1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm và chính sách hợp tác việt nam châu âu

523 244 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 523
Dung lượng 16,6 MB

Nội dung

Trang 1

BO KHOA HOC CONG NGHE HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUOC GIA

MÔITRƯỜNG _ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP

Trang 2

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Khắc Thân

Chủ nhiệm bộ môn kinh tế TBCN

Phó trưởng Khoa KTCT Học viện CTQG Hồ Chí Minh Phó chủ nhiệm đề tài:

TS Hoàng Hải - Nguyên phó tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu châu Âu

TS Trần Quang Lâm - Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử kinh tế Khoa KTCT Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Thư ký đề tài:

Lê Mạnh Tuấn - Nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Văn phòng Chính phủ

Cố vấn khoa học:

TS Nguyễn Văn Sáu

Trang 3

DANH SACH - NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TT Họ tên HN Cơ quan, chức vụ Đề tài nhánh I

1 [TrẩnQuangLam [TS tưởng khoa - Chủ nhiệm: bộ xôn F Chủ nhiệm dể tứ 2 {Vil Van Phúc - TS Học viện CTQG Hồ Chí Minh - Vụ phó - Thư ký

3 |Ngô Hoan — ‘|rs Học viện CT QG Hồ Chí Minh - Phó Bí thư Đảng ủy

4 |Nguyén Nhu Binh ˆ PGS.TS Tr ưởng khoa Đại học kinh tế quốc dân

5 |Phing Quang Mạc TS Phó giám đốc Sở thống kê tỉnh Phú Thọ

6 |N puyén Thi Hién " Trưởng bộ môn Đại học Luật Hà Nội x" 7 Nguyễn Công Thành Ths Bộ Kế hoạch déutu — s

| 8 Hoàng Mạnh Hùng |PGS.TS |Trưởng phòng Bộ Nội vụ SỐ "1 Đề tài nhánh 2

9 |Chu Văn Cấp G$Ts Khen han Hee vién CTQG H6 Chi Minh - Trưởng

10, Nguyễn Khắc Thanh |TS noe KTCT Hee vign CTQG Hồ Chí Minh - Giảng

"1 a

12 Nguyễn Huy Oánh TS Khoa KTCT Học viện 'CTQGI Hồ Chí Minh - - Giảng viên

: Dé tai nhénh 3

13 |Nguyễn Thế Lực TS Viện QHOT Hie vién CTQG Hồ Chí Minh - - Viện

14 |Nguyễn Hoàng Giáp ˆ TS M SỐ

15 Nguyễn Mạnh Hùng TS Ban đối ngoại Trung ương Đăng - cóc

16 Lưu Văn An `, TS c s —_

17 Ha My Hung Ths _ "

18 Phan Văn Rân TS a Viện Lịch sử Đảng Học viện CTQG Hồ Chí Minh 7

19 Nguyễn Văn Lan - Th.s Phan viện Đà Nắng Học viện CTQG Hồ Chí Minh

20 |Nguyễn Thu Hiện 1 CN "

[21 |HôChau - TS 5 Trẻ

Trang 4

TT Họ tên Ti Cơ quan, chức vụ

22 |Nguyễn Hoài Phương |NCS Phân viện Đà Nẵng Học viện CTQG Hồ Chí Minh

23 |Thái Văn Long Th.s Viện quan hệ quốc tế Học viện CTQG Hồ Chí Minh

24 |Nguyễn Thị Thủy CN Viện quan hệ quốc tế Học viện CTQG Hồ Chí Minh

25 |Nguyễn Tú Hoa CN "

- " Đề tài nhánh 4 - CỐ

26 |Hoàng Hải TS Nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu châu Âu

27 Trân Văn Tùng TS Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế

28 |Nguyễn Quang Lan TS — Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội TT

29 Nguyễn Thị Lan TS ˆ Đại diện chuyên dé thế giới và Việt Nam tại TPHCM

30 Ngô Thị Thục TS — Đại diện Trung tâm hợp tác nghiên cứu chau Au tai Bungary - 31 |Bùi Nhật Quang - " Th.s Trung tâm nghiên cứu châu Âu _

32 |Kiều Thế Việt : PGS Vu trưởng Vụ Kế hoạch Tài vụ - Học viện CTQGHCM C33 |Nguyễn Duy Quang |Ths |Phógiámđốc TrungtAmnghiêncồunhữngvấndÈQT _

34 Phạm Tất Thắng "¬ Vi sự công tức dầu: TS _ Vu trưởng Vụ kinh tế - Tạp chí Cộng sản a

35 |Hoàng Xuân Hòa Th.s Trung tâm Hợp tác nghiên cứu châu Âu

36 N Nguyễn Thành Đô TS Bộ Tài chính

“37 | | N guyễn N gọc Tuấn |TS Trưởng | ban vật giá Chính phủ SỐ

38 |Nguyễn ThiếtHùng [TS Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế - ngân sích Qué hội

39 | và Trung tâm Nghiên cứu u kinh tế quốc tế —

Đề tài nhánh Š -_

40 |Lé Manh Tuấn TS Nguyén Vu 1 trưởng Va quan hệ quốc tế w

AL Hoàng Xuân Hòa Th.s Trung tâm Hợp tác nghiên cứu châu Âu 2 | Pham Thanh Tam _ Ts _— Trưởng khoa Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 4 Bùi Hiển PGS Giám đốc Trung tâm nghiên cứu những vấn đề QT 44, JN Nguyễn Xuân Hòa s TS —— Trung tam Du lịch và Dịch vụ quốc tế /

45 Luong Van Ke s TS Khoa Quốc tế học - trường Đại học KHXH&N V 46 | N, Nguyễn Trịnh Kiểm ˆ TS - Trưởng khoa - Học viện Hành chính Quốc ¿ gia 47 Nguyễn Công Khanh ` {ts Trưởng khoa - Đại học Sư phạm Vinh

Trang 5

Hoc ham, TT Ho tén học vị Co quan, chức vụ

48 |Lê Văn Anh TS Đại học Huế

49 |Hoang Minh Hoa TS Dai học Huế Với sự cộng tác của:

50 |Nguyễn Hữu Cát TS P.Vụ trưởng Vụ Quản ly dao tao - Học viện CIQGHCM 51 |Tô Quang Thu Th.s Đại diện chuyên đề thế giới kinh tế tại Vĩnh Phúc 52 |Bùi Thế Đức TS P.Vụ trưởng Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương

53 !Tạ Ngọc Tấn PGS Phó giám đốc Phân viện Báo chí và tuyên truyền

54 |Trần Kim Dung TS Trung tâm Nghiên cứu châu Âu

55 | và Trung tâm hợp tác nghiên cứu châu Âu Đề tài nhánh 6

56 |Nguyễn KháấcThân |PGS.TS |Khoa KTCT Học viện CTQG Hồ Chí Minh - Phó ban

57 |Hoàng Ngọc Hòa PGS.TS |Học viện CTQG Hồ Chí Minh - Vụ trưởng Vụ TCCB “58, Hoàng Thị Bích Loan |TS Khoa KTCT Học viện CTQG Hồ Chí Minh:

59 |Nguyén Thi Thanh Tam | Th.s Trường Đại học Ngoại thương - 60 |Vũ Chí Lộc TS Trường Đại học Ngoại thương - Trưởng khoa

61 |Trần Đình Xuyên TS Bộ Lao động thương binh và xã hội (Vụ phó) 62 |Ng Vũ Hoàng Oanh |Th.s "

63 |Đặng Lễ Nghỉ TS Viện nho tin khoa học - Học viện CTQG HCM -

64, |Nguyễn Văn Vĩnh TS Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trưởng khoa

Trang 6

CHU THICH MOT SO CHU VIET TAT TBCN Tư bản chủ nghĩa XHCN Xã hội chủ nghĩa CM KH-CN Cách mạng khoa học công nghệ LLSX Lực lượng sẵn xuất QHSX Quan hệ sản xuất TLSX Tư liệu sản xuất

TCH Toàn cầu hóa

RD Nghiên cứu - triển khai

NATO — Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương

EU Liên hiệp châu Âu

DNA Dong Nam A

ARF Diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á (ASEAN)

CA-TBD Châu Á - Thái Bình Dương

AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

CEPT Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực ADB Ngân hàng phát triển châu Á

AIA Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN

APEC Diễn đàn khu vực châu Á- Thái Bình Dương

WTO Tổ chức thương mại quốc tế Ls Gis

ODA Viện trợ phát triển chính thức MEN Chế độ ưu đãi tối huệ quốc GSP Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập

Trang 7

MUC LUC

Trang

Lời nói đầu |

Chương 1: VAI TRO CUA CHAU AU TRONG CONG DONG QUOC 12

T& VA TAM QUAN TRONG CUA VIEC PHAT TRIEN QUAN HE HOP TAC VIET NAM - CHAU AU

1.1 VALTRO CUA CHAU AU TRONG CONG DONG QUOC TE 12

1.1.1 Vi tri của châu Âu trong lịch sử phát triển của nhân loại 12 1.1.2 Vai trò của châu Âu trong thế giới đương đại 29 12 QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - CHAU AU TRONG CHIẾN LƯỢC ĐỐI

NGOẠI CỦA VIỆT NAM

1.2.1 Nguồn gốc lịch sử các quan hệ Việt Nam - Châu Âu và các 70 căn cứ khách quan để mở rộng quan hệ hợp tác

1.2.2 Về bài học kinh nghiệm của sự liên kết kinh tế EU 75 1.2.3 Vai trò của các quốc gia Đông Âu trong quan hệ hợp tác Việt 78

Nam - Châu Âu (quá khứ và hiện tại)

1.2.4 Giao lưu hợp tác giữa châu Âu và Việt Nam có bể dày lịch 96 sử và đạt được thành tựu to lớn là cơ sở thực tiễn cho việc

hình thành và mở rộng quan hệ hợp tác Việt Nam-châu Âu

Chương 2: NHỮNG NHÂN TỔ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG TỚI QUANHỆ 103 VIET NAM - CHAU AU - KINH NGHIEM CUA MOT SO

