Futures Trading Law 1989 cho TTGS về hàng hóa và tài chính; - Ngồi ra, ở mỗi thị trường, SGD đều ban hành qui định riêng cho từng loại hàng hóa cụ thể. Chẳng hạn HĐGS Cà phê Robusta, HĐGS lúa mì, HĐGS Eurodollar,… về các tiêu chuẩn số lượng, chất lượng, ngày giao hàng, địa điểm giao hàng và các tiêu GVHD: TS. Thân Thò Thu Thủy 6 Đề tài: Thực trạng thò trường giao sau ở Việt Nam chuẩn khác cho việc thực hiện HĐGS. Điều này cho thấy xu hướng của các nước là hồn thiện pháp luật hợp đồng của quốc gia để điều chỉnh chung cho HĐGS, xây dựng pháp luật tổ chức TTGS, rồi sau đó giao cho SGD thẩm quyền ban hành các qui định cụ thể về hợp đồng của từng loại hàng hóa. 3. Thực trạng thị trường giao sau ở Việt Nam - Việt Nam chưa có văn bản pháp luật quy định cho các quan hệ Hợp đồng giao sau. Và do vậy, thị trường giao sau ở Việt Nam chưa phát triển, chỉ có một số hàng hố như ngoại tệ, vàng được các Ngân hàng thực hiện. Các giao dịch về café, gạo cũng được 1 số nhà kinh doanh thực hiện trên thị trường quốc tế. - Luật chứng khốn Việt Nam cũng đã có quy định về các hình thức giao dịch giao sau, tuy nhiên trên thực tế thì vẫn chưa thể áp dụng vì chưa được hướng dẫn thực hiện cụ thể. Những phương thức này chỉ có thể áp dụng khi thị trường chứng khốn Việt Nam đảm bảo các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, pháp lý và phát triển đến một trình độ cao hơn nhiều so với hiện nay. - Một số ngân hàng như HSBC, Standard charter,ABN, Citi …đã có những giao dịch hốn đổi lãi suất lớn, ngoại tệ trên thị trường Việt Nam tuy nhiên về các giao dịch giao sau thì vẫn chưa thực hiện được. ví dụ, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một cơng ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên tại trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà khơng chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá USD/VND - Giao dịch bằng hợp đồng tương lai lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam được khởi động mới đây, giữa Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Cơng ty Đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk (Inexim Đắk Lắk) đã mang lại những hiệu quả thấy rõ trong việc kinh doanh cà phê. Nhiều giao dịch trực tiếp giữa Inexim Đắk Lắk tại thị trường kỳ hạn London, thơng qua nhà mơi giới Techcombank, đã đem lại lợi ích khơng chỉ cho DN xuất khẩu mà còn cho cả người trồng cà phê. Thơng tin từ Hiệp hội Cà phê Việt Nam cho biết, từ nay đa phần các thành viên của Hiệp hội sẽ ký kết xuất khẩu theo hình thức “hợp đồng tương lai”. Các đối tác kinh doanh nước ngồi cũng chấp nhận hình thức này. Theo đó, hai bên mua - bán sẽ chốt giá theo giá thị trường quốc tế tại thời điểm giao hàng, bên bán nếu khơng đủ số lượng sẽ bị phạt theo thơng lệ kinh doanh. Ngun nhân vì giá cà phê trên thị trường thế giới liên tục tăng cao. - Sau khi đã tổ chức thành cơng cho các doanh nghiệp (DN) mua bán cà phê bằng hợp đồng tương lai (future contract) trực tiếp với các sàn giao dịch cà phê trên thế giới, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương VN (Techcombank) đang chuẩn bị thực hiện tiếp dịch vụ mua bán đậu tương và cao su trên thị trường bằng hợp đồng tương lai. GVHD: TS. Thân Thò Thu Thủy 7 Đề tài: Thực trạng thò trường giao sau ở Việt Nam 4. Ngun nhân Do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên thị trường cón thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính tốn lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó các nhà mơi giới, các nhà cơ lợi còn q ít trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khốn để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này. Điều quan trọng là do DN chần chừ, khơng hiểu và khơng biết, còn ngân hàng thì phải ra sức thuyết phục, chạy đi chạy lại mới có thể thuyết phục một vài doanh nghiệp tham gia Chưa có khung pháp lý điều chỉnh thị trường giao sau và các giao dịch liên quan 5. Giải Pháp Thứ nhất : Quy định về giới hạn và giá mua Quy định này nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá q cao hay q thấp làm cho thị trường bị xáo trộn hay bị bóp méo. Nói cách khác, đây là những quy định nhằm kiểm sốt (khơng ngăn cấm) các nhà đầu cơ tác động lên giá cả. Thứ hai: u cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch cơng cụ tài chính phái sinh Khi một cơng ty có những khó khăn về mặt tài chính hoặc thậm chí đang còn hoạt động rất tốt vẫn phải đưa ra những khoản thế chấp hay các mức duy trì đặt cọc cao để chắc chắn cơng cơng ty sẽ tn thủ hợp đồng mỗi khi có những biến động cao trong giá. Mức duy trì có thể là một khoản tối thiểu mà khi tài khoản ký quỹ giảm xuống một mức nào đó, thì cách tham gia hợp đồng bổ sung vào. Trong điều kiện Việt Nam, mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì ắt phải là rất cao, có thể lên tới 30% hợp đồng (so với mức 5% trên các thị trường thế giới). Đối với các nhà mơi giới trên các hợp đồng phái sinh u cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là những ngân hàng hoặc các cơng ty khơng trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. u cầu về vốn rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các ngân hàng Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh tốn của nhà mơi giới. Thứ ba : u cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế u cầu này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống ngân hàng thương mại trong nước khơng được gánh chịu những rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn. Các ngân hàng chỉ là trung gian, đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau đó GVHD: TS. Thân Thò Thu Thủy 8 Đề tài: Thực trạng thò trường giao sau ở Việt Nam đem bán lại trên thị trường thế giới. Quy định này được áp dụng trong hầu hết các nứơc phát triển, nhưng trong điều kiện Việt Nam chúng ta bắt buộc các ngân hàng về các giao dịch này còn hạn chế nhiều, đó là chưa kể đến những yếu kém về vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại. Ngồi ra, Việt Nam cần xem xét và khẩn trương tham gia vào các thoả thuận giao dịch hốn đổi theo quy định quốc tế thì mới có đủ điều kiện có thể tham gia ký các hợp đồng tái bảo hiểm từ các giao dịch phái sinh trong nước. Thứ tư : u cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh Mở cửa thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược của các độc quyền là hoặc sẽ khơng tồn tại cơng cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí q cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hy vọng gỡ gặc lại bằng cách hy vọng đầu cơ trên những thị trường bất đầu cơ trên khơng khí bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài chính có đủ các điều kiện có thể cung cấp các sản phẩm phái sinh. Và dĩ nhiên đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này. Thứ năm: u cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả thành viên tham gia thị trường. Tất cả các thành viên tham gia thị trường phái sinh phải hiểu hết về nhau trước khi tiến hành các giao dịch với nhau Chẳng hạn như một ngân hàng Việt nam đồng ý thực hiện một hợp đồng tương lai 1000 lượng vàng với người mua tương lai. Trong trường hợp này người mua tương lai cần phải có những thơng tin rằng hiện nay ngân hàng Việt Nam hiện đang ký quỹ là bao nhiêu tại một ngân hàng nước ngồi để mua vàng thế giới bán lại cho ngươi từ trong nước. Nói cách khác, trong cuộc chơi này trong cuộc chơi này ai cũng phải có thơng tin lẫn nhau, để cuộc chơi tăng thêm phần minh bạch và có lợi cho thị trường giao dịch. Thứ 6: Hồn thiện những quy định tài chính kế tốn liên quan, nâng cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh Hiện nay, các cơng cụ phái sinh chưa có thị trường giao dịch chính. Các hợp đồng GVHD: TS. Thân Thò Thu Thủy 9 Đề tài: Thực trạng thò trường giao sau ở Việt Nam kỳ hạn và tương lai phải giao dịch trên có sàn nước ngồi như London hay NewYork. Còn lại là giao dịch qua quầy, nhiều bất lợi đối với tính thanh khoản cũng như các loại rủi ro tín dụng. Các hợp đồng quyền chọn và hốn đổi được giao dịch trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ. Nói chung, hiện tại chúng vẫn còn thiếu nhiều cơ chế tạo ra các hành lang đảm bảo các hoạt động được trơi chảy. Tuy nhiên, đi đơi với việc phát triển thị trường là việc nâng cao chất lượng hàng hố cho thị trường. Hàng hố ở đây chính là các cơng cụ tài chính phái sinh, từ các cơng cụ thuần nhất tới các cơng cụ lai tạp. Và vấn đề khơng chỉ nằm ở chỗ đa dạng hố các sản phẩm, đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Cần chú ý tới chất lượng hàng hố. Ở đây, chính là tính hợp pháp, tính thanh khoản, khả năng thích ứng với các loại rủi ro của các cơng cụ tài chính phái sinh. Do vậy cần hồn thiện các đặc trưng kỹ thuật của các cơng cụ tài chính phái sinh, đáp ứng nhu cầu và mức độ phát triển của thị trường. Song song với việc triển khai các cơng cụ tài chính phái sinh thuần nhất, nên có những tiếp cận đối với các sản phẩm lai tạp. Các sản phẩm quản trị rủi ro lãi suất, tỷ giá, giá cả và cả rủi ro tín dụng đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng của thị trường tài sản cơ cở . Từ đó, sẽ là cơ sở có thể định giá các sản phẩm phái sinh hiệu quả nhất. Trên đây là một số giải pháp mang tính vĩ mơ,. Đó là những cơng việc mà nhà nước, chính phủ và các cơ quan liên quan cần có kế hoạch triển khai. Tuy nhiên, để thị tr ư ờng ngày càng phát triển bền vững, an tồn và hiệu quả thì cần những nỗ lực của tất cả các chủ thể kinh tế, các DN, các tổ chức tín dụng ngân hàng, những chủ thể cung cấp và sử dụng sản phẩm phái sinh. Và vấn đề cốt lõi chính là nhận thức của chính các chủ thể tham gia trực tiếp chứ khơng phải là các chủ thể quản lý. 6. Phụ lục GVHD: TS. Thân Thò Thu Thủy 10 . Đức Long 13 Nguyễn Thị Thu Nguyệt 14 Nguyễn Thị Thanh Nhàn GVHD: TS. Thân Thò Thu Thủy 1 Đề tài: Thực trạng thò trường giao sau ở Việt Nam THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU Ở VIỆT NAM  Nội dung: 1 thiệu 2. Vai trò của thị trường giao sau 3. Thực trạng TTGS ở Việt Nam 4. Ngun nhân 5. Giải pháp 6. Phụ lục 1. Giới thiệu 2. Vai trò của thị trường giao sau TTGS là một loại thị trường tài chính. Thân Thò Thu Thủy 7 Đề tài: Thực trạng thò trường giao sau ở Việt Nam 4. Ngun nhân Do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên thị trường cón thiếu vắng các nhà

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w