HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRƯ BÁT GIỚI TRONG TÁC PHẨM “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN

10 7.9K 69
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRƯ BÁT GIỚI TRONG TÁC PHẨM “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Tây Du ký” là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc mà những hình tượng nhân vật của tác phẩm này như Đường Tăng, Tôn Ngô Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng đã trở thành những tượng đài bất hủ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC --------------- TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN: VĂN HỌC TRUNG QUỐC HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRƯ BÁT GIỚI TRONG TÁC PHẨM “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Sinh viên thực hiện : Vũ Phương Thảo Lớp : K49 VH CLC Hà Nội -2007 1 “Tây Du ký” là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc mà những hình tượng nhân vật của tác phẩm này như Đường Tăng, Tôn Ngô Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng đã trở thành những tượng đài bất hủ. Trên chặng đường lấy kinh gian khổ, bốn thầy trò Đường Tăng đã trải qua 81 kiếp nạn với rất nhiều những câu chuyện li kì, hấp dẫn. Bên cạnh một Đường Tăng nhân hậu, hiền từ, một Tôn Ngô Không anh hùng, quả cảm một Sa Tăng điềm tính, từ tốn thì hình tượng Trư Bát Giới với cá tính vô cùng độc đáo chính là một điểm nhấn quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này đã khơi nguồn cho sức sống hiện thực của “Tây Du ký”, thể hiện thế giới sinh động mà Ngô Thừa Ân muốn khắc hoạ trong câu chuyện của mình. Từ khi ra đời bốn trăm năm về trước “Tây Du ký” đã gây được tiếng vang lớn và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Có lẽ độc giả của Trung Hoa và Việt Nam không ai là không biết đến “Tây Du ký”, không ai là không bị cuốn hút bởi cuộc chiến đấu vì chính nghĩa của bốn thầy trò Đường Tăng. Người ta say mê với Tôn Ngô Không người anh hùng thần thông, quảng đại với bẩy mươi hai phép nhiệm mầu. Người ta thích thú với chàng Trư Bát Giới tham ăn, háo sắc, lười biếng mê ngủ mà vẫn một lòng một dạ theo thầy đến tận Tây Thiên. Có thể nói rằng nhân vật chính, người anh hùng được ngưỡng vọng, được nể trọng nhất là Tôn Ngô Không, nhưng người gây được sự chú ý, sự thích thú nhất của độc giả lại chính là Trư Bát Giới. Vẻ ngoài xấu xí, tính cách kì lạ của họ Trư dưới ngòi bút của Ngô Thừa Ân đã giành được nhiều thiện cảm của người đọc. Hình tượng Trư Bát Giới đã làm sinh động thêm cho truyền thuyết “Tây Du ký”, làm cho tác phẩm thêm phần hài hước và lôi cuốn. Hơn thế nữa, tính chân thực của nhân vật cũng đã góp phần làm cho tác phẩm gần gũi hơn với cuộc sống. Chính vì thế, Trư Bát Giới chính là cầu nối làm hài hoà tính hiện thực và tính hoang đường của tác phẩm. Nhân vật Trư Bát Giới xuất hiện trong tác phẩm của Ngô Thừa Ânnhân vật chuyên chở rất nhiều dụng ý của tác giả. Việc khắc hoạ hình tượng 2 nhân vật này cũng cho thấy sự sáng tạo trong ý tưởng, sự chi tiết và tài hoa trong phong cách miêu tả của tác giả. Cho đến cuối cùng cho có bao nhiêu tính xấu, bao nhiêu