QUOC GIA

2.1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH LẠNH 104

2.1.1 Toàn cầu hóa và tác động của nó tới quan hệ Việt Nam - 105 Châu Âu

2.1.2 Sự hình thành nền kinh tế trị thức và những tác động tới 114 quan hệ hợp tác Việt Nam - Châu Âu

Trang 8

2.2.2 Cục diện chính trị Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh

2.3 SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN ĐỐI VỚI ĐNA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HE CHAU AU-DNA, CHAU AU-VIET NAM

3.1 Với Mỹ

3.2 Với Nhật Bản 3.3 Với Trung Quốc

2.3.4 Đối với Liên bang Nga

2.4 VIỆT NAM ĐỔI MỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ VIỆT 2 2 2 NAM - CHÂU ÂU 2.4.1 Về kinh tế 2.4.2 Về chính trị xã hội

2.5 NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY VÀ CẢN TRỞ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - CHÂU ÂU

2.5.1 Những nhân tố thúc đẩy việc mở rộng quan hệ hợp tác Việt Nam - Châu Âu

2.5.2 Nhóm nhân tố cản trở việc mở rộng quan hệ hợp tác Việt

Nam - Châu Âu

2.6 KINH NGHIEM CUA MOT NUGC TRONG KHU VUC VE QUAN HE

VOI CAC QUOC GIA CHAU AU

2.6.1 Kinh nghiém của một số quốc gia trong quan hệ với EU

Trang 9

3.2 DANH GIA CHUNG VE THUC TRANG QUAN HE HOP TAC VIET NAM - CHAU AU

3.2.1 Danh gid khai quat

3.2.2 Nguyên nhân của những thành tựu đạt được

3.3 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ VÀ NHŨNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH ĐANG ĐẶT

RA ĐỐI VỚI QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM VỚI CHÂU ÂU 3.2.1 Những hạn chế

3.2.2 Những vấn đề cấp bách đặt ra

Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT

TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - CHÂU ÂU

TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

4.1 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC NHŨNG NĂM ĐẦU

THẾ KỶ XXI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC MỞ RỘNG

QUAN HỆ HỢP TÁC NÓI CHƯNG, VỚI CHÂU ÂU NÓI RIÊNG 4.1.1 Về mục tiêu

4.1.2 Những vấn đề cấp bách đặt ra đối với việc mở rộng quan hệ quốc tế nói chung, quan hệ hợp tác Việt Nam-châu Âu nói riêng

4.2 QUAN DIEM CHUNG VE PHAT TRIEN HOP TAC VIET NAM -

CHAU AU

4.2.1 Nắm vững mục tiêu tổng quát về xây dựng đất nước trong từng thời kỳ

4.2.2 Nắm vững quan điểm đường lối phương châm đối ngoại của Đẳng 4.2.3 Đặt quan hệ hợp tác Việt Nam - Châu Âu trong bổi cảnh

chung của quan hệ Việt Nam với các đối tác khác

4.2.4 Giải quyết tốt mốt quan hệ đa phương và song phương trong quan hệ Việt Nam - Châu Âu

4.2.5 Giải quyết tốt mối quan hệ hợp tác Việt Nam với Châu Âu

trên tất cả các lĩnh vực

Trang 10

4.2.7 Nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa hợp tác va đấu tranh 4.2.8 Sử dụng sức mạnh tổng hợp nhằm phát triển quan hệ hợp tác

Việt Nam-Châu Âu

4.3 QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN QUAN HE HOP TAC VIET

NAM VỚI CHÂU ÂU TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CƠ BẢN

4.3.1 Quan điểm, chính sách phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam với

Châu Âu trên lĩnh vực chính trị ngoại giao

4.3.2 Về lĩnh vực kinh tế

4.3.3 Quan điểm chính sách giải pháp phát triển quan hệ hợp tac

về văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ

Chương 5: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM-CHÂU

ÂU TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

5.1 DỰBÁO VỀ NHỮNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ VÀ KHU VỤC CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG TỚI MỐI QUAN HỆ QUỐC TẾ NÓI CHUNG, HỢP TÁC

VIỆT NAM - CHÂU ÂU NÓI RIÊNG TRONG THẾ KỶ XXI 5.1.1 Những nhân tố quốc tế

3.1.2 Những nhân tố khu vực

5.1.3 Nhân tố mới thuộc Châu Âu tác động tới mối quan hệ Việt Nam - Châu Âu

Trang 11

LOI NOI BAU

Châu Âu có vị trí quan trọng về tất cả các mặt (địa-chính trị, kinh tế, ) đối với thế giới Châu Âu đóng vai trò hàng đầu trong đời sống kinh tế- chính trị thế giới (đứng đầu thế giới về GDP, về thương mại về thu hút FDI và đầu tư ra nước ngoài ) Vì vậy nghiên cứu Châu Âu là vấn đẻ đặt ra hầu như với tất cả các nước

Việc nghiên cứu Châu Âu gồm hai "mảng" lớn: Nghiên cứu

Cộng đông Châu Âu ngày nay là Liên minh Châu Âu (EU) và nghiên

cứu các nước Đông Âu và Liên bang Nga

Việc nghiên cứu về Cộng đồng Châu Âu được tổ chức thành Hội, el Ví dụ: Ở quy mô quốc tế có Hội nghiên cứu cộng đồng Châu Âu (Europan Community Studies Association) chủ tịch là G5 Malcolm Anderson trường Đại học Edinburgh (Vương quốc Anh) Ở quy mô Châu Âu có Hội nghiên cứu Cộng đồng Châu Âu do GS Gautron- Đại học Bordeaux (Pháp) làm chủ tịch Các Hội nghiên cứu châu Âu cũng được hình thành ở các quốc gia riêng lẻ ngoài châu Âu, như Australia, Hoa kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản

Việc nghiên cứu về Liên Xô cũng phát triển khá mạnh ở nhiều nước đặc biệt là ở Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức Sau khi Liên Xô tan rã việc nghiên cứu về Nga nói riêng, các nước SNG nói chung tiếp tục phát triển ở nhiều nước Song đây là đề tài lớn, khá phức tạp bao gôm cả phần ở Châu Á và Châu Âu nên thường được nghiên cứu riêng,

- Nghiên cứu Châu Âu ở các nước Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng phát triển khá mạnh trong những năm gần đây Chẳng hạn, tháng 12/1997 tại Thái Lan đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa

t {

Trang 12

các tổ chức nghiên cứu Châu Âu của các nước ASEAN, tháng 2/1999 cũng tại Bangkok (Thái Lan) diễn ra cuộc gặp giữa các tổ chức nghiên cứu Châu Âu của Châu Á Ngoài sự có mặt của đại biểu một số nước ASEAN (có tổ chức nghiên cứu Châu Âu) còn có sự tham gia của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Hàn Quốc, New Zealand Tháng 5/1999 Tại Macao cũng diễn ra cuộc họp mặt các tổ chức nghiên cứu Châu Âu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, (ngoài sự có mặt của các nước kể rên còn có sự tham gia của các nước như Australia, Hoa Kỳ, Canada ) Các cuộc gặp mặt trên đều có sự tham gia của Việt Nam

- Tại các cuộc gặp mặt kể trên người ta đều bàn luận đến việc triển khai nghiên cứu Châu Âu, hợp tác nghiên cứu Châu Âu giữa các nước trong khu vực và hợp tác với các tổ chức nghiên cứu Châu Âu của khu vực Châu Âu để nghiên cứu các đề tài về Châu Âu

Ngoài nội dung giảng dạy, việc đào tạo chuyên ngành nghiên cứu Châu Âu thường ở hai cấp cử nhân và thạc sĩ tại các trường Đại học, Châu Âu được nghiên cứu dưới góc độ chung như một bộ môn khoa học chuyên ngành (Châu Âu học - European Studies) và dưới góc độ của một số ngành khoa học xã hội, nhân văn riêng biệt mà quan trọng nhất là chính trị học, kinh tế học, luật học, văn hoá

Hiện nay việc nghiên cứu Châu Âu được triển khai theo một số

hướng như sau:

+ Vai trò của EU trong đời sống chính trị quốc tế và tiến trình mở rộng EU cũng như liên kết tiền tệ trong EU

+ Sự lớn mạnh của EU và việc mở rộng quan hệ hợp tác với các

khu vực ngoài Châu Âu Ví dụ như: Quan hệ EU-ASEAN trong bối

Trang 13

+ Thị trường EU và việc tiếp cận thị trường EU

+ Mô hình phát triển bên vững và nền kinh tế thị trường của các

nước EU

+ Nên văn hoá Châu Âu, sự giao thoa giữa các nên văn hoá và các giá trị Châu Âu

- Liên minh Châu Âu và chính sách trợ giúp các nước đang phát

triển

Những vấn đề kể trên được triển khai nghiên cứu tập trung trong

những thập niên gần đây, nhất là những vấn để xoay quanh chủ để tiến trình liên kết Châu Âu và vai trò của EU trong đời sống chính trị - kinh tế thế giới Việc nghiên cứu Châu Âu được thực hiện ở Châu Âu và một số nước Châu Á, Hoa Kỳ Trên nhiêu lĩnh vực song hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu quan hệ hợp tác Việt Nam - Châu Âu được thực hiện ở nước ngoài

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu Châu Âu được thực hiện chủ yếu ở Trung tâm nghiên cứu Châu Âu, một phần ở Viện kinh tế thế giới thuộc Trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia Con ở các trường Đại học, việc nghiên cứu Châu Âu chỉ dừng lại ở các chuyên để có liên quan đến những van dé thế giới nói chung Việc nghiên cứu Châu Âu như một bộ môn khoa học chỉ mới được đưa vào giảng dạy ở khoa quốc tế học Đại KHXH& thuộc ĐHQG Hà Nội còn các

trường khác chưa được triển khai

Trang 14

khoa học tài chính, Viện quan hệ quốc tế, (Bộ ngoại giao, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện quản lý kinh tế Trung ương,

Viện kinh tế học

Các công trình nghiên cứu đã được công bố trong những năm gần đây nói về châu Âu nói về châu Âu nói chung và EU nói riêng,

còn khá ít ỏi Chẳng hạn một số công trình đã được công bố như:

Francois Feron Amelle Thoraval về "Thực trạng châu Âu" Nhà xuất bản La Découverte Paris XIII 1992 Nxb Khoa học xã hội dịch và xuất bản H-1995 Trong đó giới thiệu khái quát về châu Âu trên các lĩnh vực, chính trị xã hội kinh tế Đồng thời nói những nét cơ bản về từng quốc gia trong số 12 quốc gia EU Đây là cuốn sách có giá trị cung cấp những kiến thức cơ bản và phổ thông về EU(12 nước EU) chứ không phải là một công trình nghiên cứu chuyên sâu Gần đã có một số công trình khác như: nghiên cứu thương mại đầu tư của PGS Bùi Huy Khoát, nghiên cứu lịch sử hình thành EU của TS Trần Kim Dung Còn lại phần lớn những công trình dưới dang các bài nghiên cứu đăng trong tạp chí Chủ yếu trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu về các vấn dé kinh tế, chính trị, xã hội Tuy nhiên, quan hệ giữa Việt Nam-châu Âu chưa được nghiên cứu toàn diện hệ thống

- Ngoài ra với các nước Đông Âu XHCN trước kia, cũng là một

bộ phận nội dung nghiên cứu châu Âu Khi còn tồn tại Liên Xô và các nước XHCN ĐôngÂu thì có nhiều công trình nghiên cứu về đối

tượng này Sau khi Liên Xô giải thể và hệ thống XHCN tan rã, việc

Trang 15

* Mục tiêu khái quát của đề tài

Đề tài "Những quan điểm chính sách phát triển quan hệ hợp tác

Việt Nam-châu Âu" được thực hiện nhằm mục tiêu:

- Phân tích đánh giá lại vai trò, vị trí của châu Âu trong chiến lược đối ngoại của Việt Nam

- Phân tích thực trạng mối quan hệ hợp tác Việt Nam-châu Âu - Trên cơ sở đó, để xuất quan điểm và chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam với châu Âu Cụ thể là: Quan hệ hợp tác Việt Nam với EU và quan hệ hợp tác Việt Nam với các nước Đông Âu

* Đối tượng và phạm vì nghiên cứu của đề tài:

- Đề tài được Bộ KHCN và môi trường giao nhiệm vụ nghiên cứu quan điểm và chính sách hợp tác Việt Nam- Châu Âu và do vậy quan điểm và chính sách hợp tác Việt Nam - Châu Âu là đối tượng nghiên cứu của đề tài Song rộng lớn và phức tạp của đề tài chúng tôi chủ yếu tập trung vào quan hệ Việt Nam với châu Âu (tức là đưới góc độ đối ngoại) Cụ thể là trong quan hệ hợp tác Việt Nam với EU đề tài chủ yếu phân tích quan hệ hợp tác Việt Nam với tổ chức liên minh (EU) Ngoài ra có để cập, so sánh để làm rõ quan hệ hợp tác Việt Nam với các nước chủ yếu trong liên minh đó với tư cách là quan hệ song phương, như quan hệ Việt Nam với Pháp, Đức, Anh là những nước chủ yếu Còn trong quan hệ hợp tác Việt Nam với các nước Đông Âu chỉ để cập ở một mức độ cân thiết mà chủ yếu đưới góc độ quan hệ song phương

- Về giới hạn thời gian: đề tài tập trung vào thời kì từ khi Việt Nam đổi mới đến nay (chủ yếu từ những năm 90 khi quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU chính thức được thiết lập)

Trang 16

- Về lĩnh vực nghiên cứu: Đề tài phân tích cả ba lĩnh vực: Chính

trị, ngoại giao, kinh tế (thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ), văn hoá,

giáo đục, khoa học công nghệ Song tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh tế vì đó là vấn đề trung tâm trong hợp tác quốc tế hiện nay

* Về phương pháp tiếp cán:

- Quan hệ hợp tác là một mặt của quan hệ sản xuất và do vậy luôn bị chỉ phối bởi sự tác động của lực lượng sản xuất và phân công lao động Lực lượng sản xuất càng phát triển cả về trình độ và tính chất xã hội hoá, càng làm cho phân công lao động xã hội phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, do vậy càng đòi hỏi sự hợp tác phát triển tương ứng có thể nói phân công lao động xã hội là phạm trù xuất phát khi phản tích sự hợp tác Do vậy khi phân tích quan hệ hợp tác quốc tế nói chung, Việt Nam - Châu Âu nói riêng, dé tài luôn quán triệt phương pháp luận đó, tức là phân tích quan hệ hợp tác Việt Nam - Châu Âu Xuất phát từ sự phát triển cao về trình độ lực lượng sản xuất và tính chất quốc tế hoá của nó, cùng sự phát triển mạnh mẽ của phân công lao động quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hố, sự tác động của cuộc CMKH-CN và sự bàng trướng của công ty xuyên quốc gia

- Việc phân tích quan hệ hợp tác Việt Nam - Châu Âu nhằm vào

mục tiêu là đề xuất được những quan điểm và chính sách hoà hợp để

Trang 17

nên kinh tế độc lập tự chủ, giầu năng lực nội sinh để tiếp tục khai thác có hiệu quả hơn nguồn lực quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoà đang được đẩy mạnh Đó là điểm tựa vững chắc khi phân tích thực tiễn và để xuất quan điểm chính sách Chúng tôi nhận thức là thoát ly

điểm tựa đó sẽ bị mất phương hướng

- Trong quan hệ quốc tế nói chung, Việt Nam - Châu Âu nói riêng đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, song không ít những khó khăn thách thức và hết sức phức tạp

Do ậy khi đề xuất quan điểm, chính sách phải cố gắng nhìn nhận

với quan điểm toàn diện và trong mối quan hệ biện chứng của mọi sự vật hiện tượng, đặc biệt quán triệt mốt quan hệ giữa kinh tế và chính trị, tránh thiên hướng quá coi trọng hiệu quả kinh tế trước mắt mà coi nhẹ nhân tố chính trị, xã hội hoặc ngược lại, bởi vì bản thân kinh tế và chính trị đã không thể tách rời Đồng thời để tài chú trọng tính đồng bộ, hệ thống trong khi đề xuất quan điểm chính sách, coi đó là một tiêu chí cần cố gắng đạt được trong quá trình nghiên cứu

- Quan hệ hợp tác Việt Nam - Châu Âu là một bộ phận cấu thành trong quan hệ quốc tế nói chưng Do vậy các quan điểm chính sách được đề xuất cũng là một bộ phận cấu thành cửa quan điểm chính sách đối ngoại, chứ không phải hoàn toàn độc lập Nó chính là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, trong khi cái riêng bao giờ cũng phong phú hơn cái chung

- Cần khẳng định rằng quan điểm chính sách đối với quan hệ

hợp tác Việt Nam - Châu Âu dã có từ trước là bộ phận cấu thành của

quan điểm và chính sách đối ngoại chung, song do điều kiện thực tiễn luôn vận động và thay đổi, nên khó tránh khỏi tính lạc hậu của

Trang 18

sự vận động của thực tiễn, song phải tôn trọng và kế thừa có chọn lọc các quan điểm và chính sách vốn đã có -

- Việc để xuất quan điểm chính sách hợp tác Việt Nam - Châu Âu là vấn để có tâm vóc rộng lớn, phức tạp bởi tính phức tạp đa

dạng của các đối tác Do vậy để tài chỉ dừng lại ở quan điểm là chủ

yếu Có đề xuất chính sách cũng chỉ với mức độ định hướng, coi như một giải pháp mang tính chung nhiều hơn Thực tế chúng tôi không dur kha năng để để xuất các chính sách cụ thể với từng lĩnh vực cụ

thể một cách đầy đủ và chính xác (vì vượt quá khả năng của nhóm

nghiên cứu)

- Đề tài sử dụng các phương pháp chủ nghĩa biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu để từ thực tiễn (mà chủ yếu cũng từ hiện tượng thực tiễn cơ bản và chủ yếu nhất) rút ra được những vấn để có tính xu hướng, tính nguyên tắc và chủ yếu ở tầm vĩ mô để góp phần nhỏ vào việc thay đổi thực tiễn theo chiều hướng tích cực Đó là những nét chủ yếu nhất trong phương pháp tiếp cận của đề tài

* Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu khái quát trên, đề tài tập trưng chủ yếu

vào những nội dung chính và kết cấu thành 5 chương:

Chương] :VA1 TRÒ CỦA CHÂU ÂU TRONG CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

Trang 19

trung tâm TBCN (Mỹ- Nhật, Tây Âu) hoặc tác động của quá trình

nhất thể hoá EU đối với nên kinh tế thế giới Đề tài kế thừa có chọn

lọc và tập trung vào đánh giá vai trò của châu Âu (bao gồm các nước EU mà hâu hết là các nước phát triển) và các nước Đông Âu (mà chủ yếu đang trong quá trình chuyển đổi) trong bối cảnh thế giới hiện nay

Về vai trò của châu Âu đối với Việt Nam, để tài đi sâu phân tích: vai trò đó đối với Việt Nam trong thời kì đổi mới và đã rút ra kết luận: Việt Nam cần khai thác tiêm năng của châu Âu không, đồng thời định hướng đối với sự khai thác đó để mang lại hiệu quả

Về nội dung này chưa có một công trình nào đánh giá một cách toàn điện, song từng khía cạnh đã có một số công trình đề cập Đề tài sẽ kế thừa cố chọn lọc và hướng vào thực hiện mục tiêu nêu trên

Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆC MỞ

RỘNG QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM VỚI CHÂU ÂU KINH NGHIỆM

CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG KHU VỰC

Trong chương này đề tài phân tích các nhóm nhân tố và trong từng nhóm đó phân tích những nhân tố cụ thể, tác động tới quan hệ quốc tế nói chung, trong đó có quan hệ Việt Nam với châu Âu nói riêng đồng thời rút ra những xu hướng tác động của chúng Tuy nhiên sự phân định này mang tính tương đối (vì ngay trong nhóm nhân tố

có khả năng thúc đẩy cũng có thể hàm chứa sự hạn chế và ngược lại)

nhằm đánh gía khả năng hiên thực của việc mở rộng quan hệ hợp tác Đồng thời đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và

quan hệ hợp tác với châu Âu để tham khảo

Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HE HỢP TÁC VIỆT NAM VOI

Trang 20

Phần này đánh giá thực trạng của mối quan hệ Việt Nam với châu Âu trong thời kì đổi mới của Việt Nam, những thành tựu đã đạt được, những tồn tại, thiếu sót, nguyên nhân và những vấn để cấp bách đang đặt ra (trong khi phân tích cũng đề cập tới giai đoạn

trước khi đổi mới khi cần thiết để làm rõ bản chất của đối tác) Sự

phân tích đó tạo cơ sở cho việc phân tích, để xuất quan điểm, chính sách, giải pháp

Kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:

+Thực trạng mối quan hệ hợp tác Việt Nam- châu Âu trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ

+ Thành tựu cơ bản, tồn tại chủ yếu, nguyên nhân và những vấn dé cấp bách đặt ra

Chương 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG, CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT TRIỀN QUAN HỆ HỢP TAC VIỆT NAM VỚI CHÂU ÂU

Day là phần trọng tâm mà đề tài tập trung giải quyết

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở các chương trên, đặc biệt là những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự phân tích thực trạng, kinh nghiệm của một số nước trong khu vực, chương này đề xuất các quan điểm phương hướng giải pháp chính sách nhằm phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam với châu Âu và tập trung phân tích các nội dung:

+ Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến

năm 2020 và những yêu cầu đặt ra đối với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác đối ngoại

+ Quan điểm, phương hướng đổi mới, chính sách cụ thể nhằm

Trang 21

Chương 5: TRIỂN VỌNG:

Trên cơ sở dự báo các nhân tố mới chủ yếu tác động tới quan hệ quốc tế nói chung, Việt Nam- châu Âu nói riêng

Chương này phân tích triển vọng hợp tác Việt Nam-châu Âu trong thời gian tới và để xuất những kiến nghị nhằm phát triển quan

hệ hợp tác Việt Nam với Châu Âu

Trang 22

Chuong I

VAL TRO CUA CHAU AU TRONG CONG DONG QUOC TE

VA TAM QUAN TRONG CUA VIEC PHAT TRIEN QUAN HE

HOP TAC VIET NAM - CHAU AU

"Quan niệm duy vật lịch sử xuất phát từ nguyên lý cho rằng: sản xuất và sau sản xuất là phân phối là cơ sở của mọi chế độ xã hội, rằng trong mọi xã hội đã từng xuất hiện trong lịch sử, sự phân phối sản phẩm và cùng với sự phân phối ấy, sự phân chia xã hội thành giai cấp hoặc đẳng cấp, được quyết định bởi những cái đã được sản xuất ra và bởi cách thức mà cái đó được sản

xuất ra, cũng như bởi cách thức mà người ta trao đổi những vật được sản

xuất ra Như vậy là, phải tìm nguyên nhân cuối cùng của tất cả những cuộc biến đổi xã hội và của tất cả những cuộc biến cách chính trị ở trong những

sự thay đổi về phương thức sản xuất và phương thức trao đổi, "0),

Do đó, để hiểu bản chất của các mối quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Âu nói riêng, cũng như vị trí của châu Âu trong cộng đồng quốc tế, chúng ta cũng phải bất đầu từ sự biến

đổi của các phương thức sản xuất và các hình thức trao đổi diễn ra ở châu Âu trong chiêu dài lịch sử đủ lớn để thấy rõ vị trí của nó trong lịch

sử phát triển của nhân loại và nhận rõ được mối quan hệ của nó với các bộ phận còn lại của thế giới, trong đó có Việt Nam

1.1 VAI TRÒ CỦA CHÂU ÂU TRONG CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ

1.1.1 Vị trí cửa châu Âu trong lịch sử phát triển của nhân loại 1.1.1.1 Quá trình hình thành các dân tộc châu Âu

a) Lược sử hình thành các dân tộc châu Âu

Tuy không phải là cái nôi sinh ra loài người, vì chắc chắn trong

thời ấu thơ của mình, khi phải dùng các bản năng tự nhiên để chống lại

Trang 23

hoàn cảnh, con người không thể tồn tại trong điều kiện tự nhiên giá lạnh

và khắc nghiệt như các vùng ở Bắc Âu và châu Âu cổ đại Di tích cổ xưa

nhất của người châu Âu được tìm thấy ở miền Nam nước Anh, trong một

số địa tầng mà tuổi của nó chưa xác định được một cách chính xác, chắc

vào khoảng giữa của hai thời kỳ băng giá của cái gọi là kỷ nguyên băng hà Cùng với khí hậu ấm dần lên sau thời kỳ băng giá thứ hai, con người

đã xuất hiện ở Bắc Phi, Tiểu Á cho đến tận Ấn Độ và khắp châu Âu cùng

với động vật da dây to lớn và những động vật ăn thịt (sư tử ở hang, gấu ở hang) nay đã tiệt chủng và một số còn tồn tại đến nay như hươu miễn Bắc, ngựa, chó rừng , và các công cụ thô sơ với trình độ văn hóa rất thấp Chúng ta còn chưa hiểu biết hết về những người châu Âu thuộc

thời đại đồ đá cũ sơ kỳ đó kết thúc ra sao, song trong các hang động ở Anh, Pháp, Thụy Sĩ, BỈ và miền Nam nước Đức người ta tìm thấy công cụ của họ ở tầng thấp của lớp đất lắng đọng dưới sâu Có thể họ là những

người E - xki-mô hoặc cùng thời với giống người này sinh sống ở phía Bắc day Pi-rê-nê và dẫy An-pơ Họ cũng đã biến khỏi lãnh thổ châu Âu trước điều kiện khắc nghiệt và thay đổi rất nhanh của tự nhiên Những

chủng tộc người từ châu Phi tiến vào châu Âu (ít nhất là đến Tây Âu)

thời kỳ mà cá hai châu này còn nối tiếp nhau ở Gi-bran-ta và Xi-xin

bằng một dải đất liền Họ có trình độ cao hơn nhiều so với những người

đến trước: biết canh tác, có gia súc, biết sản xuất đồ gốm, kéo sợi, dệt vải Tuy công cụ là đồ đá nhưng rất tính xảo: rìu được tra cán để dan

cây, đếo thuyền, làm lêu trại Những người thuộc đồ đá mới (gồm

chủng tộc Ï-bê-ri, A-ri-en, Ba-xcơ) đến cư trú ở Tây-ban-nha, Pháp, Anh và tồn bộ lưu vực sơng Ranh

Một dòng khác di cư từ bờ bên kia Địa Trung Hải và trực tiếp từ

châu Á ở Bắc bờ biển Ca-xpiên sang

Trang 24

A-ri-en có thứ ngôn ngữ cổ là tiếng Phạn Nhóm đến sớm hơn là người Hy Lạp và La Tĩnh, họ chiếm hai bán đảo Đông Nam châu Âu Cùng thời đó, di cư đến có người Xki-phơ (hiện đã biến mất) từ vùng thảo

nguyên Bắc Hắc Hải Tiếp đến là người Ken-tơ cũng từ Bắc Hắc Hải tràn qua lãnh thổ nước Đức hiện nay Đoàn người đi đầu xâm nhập vào Pháp,

chiếm lĩnh đất đai cho đến sông Ha-rôn-na và chính phục phần miễn Tây và miễn Trung Tây Ban Nha Họ buộc phải dừng lại do biển cắn trở và sự chống cự mãnh liệt của thổ dân I-be Ở phía sau họ các bộ lạc Ken-tơ khác lại tiếp tục chiếm lĩnh dọc bờ sông Đa-nuyp Từ những ngôi mộ cổ

được khai quật ở Pháp, Bi, đã chứng minh thời đó người Ken-tơ chưa có

công cụ kim loại, còn những người đến chiếm Bri-ten cùng thời đã sử

dụng công cụ bằng đồng Do đó từ khi chiếm xứ Gô-lơ cho đến khi di cư

sang Bri-ten người Ken-tơ đã có giao lưu buôn bán các dụng cụ bằng đồng với Italia và Macxay

Những bộ lạc Ken-tơ ở phía sau tràn tới mạnh hơn, song họ bị các bộ lạc Đức trèn ép Cùng với cuộc di cư của người Ken-tơ tiếp theo là các cuộc di cư của những bộ lạc Giếc-manh và xla-vơ lan ra khắp châu Âu Các bộ lạc Ken-tơ vượt dẫy An-pơ tiến vào Italia, bán đảo Phra-ken và Hi-Lạp, một bộ phận bị diệt vong, một bộ phận định cư ở thung lũng

sông Pô và Tiểu Á

Vào khoảng năm 400 - 300 trước công lịch, người ta thấy các tộc người chủ yếu thuộc bộ lạc Ken-tơ định cư ở Gô-lơ cho đến sông Ha- rôn-na, ở Bri-ten và Ai-rô-len, phía Bắc núi An-pơ và dọc sông Da-muyp

đến tận sông Mai-nơ và núi Người khổng lồ

Cuộc dị cư của các tộc người Ken-tơ đã xua bạt đi một phần dân địa phương đặc biệt ở phía Nam và Tây Gô-lơ Tuy ở vào địa vị bị áp bức song người Ken-tơ vẫn chiếm đại đa số nên truyền lại cho người hiện đại

cấu tạo cơ thể của mình

Khoảng 400 năm trước công lịch, tiếp theo người Ken-tơ là người

Trang 25

thấy những bộ lạc Gut-tôn và Tơ-tông thuộc chủng Gec-manh định cư ở

Mác - xay đến bờ biển Hồ Phách khoảng năm 180 trước công lịch người

Ba-xtac-nơ (một dòng của người Gec-manh) xuất hiện ở hạ lưu sông Đa - nuýp và có mặt trong đội quân của vua Ma-xê-đoan, Pec-xay chống người La Mã

Ph.Ăngghen đã mô tả người Gec-ma-ni di cư đến lãnh thổ Đức ngày nay như sau: " trước hết là người I-xke-von đi theo miền đồng bằng miên Bắc nước Đức giữa vùng núi phía Nam với biển Ban-tích và biển Bắc, liền sau họ là người In-giê-von có lẽ là người Hin-lê-vi-ôn, , nhưng lại rẽ về phía quần đảo Theo sau người Hin-lê-vi-ôn, có thể là

người Got (Pli-ni-ut gọi là người Vin-dui), họ để lại người Pep-kin và người Ba-xtac-nơ ở lại phía Đông Nam; tên gọi của người Gốt ở Thụy

Điển chứng minh rằng có những chi nhánh riêng của họ đã nhập vào cuộc di chuyển của người Hin-lê-vi-ôn"%), -

Cùng với những cuộc di cư lớn của những tộc người khác nhau từ phương Nam và phương Đông đến chiếm lĩnh và định cư tại các vùng của châu Âu là những cuộc chiến tranh giành dật, cướp đoạt lãnh thổ giữa họ Điển hình là những cuộc chiến tranh giữa người La Mã với những tộc người Géc manh Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc

chiếm lãnh thổ, cướp của cải và bắt dân làm nô lệ đó những đạo quân

hùng mạnh đã ra đời cùng với các tuyến đường và pháo đaì được xây

dựng, vẫn còn ở khắp lãnh thổ châu Âu, đứng trơ lại với thời gian "

nền thống trị của La Mã ở Gô-lơ được củng cố; cả một hệ thống đường quân sự đã được A-grip-pa xây dựng ở khấp nơi trong nước, các pháo đài đã được xây dựng Những con đường núi An-pơ chạy qua Xanh Béc-na nhỏ và Xanh Béc-na lớn, được xây dựng đưới thời Au-gu-xtơ đã trực tiếp

nối liên Italia với Gơ-lơ"®,

Như vậy, các cuộc di cư liên lục địa và giữa các khu vực trong vùng cùng với nó là chiến tranh "Các cuộc hành quân kéo dài đã pha

Trang 26

trộn không những các bộ lạc và các thị tộc vào với nhau mà còn pha trộn cả các bộ tộc nữa Phải khó khăn lắm mới duy trì được các liên minh huyết thống của các công xã làng riêng biệt, và nhờ đó mà các công xã này đã trở thành những đơn vị chính trị thực sự và bộ tộc hình thành gồm

các đơn vị ấy"0),

Các bộ tộc bị hòa vào các liên minh công xã và giữa chúng không có mối liên hệ kinh tế nào cả do việc sản xuất được gì tiêu dùng

thứ đó và do họ sản xuất ra các thứ hầu như giống nhau nên không cần

trao đổi Nhà nước sinh ra không phải do những lợi ích kinh tế chung buộc phải có nhà nước "mà là đối lập thù địch với các công xã và ngày

càng bóc lột các công xã, trở thành điểu kiện tồn tại sau này của

dân tộc"),

Ở mỗi vùng và khu vực khác nhau của lục địa châu Âu sự hình

thành dân tộc trên cơ sở những nhà nước có những riêng biệt do điều

kiện tự nhiên, và trước hết do kết quả của chiến tranh mang lại Ví như

người La Mã xâm chiếm đất đai và chính phục các dân tộc Đức đã xây dựng ở Đức một mẫu hình kiểu nhà nước La Mã và áp dụng những bộ

luật La Mã vào cai trị dân Đức; ngược lại khi người Đức chiến thắng,

trên lãnh thổ La Mã do người Đức chiếm lĩnh, "các phần riêng đất canh

tác và đồng cỏ trở thành thái ấp tự do, thành tài sản tự do của người chiếm hữu" và được khuôn theo mẫu hình Đức

Do đó trên lãnh thổ châu Âu, ngay từ thời tiền sử kéo đài qua thời

kỳ trung cổ để bước vào kỷ nguyên ánh sáng, các quốc gia và dân tộc

được hình thành không chỉ mang những bản sắc riêng của nguồn gốc

xuất xứ, nơi từ xa xưa họ di cư tới, mà cồn chịu tác động của quá trình

hòa đồng huyết thống, hòa trộn tập quán, truyền thống văn hóa và hệ

thống chính trị, kinh tế, xã hội, kết quả của những quá trình giao lưu tiếp xúc tự nhiên nguyên thủy trong lịch sử

® Sđd, tr.712-713

Trang 27

b) Cae dan tộc châu Âu hình thành trên cơ sở quá trình giao lưu

kinh tế

Vào thế kỷ thứ I đến thứ IV trước công lịch, mối liên hệ kinh tế

thông qua trao đổi hàng hóa giữa các bộ tộc trên lãnh thổ châu Âu đã

được hình thành nhờ khai thông nhiều con đường bộ, đường sông và đường biển như: các con đường qua - Các-men-ta (đối diện với cửa sông Mac-khơ chảy vào sông Đa nuýp) hoặc đọc theo cửa sông Mac-khơ và

sông Ô-đe chảy ra bờ biển Hổ Phách; con đường dọc theo bờ biển Hắc

Hải chạy theo sông Đui-e-xtơ-rơ và Đui-ép đến cửa sông Vi-xIa Vào thế kỷ thứ nhất, nhờ những con đường bộ, đường thủy mà hàng hóa, tiền, sản vật được sản xuất ra bằng lao động của nô lệ từ trung tâm phát triển

kinh tế La Mã tôa đi khắp châu Âu lên tới Biển Bắc và rải khắp miền

đông nước Đức, tuy quân La Mã chưa đặt chân đến đó Những thế kỷ

sau đó, thông qua đường biển những thương thuyền La Mã đã đến biển

Bắc, "344 đồng tiền La Mã bằng bạc từ thời Ne-rôn đến thời Mác A-vre- ri và vết tích của một chiếc tầu biển chấc là bị đắm ở đó mà người ta đã

phát hiện được ở Noi-hau-xơ trên bờ sơng Ơ-xte (cửa sơng En-bơ) đã chứng minh điều đó Dọc theo bờ biển Ban tích cũng có con đường hàng

hải đi đến tận các hòn đảo Đan Mạch, đến Thụy Điển và Gốt-lãng"0),

"Nhiều "hàng hóa khác của La Mã lọt vào nước Đức bằng những con

đường khác nhau, gồm có: đồ dùng gia đình, đồ trang sức, trang điểm,

Trong số đồ dùng gia đình thấy có bát chậu, cân, chén, bát đĩa, dụng cụ nhà bếp, rây, thìa, kéo, muôi ; một số ít bình lọ bằng vàng và bạc, đều

làm bằng đất sét được dùng rất phổ biến; đồ trang sức bằng đồng đỏ, bằng bạc hoặc vàng: vòng hát đeo cổ, vòng cuốn đầu, vòng đeo tay và nhẫn, cái móc áo giống như thứ đồ trang sức cài trên ngực áo của phụ nữ chúng ta; trong các thứ đồ dùng để trang điểm, chúng ta thấy có lược,

nhíp, ngoáy tai, , đây là ta chưa nói đến những thứ mà ta chưa biết cách sử dụng như thế nào Theo ý kiến của Vooc-xô, phần lớn những sản

Trang 28

phẩm ấy được sản xuất ra dưới ảnh hưởng của thị hiếu đang thịnh hành

vao thé ky ddu & La Ma"

Để đổi lại, người Đức cung cấp cho những thương nhân La Mã: rau, lông ngỗng, hàng dệt bằng len, xà phòng, súc vật, hổ phách, song đó

chỉ là những vật phẩm ít ỏi không đủ để cân bằng với một khối lượng lớn

các loại hàng hóa được chế tác bằng lao động thủ công của những người

nô lệ La Mã đưa sang "Một minh Italia da sử dụng ở các thành phố và ở các trang trại lớn lao động của số dân nô lệ khổng lồ, mà số dân này chỉ

sinh sôi nảy nở rất ít" Vậy họ phải nhập khẩu nô lệ ở khắp nơi trong đó

có Đức Vì dân Đức thường xuyên tiến hành chiến tranh giữa họ với nhau và do thiếu tiền đã đem vợ con mình nộp cho người La Mã làm cống vật, đẩy vợ con họ vào cảnh nô lệ như người Phri-dơ (Đức) hoặc cướp biển, đột nhập săn nô lệ đem bán như người Dắc-den (thế kỷ II) hay như người Nooc-man (thế kỷ X) Việc buôn bán nô lệ thời đó mặc

nhiên được coi là nghề nghiệp "chính đáng thậm chí còn là nghề danh giá nữa"),

Qua các cứ liệu khảo cổ và lịch sử để lại trong công trình nghiên

_ cứu của Ph.Ăngghen về lịch sử người Giéc-manh cổ đại, ta thấy rõ các dân tộc và quốc gia châu Âu được hình thành trong lịch sử là kết quả của nhiều quá trình hòa nhập vào nhau của nhiều tộc người di cư tới từ phía Đông và Nam của lục địa Tới sự hòa nhập này ở những chỉ tiết bao gồm nhiều quá trình phức tạp, diễn ra gay gắt thông qua các cuộc chiến tranh

giành giật không gian sinh tồn và cướp đoạt con người cũng như của cải

Cuộc đấu tranh sinh tồn bằng bạo lực được kết hợp với các quá trình kinh tế trao đổi nên diễn ra ác liệt đến mức chính những người tham gia cuộc giành giật này đã biến bản thân mình và đồng loại thành các con vật mua bán và trao đổi như những loại bò, lợn, chó, gà ở ngoài chợ

Quy luật bất di bất dịch của các xã hội dựa trên cơ sở biến các chiến lợi phẩm, nhờ chiến tranh mà có được, thành các vật trao đổi đêu (1) Sdd, tr.678

Trang 29

{

đẩy chính bản thân con người xuống vị trí con vật Trao đổi và cùng với

nó là sự ra đời của những phương tiện giúp cho quá trình trao đổi này

tiến hành nhanh hơn là tiền tệ đã nô dịch con người và biến con người

thành súc vật lao động dưới hình thức nô lệ vì nợ Lịch sử để lại bằng chứng: toàn bộ thần dân của vua Balilon đều trở thành nô lệ giống như một đàn súc vật lao động vì nợ ngay từ 2000 năm trước công lịch

Trên lãnh thổ châu Âu, quê hương định cư mới của các tộc người đi cư đến từ phương Đông và phương Nam của lục địa trốn chạy chế độ

nô lệ hà khắc Họ lại rơi vào cái bẫy mới của chế độ nô lệ kiểu La Mã

Song lịch sử mà nhân loại đi qua, với những bằng chứng lịch sử phổ biến cho đến nay, đêu phải sử dụng giải pháp biến con người thành súc vật để kéo họ thoát ra khỏi thế giới của động vật

Khi các tộc người da đỏ ở châu Mỹ còn sống hoang đã, các dân tộc đa vàng bị chìm đắm trong chế độ phong kiến cát cứ, cổ hủ kéo dài hàng ngần năm bởi các cuộc chiến tranh xâm lấn và chiếm đoạt lãnh thổ điển hình ở Trung Hoa với nền sản xuất nhỏ và văn minh nông nghiệp, thì ở châu Âu những đô thị cổ đã mọc lên rải rác khắp tuyến đường từ Biển Bắc xuống các vùng đất trù phú ven bờ biển Ban tích

Cùng với thời gian con đường tơ lụa xuyên qua các hoang mạc và

xa mạc nóng bỏng Bắc Phi nối liên Ấn Độ, Trung Quốc với các vùng chế tác các vật phẩm thủ công mỹ nghệ của châu Âu

1.1.1.2 Châu Âu - nơi diễn ra những chuyển biến lịch sử nổi bật trong tiến trình phát triển của nhân loại

a) Những tiến triển kinh tế chính trị xã hội của châu Âu cổ đại

và Trung cổ đánh đấu sự phát triển của nhân loại

Châu Âu cổ đại được xây dựng trên cơ sở chế độ nô lệ điển hình

Trang 30

một hệ thống quản nô cưỡng bức nô lệ làm việc cả dưới thời tiết xấu, cả trong ngày lễ và làm việc ngay cả khi người nô lệ chỉ đủ sức tạo ra được sản phẩm thiết yếu cho mình Trong các hệ thống "dã thự" đó, nô lệ chỉ còn là một thứ công cụ biết nói và chỉ được hưởng vật dụng và khẩu

phần tối thiểu vừa đủ để khỏi chết đói

Còn nghĩa vụ của nhà nước, thì như Xixiron° khẳng định: "mục

đích chân chính của nhà nước và các thành thị là làm thế nào cho người ta làm chủ được của cải của mình và làm thế nào cho họ không gặp nguy

hiểm" Trong điều kiện chính trị xã hội đó, thân phận người nô lệ chỉ có

thể ở vị trí một súc vật lao động hoặc một đấu sĩ (gladiateur) đem tính mệnh đánh cược trong những trận quyết đấu kiểu dã thú mua vui cho chủ nô Cuộc khởi nghĩa của 7 vạn nô lệ do Xpactacut” lãnh đạo chiến

thắng nhiều đội quân La Mã đã làm rung chuyển chế độ nô lệ ở châu Âu

và khởi đầu cho sự sụp đổ của chế độ nô lệ trên toàn thế giới Cuộc khởi nghĩa của Xpactacut là một cuộc cách mạng thực sự, nó đã dáng một đòn nặng nề vào chế độ nô lệ La Mã buộc chế độ này phải thay bằng chế độ lệ nông, tức là chế độ phong kiến sơ kỳ 100 năm sau đó Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tan rã của chế độ nô lệ là ở chỗ, phương thức khai thác cạn kiệt sức lực của nô lệ theo kiểu cưỡng bức siêu kinh tế đã đạt tới giới hạn Trong thực tế, lao động của người nông nô với tư cách là một thực thể kinh tế nửa độc lập có năng suất cao hơn nhiều

người nô lệ, do đó khởi nghĩa của Xpactacut chỉ là điểm bùng nổ Song điểm bung nổ đó lại chỉ có thể nổ ra ở châu Âu, bởi sự vận động của các

quá trình kinh tế, xã hội trong lòng phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ ở châu Âu mang tính điển hình trong lịch sử nhân loại

Sự chuyển biến từ chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến diễn ra ở các quốc gia châu Âu có những đặc thù khác nhau Các nước ở Tây Âu

© Ciceron - xixiron (106-432 trước công lịch) một nhà tư tưởng vĩ đại của La Mã cổ đại

® Spartacus - Xpactacut (mất năm 71 trước công lịch) ông là người Tơ-ra-xơ, bị người La Mã bắt làm tù binh

và sau đó làm dấu sĩ Năm 74 trước công lịch lãnh đạo những võ sĩ trong trường học các đấu sĩ tại thành phố

Capui nổi đậy phá võ trường, chạy lên núi Vêzavơ, sau được nô lệ ở các đã thự và một số nơng dân theo Ơng đã xây dựng được đội quân với 7 vạn người, đánh nhiều trận chiến thắng vẻ vang ở miễn Trung và Bắc nước Italia và kéo quân uy hiếp thành La Mã Khi tiến về miền Nam Italia ông bị tướng La Mã Lixiniut Cratxut

Trang 31

nhu Italia, Bizang-tin, Tay Ban Nha va mét phan cia nudéc Phap, thi chế độ phong kiến nẩy sinh trong lòng xã hội nô lệ dưới hình thức lệ nông, còn các nước như Anh, Ba Lan, Hungari, Tiệp Khác, Bungari, Anbani, Xecbi thì phương thức sản xuất phong kiến hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ công xã

Cuộc đấu tranh giữa lãnh địa phong kiến và công xã kéo dài hơn một thiên niên kỷ với các cuộc khơi nghĩa của nông dân triển miên cho

đến tận thế kỷ XV Hơn thế nữa, cuộc đấu tranh đó diễn ra ở khắp nơi và

kéo dài sang tận thế ký XVI - XVI, tức là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của CNTB

Nên kinh tế hàng hóa chỉ thực sự xuất hiện dưới chế độ phong kiến do kinh tế tự nhiên phiến diện không đủ sức giải quyết những yếu tố sản xuất và tiêu dùng khan hiếm đang tăng lên trong xã hội như: sắt, muối, hàng xa xỉ và vũ khí tốt Trong một thời gian dài, kinh tế hàng hóa

còn giúp củng cố cơ sở tồn tại của chế độ phong kiến và mở hướng cho

việc giải quyết mâu thuẫn của chế độ này Song kinh tế hàng hóa giống như chất axit ăn mòn dần dần và cuối cùng tạo ra sự bùng nổ làm tan rã nền sản xuất nhỏ dựa trên lao động thủ công Sự trao đổi không ngang giá mang tính ăn cướp của thương nhân buôn bán các hàng hóa xa xỉ phẩm từ phương Đông thông qua con đường tơ lụa và bọn cho vay nặng lãi sẵn sàng đáp ứng phương tiện thanh toán cho những hoạt động hoang

phí của bọn quý tộc đã đẩy cho chế độ này sụp đổ nhanh hơn Họ không

chỉ đẩy bọn quý tộc vào tình trạng phá sản, mà còn đẩy cả người nông dân vốn phụ thuộc vào ruộng đất của bọn suý tộc địa chủ cũng nhanh chóng trở thành kẻ trắng tay

Sản xuất và trao đổi các sản phẩm của lao động tạo điều kiện cho

các đô thị bắt đầu hình thành ở châu Âu với quy mô lớn từ thế kỷ XI

Trang 32

phường hội lớn mạnh Vào thé ky XII - XII ở châu Âu nổ ra cuộc cách mạng công xã”) đòi thủ tiêu chế độ nông nô trên đất đai thành phố Cuộc

khởi nghĩa của thị dân thường dẫn đến thắng lợi vì họ đông, giầu có, có

kỹ thuật khéo léo, thống nhất về lãnh thổ và được tổ chức trong phường

hội nên họ có sức mạnh Kết quả của cuộc cách mạng này là sự ra đời những công xã tự do, có toàn quyền về chính trị, không bị chế độ nông nô khống chế Cuộc cách mạng công xã đã sản sinh ra các thành thị

cộng hòa ở Italia, công xã ở Pháp và thành phố tự do của đế chế Đức với

mọi đặc quyển và ân huệ được các lãnh chúa phong kiến ban cho, như: Bảo đảm tính bất khả xâm phạm của hàng hóa và thương nhân ở chợ; bảo đảm cho thương nhân được xét xử nhanh chóng và không phải thách

đấu với các vỡ sĩ khi lẽ phải thuộc về họ; chính quyển có chính sách

khuyến khích phát triển thương mại và thủ công nghiệp, quy định những đảm phụ vừa phải; tạo ra những vùng cung cấp nguyên liệu và lương thực xung quanh đô thị và ở đó cũng được hưởng những ưu đãi như dân

thành thị

Về chính trị, họ đấu tranh cho sự độc lập trong điều hành các

công việc hành chính và bảo đảm sự tự do của các thị đân Trong cuộc

cách mạng công xã các tổ chức phường hội phát triển, đó là các tổ chức

chiến đấu của thợ thủ công chống lại lãnh chúa phong kiến và giải phóng họ khỏi các ràng buộc của chế độ nông nô Trong nhiều thành thị, phường hội giành được quyền thống trị và những điều lệ, pháp chế của nó lại thành luật pháp của thành thị ở nhiều nước Tây Âu vào thế

kỷ XIV - XV

Thời kỳ này cũng là thời kỳ nổ ra hàng loạt các cuộckhởi nghĩa của nông dân chống lại chế độ phong kiến như: khởi nghĩa ở Bungari (1277-1280) do người chăn cừu Ivaila lãnh đạo, ở Bắc Italia (1304-1307)

“ Communies - công xã, là tên gọi ở Pháp đạt cho các cuộc đấu tranh của cư dân thành phố đòi các inh

Trang 33

do Đonsni khởi xướng, ở Pháp cuộc khởi nghĩa “Jac Cori"? (1358) kéo

đài suốt 100 năm do Ghiôm Can và các lãnh tụ khác sau ông lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa ở Anh 1831 dưới sự lãnh đạo của Oat Tailơ và chiến tranh Mutxet (1414-1434) ở Tiệp Khắc Mục tiêu của các cuộc khởi

nghĩa này là chống lại chế độ phong kiến và chống lại áp bức về tinh

thần và bóc lột của nhà thờ, giải phóng nông dân, đấu tranh đòi trở lại chế độ công xã Các cuộc khởi nghĩa này đã làm suy yếu vị trí của nhà thờ thiên chúa giáo và chế độ phong kiến châu Âu vào giai đoạn trung cổ hậu kỳ Các cuộc khởi nghĩa ở nhiều nơi được thị dân ủng hộ vì trong mục tiêu của nó còn yêu cầu được tự do thương mại

Nhờ có những chuyển biến kinh tế, chính trị, xã hội vào thời

trung cổ hậu kỳ (thế kỷ XVI - XVII) những hình thức sơ khai của một

kiểu tổ chức kinh tế mới bất đầu xuất hiện, mầm mống đầu tiên của phương thức sản xuất TRCN đã bắt đầu ra đời Hợp tác giản đơn, công

trường thủ công đã xuất hiện trong các đô thị cổ Và đặc biệt, khi những phát kiến địa lý vĩ đại xuất hiện cùng với nó là thị trường thế giới mới được mở ra, thì quá trình tích lũy nguyên thủy của CNTB bắt

đầu bùng nổ

b) Những kỳ tích của CNTB châu Âu trong tiến trình phát triển

kinh tế.xã hội của thế giới

Trước khi CNTB xuất hiện, tức là vào thời kỳ thống trị của các

lãnh chúa phong kiến và các giáo sĩ, cha cố đủ loại ở thế kỷ XI - XIỊ, trong nên kinh tế của các quốc gia châu Âu, ở đâu người ta cũng thấy toàn là sản xuất nhỏ, dựa trên sở hữu tư hữu của người tiểu nông tự do hay nông nô ở nông thôn và của người thợ thủ công trong các phường hội ở thành thị Các tư liệu lao động như ruộng đất, nông cụ, dụng cụ của người thợ vụn vặt và rất nhỏ bé thuộc sở hữu của họ Nhờ kích thích bởi nhu cầu ngày càng lớn về các hàng hóa thủ công mỹ nghệ khi

Trang 34

Crixtop cô-lông đi vào vùng Caribê, khám phá ra châu Mỹ (1492),

Vanxcô-đơ Gama đi sâu vào lục địa châu Phí (1496), Phecnăng Magienlăng xuất phát từ châu Âu đi vòng quanh thế giới Từ đó người ta

có thể đi bất cứ đâu trên trái đất rồi lại có thể trở về châu Âu, đã thúc

đẩy thương mại phát triển nhanh chóng Trong các đô thị châu Âu các tư liệu sản xuất nhỏ bé đó được tập trung lại trong các công trường thủ

công tạo tién dé vật chất cho nền sản xuất hàng hóa lớn ra đời Đó chính là mầm mống đầu tiên của một phương thức sản xuất mới - phương thức

sản xuất TBCN

Vai trò của phương thức sản xuất TBCN và giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất ấy đã được C.Mác trình bầy tỷ mỷ trong ba giai đoạn phát triển của CNTB trong công nghiệp (phân thứ IV của

Bộ Tư bản) Như vậy châu Âu đã chứng minh cho nhân loại thấy rằng con đường đẩy ‹ xã hội phát triển phải bắt đầu từ sản xuất ra của cải

vật chất và trao đổi nó Trong sản xuất, giai cấp tư sản (hoặc những giai cấp thay thế vai trò của giai cấp tư sản trong lịch sử) chỉ có thể hoàn thành được sự nghiệp vĩ đại đó khi nó biến những tư liệu sản xuất nhỏ bé tắn mạn dựa trên sỡ hữu tư nhân thành những tư liệu sản xuất có tính xã hội được tổ chức lại bởi số đông người cùng lao động trong một hệ thống phân công nhất định Từ những thao tác hoàn toàn cá nhân quán xuyến toàn bộ các khâu của một quá trình sản xuất được thay thế bằng một loạt hoạt động đơn lẻ của nhiều người nằm trong một hệ thống phân công nhất định mang tính xã hội, từ đó máy móc với ba bộ phận ra đời

"guồng quay sợi, khung cửu tay, búa thợ rèn, đã nhường chỗ cho máy sợi; khung cửi máy, búa chạy bằng hơi nước; xưởng thợ cá nhân đã

nhường chỗ cho công xưởng đòi hỏi hàng trăm hàng ngàn người cùng

làm"®, Nhờ đó mà CNTB ở châu Âu với chưa đầy 100 năm tồn tại của

mình đã sáng tạo ra cho nhân loại một sức sản xuất bằng tất cả các xã hội trước cộng lại

Trang 35

Nếu tạm thời chưa xét tới cái động lực thúc đẩy lòng hăng say và

bầu máu nóng trong trái tim của giai cấp tư sản vừa mới ra đời ở châu

Âu là lợi nhuận và cũng vì lợi nhuận mà chúng sẵn sang đẩy đồng loại xuống thân phận của bầy súc vật lao động và trở thành hàng hóa (từ thế ky XVI - XIX, 15 triéu nô lệ châu Phi được buôn bán xuyên lục dia, Li- vec-pun (Anh) trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất châu Âu thời kỳ (1680-1786), 2 triệu nô lệ được bán qua đây và hàng năm đem lại lợi nhuận 100.000 bảng Anh) thì các nhà tư sản châu Âu đã khai thông thị trường châu Á, châu Phi và châz Mỹ La Tỉnh cuốn hút các quốc gia chậm và đang phát triển vào guồng máy sáng tạo lợi nhuận cho các nhà tư bản, tức là tạo ra thị trường thế giới với các mối liên hệ kinh tế, chính trị, xã hội gắn vào nhau

1.1.1.3 châu Âu nơi khởi nguồn của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và hình thành hệ tư tưởng chủ đạo của nhân loại

Tuy không phải là cái nôi sinh ra con người, song châu Âu lại là một trong các trung tâm văn minh lớn của nhân loại

a) Châu Âu là nơi tập trung những trí tuệ khoa học bậc nhất và là nơi khơi dậy và hoàn thành các cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trong lịch sứ

Ta biết rằng khoa học và kỹ thuật nảy sinh trong nên văn mỉnh cổ

đại: Lưỡng Hà, Ai Cap, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã với nhiêu

thành tựu khoa học trong lĩnh vực tự nhiên: Thiên văn, toán, y học và những thành tựu kỹ thuật xuất sắc trong thủy lợi, nông nghiệp, mỹ nghệ, xây dựng, hàng hải

Trước thế kỷ XV, kỹ thuật áp dụng ở châu Âu chủ yếu sử dụng sức tự nhiên như: cối xay chạy bằng sức gió, nước, kỹ thuật dệt ở Pháp, Tây Ban Nha vào thế kỷ XII - XIH làm cho năng suất lao động tăng gấp đôi

Từ thế kỷ XII trong các trường đại học và tu viện châu Âu bắt đầu tổ chức nghiên cứu khoa học, thực nghiệm về vật lý, hóa học, thiên

Trang 36

văn, địa lý Nhờ tích lũy được những tiểm năng trí tuệ trong nhiều thế kỷ khi thoát ra từ những dồn nén tinh thần của chuyên chế và tôn giáo

trong thời kỳ trung cổ, ở châu Âu nổ ra phong trào phục hưng với các thành tựu khoa học kỹ thuật vô cùng rực rỡ Người ta cho rằng loài người đã bừng tỉnh sau đêm trường trung cổ để bước vào kỷ nguyên ánh sáng tại châu Âu Vào thế kỷ XVI ở châu Âu, các ngành khoa học tự nhiên rất

phát triển, bắt đầu từ khám phá của Cô - pec - nich vẻ trái đất xoay

quanh mặt trời, được trình bày trong tác phẩm "Về các vòng quay của thiên cầu" năm 1543 Phát hiện nay là một thành tựu to lớn trong thiên văn học, không chỉ tấn công vào hệ tư tưởng cơ đốc giáo, mà còn đặt cơ

sở cho ngành hàng hải phát triển vào thế kỷ XVII Hàng loạt các nhà

khoa học kiệt xuất của châu Âu xuất hiện như: Ga-li-lê, Đê-cac-tơ, Ke- pơ-lê, Lei-bơ-niz, Huy-ghens và nổi bật là Niu-tơn Từ đó các ngành khoa học tự nhiên lần lượt ra đời và phát triển như ngành toán học, vật lý học, hóa học, sinh học

Vào cuối thế kỷ 19 vật lý học cổ điển lâm vào khủng hoảng

bởi khám phá ra hiện tượng phóng xạ của Bec-co-ren (1896) và Giô- li-ô Quy-ri và Mary-Quiri (1898) và sau đó cuộc khủng hoảng được giải thoát bởi phát minh ra thuyết lương tử của Max Planx (1900), thuyết tương đối của Anh-xtanh (1905), cơ học lượng tử của Hay-zen-béc (1923)

Nhờ các thành tựu này, cùng với quá trình tích lũy nguyên thủy của CNTB, nước Anh đã khởi động và thực hiện thành công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Từ cuộc cách mạng này một hệ thống các tư liệu sản xuất dựa trên công cụ thủ công (dựa vào sức gió, nước, cơ

bắp của động vật mà con người) được thay thế bằng hệ thống máy móc

(máy động lực là máy hơi nước), và nguồn nguyên liệu là than đá và sắt Thắng lợi của cuộc cách mạng công nghiệp này đã bảo đảm cho

phương thức sản xuất TBCN chiến thắng trước phương thức sản xuất

Trang 37

ngày một mở rộng của thị trường thế giới,đồng thời nó cũng tao ra những phương tiện giao thông vận tải mới như: tâu hỏa, tầu thủy chạy bằng đồng cơ hơi nước giúp tăng cường mối liên hệ giữa các vùng và các khu vực khác nhau trên thế giới Ở Anh năm 1733, Jon Cay chế tạo ra thoi bay, 1768 Fen Hacgrivex ché tạo ra máy kéo sgi, 1785 tu si Et mon Acoraner chế tạo ra máy đệt hoàn chỉnh Khi Jiêm-wat chế tạo ra máy hơi nước (1801-1804) thì máy dệt được kéo bằng động cơ hơi nước

Tuyến đường sắt đầu tiên của thế giới được xây dựng ở Anh, đoạn đường

Menxexto - Li-véc-pun dài 27km khánh thành 27/9/1825 đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong giao thông vận tải của thế giới Sau ngày

khánh thành này, hàng vạn km đường sắt được xây dựng khắp châu Âu tạo điều kiện để chuyên trở hàng hóa đến khắp các nơi trong châu lục và

mở rộng ra thế giới

Vào nửa sau của thế kỷ XIX, khi tiêm năng trong hệ thống kỹ

thuật dựa trên máy hơi nước và than đá của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được khai thác tới hạn, thì cũng ở châu Âu lại khởi động cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai nhờ tìm ra một dạng năng lượng mới, là năng lượng điện Từ đó người châu Âu đã chế tạo ra máy

phát điện một chiêu (1869), xoay chiêu (1877), động cơ điện (1873), chế

tạo ra động cơ đốt trong dùng xăng (1862) và động cơ Diesel (1895),

khởi đầu kỷ nguyên ô tô và máy bay của thế giới

Châu Âu cũng là nơi đặt tiên để cho sự ra đời của cuộc cách

mạng thông tin sau này bằng các phát minh kỹ thuật từ cuối thế kỷ XIX như: máy điện thoại của Graham Bell (1886), máy vô tuyến của Marconi (1897), máy truyền hình (1936) và ra-đa trong chiến tranh thế giới hai

Nhờ những thành tựu kỹ thuật này mà châu Âu đã tạo ra tiền đề nối liên,

trước tiên là thị trường thế giới thành một thị trường thống nhất TBCN, và sau đó tạo ra được mối giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới Do đó, vị trí và vai trò của châu Âu trở

Trang 38

kinh tế của toàn thế giới, mà còn là nút khởi đầu cho mọi mối bang giao quốc tế

b) Châu Âu nơi nẩy sinh ra các nhà tư tưởng kiệt xuất và

những hệ tư trông vĩ đại nhất của nhân loại

Sau Khổng Tử (Trung Quốc), Platon, Arixtôt (Hy - Lạp) thì hệ thống tư tưởng La Mã cổ đại về kinh tế, chính trị, xã hội đã để lại những

dấu ấn lịch sử vô cùng sâu sắc như: tư tưởng cải cách của Xecviut Tuliut (thế kỷ IV trước công lịch), Catôn (234-149 trước công lịch), varron (116-27 trước công lịch), Cicéron (106-43: trước công lịch) Đặc biệt, bước sang kỷ nguyên ánh sáng ở châu Âu xuất hiện có tính đã bùng nổ các nhà tư tưởng vĩ đại trong triết học, kinh tế, chính trị, xã hội từ đó tạo ra các trường phái tư tưởng đấu tranh với nhau thúc đẩy nhau hình thành nén tang tư tưởng lý luận của châu Âu, một hệ thống vĩ đại nhất của nhân loại

Trong triết học: hình thành trường phái duy tâm và duy vật với

những đại biểu nổi tiếng như: Hê-gen và Phoi-ơ-bắc

Trong kinh tế chính trị học đã hình thành nhiều trường phái kinh

tế phát triển và thay thế nhau qua các thời kỳ "trọng thương đến trọng

nông" "cổ điển" Maxist với các tên tuổi vĩ đại như: A.Mông - Crê-chiên

(Pháp), F.Quesnay (Pháp), U.Petty (Anh), A.5mith (Anh), D.Ricardo (Anh), C.Mác (Đức) và Ph.Ăngghen (Đức); V.I.Lênin (Nga)

Những nhà tư tưởng kiệt suất này đã để lại cho nhân loại không chỉ hệ thống lý luận, mà còn là người tổ chức xây dựng ra các mô hình

kinh tế xã hội trong lịch sử Họ đã phát hiện ra các quy luật kinh tế,

chính trị, xã hội, tâm lý giúp thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của

nhân loại

Do đó, tìm đến cội nguồn của các mô hình phát triển kinh tế,

Trang 39

cả thế giới thừa nhận là nhà tư tưởng, nhà lý luận kiệt xuất của thiên niên

kỹ vừa qua

1.1.2 Vai trò của châu Âu trong thế giới đương đại

1.1.2.1 Từ châu Âu CNTB được nhân ra và mở rộng khắp

thế giới

Cho đến nay, châu Âu nơi bùng nổ của các lần sóng văn minh, các cuộc cách mạng xã hội và cũng là nơi diễn ra hai cuộc chiến tranh

thế giới tàn khốc nhất trong tiến trình phát triển của nhân loại Trong

lịch sử cũng chính các dân tộc châu Âu đã tự mình vượt ra khỏi đêm

trường trung cổ để bước vào kỷ nguyên ánh sáng với sức sáng tạo tuyệt

vời trong tất cả các lĩnh vực, từ thơ ca, hội họa, kiến trúc, đến khoa học,

kỹ thuật tạo ra nền tảng vững chắc cho xã hội hiện đại

Trước thế kỷ thứ XIV, gần như các dân tộc lớn trên thế giới có

trình độ phát triển kinh tế xã hội gần như nhau Song ở châu Âu, từ thân phận người nông nô dưới các triểu đại phong kiến, đã nẩy sinh ra các thị dân tự do nhờ các cuộc cách mạng công xã, và từ các cư dân

thành thị này với kiểu tổ chức lao động mới trong các công trường thủ

công để phục vụ cho việc giao lưu và trao đổi hàng hóa mở ra toàn

vùng, sau đó tiếp tục mở rộng thị trường ra khắp thế giới nhờ những

phát kiến địa lý vĩ đại, những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản thế giới đã nảy sinh Trong buổi ấu thơ của mình, giai cấp tư sản thèm

khát lợi nhuận như đứa trẻ khổng lồ khát sữa mẹ Họ buôn bán, cướp

bóc, tước đoạt những thị trường rộng lớn ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á và đặc biệt tiến hành thực dân hóa châu Mỹ và cướp đoạt châu Phi Những người dân châu Âu vừa thốt khỏi kiếp đời nơ lệ dưới móng vuốt của chủ nô, bạo chúa châu Âu để trở thành người tự do, thì nhiều người trong số đó lại trở thành các chủ nô hiện

đại Họ sử dụng đủ mọi thủ đoạn kể cả bạo lực để bất hàng triệu người

Trang 40

lệ lớn nhất thế giới trước khi họ trở thành công xưởng của thế giới Li- vec-pun trở thành trung tâm thương mại nô lệ số một thế giới với khoản lời hàng triệu pun nhờ buôn bán nô lệ mà thu được Tàn bạo hơn, các lãnh chúa nô lệ và phong kiến, những nhà tư bản trong thời

thơ ấu của mình đã xây dựng các chương trình khai thác thuộc địa Họ

tiêu diệt dân bản xứ bằng truyền dịch bệnh, bắn giết nhờ bàn tay

những kẻ tội đồ di cư đến từ châu Âu và đưa người châu Phi vào khai

khẩn, lập đồn điển đào vàng bạc, thông qua nhiều chương trình khẩu

thực Chính vì vậy mà C.Mác cho rằng, CNTB ra đời, trên mình nó đầy máu và bùn nhơ từ các lỗ chân lông Song, việc buôn bán với các vùng thuộc địa rộng lớn, việc tăng thêm nhiễu đối tượng trao đổi, tức là hàng hóa đã đem lại cho thương nghiệp, cho công nghiệp một quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng khấp Tây Âu và cùng với nó là ngành giao thông vận tải đường biển, đường sông, đường sắt và đường không sau này phát triển Một sự phát triển chưa từng có trong lịch sử thế giới hiện đại Đó là nền sản xuất đại công nghiệp dựa trên cơ sở cơ khí hóa Trong tiến trình này các nhà công nghiệp - những nhà tư sản hiện đại ra đời họ trở thành những tên thực dân châu Âu và cùng với họ là những người dân di cư từ châu Âu sang Mỹ để tìm vùng đất hứa, đã mang theo của cải, vốn, công nghệ và quan trọng hơn là trí tuệ

châu Âu để thức tỉnh những nguồn lực vô cùng đổi dào của châu Mỹ

chưa khai phá Họ di chuyển sang đây kiểu tổ chức sản xuất mới của

châu Âu và kiểu bóc lột mới được kết hợp giữa sự tàn bạo của chế độ nô lệ thời cổ đại với kiểu TBCN thời hiện đại của châu Âu Những nhà tư bản Mỹ, con đẻ của CNTB châu Âu đã hơn hẳn những người ở cái nôi sinh ra nó nhờ tiếp nhận được nguồn sinh lực của châu Âu và châu

Phi kết hợp với nguồn của cải chưa khai thác ở châu Mỹ đã thúc đẩy

Ngày đăng: 21/05/2015, 22:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w