những thách thức đặt ra cho quan hệ kinh tế eu- asean

22 472 0
những thách thức đặt ra cho quan hệ kinh tế eu- asean

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Không thể phủ nhận rằng Liên minh Châu Âu EU đang là một nhân tố quan trọng trong các vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế quốc tế. Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách đối ngoại và an ninh chung cho Châu Âu chứng tỏ EU không muốn chỉ dừng lạị ở liên minh về kinh tế mà hơn thế là ở cả lĩnh vực an ninh và ngoại giao mục tiêu cuối cùng là biến EU thành một nhà nước liên bang hùng mạnh nhất. Mặc dù vậy, sự liên kết về kinh tế vẫn là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của EU, là cơ sở cho sự liên kết ở các lĩnh vực khác trong chiến lược của EU. Vì thế phát triển kinh tế vẫn luôn được coi là mối quan tâm lớn nhất của Liên minh EU. Liên minh Châu Âu có quá trình phát triển kinh tế lâu nhất, cũng là tổ chức tập hợp nhiều nền kinh tế quan trọng, là thị trường tiêu thụ khổng lồ, là nhà xuất khẩu công nghiệp và dịch vụ rất có uy tín, tất cả đều làm cho EU luôn là một thể chế kinh tế quan trọng hàng đầu của thế giới, là đối tác lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia hay khu vực nào. Trong chiến lược phát triển của EU, hợp tác kinh tế khu vực là một trong những nội dung quan trọng, nhất là trong xu hướng hợp tác toàn cầu như hiện nay. Đối tác của EU có rất nhiều nhưng ASEAN hiện là đối tác mà EU rất quan tâm, coi là đối tác chiến lược trong mọi lĩnh vực trong đó có kinh tế. Giữa EU và ASEAN dường như có rất nhiều điểm khác biệt như về lịch sử, văn hoá, mức độ phát triển kinh tế, xã hội, các thế mạnh về kinh tế, vị trí địa lý Tuy nhiên EU và ASEAN đều mong muốn có sự hợp tác về kinh tế bởi cả hai đều tìm thấy được những lợi ích mà sự hợp tác đó đem lại cho sự phát triển kinh tế của mỗi bên, vậy đó là những lợi ích gì? Việc EU mở rộng đã tác động đến không chỉ bản thân nền kinh tế của EU mà còn đến nền kinh tế của từng nước thành viên cũng như đến các đối tác của EU. Vậy sự mở rộng của EU có tác động gì đến quan hệ kinh tế giữa EU và ASEAN hay không? Đó là những tác động tích cực hay tiêu cực ? Bài viết này sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi trên từ đó góp phần hiểu thêm về quan hệ kinh tế EU- ASEAN, cũng như những thách thức đặt ra cho mối quan hệ này trong một bối cảnh mới đó là sự phát triển của EU, ASEAN trong lĩnh vực kinh tế. Chủ trương hợp tác, phát triển kinh tế với ASEAN của EU đã được cụ thể hoá qua Kế hoạch tăng cường phát triển quan hệ đối tác chiến lược EU- ASEAN trong báo cáo của Uỷ ban Châu Âu tháng 9 năm 2001, trong Sáng kiến hợp tác thương mại EU- ASEAN ( TREATI). Với mỗi quan hệ, các bên đều toan tính cho mình những lợi ích riêng, những lợi ích đó có thể trùng nhau hoặc không tuỳ vào rất nhiều yếu tố. Mỗi bên đều có thế mạnh và hạn chế nhưng có thể yếu điểm của bên này lại tạo lợi thế cho bên kia và ngược lại, điều này một phần giải thích cho quan hệ hợp tác EU- ASEAN mối quan hệ giữa hai chủ thể có nhiều điểm khác biệt. Vậy EU được gì từ quan hệ kinh tế với ASEAN, ASEAN tận dụng được gì từ EU ? Tại sao lại có mối quan hệ này ? 2 I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ HỢP TÁC EU - ASEAN Mặc dù giữa hai bên có nhiều điểm khác biệt nhưng vẫn cùng đi đến hợp tác với nhau, đó là vì hai bên tìm được lợi ích chung và cũng khai thác bên kia vì những lợi ích riêng nhưng tất nhiên không cản trở lợi ích riêng của nhau. Đây cũng là cơ sở để hình thành nên quan hệ kinh tế EU- ASEAN. 