lỗi lầm thì Trư Bát Giới vẫn luôn được Ngô Thừa Ân khắc hoạ như một hình tượng của cái thiện. Ngòi bút ấy đã khếin cho người đọc không những không thấy ác cảm, không thấy căm ghét mà còn thấy yêu quí Trư Bát Giới. Mỗi lần nhân vật này xuất hiện là mỗi lần người ta thấy sự xuất hiện của nụ cười. Con đường hướng thiện của Trư Bát Giới dẫu đầy gian nan, khó khăn thì cuối cùng cũng đã đến được đích của nó. Con đường đó đã khẳng định ở Trư Bát Giới một hình tượng mới, hình tượng của một người anh hùng mới. Trư Bát Giới xuất hiện từ hồi thứ mười tám của tác phẩm. Sự xuất hiện của nhân vật cũng được mô tả rất chi tiết và chặt chẽ cho thấy sự đầu tư tâm sức của tác giả, đánh dấu ý nghĩa quan trọng của hình tượng nhân vật này trong tác phẩm. Hình ảnh Trư Bát Giới được dần dần hình thành lên thông qua lối kể của Lão các nhạc gia của Trư Bát Giới. Nhân vật này đã được miêu tả với một chân dung vô cùng dị thường. “Khi mới đến, hắn là người đen béo, đến sau thì biến ra một chàng ngốc, mõm dài tai lớn, sau gáy có lông bờm, thân thể thô lỗ đáng sợ, đầu mặt chẳng khác gì hình dáng con lơn”. Vẻ ngoài đó của Trư Bát Giới khiến cho người ta thấy tò mò. Một kẻ nữa người nửa lợn thì thật là xấu xí và chắc hẳn là ngốc nghếch. Vẻ ngoài của Trư Bát Giới cũng nằm trong chuỗi các chi tiết hoang đường của tác phẩm, một kiểu nhân vật vừa là thần vừa là người, vừa là vật. Nhưng khác với Tôn Ngô Không là giống khỉ đã lanh lẹ, thông minh, Trư Bát Giới lại giống với một chú lơn vốn rất ục ịch, nặng nề và ngốc nghếch. Chính sự miêu tả này đã mở đầu cho tính chất hài hước của hình tượng nhân vật. Nhưng ngoài chân dung xấu xí đến lạ kì đó, Trư Bát Giới còn chất chứa những tính cách cũng rất “xấu xí” khác như hay nói dối, lười biếng, mê ngủ và đặc biệt là mê gái. Những tính cách này làm cho hình tượng nhân vật trở nên vô cùng 3 sống động, tạo ra những tình huống hài hước thì mọi biểu hiện về tính cách của Trư Bát Giới đều đối lập với nhân vật chính là Tôn Ngô Không. Trong khi Tôn Ngô Không dũng cảm, kiên cường, không ngại nước sôi lửa bỏng quyết đưa sư phụ tới được Tây Thiên thì Trư Bát Giới thấy khó nản lòng, rất dễ dao động, mọi hành vi tâm lí đều đầy toan tính nhỏ bé cho sự tồn tại của bản thân mình. Đã không ít lần Trư Bát Giới để huynh đệ mình đối đầu với yêu quái, giả vờ đau bụng để kiếm chỗ nghỉ ngơi, trốn việc. Ngay từ đầu khi nhận lời khuyên thiện của Quan Thế Âm Bồ Tát, hắn đã không khỏi hoang mang và luôn tính đường lùi: “Bố hãy trông nom nhà con cho cẩn thận, hễ không lấy được kinh trở về hoàn tục, con lại trở về nhà bố ở rể và làm ăn như trước”. Chưa hề bước bước nào trên con đường lấy kinh mà lòng chàng Trư Bát Giới đã muốn quay về với nhà, với vợ. Lúc nào chàng cũng lo sợ: “Thật dại dột chỉ sợ xảy ra điều gì thì sẽ lỡ cả hoà thượng, cả vợ con, hoá ra xôi hỏng bỏng không cả”. Những tính toán ích kỉ đó khiến cho Trư Bát Giới không lúc nào yên, hoang mang bất định khác hẳn thái độ kiên quyết, mạnh mẽ của Tôn Ngô Không. Càng đi sâu vào tác phẩm, người đọc càng thấy rõ nét hơn sự đối lập giữa hai hình tượng nhân vật này. Tôn Ngô Không càng thông minh, tài trí, càng lỗi lạc, anh hùng thì Trư Bát Giới lại càng ngốc nghếch, nhát gan cứ gặp khó khăn là muốn chia hành lý. “Chia ngay ra, chú thì trở về Lưu Sa Hà làm yêu tinh, tôi lại đến cao Lão Trang chăm nom mẹ đẻ, ngựa bạch đém bán đi, mượn cỗ quan tài mai táng cho sư phụ, rồi mọi người chia tay, còn sang Tây Thiên làm gì nữa?”. Thông qua những đoạn đối thoại rất nhỏ, Ngô Thừa Ân đã mô tả rát sắc nét tính cách của Trư Bát Giới. Trong thế đối nghịch với Tôn Ngô Không những suy nghĩ và hành động ngốc nghếch của họ Trư lại càng thêm nổi bật. Có lẽ lúc đầu xây dựng nhân vật Trư Bát Giới, Ngô Thừa Ân muốn nhằm tới việc thông qua nhân vật này làm sáng tỏ thêm hình ảnh của Tôn Ngô Không trong vẻ đẹp của một người anh hùng. 4 Nhưng hình tượng Trư Bát Giới đã đem lại cho ông thành công lớn hơn thế rất nhiều. Không chỉ cbg làm nổi bật cho Tôn Ngô Không mà Tôn Ngô Không cũng làm bộc lộ ở Trư Bát Giới nhiều nét độc đáo, gây cuốn hút với người đọc. Hai nhân vật này tồn tại song song trong tác phẩm, trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Sự xuất hiện của Trư Bát Giới đã hoàn thiện cho bộ đôi rất đặc biệt của tác phẩm, tạo sự giao lưu giữa các hình tượng nhân vật mà qua đó chủ đề và những tính cách chính của tác phẩm được tô đậm. Thông qua việc tập hợp các hình tượng nhân vật đó Ngô Thừa Ân đã khắc hoạ được một cuộc sống muôn màu muôn vẻ với những tính cách phong phú, riêng biệt mà Trư Bát Giới chính là tính cách hiện thực, độc đáo nhất. Cuộc sống không thể chỉ có những người tài trí, thông minh, anh hùng mà còn có kẻ ngốc nghếch, lười biếng. Chính vì thế có thể nói rằng Ngô Thừa Ân đã dùng chính nhân vật Trư Bát Giới để chuyển tải thế giới hiện thực vào tác phẩm của mình. Những nét đời thường, thậm chí tầm thường mà nhà văn gắn vào nhân vật này còn là tấm gương rõ nét phản chiếu những dục vọng của con người. Ngô Thừa Ân đã khai thác sâu sắc tính cách người ở Trư Bát Giới: tư lợi, ham sắc, ham tiền… Song có lẽ có bao nhiêu điểm xấu như vậy, Trư Bát Giới cuối cùng sẽ không bao giờ bị độc giả ghét bỏ vì tất cả những hành động tư lợi, những tật xấu không bỏ được của họ Trư đều rất ngốc nghếch và hài hước. Nhân vật Trư Bát Giớinhân vật mang đậm nét đẹp hài hước của tác phẩm. Qua việc đi sâu miêu tả những thói xấu của Trư Bát Giới. Ngô Thừa Ân đã mang tới cho người đọc những nụ cười sâu sắc mà lại nhẹ nhàng. Tật xấu của Trư Bát Giới thì nhiều vô số kể nhưng mà nổi bật nhất chính là tính hám gái và ham ăn. Hai tính cách này đã làm cho cbg nhiều phen nguy khốn trước những trò chọc phá của Tôn Ngô Không. Vì mê sắc đẹp của Hằng Nga mà vị Thiên Bồng Nguyên soái đức cao vọng trọng phải trở thành một kẻ kì dị nửa lợn, nửa người. 5 Cũng vì mê gái mà ở trang trại nàh họ Giả, họ Trư đã mắc mưu Lê Sơn Thánh Mẫu mà chịu cảnh bị treo ngược, bị trói chặt lại. Ấy vậy mà cái lòng ham sắc ấy cũng chẳng dễ mất đi. Không chỉ ham sắc, Trư Bát Giới còn ham ăn. Gắn với chuyện ăn của Trư Bát Giới cũng có nhiều câu chuyện khiến cho người đọc phải bật cười. Trư Bát Giới ăn nhiều đến nỗi ngay từ khi nhân vật vừa xuất hiện người ta đã thấy lão Cao lo sợ thốt lên rằng: “Dạ dày hắn rất lớưn, mỗi bữa ăn hết bốn năm đấu gạo! Hắn điểm tâm buổi sáng cũng hơn trăm cái bánh mới lửng dạ. Được cái chỉ ăn chay thôi, chứ lại ăn mặn uống rượu nữa thì cơ nghiệp điền sản nhà tôi như thế này chỉ không đến nửa năm là hết sạch sành sanh mất!”. Đã ăn nhiều Bát giới còn tham ăn, quả nhân sâm ở Ngũ Trang Quán chỉ một ngoạm chàng đã nuốt chửng chẳng kịp biết mùi vị ra sao. Chính vì tham ăn nên mới kéo theo chàng là hình dạng ục ịch, mê ngủ, lười làm. Đáng cười hơn nừa là lúc nào chàng cũng nghĩ chuyện tư lợi giấu bốn tiền sáu phân bạc vào trong hốc tai, hễ gặp tai ương là đòi chia hành lí. Người đọc trong những giây phút hồi hộp nhất khi theo dõi câu chuyện, khi bốn thầy trò gặp phải yêu quái, gặp phải kiếp nạn nguy nan cũng không khỏi buồn cười trước những hành động của Trư Bát Giới. Nhân vật Trư Bát Giới vô cùng hài hước, hài hước từ dáng vẻ, từ hành động, lời nói cho đến cả những suy nghĩ thầm kín trong đầu. Đường đường là vị hoà thượng ăn chay niệm phật, trên đường thỉnh kinh Trư Bát Giới vẫn thường âm thầm nhớ vợ. Những tật xấu đó của Trư Bát Giới không thể che giấu được. Trư Bát Giới càng cố gắng che giấu thì sự vụng về của “chàng” càng khiến chúng bộc lộ rõ rệt hơn. Sự ngốc nghếch, vụng về đó khiến cho biết bao lần Trư Bát Giới bị Tôn Ngô Không lật tẩy nhưng cũng chính vì thế mà Trư Bát Giới trở thành một nhân vật vô cùng ngộ nghĩnh. Nhân vật khiến cho người ta thấy buồn cười, thấy đáng yêu. Bởi lẽ xét cho đến vùng tất cả tật xấu của Trư Bát Giới cũng chỉ là tật xấu của một kẻ hiền lành, ngốc nghếch. 6 Hơn thế nữa, Trư Bát Giới cũng có những ưu điểm riêng của mình. Cho không hề hứng thú với việc lấy kinh, hay nản lòng nhưng Trư Bát Giới vẫn là người học trò ngoan và trung thành của Đường Tam Tạng, vẫn một lòng một dạ với sự nghiệp chung. Trên con đường lấy kinh gian khó, lười biếng, ham ngủ, ham chơi thì họ Trư vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ trông coi và gánh vác hành lý cho bốn thầy trò. Khi có Tôn Ngô Không bên cạnh, Bát Giới cũng có động lực để dũng cảm tiến lên tiêu diệt yêu quái, là trợ thủ đắc lực của Tôn Ngô Không. Một phát đinh ba chín vết thương Trượng kia bổ xuống hồn phách lạc. Hình ảnh Trư Bát Giới với cây đinh ba to lớn cũng hùng dũng và thật oai phong. Khi đã lăn xả vào, Trư Bát Giới cũng không ngại khó, ngại khổ như lúc một mình dọn sạch Thất Tuyết Sơn, Hy Thị Thông là hai ngọn núi bẩn thỉu nhất, tanh tưởi nhất để mở đường cho bốn thầy trò. Ham lợi mà không quên nghĩa, dao động mà không thay lòng, lười biếng mà không tiếc xả thân, Trư Bát Giới ngốc nghếch nhưng cũng là hiện thân của cái thiện, là nhân vật chính diện của tác phẩm. Hình tượng Trư Bát Giới tập trung những nét phức tạp và nhiều mặt của con người trong cuộc sống hiện thực. Hình tượng ấy khiến Trư Bát Giới có một sự gần gũi nhất định đối với người đọc. Người đọc tiếp nhận Trư dễ dàng bởi chính tật xấu của Trư, sự hài hước của Trư Bát Giới. Nhân vật này không chỉ là một nhân vật có cá tính độc đáo mà còn là nhân vật tạo được sự cuốn hút, tạo được sức hấp dẫn cho riêng mình và cho toàn bộ tác phẩm. Mang đậm ý vị hí kịch kiểu đồng thoại, Trư Bát Giới là một thành công trong Ngô Thừa Ân xây dựng nhân vật của Ngô Thừa Ân, chuyển tải được dụng ý Ngô Thừa Ân của nhà văn. Bên cạnh hình ảnh người anh hùng Tôn Ngô Không thì hình ảnh Trư Bát Giới cúng là một điểm nhấn quan trọng của “Tây Du ký”. Trư Bát Giới đã góp 7 phần không nhỏ trên những chặng đường lấy kinh gian khó của bốn thầy trò và hình tượng Trư Bát Giới cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên không gian huyền thoại và hiện thực xen kẽ của tác phẩm. Thành công của Ngô Thừa Ân với “Tây Du ký” là thành công của việc xây dựng các hình tượng nhân vật và mối liên hệ giữa chúng mà hình tượng Trư Bát Giới là một điển hình sinh động và ý nghĩa nhân văn của nó đã góp phần duy trì sức sống mạnh mẽ của “Tây Du ký” trong suốt mấy trăm năm qua./. 8 Nghiêm thị Thu Huyền Lớp K50 DL ALIBABA RESTAURANT Walking along Trieu Khuc street, it’s not easy to find this restaurant because it looks like other high buildings. It called Alibaba, one of my favorite restaurants in Hanoi. Alibaba is a good place for a date, a birthday or any other celebrations. The menu of the restaurant is so plentiful that guests have a lot difficulties in taking order. The starter for each meal comes with a meat soup or fish soup. It’s very delicious. Friends and I like roast chicken here. The chicken is deep roasted to perfection and swept honey on it and served with the restaurant ‘s traditional sauce, spices and other vegetables. In the main course, I have also tried the stew of beef, one of the most famous dishes in Alibaba and I can’t agree any more. Various beverages are available, but I highly recommend the fresh melon juice. Its taste makes me unforgettable. Going to Alibaba, you will give a best service. The servers are always friendly and helpful and smile is always on their mouth. There have been no complaints about the service. As far as the ambiance is concerned, the restaurant is carefully garnished with marble, shell and flowers. Despite its narrow space, it has got many trees and flowers. Alibaba has got four floors and I like the highest floor because I can see the street life in Hanoi in the evening. This is an ideal place for lovers. In each floor, there is a karaoke room servicing guests after a meal. Alibaba is a good restaurant for both quality and quantity. For each meal, it costs about 100.000 dong. If you use the karaoke room, you must pay extra depending on time you spend. I particularly recommend this restaurant for the high quality of their cuisine and service to anyone who likes good food. I think it’s not too expensive for us to have a good dinner at Alibaba restaurant. Alibaba restaurant, 40 Trieu Khuc, Hanoi (04)-5526350 9 10 . trọng của hình tượng nhân vật này trong tác phẩm. Hình ảnh Trư Bát Giới được dần dần hình thành lên thông qua lối kể của Lão các nhạc gia của Trư Bát Giới. . hước. Nhân vật Trư Bát Giới là nhân vật mang đậm nét đẹp hài hước của tác phẩm. Qua việc đi sâu miêu tả những thói xấu của Trư Bát Giới. Ngô Thừa Ân đã

Ngày đăng: 08/04/2013, 12:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan