1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân tích cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Liên hệ vấn đề ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại trong quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam hiện nay

14 40 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 325,2 KB

Nội dung

Untitled BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BÀI THI MÔN Kinh tế chính trị mác lê nin Hình thức thi Tiểu luận Phân tích cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Liên hệ vấn đề ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại trong quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam hiện nay Thời gian làm bài thi 3 ngày Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2022 A LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4 0 đưa tới nền kinh tế thông minh và đa.

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI THI MÔN: Kinh tế chính trị mác -lê nin

Hình thức thi: Tiểu luận

Phân tích cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Liên hệ vấn đề ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại trong quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam hiện nay

Thời gian làm bài thi: 3 ngày

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2022

A. LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đưa tới nền kinh tế thông minh và đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các

nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Đây sẽ là bước ngoặt, bước tiến

lớn trong lịch sử phát triển nhân loại Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những thách

thức lớn đối với Việt nhất là khi nước ta đang trong quá trình thực hiện công

Trang 2

nghiệp hóa hiện đại hóa Các thành tựu khoa học công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 bên cạnh được ứng dụng hiệu quả trên mọi lĩnh vực của đời

sống còn tồn tại một số mặt tiêu cực làm cho lao động phổ thông dần mất đi

lợi thế

Xuất phát từ những lý do trên, trong bài tiểu luận này, em sẽ đề cập và tìm

hiểu: “cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Liên hệ vấn đề ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại trong quá trình CNH,HĐH

ở Việt Nam hiện nay”

B NỘI DUNG

Phần 1: Phân tích cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp

lần thứ 4 đối với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam

1 Khái niệm cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa hiện đại hóa

Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ- công nghệ đó vào đời sống

xã hội

Cách mạng công nghiệp lần thứ (4.0) được đề cập ở Đức vào năm 2011 Cuộc cách mạng này làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới, nó được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số gắn với sự phát triển và phổ biến của internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things-IoT); xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá về chất như trí tuệ nhân tạo, big data (các tập dữ liệu khối lượng lớn và phức tạp), in 3D…Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã liên kết giữa thế giới thực và ảo để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất

Trang 3

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phuơng pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

2 CNH, HĐH ở VN trong bối cảnh CMCN lần thứ tư

a, Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh CMCN lần thứ tư Thứ nhất, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi nguồn lực

Thứ hai, các biện pháp thích ứng phải được thực hiện đồng bộ, phát huy sức sáng tạo của toàn dân

b, Nội dung thực hiện CNH,HĐH ở VN thích ứng với CMCN lần thứ 4

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kt dựa trên nền tảng sáng tạo

Cải thiện khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo; xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp, phát huy vai trò của các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu có

chất lượng cao ở trong nước, đồng thời kết nối với mạng lưới tri thức toàn cầu Thứ hai, nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0

Huy động ở mức cao nhất mọi nguồn lực ( nhà nước, toàn dân, quốc tế) để nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu của CMCN, đặc biệt CMCN4.0 vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống; các doanh nghiệp tối ưu hóa mô hình kinh doanh, xây dựng dây chuyền sản xuất theo hướng tự động hóa ngày càng cao, tin học hóa quản lý, triển khai kỹ năng mới cho tổ chức và cá nhân, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, đảm bảo an ninh mạng

Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động của

CMCN4.0

Trang 4

- Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông Coi phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là khâu đột phá trong CMCN 4.0 + Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển (nhà nước, doanh nghiệp, người dân, nước ngoài)

+ Ứng dụng trên mọi lĩnh vực của nền kt

+ Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin + Phát triển hạ tầng kết nối số và đảm bảo an tòan, an ninh mạng, tạo điều kiện bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận thông tin và nội dung số; phát triển cảm biến-bộ cảm biến, hệ thống điều khiển các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng, thu thập thông tin, dữ liệu hình thành hệ thống dữ liệu lớn để phân tích và xử lý dữ liệu

- Phát triển ngành công nghiệp sáng tao

+ Phát triển các ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp năng lượng, hóa chất, điện tử, công nghiệp vật liệu, chế biến và hàng tiêu dùng

+ Phát triển có chọn lọc một số ngành, lĩnh vực công nghiệp hiện đại và có tác động lan tỏa trong nền kt như công ngệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghiệp môi trường, công nghiệp quốc phòng-an ninh; phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics và các dịch vụ hổ trợ sản xuất, kinh doanh khác

+ Xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế

- Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

+ Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thực cho xã hội và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, gia tăng giá trị hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới

Trang 5

+ Ứng dụng công nghệ sinh học, thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa; phát triển công, thương nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp,nông thôn; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho nông nghiệp và nông thôn

- Cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tàng kt, xã hội tạo điều kiện để thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực trọng tâm như hạ tầng giao thông đồng bộ; hạ tầng ngành điện đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt; hạ tầng thủy lợi; hạ tầng đô thị lớn hiện đại, đồng bộ đúng chuẩn mực đô thị xanh của một nước công nghiệp

- Phát huy lợi thế trong nước để phát triển du lịch, dịch vụ

Phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh và các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính- viễn thông, tài chính, ngân hàng, kiểm tóa, pháp lý, bảo hiểm, dịch vụ phục

vụ , nâng cao đời sống của người dân Đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực

- Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ

Phát triển theo tiềm năng và lợi thế của từng vùng Phát triển một số vùng kt trọng điểm tạo động lực cho các vùng khác

- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao

+ Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ lĩnh vực giáo dục, đào tạo; quy hoạch lại mạng lướicơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực (giáo dục, đào tạo); tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo gắn với doanh nghiệp theo cơ chế hợp tác cùng có lợi, đưa nhanh tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh

+ Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài, đãi ngộ thỏa đáng đối với người tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, là điều kiện tiên quyết để pt đất nước

- Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế

Trang 6

+ Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài (nguồn vốn, công nghệ và quản lý); phát huy lợi thế trong nước để pt sx hàng xuất khẩu, tham gia vào phân công lao động quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu

+ Mở rộng quan hệ quốc tế về an ninh, quốc phòng, du lịch,văn hóa

+ Thực hiện đầy đủ các quy định và cam kết với các tổ chức kt khu vực và toàn cầu như ASEAN, APEC, ASEM (diễn đàn hợp tác Á- Âu), WTO, CPTTP…; đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương, đa phương trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

3 Cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra những cơ hội phát triển cũng như thách thức cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam Việt Nam có thể tận dụng được những thành tựu khoa học – công nghệ, có thể “đi tắt ,đón đầu”, đồng thời cũng có thể sẽ làm tụt hậu ngày càng xa hơn nếu không tận dụng được cơ hội này

3.1 Cơ hội

Thứ nhất, cuộc cách mạng công nghiệp có thể tạo ra lợi thế của những nước đi sau như Việt Nam so với các nước phát triển do không bị hạn chế bở quy mô cồng kềnh, quán tính lớn , tạo điều kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh chóng, vượt qua các quốc gia dù xuất phát sau

Có thể nói rằng, Việt Nam có lợi thế của người đi sau trong việc thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 Theo Trưởng ban Kinh tế Trung Ương Nguyễn Văn Bình, cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội cho các nước đang phát triển, giúp rút ngắn quá trình công nghiệp bằng cách đi tắt đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn

Thứ hai, Việt Nam có ưu thế dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và Internet cao, mức độ tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ tốt

Trang 7

Nếu như trong năm 2007, số người sử dụng internet ở Việt Nam là 17,7 triệu người thì đến năm 2017 đã tăng lên mức 64 triệu người, xấp xỉ 67% dân số, đứng thứ 13 trong top 20 quốc gia sử dụng internet đông nhất thế giới Số người sử dụng điện thoại di động kết nối internet là 58 triệu người và số thuê bao điện thoại lên đến 143,3 triệu số Chính điều này đã và đang tạo ra cho Việt Nam những cơ hội lớn trong việc xây dựng và phát triển dữ liệu lớn, làm nền tảng triển khai các trụ cột khác của nền công nghiệp 4.0

Thứ ba, các thành tựu khoa học công nghệ đặc biệt là những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực

Trong trồng trọt, chăn nuôi, và nuôi trồng thủy sản từ chỗ theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ, đến nay có nhiều trang trại áp dụng tiến bộ KHKT, theo tiêu chuẩn Vietgap, sản xuất tập trung, theo quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu Trong sản xuất, nhiều nhà máy của Việt Nam đang dịch chuyển dần sang tự động hóa thay cho hoạt động sản xuất gần như thủ công Tập đoàn Vinamilk đã chi hang tỉ đồng cho việc tự động hóa

Trong lĩnh vực năng lượng điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành triển khai nhiều chương trình/dự án đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ hiện đại, giúp vận hành hệ thống điện Việt Nam tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới… Các doanh nghiệp đã có khả năng thiết kế chế tạo động cơ công suất đến 5MW, các chủng loại biến áp đến 500 kV, chất lượng tương sản phẩm của châu Âu,

đã đưa Việt Nam trở thành một trong số ít nước thuộc Đông Nam Á có khả năng chế tạo máy biến áp công suất lớn, đáp ứng yêu cầu của đất nước và tiến tới xuất khẩu

Thứ tư, chính phủ có sự quan tâm đặc biệt tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trang 8

Khảo sát của VINASA năm 2017 cho thấy, quyết tâm hành động của Chính phủ chính là lợi thế, là cơ hội quan trọng nhất để Việt Nam tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Điều này được thể hiện rất rõ qua việc chính phủ ngày càng nâng cao năng lực điều hành, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới Không những vậy, nhà nước còn ban hành những chính sách khuyến khích mạnh mẽ các chủ thể trong nền kinh tế nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ cao vào quá trình sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội để bắt kịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0

 Từ đó có thể thấy, dù xuất phát điểm là nước đi sau nhưng với tâm thế chuẩn bị trước cùng với những ưu thế nhất định thì cơ hội bứt phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của nước ta là điều hoàn toàn có thể đạt được Như vậy trong tương lai không xa việc Việt Nam hoàn thành cuộn cách mạng công nghiệp 4.0 và thực sự đã trở thành một quốc gia phát triển chỉ còn là vấn đề thời gian

3.2 Thách thức

Bên cạnh những cơ hội, chúng ta đang đứng trước những thách thức to lớn, xuyên suốt và cơ bản trong hiện tại, trước mắt và tương lai trước cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cụ thể hóa như sau:

Thứ nhất, nguồn nhân lực đang gặp nhiều hạn chế về trình độ, năng suất lao động ,năng lực đổi mới của đội ngũ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trang 9

Lực lượng lao động Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là lao động có trình dộ tay nghề thấp Số lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật có xu hướng giảm, song vẫn chiếm đại đa số ( khoảng 80%) lực lượng lao động xã hội.So với các nước trong khu vực, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động Việt Nam khá thấp Lực lượng lao động qua đào tạo ở Việt Nam chỉ xấp xỉ 20% trong khi các nước như Singapore là 61,5%, Malaysia là 62% Chất lượng lao động của nhóm “ lao động có trình độ tay nghề” chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về cả chuyên môn lẫn trình độ ngoại ngữ

Không những vậy, năng suất của thị trường lao động Việt Nam còn thấp Năng suất lao động của Việt Nam đạt 9.894 USD (năm 2016), chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines, thậm chí bằng 87,4% năng suất lao động của Lào

Việc thu hút và sử dụng nguồn nhân lực cũng gặp nhiều khó khăn khi đối diện một xu hướng không tránh khỏi là nạn “chảy máu chất xám” (brain drain) xảy

ra tại Việt Nam Mức sống chưa cao và chế độ lương thưởng chưa phù hợp với môi trường làm việc trong nước đã dẫn đến nhiều lao động có trình độ và được đào tạo

đã xuất ngoại, làm việc tại các nước phát triển hơn hoặc tình trạng du học sinh đi học và không quay trở lại làm việc tại Việt Nam

-> Những điểm hạn chế này sẽ làm cho nguồn lao động bị thay thế bởi các máy móc và thiết bị hiện đại Hệ quả sẽ dẫn tới tình trạng mất việc làm nghiêm trọng đối với người lao động Điều này sẽ gây ra những hệ lụy khó lường đối với nền kinh tế

và các vấn đề an sinh xã hội khác

Thứ hai, Việt Nam gặp thách thức đến từ sự chuyển dịch cơ cấu việc làm

Từ khi Đổi mới (1986), việc chuyển dịch của nước ta khá chậm Nền kinh tế hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng nhân công rẻ, dồi dào hay sở hữu nhiều tài nguyên Trong khi đó, những đột phá của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm mất đi những lợi thế của sản xuất truyền thống Về xu hướng này, cách đây gần 200 năm, Các Mác đã từng dự đoán: “Theo đà phát triển của đại công

Trang 10

nghiệp, việc tạo ra của cải sẽ trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí mà phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất”

Thứ ba, Thách thức về quản trị nhà nước, quản trị doanh nghiệp cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nước ta

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn nếu công cuộc cải cách cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng được Nhà nước đề

ra trong thời gian qua thực hiện không thành công Bên cạnh đó, những thách thức

về an ninh phi truyền thống sẽ tạo ra áp lực lớn nếu Nhà nước không đủ trình độ về công nghệ và kỹ năng quản lý để ứng phó

Nhiều doanh nghiệp chưa thích ứng kịp thời với những xu hướng mới, không

ít doanh nghiệp vẫn bị động chưa kịp chuyển đổi phương thức quản trị và điều hành, chưa áp dụng các phần mềm và quy trình trong quản lý sao cho bắt kịp xu thế Trong khi đó, làn sóng đổi mới công nghệ tốc độ cao song hành với hội nhập

và tự do hóa thương mại toàn cầu sẽ tạo sức ép cạnh tranh rất lớn Chính những điều này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ tư, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chắn chắn sẽ đặt Việt nam trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa so với thế giới và rơi vào thế bị động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này

Phần 2: Liên hệ vấn đề ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại trong quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam hiện nay.

Trong nhiều thập niên qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng phát triển chung của nhiều nước trên thế giới Đối với Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới, việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển, đưa đất nước thoát khỏi sự nghèo nàn và lạc hậu, nâng cao mức sống của người dân Các

Ngày đăng: 08/06/2022, 21:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w