1. Lợi ích chung Với mọi quốc gia, mọi tổ chức, mọi liên minh, phát triển kinh tế luôn là nhiệm vụ quan trọng. Một thực tế là hiện nay, sức mạnh về kinh tế có vai trò chi phối mọi hoạt động khác, kinh tế phát triển là nền tảng để phát triển nhiều lĩnh vực khác của quốc gia, tổ chức. Có lẽ vì thế mà có thể nói rằng phát triển kinh tế là lợi ích chung của bất kỳ đối tác nào của sự hợp tác về kinh tế. EU và ASEAN không phải là ngoại lệ. Với EU, mặc dù là một nền kinh tế hàng đầu của thế giới với hơn 450 triệu dân, giá trị kinh tế ước 9,739 tỷ euro mỗi năm, chiếm gần 1/3 tổng giá trị buôn bán toàn cầu, nhưng trong bối cảnh quốc tế và nội khối nhiều khó khăn và thánh thức thì phát triển kinh tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Hợp tác quốc tế là một trong những phương thức hiệu quả để phát triển kinh tế, với EU đó không chỉ là sự hợp tác nội khối, giữa khối với các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật bản, với các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Á, mà còn phải mở rộng hơn rất nhiều. Phát triển kinh tế đối với EU hiện nay không chỉ đơn thuầnlà để nâng cao các chỉ số phát triển kinh tế mà quan trọng hơn là để duy trì được vai trò trong nền kinh tế thế giới, từ đó nâng cao vị thế chính trị cũng như tạo nền tảng và điều kiện để thực hiện được mục tiêu đưa EU trở thành một liên bang trong tương lai. Trong bối cảnh quốc tế nhiều bất ổn như hiện nay, nhất là cùng với đó là sự mở rộng về thành viên thì phát triển kinh tế càng trở nên quan trọng đối với EU, giúp EU giải quyết được bất ổn chính trị, an ninh trong khu vực và đối với những lợi ích liên quan, cũng như giảm khoảng cách phát triển kinh tế giữa thành viên cũ và thành viên mới. 3 Phát triển kinh tế cũng có ý nghĩa đặc biệt đối với ASEAN- nhóm các nước mới phát triển và đang phát triển ở Đông Nam Á. Một trong những mục tiêu hàng đầu của ASEAN đó là giúp các nước thành viên phát triển kinh tế, từ đó tạo nên một nền kinh tế khu vực phát triển mạnh. Nằm trong khu cực kinh tế tiềm năng của thế giới, nhưng kinh tế lại chưa phát triển, hơn lúc nào ASEAN rất muốn hợp tác để phát triển kinh tế khu vực. Vị trí của các nước ASEAN trên bản đồ kinh tế thế giới là rất mờ nhạt, trong khi đó tiềm năng tự nhiên và con người là rất lớn điều này khiến cho phát triển kinh tế là mục tiêu được ASEAN rất ưu tiên. Tận dụng lợi thế của nhau thông qua hợp tác để cùng phát triển kinh tế là điều mà cả EU và ASEAN đều quan tâm. Với EU thì đó là những tiềm năng chưa khai thác của ASEAN, còn với ASEAN đó là những kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế của EU, là việc tận dụng nhưng hạn chế của đối tác để phục vụ cho thế mạnh của mình . Như đã nói, phát triển kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà quan trọng hơn nó còn ảnh hưởng đến vị thế chính trị của mỗi bên.Tuy ASEAN chưa có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế nhưng trong tương lai sẽ khác, vì thế với EU phát triển kinh tế với ASEAN không chỉ là phát triển quan hệ kinh tế với một đối tác nhiều tiềm năng mà còn qua đó thiết lập quan hệ và ảnh hưởng của EU trên nhiều lĩnh vực khác ở khu vực này. Với ASEAN cũng vậy, phát triển kinh tế với một liên minh kinh tế lớn mạnh nhất không chỉ là cơ hội tốt để nâng cao vị thế kinh tế mà quan đó còn góp phần đưa ASEAN lên vị trí cao hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực trước hết là trong lĩnh vực kinh tế. Hợp tác kinh tế