1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

thuyet trinh PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY ĐỈNH SINH TRƯỞNG GiỐNG LAN DENDROBIUM

27 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

I. Mở đầu. II. Giới thiệu chung về giống lan Dendrobium III. Giới thiệu chung về phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng IV. Quy trình nuôi cấy đỉnh sinh trưởng giống lan Dendrobium: V. Ảnh hưởng của BA và NAA lên quá trình nuôi cấy đỉnh sinh trưởng của cây lan Dendrobium (thí nghiệm trên 11 bình cấy) VI. Kết luận. VII.Tài liệu tham khảo.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG

LỚP: SM12-CD

ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY ĐỈNH SINH TRƯỞNG

GiỐNG LAN DENDROBIUM

NHÓM: TRƯƠNG THỊ BÍCH DIỆP PHÙNG ÁI LINH.

Trang 2

Nội dung thuyết trình

• I Mở đầu

• II Giới thiệu chung về giống lan Dendrobium

• III Giới thiệu chung về phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng

• IV Quy trình nuôi cấy đỉnh sinh trưởng giống lan Dendrobium:

• V Ảnh hưởng của BA và NAA lên quá trình nuôi cấy đỉnh sinh trưởng của cây lan Dendrobium (thí nghiệm trên 11 bình cấy)

• VI Kết luận

• VII.Tài liệu tham khảo

Trang 3

• I Mở đầu

• Cùng với sự phát triển của ngành trồng lan, loài hoa quý này không chỉ làm đẹp hơn hình ảnh của Việt Nam trong con mắt du khách đến với đất nước xứ sở nhiệt đới này mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao

• Để giải quyết vấn đề này người ta áp dụng nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, đây là kỹ thuật có thể nhân nhanh được hàng loạt các cây con giống có năng suất và phẩm chất tốt như bố mẹ chọn lọc Từ một cây mẹ ban đầu ta có thể nhân ra hàng ngàn cây con

có kích thước và chất lượng đồng đều như nhau, giúp việc nhân giống được nhanh hơn Mặt khác, cây con ổn định về mặt di truyền, đồng thời giảm tác hại cho cây giống và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng cây giống và giảm giá thành Chính vì vậy nên nhóm chọn đề tài: “Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng giống lan Dendrobium ” nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về quy trình nuôi cấy của phương pháp này

Trang 4

• II.Giới thiệu chung về giống Lan

Dendrobium:

• 1 Phân bố:

• - Dendrobium là giống Lan gồm hơn 1600 loài thuộc họ Orchdaceae, phân bố trên các vùng thuộc Châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và Úc Châu Nếu như các nước Nam Mỹ tự hào về các loài thuộc giống Cattleya tuyệt đẹp của mình, thì các nước Đông Nam Á cũng hãnh diện vì có giống Dendrobium vô cùng phong phú Điều kiện sinh thái cũng rất đa dạng, có nhiều loài chỉ mọc và ra hoa ở vùng lạnh, có loài ở vùng nóng, có loài trung gian, cũng có loài thích nghi với bất cứ điều kiện khí hậu nào

Trang 5

• 2.Phân loại.

• * Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) phân loại lan Dendrobium như sau:

• - Dendrobium crassinode (Hoàng thảo u lồi).

• - Dendrobium draconis (Hoàng thảo nhất điểm hồng).

• - Dendrobium farmeri (Hoàng thảo thủy tiên).

• - Dendrobium hercoglossum (Hoàng thảo tím huế).

• - Dendrobium heterocrrpun (Hoàng thảo nhất điểm hoàng).

• - Dendrobium (Hoàng thảo dẹt).

• - Dendrobium parciflorum (Hoàng thảo xương cá).

• - Dendrobium parisshii (Hoàng thảo tím hồng).

• - Dendrobium parishii (Hoàng thảo hạc vĩ).

• - Dendrobium primulim (Hoàng thảo long tu).

• - Dendrobium pumilum (Hoàng thảo phù dung).

Trang 7

• 3.Đặc điểm hình thái

• - Rễ: thuộc loại rễ bì sinh, chung quanh rễ thật được bao bọc bởi một lớp

mô xốp (màng) giúp cây dễ dàng hút nước, muối khoáng và ngăn chặn ánh sáng mặt trời gay gắt Chóp rễ có màu xanh lá cây, ở phần rễ có các sắc lạp không bị ngăn bởi mô xốp nên có thể giúp cây quang hợp.

• -Thân: lan Dendrobium thuộc loài đa thân có giả hành rất dài, hình trụ, hình múi hay hình dẹt, có nhiều đốt thân Thân có dạng mọc thẳng hoặc rũ xuống.

• - Lá: xếp thành hai dãy đối nhau trên thân (lá đối), lá có hình xoang và các gân lá chính chạy song song các khe lõm xuống, lá lan có thể sống dai hay

dễ rụng

• - Các cụm hoa: mọc từ thân thành từng chùm, trên một cành hoa

có những chiếc hoa đơn xếp theo hình xoắn ốc, các hoa đơn liền cành nhờ cuống Cuống kéo dài cho tới bầu hoa tạo ra ba lá noãn (bầu hoa được tạo thành bởi 3 lá đài, 3 cánh hoa và 1 trụ hoa)

Trang 8

4 Môi trường và các điều kiện ngoại cảnh ảnh

hưởng đến cây Dendrobium

c Ánh sáng: 60-70%

Trang 9

III Giới thiệu chung về phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng

*Các phương thức phát triển cây hoàn chỉnh từ đỉnh sinh trưởng

nuôi cấy như sau:

+Phát triển cây trực tiếp Chủ yếu ở các đối tượng hai lá mầm như

khoai tây, thuốc lá, cam chanh, hoa cúc… Ví dụ: Khoai tây: Mầm

(đỉnh sinh trưởng) → Chồi nách → Cây.

+Phát triển cây thông qua giai đoạn protocorm Chủ yếu gặp ở các dối

tượng một lá mầm như phong lan, dứa, huệ… Cùng một lúc đỉnh sinh

trưởng tạo hàng loạt protocorm và các protocorm này có thể tiếp tục

phân chia thành các protocorm mới hoặc phát triển thành cây hoàn

chỉnh Bằng phương thức này trong một thời gian ngắn người ta có

thể thu được hàng triệu cá thể Ví dụ: Hoa lan : Đỉnh sinh trưởng →

Protocorm → Cây

Trang 11

IV Quy trình nuôi cấy đỉnh sinh trưởng giống lan Dendrobium:

Trang 12

1 Chuẩn bị nguyên liệu:

• -Để thuận tiện cho việc nuôi cấy đỉnh sinh trưởng ta chọn các chồi lan đang tăng trưởng dài 10-15 cm vừa mới nhú lá

Trang 13

• 2 Phương pháp khử trùng:

• -Rửa sạch chồi Dendrobium dưới vòi nước chảy Dùng dao mổ lột sạch

các lá non bao xung quanh chồi cho đến khi để lộ chồi ngọn.

• -Dùng gòn lau nhẹ lên thân chồi, ngâm chồi trong xà bông loãng trong

10 phút, rửa cho sạch xà phòng dưới vòi nước.

• -Trong tủ cấy, ngâm chồi vào cồn 70 độ trong 1 phút, sau đó cho chồi vào becher có chứa dung dịch javel có nồng độ (1 thể tích javel: 4 thể tích nước cất vô trùng) trong 10 phút, lắc đều tay.

• -Dùng kẹp vô trùng cho chồi vừa được khử trùng vào becher vô trùng, rửa các chồi này bằng nước cất vô trùng cho sạch javel (rửa 3 lần).

• -Cắt bỏ các mô chết phần gốc chồi, tách bỏ các lá bên bằng kim mũi nhọn để có được một đỉnh chồi mang 4 – 5 tiền phát khởi lá, cấy từng chồi vào ống nghiệm có chứa môi trường Dùng viết aceton ghi rõ tên giống, ngày cấy, tên môi trường nuôi cấy.

• -Đặt tất cả vào phòng nuôi và qua sát.

Trang 14

• 3 Môi trường nuôi cấy: thường môi trường nuôi cấy đỉnh

sinh trưởng tương đối đơn giản

• -Môi trường khoáng MS (1962) có bổ sung chất điều hòa tăng

trưởng BA 1mg/l và NAA 0.1 mg/l

• -Các chất chiết từ trái cây như nước dừa 10%, khoai tây.

• -Nhiệt độ nuôi cấy là 22°C - 26°C

• *Điều kiện nuôi cấy:

• -Ánh sáng : 2000-3000 lux

• -Nhiệt độ : 20- 250C

• -Môi trường : là môi trường trên và dưới mặt thạch trong bình nuôi cấy

Trang 16

• 4 Tái sinh cây hoàn chỉnh in-vitro:

- Khi đạt đến số cây giống cần thiết, ta chuyển thể chồi sang môi trường tạo rễ (môi trường có lượng auxin tăng lên để kích thích ra rễ) Sau 4 -5 tháng, các thể chồi sẽ phát triển thành cây con

Trang 17

5 Chuyển cây ra vườn ươm:

- Cây con cao 5-7 cm và có từ 3-4 lá có thể chuyển sang cấy vào bầu đất mùn vô trùng có

bổ sung các chất dinh dưỡng Sau một thời gian cây phát triển ổn định ta đem chuyển vào chậu Sau khi chuyển chậu khoảng một tuần mới được bón phân, lúc này cây đã có đủ sức chống chọi với bệnh tật

- Như vậy, từ một đỉnh hoa Lan được chọn nuôi cấy cho đến ra cây con có 3-4 lá chuyển ra vườn trồng mất thời gian khoảng từ 8 đến 11 tháng

Trang 18

V Ảnh hưởng của BA và NAA lên quá trình nuôi cấy đỉnh sinh trưởng của cây lan Dendrobium (thí nghiệm trên 11 bình cấy)

Trang 19

• 1 Sau 60 ngày nuôi cấy.

• *Số lượng protocorm:

• - Ở môi trường đối chứng (1/2 MS), khả năng hình thành

protocorm tăng ở những môi trường có bổ sung BA cao, do

BA có vai trò kích thích sự phân chia tế bào nên nồng độ BA cao thì khả năng phân chia tế bào càng cao Vì vậy số

protocorm tạo thành nhiều Nhưng vai trò của BA đƣợc kích thích mạnh khi ta kết hợp bổ sung BA với NAA, do đó môi trờng có bổ sung BA và NAA thường cho thấy khả năng tạo protocorm cao

Trang 20

• *Số lượng chồi:

• - Có sự khác biệt giữa các môi trường nuôi cấy lên khả năng hình thành chồi Ở giai đoạn này khả năng hình thành chồi của Dendrobiumcũng không cao, do mẫu cấy chủ yếu là phát sinh phôi soma và tạo protocorm.Số chồi hình thành cao ở những môi trường nuôi cấy không có sự phát sinh phôi soma và tạo nhiều protocorm như: ½ MS + 1mg/l BA , ½ MS + 3mg/l BA

và ở môi trường ½ MS + 1mg/l BA + 0.5mg/l NAA Còn ở các môi trường khác của thí nghiệm thì số chồi giảm

• - Như vậy ở giai đoạn 60 ngày nuôi cấy BA và NAA không có ảnh hưởng lớn đến khả năng hình thành chồi

Trang 21

• *Chiều cao chồi:

• - Chiều cao chồi luôn giảm dần ở những môi trường có bổ sung BA hoặc BA kết hợp NAA cao, do BA chỉ kích thích sự phân chia chia tế bào chứ không kích thích sự tăng trưởng

Trang 22

• 2 Sau 90 ngày nuôi cấy:

• *Số lượng chồi:

• -Số chồi tăng rất cao trên môi trường có bổ sung nồng độ BA cao

và tăng cao

• hơn khi ta bổ sung kết hợp BA và NAA vào môi trờng nuôi cấy:

• - Ở môi trường ½ MS + 7mg/l BA số chồi: ít

• - Ở môi trường ½ MS + 7mg/l BA + 0.5mg/l NAA số chồi:vừa

• - Ở môi trường ½ MS + 10mg/l BA số chồi: vừa

• - Ở môi trường ½ MS + 10mg/l BA + 0.5mg/l NAA số chồi: nhiều

• - Như vậy ở giai đoạn sau 90 ngày nuôi cấy BA và NAA có ảnh hưởng lớn đến khả năng hình thành chồi.

Trang 23

• *Số lượng lá, rễ và chiều cao chồi:

• - Số lá: Đối với lan Dendrobium cũng giống Cymbidium, càng tăng nồng độ BA thì số lượng lá không tăng cao và có thể giảm

• - Số rễ: Không chỉ ở môi trường ½ MS có sự hình thành rễ mà ở các môi trường khác cũng có sự hình thành

rễ dù không cao bằng môi trường đối chứng (1/2 MS) Chứng

tỏ lan Dendrobium nhậy cảm với NAA trong sự hình thành rễ

dù NAA ở nồng độ thấp

Trang 25

• *Ưu điểm:

• -Phương pháp này có ưu điểm là tạo ra cây con sạch bệnh, khả năng nhân giống nhanh.Với phương pháp nhân giống vô tính như trên sẽ đảm bảo tạo ra cây con mang đặc tính giống hoàn toàn với cây cha mẹ (cây con ổn định về mặt di truyền), cây con không nhiễm bệnh và tạo được một số lượng lớn cây con trong thời gian ngắn

• *Nhược điểm:

• -Kỹ thuật này khá phức tạp, phải thực hiện dưới kính lúp và khả năng sống sót của mẫu cấy có kích thước nhỏ như thế thường không cao, do đó chỉ được tiến hành khi cần nuôi cấy với mục đích tạo các cây con invitro sạch virus

Trang 26

• VI.Kết luận:

• Phương pháp sử dụng đỉnh sinh trưởng là phương pháp cho hiệu quả cao hơn so với những phương pháp khác Tuy nhiên, việc nuôi cấy đỉnh sinh trưởng ta cần phải thực hiện thật nghiêm túc và tỉ mỉ theo đúng quy trình, và phải có điều kiện

về trang thiết bị đầy đủ, môi trường nhân tạo thích hợp, đặc biệt là điều kiện vô trùng phải được đảm bảo nghiêm ngặt.Bên cạnh đó, ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng vào

nhân nhanh invitro là tiến bộ kỹ thuật đặc biệt sẽ góp phần giải

quyết vấn đề nguồn giống cho nước ta, tiết kiệm chi phí mua giống và nâng cao quy mô sản xuất hoa phong Lan từ quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình lên quy mô công nghiệp Thành công của

kỹ thuật nhân nhanh hoa Dendrobium invitro còn tạo ý nghĩa

thực tiễn to lớn cho xã hội

Trang 27

VII Tài liệu tham khảo

• ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH

TRƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY IN VITRO CỦA HAI GIỐNG LAN DENDROBIUM VÀ CYMBIDIUM:Giáo viên hướng dẫn TS TRẦN THỊ DUNG ; Sinh viên thực hiện TRẦN QUANG HOÀNG

• Nhân nhanh invitro hoa dendrobium:GVHD NGUYỄN HỮU NHÂN

Ngày đăng: 21/05/2015, 19:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w