EU- ASEAN cũng có ý nghĩa với cả hai bên khi không phải mọi nước thành viên của hai khối đều đã gia nhập WTO. Sư hợp tác giữa hai bên sẽ tạo thêm thuận lợi trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của các nước thành viên. 4 Như vậy là cơ sở quan trọng giúp hình thành và phát triển quan hệ kinh tế EU-ASEAN đó là lợi ích chung về kinh tế, mỗi quan hệ này giúp cả hai thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế là lợi ích chung của cả hai bên tuy nhiên với mỗi bên thì phát triển kinh tế lại có vai trò và ảnh hưởng khác nhau đối với các vấn đề thuộc khối. Sự khác nhau này còn được biểu hiện ở những lợi ích mà mối quan hệ này mang lại cho mỗi bên hay chính là lợi ích riêng của EU, ASEAN trong hợp tác kinh tế giữa hai bên. 2. Với Liên minh Châu Âu EU Là nền kinh tế lớn mạnh của Thế giới nhưng không vì thế mà kinh tế EU không chứa đựng trong nó những hạn chế. Hợp tác với một đối tác mạnh hay yếu trong kinh tế không quan trọng bằng việc đối tác đó đem lại lợi ích gì? Quan hệ đó giúp giải quyết những hạn chế của nền kinh tế đến đâu. EU vẫn sẵn sàng hợp tác và phát triển quan hệ đó với nền kinh tế yếu hơn là ASEAN là vì: EU có những lợi thế, thế mạnh to lớn mà khi hợp tác với ASEAN sẽ giúp EU tận dụng triệt để, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, đó là : có kinh nghiệm phát triển kinh tế đặc biệt trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, Trong khi đó đây lại là những lĩnh vực còn yếu của ASEAN, hợp tác với EU sẽ giúp cho ASEAN tăng cường được năng lực kinh tế của mình. ASEAN gồm nhiều quốc gia đang phát triển, có nhu cầu về phát triển công nghệ sản xuất, vì thế EU coi ASEAN là thị trường tiềm năng về thiết bị sản xuất công nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế của EU thì những ngành đòi hỏi nhiều nhân công như may mặc, giày da, chế biến thuỷ hải sản, không chiếm vị trí quan trọng, trong khi đó với dân số hơn 530 triệu dân, trình độ chưa cao thì ASEAN có thể trở thành thị trường lao động tiềm năng cho EU, cũng như là nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ thấp cho EU. Ngược lại, ASEAN cũng là một thị trường lớn cho các sản phẩm thế mạnh của EU như công nghiệp, điện tử, viễn thông, hàng không 5 Đầu tư là một trong những thế mạnh của EU nhất là khi EU cho lưu hành đông tiền chung Euro. EU muốn thông qua sức mạnh tài chính thể hiện ở đầu tư nước ngoài để tìm kiếm cơ hội mới cho phát triển kinh tế. Trong khi đó với ASEAN dòng vỗn đầu tư quốc tế là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy nền kinh tế khối phát triển. Mặc dù kinh tế Châu Á, trong đó có ASEAN trong những năm qua trải qua nhiêu đợt khủng hoảng, khó khăn, đặc biệt là khủng hoảng tài chính năm 1997, và mới đây là do đại dịch SARS nhưng thông qua những nghiên cứu phát triển ngắn hạn và dài hạn trong thương mại thế giới, EU dễ dàng để nhận thấy cho đến 2050 Châu Á- Thái Bình Dương vẫn là nơi hấp dẫn nhất của nền kinh tế thế giới, trong đó ASEAN nổi lên như một nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Một ASEAN nhiều tiềm năng và ảnh hưởng kinh tế trên bản đồ kinh tế Thế giới ngày càng tăng là lý do để EU có sự hợp tác kinh tế với ASEAN. Nói chung quan hệ giữa EU và ASEAN đó là quan hệ giữa một khối kinh tế mạnh nhất thế giới với một nên kinh tế khu vực còn đang trên đà phát triển tuy vậy EU vẫn coi trọng quan hệ này bởi nó đem lại lợi ích cho nền kinh tế EU. 3. Với ASEAN ASEAN là nhóm các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có những quốc gia phát triển như Singapore, Thái Lan, Indonesia, cũng có những nước kém phát triển hơn hầu hết là các nước thành viên mới. Mức độ phát triển kinh tế của ASEAN không chỉ không đồng đều mà còn ở mức thấp so với các khối kinh tế khác, chẳng hạn như với EU, vì thế phát triển kinh tế là một trọng tâm trong hợp tác của ASEAN. Hợp tác với EU là sự hợp tác “được” nhiều cho ASEAN. Phát triển quan hệ kinh tế với EU sẽ tạo điều kiện cho ASEAN dễ dàng tiếp cận thị trường EU, một thị trường có mức độ tiêu dùng cao, với dân số hiện nay khoảng 450 triệu người. Điều này càng có ý nghĩa với ASEAN khi là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới trong tương lai và hiện đang duy trì nền kinh tế lấy xuất khẩu là trọng tâm. 6 Nhiều lĩnh vực kinh tế ASEAN còn yếu thì hiện là thế mạnh của EU đặc biệt là ngành tài chính, ngân hàng. Trong đợt khủng hoảng tài chính năm 1997, một trong những yếu tố giúp các nước ASEAN khắc phục được hậu quả và phục hồi nhanh hơn là do có sự hợp tác mạnh mẽ với các nền kinh tế của EU. EU là một trong những nhà đầu tư quốc tế lớn nhất thế giới với khoảng 500 tỷ USD đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hàng năm sẽ là một hấp dẫn không thể bỏ qua với khu vực đang cần vốn đầu tư như ASEAN. Hầu hết các nước ASEAN đều coi FDI là một trong những động lực phát triển của nền kinh tế, là nguồn cung cấp chủ yếu cho các kế hoạch phát triển kinh tế ở cả tầm vi mô hay vĩ mô. Hợp tác với EU - một nền kinh tế có nhiều kinh nghiệm trong phát triển sẽ giúp ASEAN học hỏi được nhiều cho quá trình đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của mình. Quan hệ này càng quan trọng hơn đối với ASEAN khi ASEAN muốn học tập mô hình liên kết kinh tế của EU, mong muốn EU giúp thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN. Tiềm năng lớn về nguồn lao động của ASEAN sẽ phục vụ tốt cho phát triển kinh tế khi được sử dụng vào các ngành đòi hỏi nhiều nhân công, cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho thị trường EU. Quan hệ với EU sẽ là thuận lợi cho ASEAN tận dụng những ưu điểm về lao động, về tài nguyên thiên nhiên, về vị trí địa lý cho việc phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á. Việc quan hệ kinh tế với một đối tác lớn mạnh như EU sẽ giúp cho ASEAN nâng cao được vị trí của mình trên bản đồ kinh tế thế giới, giảm bớt sự phụ thuộc vào một số nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ. Quả đúng là có vẻ như ASEAN cần EU hơn vì ASEAN có được nhiều từ quan hệ với EU nhưng thực tế cho thấy, ASEAN gặp phải không ít khó khăn khi duy trì mối quan hệ với EU-một nền kinh tế phát triển cao và rất nhiều kinh nghiệm. Vậy nên muốn cho quan hệ này có mang lại giá trị tích cực cho kinh tế ASEAN thì ASEAN phải biết khắc phục những hạn chế này. 7 Tóm lại quan hệ kinh tế EU- ASEAN có ý nghĩa nhất định với cả hai bên, tuy rằng mỗi bên tìm được những lợi ích riêng cho mình nhưng lợi ích chung lớn nhất đối với cả hai bên là phát triển kinh tế, tận dụng triệt để những điểm mạnh và hạn chế và khắc phục những mặt yếu. Đây cũng chính là cơ sở giúp hình thành quan hệ hợp tác kinh tế EU- ASEAN. II. QUAN HỆ KIN TẾ EU - ASEAN Sáng kiến hợp tác thương mại khu vực EU-ASEAN (TREATI), đã góp phần tích cực vào mở rộng thương mại, tăng dòng đầu tư vào ASEAN cũng như thiết lập cơ chế đối thoại có hiệu quả về hợp tác trên lĩnh vực thương mại, thị trường, đầu tư giữa hai khu vực. TREATI cũng là một trong những điều kiện quan trọng để hai bên tiến đến hiệp định thương mại tự do song phương. Về thương mại, năm 2002, thương mại hai chiều EU-ASEAN chiếm 5,1% tổng thương mại thế giới. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN chiếm 14% thương mại của ASEAN. Đáng kể tới là 16% giá trị xuất khẩu của ASEAN là nằm ở EU, chính EU đã góp phần đáng kể đưa ASEAN trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Do trước khi EU mở rộng, phần nhiều thương mại của EU với nước ngoài là của các nước sắp gia nhập, vậy nên khi EU mở rộng ASEAN bớt một đổi thủ trên “danh nghĩa” và trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của EU, trước cả Mỹ. Một trong những quan tâm của EU ở Châu Á đó là phát triển ngành ngân hàng, một ngành cần cho nhu cầu đang phát triển của Châu Á nhưng các nước Châu Á lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì lẽ đó mà trong đợt khủng hoảng tài chính năm 1997, EU là đối tác chịu nhiều tổn thất nhất, nhưng cũng chính nhờ sự hợp tác với một đối tác nhiều tiềm lực như EU mà kinh tế Châu Á, các nước ASEAN mới nhanh được phục hồi hơn. Thương mại giữa EU và ASEAN đã có chiều hướng giảm vào năm 2003, do những nguyên từ phía EU đang chuẩn bị kết nạp thành viên mới, đẩy mạnh thương mại với các nước này thông qua hiệp định thương mại ặư do ký trước đó với một số 8 nước. ASEAN cũng gặp phải một số vấn đề về an ninh khu vực, chịu hệ quả lan chuyền của vụ khủng bố 11 tháng 9. Năm 2003, thương mại hai chiều giảm 3,3% so với năm 2002 trong khi so với năm 2000-năm thương mại hai chiều đạt mức cao nhất thì vẫn sụt giảm đáng kể. 9 10 THƯƠNG MẠI EU- ASEAN 2002 Đối tác nhập khẩu chính của ASEAN Các nước còn lại 49% Trung Quốc :7% EU: 12% Nhật Bản:18% Mỹ: 14% Đối tác nhập khẩu chính của EU Các nướ c còn lại: 50 % ASEAN:6% EFTA:11% Các ứng viên:15% Mỹ:18% Đối tác nhập khẩu chính của ASEAN Mỹ: 19% EU:18% Nhật Bản: 14% Trung Quốc 6% Các nước còn lại 45% Đối tác nhập khẩu chính của EU Các nướ c còn lại 45 % ASEAN 4% EFTA:10% Các ứng viên: 17% Mỹ: 24% [...]... lại những lợi ích nhất định cho cả hai bên không chỉ ở lĩnh vực kinh tế III NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO QUAN HỆ KINH TẾ EU ASEAN Sáng kiến phát triển thương mại EU- ASEAN (TREATI) đã tạo ra sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai khối trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, ngoài ra cùng với những cuộc gặp gỡ ở cấp bộ trưởng tại các diễn đàn ASEM, APEC, những chiến 14 lược phát triển của mỗi bên, đều tạo ra nhiều... chỉ có kinh tế miễn là sự hợp tác đó đem lại lợi ích quốc gia Những vấn đề trên đây đòi hỏi ASEAN sớm phải giải quyết để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho quan hệ kinh tế EU – ASEAN Tất nhiên đây không phải chỉ là những cản trở đối với quan hệ giữa ASEAN và EU mà còn với nhiều đối tác khác nhưng những vấn đề này quan trọng và cần ASEAN phải sớm khắc phục khi quan hệ với EU một đối tác kinh tế lớn,một... quyết nhiều khó khăn Sự khó khăn đối với ASEAN đó là mức độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế chưa cao, còn với EU là hệ quả của một nền kinh tế phát triển cao và thống nhất, ngoài ra một yếu tố mới phải được đến trong quan hệ kinh tế EU- ASEAN đó là sự mở rộng của EU mang theo cả những ảnh hưởng tốt và không tốt cho quan hệ giữa hai khối 20 KẾT LUẬN Quan hệ EU- ASEAN đã được tạo dựng từ cách đây hơn... cho các nước thành viên phát triển thương mại, xuất khẩu nội khối, nhất là khi có đựơc những ưu thế vượt trội so với các nhà xuất khẩu khác do được hưởng những quy chế thành viên EU Tóm lại điều cơ bản khiến cho EU mở rộng có thể có tác động tiêu cưc đến quan hệ kinh tế EU- ASEAN chính bởi sự tương đồng nhiều mặt giữa nền kinh tế ASEAN và nền kinh tế của các nước thành viên mới Những thế mạnh của ASEAN. .. nền kinh tế mới của EU tận dụng hiệu quả và trở nên ưu thế hơn ASEAN với thuận lợi của thành viên EU Tuy nhiên không thể coi EU mở rộng là yếu tố cản trở quan hệ EU- ASEAN bởi một điều hợp tác kinh tế chỉ tuân theo những lợi ích kinh tế EU mở rộng chỉ nên được xét tới trong chiến lược phát triển kinh tế giữa EU- ASEAN như một yếu tố có thể gây tác động, có thể có nhứng tác động tích cực có thể là những. .. khó khăn, một là đối với các nước ASEAN, một là đối với EU 1 Vấn đề đối với ASEAN ASEAN đang không ngừng nỗ lực để phát triển nền kinh tế của khu vực Hợp tác là một trong những giải pháp quan trọng, nhất là với một khối kinh tế mạnh hơn và nhiều kinh nghiệm như EU, nhưng cũng chính vì thế mà để sự hợp tác EU- ASEAN thực sự hiệu quả thì có nhiều vấn đề đặt ra cho ASEAN ASEAN với tiềm năng lớn về cung... khiến EU phải có chiến lược mới trong quan hệ kinh tế với ASEAN và với từng thành viên ASEAN để vừa nâng cao được vị trí của mình với đối tác tiềm năng ASEAN, vừa bảo đảm được những lợi ích hiện có ở khu vực này Những chỉ số tăng trưởng gần đây của kinh tế ASEAN cũng như những nỗ lực của các nền kinh tế thành viên trong việc cải thiện môi trường đầu tư đã khiến ASEAN trở thành địa chỉ hấp dẫn không... cảu các nền kinh tế thành viên, tạo môi trường tự do kinh tế cho sự phát triển hợp tác quốc tế Đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng dòng FDI vào ASEAN đã tăng trở lại, thương mại của ASEAN sang EU cũng tăng 3,3% trong quý I của 2004, cùng với đó là những chỉ số kinh tế tăng trưởng khả quan của ASEAN khiến đây vẫn được EU coi là đối tác quan trọng, chiến lược ở Châu Á Tuy nhiên để cho ASEAN trở thành... Thực tế này cho thấy, các nước thành viên mới sẽ là một vấn đề cần được EU cân nhắc khi hợp tác với các nền kinh tế khác Thứ hai, vì đều là những nền kinh tế đang phát triển nên các nước mới đều cần nguồn vốn đầu tư FDI trở thành một trong những động lực quan trọng cho nền kinh tế của các thành viên mới này Trong khi đó với ASEAN, FDI cũng có v ai trò không thể thiếu được Tất nhiên đã là kinh tế thì... tệ, thuế quan, thương mại thì ASEAN vẫn còn là một thị trường có mức độ hội nhập 15 chưa cao, ngay giữa các nước thành viên của ASEAN cũng còn nhiều vẫn đề chưa thống nhất trong chiến lược phát triển kinh tế Những hạn chế này về mức độ hội nhập của ASEAN đã là cản trở đối với quan hệ với EU, đòi hỏi ASEAN phải sớm khắc phục EU là một nhà đầu tư quốc tế hàng đầu, những kinh nghệm của EU và những tiềm . những lợi ích nhất định cho cả hai bên không chỉ ở lĩnh vực kinh tế. III. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO QUAN HỆ KINH TẾ EU - ASEAN Sáng kiến phát triển thương mại EU- ASEAN (TREATI) đã tạo ra. giải đáp những câu hỏi trên từ đó góp phần hiểu thêm về quan hệ kinh tế EU- ASEAN, cũng như những thách thức đặt ra cho mối quan hệ này trong một bối cảnh mới đó là sự phát triển của EU, ASEAN. sở quan trọng giúp hình thành và phát triển quan hệ kinh tế EU -ASEAN đó là lợi ích chung về kinh tế, mỗi quan hệ này giúp cả hai thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế

Ngày đăng: 04/02/2015, 10:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Dòng FDI chính vào ASEAN, 1991-2001

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan