1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIỆN ĐẠI HOÁ HỆ THỐNG LÃNH ĐẠO VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

38 536 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 331 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT).

Trang 1

HIỆN ĐẠI HOÁ HỆ THỐNG LÃNH ĐẠO VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

I Khái quát chung về dự án “Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam” & dự án thành phần “Hiện đại hoá hệ thống lãnh đạo về CNTT-TT và BCVT”

1 Dự án “Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam”

Trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kểtrong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) Như là mộtphần trong chiến lược Quốc gia nhằm tăng cường sự hội nhập của Việt Namvào nền kinh tế thể giới và tạo ra công ăn việc làm mới, Chính phủ Việt Nam

đã tiến hành nhiều hoạt động đánh dấu sự phát triển của CNTT-TT

Tuy nhiên, Chính phủ điện tử ở Việt Nam vẫn còn hạn chế về phạm vihoạt động Việc tin học hoá và việc kết nối Internet của nhiều cơ quan nhànước vẫn ở mức độ tương đối thấp Chính phủ Việt Nam rất coi trọng pháttriển ngành CNTT-TT và đã yêu cầu Ngân hàng Thế giới hỗ trợ để đáp ứngnhu cầu đó

Dự án được đề xuất, “Phát triển CNTT-TT ở Việt Nam”, sẽ tăng cường

và mở rộng những lợi ích của Chương trình 112 Nó sẽ đảm bảo một sự pháttriển đồng đều thích hợp các sáng kiến về CNTT-TT hiện hành tại 3 thànhphố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục tăngcường hơn nữa những lợi ích của CNTT-TT ở Việt Nam Nó sẽ củng cố chấtlượng và khả năng truy cập vào thông tin thống kê then chốt và cải thiện khảnăng có đủ thông tin để ra quyết định

Trang 2

Sẽ có 5 đơn vị thực hiện trong dự án này, BBCVT – đơn vị có tráchnhiệm điều phối toàn bộ dự án, TCTK, UBNN thành phố Hà Nội, UBNNthành phố Đà Nẵng và UBNN thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào các lĩnhvực tăng cường sự lãnh đạo về CNTT-TT, xây dựng Chính phủ điện tử và hỗtrợ xây dựng năng lực CNTT-TT trong việc thúc đẩy phát triển CNTT-TT.

Dự án này yêu cầu một tổng ngân sách là 115,7 triệu USD Số tiền nàybao gồm hai phần: tổng chi phí đầu tư là 109,6 triệu USD và chi phí hoạtđộng thường xuyên là 6,1 triệu USD tương ứng với 5% chi phí đầu tư Tổng

số tiền trên tài trợ cho các tiểu dự án sau: Đơn vị điều phối dự án thuộcBBCVT (1,3 triệu USD), BBCVT (22,6 triệu USD), TCTK (15,0 triệu USD),UBNN Hà Nội (35,7 triệu USD), Đà Nẵng (19,3 triệu USD), Thàn phố HồChí Minh (21,8 triệu USD)

Các tác động và kết quả dự kiến

Dựa trên những nghiên cứu tương quan đã tiến hành ở các nơi các khuvực khác nhau trên thế giới, dự án có thể sẽ tạo ra sự tăng trưởng bổ sung vềGDP ít nhất là 110 triệu USD /năm

Việc thực hiện thành công CNTT-TT trong các khu vực công và tư nhân

có thể cải thiện tính hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày và luồng xử lýcông việc, tiết kiệm thời gian và do vậy giảm được các chi phí giao dịch

 Cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công, mở rộng tính công khai minhbạch và sự tham gia của nhân dân vào các quá trình ra quyết định

 Tạo ra các nguồn thu nhập mới, tạo ra được công ăn việc làm mới vàcác cơ hội kinh doanh, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Là những tiền đề then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế, tăng khả năngcạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản lý và hành chính công Nó sẽ hỗ trợ

Trang 3

ba thực thể đã được các định trong chiến lược phát triển CNTT-TTquốc gia là: chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân và công dân.

Trong mỗi tiểu dự án cũng sẽ thu được những lợi ích đặc thù, bao gồmviệc tăng cường năng lực của BBCVT trong việc điều hành sự phát triểnCNTT-TT, hỗ trợ TCTK thực hiện tổng điều tra dân số năm 2009, tăng cườngtính trách nhiệm và minh bạch tại các cơ quan chính quyền cấp thành phố.Như vậy các mục tiêu tổng quát của dự án phát triển CNTT-TT ở ViệtNam là:

(a) Tạo thuận lợi thực hiện các yếu tố ưu tiên trong chiến lược quốc gia

về CNTT-TT của Chính phủ

(b) Xây dựng một mô hình bền vững và có thể nhân rộng được về cungcấp dịch vụ công và giao tiếp trực tuyến qua chính phủ điện tử

(c) Nâng cao nhận thức và kỹ năng CNTT-TT trong khu vực chính phủ,

tư nhân và ngoài xã hội, và

(d) Tăng cường có chọn lọc khuôn khổ quy chế và chính sách cho sựphát triển ngành CNTT-TT

Đặc biệt, dự án sẽ hỗ trợ (i) Tăng cường sự lãnh đạo CNTT-TT và hiệnđại hoá BBCVT (ii) Hiện đại hoá công tác thống kê (iii) Chính phủ điện tử ởcấp thành phố, thông qua một chương trình đầu tư toàn diện vào cơ sở hạ tầngCNTT-TT, cải cách tiến trình và xây dựng năng lực, cũng như hỗ trợ cho đổimới CNTT-TT

Các sắp xếp về thể chế

Cơ quan điều phối dự án (PCU) - hiện nay là Viện chiến lược Bưu chínhViễn thông của BBCVT, sẽ là cơ quan chỉ đạo dự án nói chung và giám sát 5đơn vị thực hiện dự án (PIU) PCU sẽ sẽ họp định kỳ hàng quý để thảo luận

Trang 4

mức độ tiến triển thực hiện dự án do 5 giám đốc PIU và các uỷ ban chỉ đạocủa các PIU báo cáo lên.

Các PIU sẽ được thành lập theo quyết định của Bộ bưu chính viễn thông,TCTK và UBNN các thành phố tương ứng và sẽ chịu trách nhiệm điều phốicùng với Ngân hàng Thế giới, PCU và các sở ban ngành cấp tỉnh và tất cả cáckhía cạnh của việc thực hiện dự án Họ sẽ phải báo cáo trực tiếp với Ban chỉđạo

Các Ban chỉ đạo sẽ gồm những cán bộ cao cấp được các cấp chính quyềnđịa phương và các bộ tương ứng chỉ định phù hợp với các PIU Họ sẽ đượcthông báo hàng tháng về tiến triển của các PIU và sẽ chính thức gặp nhauhàng quý để thảo luận sự tiến triển của việc thực hiện các dự án Họ sẽ đưa rađều đặn những ý kiến phản hồi có tính chất xây dưng cho các giám đốc PIUdựa trên những kinh nghiệm chuyên gia của họ và dựa trên sự hiểu biết của

Quản lý mua sắm và tài chính

Ngân hàng Thế giới sẽ tài trợ 86% tổng chi phí dự án, khoảng 99,9 triệuUSD Chính phủ Việt Nam sẽ đóng góp 15,8 triệu USD, hoặc là 14%, được

Trang 5

chia ra thành chi phí đầu tư và chi phí thường xuyên để đảm bảo hoạt độngcho dự án Đối với PIU của 3 thành phố thì Chính phủ sẽ tài trợ 10 % trêntổng chi phí đầu tư trong khi đối với BBCVT và TCTK thì Chính phủ sẽ tàitrợ 7% và 0% tương ứng.

Căn cứ vào các cơ quan báo cáo khác nhau (và các mức báo cáo khácnhau) của các đơn vị thực hiện dự án, mỗi đơn vị sẽ có sự độc lập về tài chính

và mua sắm Mỗi đơn vị thực hiện dự án sẽ có một tài khoản đặc biệt để dùngriêng

Liên quan đến luồng vốn tài trợ bên trong chính phủ Việt Nam, sẽ có 3phương án lựa chọn đưa ra thảo luận Phương án 1, Chính phủ Việt Nam sẽlấy một số tiền tín dụng IDA dưới dạng tài trợ cho tất cả các đơn vị thực hiện

dự án Phương án 2, Chính phủ sẽ lấy số tiền tín dụng IDA dưới dạng tài trợcho BBCVT và TCTK, tín dụng vay cho Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố HồChí Minh Phương án 3 và là phương án khuyến nghị, là sự thay đổi phương

án 2 trong đó có một vài thành phần có thể ở dạng tài trợ trong khi các thànhphần khác sẽ ở dạng vay tín dụng tuỳ thuộc vào thành phần nào có thể tạo thunhập hoặc hoàn vốn Chính phủ sẽ quyết định một cơ chế thích hợp nhất xử lýluồng vốn nội bộ

Tính bền vững của dự án

Tính bền vững của dự án được coi là mạnh với điều kiện được sự ủng

hộ toàn diện của lãnh đạo

Việc nhấn mạnh vào năng lực và sự phát triển nhân lực CNTT-TT sẽgiúp các đơn vị tham gia làm quen tốt hơn với hệ thống thông tin và đảm bảokhả năng duy trì lâu dài của dự án

Trang 6

Các tiểu dự án đã được cân nhắc khi tiếp cận, đặc biệt liên quan đến lậptrình tự thay đổi tổ chức và đưa công nghệ vào để đảm bảo rằng việc hiện đạihoá sẽ được kéo dài và không ngừng cải thiện

Công tác phê duyệt ban đầu sẽ đảm bảo rằng dự án sẽ tạo ra một độnglực và làm thay đổi công việc hành chính, công nghiệp và kinh tế, CNTT-TTnhờ đó sẽ trở thành một trong những tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế

và khả năng cạnh tranh

Dự án này bao gồm 5 tiểu dự án và mỗi tiểu dự án có riêng một đơn vịthực hiện dự án (PIU) và mỗi đơn vị thực hiện dự án có trách nhiệm đưa rađầu ra và kết quả cho các thành phần và các tiểu thành phần dưới sự quản lýcủa PIU:

 Bộ bưu chính viễn thông

2 Dự án thành phần "Hiện đại hoá hệ thống lãnh đạo về CNTT-TT và BBCVT"

Dự án này được hình thành với mục đích phát triển môi trường

CNTT-TT ở Việt Nam và khuyến khích ứng dụng CNCNTT-TT-CNTT-TT Cơ quan nhà nước có

Trang 7

trách nhiệm trong việc tạo lập môi trường cho phát triển CNTT-TT cũng như

đi tiên phong trong việc phổ biến CNTT-TT tới nhân dân cũng như các cơquan nhà nước chính là BBCVT Đây chính là cơ sở để Chính phủ giao choBBCVT trách nhiệm thực hiện dự án thành phần này Đó được xem như làmột bước quan trọng để hoàn thiện bộ máy của BBCVT cũng như nâng caonăng lực quản lý và điều hành của cơ quan này

Nhìn chung, dự án này có mục đích cải thiện tình hình phát triển

CNTT-TT ở Việt Nam, phát triển các cổng giao dịch điện tử và giải quyết các thủ tụchành chính thông qua mạng điện tử ở các cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh và huyện.Thông qua các thử nghiệm và sau đó là triển khai mô hình Chính phủ điện tử

và qua các chương trình đào tạo, nhận thức chung về CNTT-TT, kiến thức vànăng lực ứng dụng nó trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và trongcông chúng sẽ được nâng cao

Trang 8

II Dự án thành phần “Hiện đại hoá hệ thống lãnh đạo về CNTT-TT và BCVT”

1 Một số vấn đề khái quát chung và bố cảnh của dự án thành phần

1.1 Giới thiệu tổng quan về dự án

Tên Dự án: “Hiện đại hoá hệ thống lãnh đạo về CNTT- TT và BCVT”Chủ dự án: Ban quản lý tiểu dự án phát triển CNTT- TT tại Việt Namthuộc Bộ bưu chính viễn thông

Đặc điểm của đầu tư: đầu tư phát triển

Mục tiêu chủ yếu của dự án:

 Dự án này có mục đích cải thiện tình hình phát triển CNTT-TT ở ViệtNam, phát triển các cổng giao dịch điện tử và giải quyết các thủ tụchành chính thông qua mạng điện tử ở các cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh vàhuyện

 Triển khai mô hình Chính phủ điện tử và qua các chương trình đào tạo,nhận thức chung về CNTT-TT, kiến thức và năng lực ứng dụng nótrong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và trong công chúng sẽ đượcnâng cao

 Hỗ trợ triển khai chiến lược quốc gia về CNTT-TT

 Tự động hoá và tinh giản quá trình thực hiện chức năng quản lý và pháttriển CNTT-TT của BBCVT

1.2 Sự tương thích của dự án đầu tư với các kế hoạch và chính sách của chính phủ Việt Nam

Pháp lệnh số 43/2002/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

về Bưu chính- Viễn thông Pháp lệnh này được ban hành với mục đích nâng

Trang 9

cao hiệu lực quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, đồng thời "khuyếnkhích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh bưu chính,viễn thông trong môi trường cạnh tranh công bằng".

Những mục tiêu cơ bản đã được Pháp lệnh khẳng định là:

 Phát triển và hiện đại hoá bưu chính và viễn thông;

 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bưu chính và viễn thông;

 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân tham gia vàolĩnh vực bưu chính và viễn thông

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã xác định bưu chính- viễn thông là ngànhkinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tếquốc dân

Chính phủ Việt Nam đã đặt ra cho ngành bưu chính, viễn thông vai trò

và trách nhiệm to lớn đối với sự phát triển và thịnh vượng của đất nước Đây

là hai trong số các lĩnh vực được xác định là mũi nhọn nhằm thúc đẩy sự tăngtrưởng và tiến bộ về kinh tế cũng văn hóa của Việt Nam

Dự án thành phần này là có những đóng góp trực tiếp và cụ thể đối vớicác chính sách và chiến lược của Chính phủ Việt Nam đã được nêu ra trongPháp lệnh Bưu chính- Viễn thông, đồng thời phục vụ cho việc triển khai thihành Pháp lệnh

Thêm vào đó, dự án này cũng sẽ hỗ trợ một phần cho Quy hoạch tổngthể về phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam đến năm 2010 hiện đang đượcsoạn thảo

Mục tiêu tổng quát đến năm 2010 của Kế hoạch tổng thể về phát triểnChính phủ điện tử là “cải cách bộ máy và năng lực quản lý, điều hành của các

cơ quan nhà nước của Việt Nam, tạo ra một hệ thống quản lý năng động,

Trang 10

minh bạch, có hiệu lực và hiệu quả dựa trên sự áp dụng toàn diện CNTT-TT

và tin học Chính phủ điện tử của Việt Nam phải đảm bảo cung cấp thông tinkịp thời, tiến tới việc giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân và doanhnghiệp thông qua mạng trực tuyến với cơ chế một cửa tại mọi thời điểm; tạođiều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp làm việc với Chính phủnhanh chóng hơn, thuận tiện hơn và tiết kiệm thời gian” Những mục tiêu này

sẽ được hỗ trợ một phần bởi các mục tiêu của toàn bộ dự án nói chung và các

dự án thành phần nói riêng Có thể thấy, dự án này là một cơ hội lý tưởng đểchứng minh quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển CNTT-

TT và triển khai mô hình Chính phủ điện tử, là một ví dụ tốt cho Việt Namcũng như cho các quốc gia khác trong khu vực hiện vẫn còn chậm trễ trongviệc áp dụng mô hình Chính phủ điện tử

Ngoài ra, vào tháng 4 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyhoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2010.Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin này có cácmục tiêu chính liên quan chặt chẽ tới dự án

Những mục tiêu đã nêu sẽ được hỗ trợ thực hiện bởi dự án thành phầnnày, có thể trực tiếp thông qua các chương trình đào tạo và nâng cao năng lựcnhư đào tạo CIO hoặc gián tiếp thông qua thúc đẩy và phát triển ngànhCNTT-TT trong nước như hỗ trợ cho lĩnh vực phần mềm, số hoá hoặc dịch vụcông cộng

1.3 Các đối tượng chịu tác động của dự án

Đối tượng thụ hưởng chính của dự án là BBCVT, đặc biệt là Vụ Tổ chức

và Cán bộ, Ban giám đốc Chương trình ứng dụng CNTT-TT, Vụ Viễn thông

và Vụ Công nghệ thông tin, một số Sở Bưu chính- Viễn thông và Viện Chiếnlược Bưu chính- Viễn thông

Trang 11

 Bộ Bưu chính Viễn thông

 Việc xây dựng năng lực thông qua đào tạo người phụ trách bộ phậnthông tin (CIO) (cho các cơ quan của nhà nước) và đào tạo về cơ chế,chính sách sẽ nâng cao năng lực của BBCVT trong việc giải quyết cácvấn đề của ngành

 Nhờ hiệu quả của BBCVT điện tử, BBCVT cũng như các cơ quan quản

lý khác, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp khối tưnhân và mọi công dân sẽ được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ và thôngtin liên quan đến CNTT-TT

 BBCVT có vai trò tiên phong trong việc thiết lập Chính phủ điện tử ởViệt Nam do đó uy tín của nó sẽ gia tăng đáng kể trước các cơ quannhà nước khác cũng như cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam, đặcbiệt thông qua hoạt động quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo CNTT-TT

Các Bộ và các cơ quan nhà nước liên quan

Lợi ích mà dự án thành phần này mang lại cho các Bộ và các cơ quannhà nước khác thể hiện ở hai cấp độ

 Ở khía cạnh chung, BBCVT là cơ quan nhà nước đầu tiên của Việt Namtriển khai mô hình Chính phủ điện tử Điều này sẽ giúp hướng dẫn cho các

cơ quan nhà nước khác ứng dụng CNTT-TT để nâng cao hiệu quả hoạtđộng và phục vụ

 Ở mức cụ thể hơn, đóng góp rất lớn cho mục tiêu đầu tiên và đảm bảo tiêuchuẩn hoá và độ chính xác ở mức cao hơn trong chu trình công việc củaBBCVT và với các cơ quan nhà nước liên quan

Thêm vào đó, việc đào tạo cho các cán bộ nhà nước sẽ nâng cao trình độ

về CNTT-TT và hình thành một môi trường làm việc thuận tiện hơn

Trang 12

Các DNNN, doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)

 Sự hiển thị thông tin một cách kịp thời và chính xác tạo ra sân chơi bìnhđẳng hơn cho các doanh nghiệp và như vậy, cũng sẽ hạn chế việc tham ôhay đưa và nhận hối lộ của một số tổ chức, cá nhân

 Việc thúc đẩy và hỗ trợ (về mặt tài chính) cho các sáng kiến về CNTT-TTthông qua Quỹ Hỗ trợ sáng tạo CNTT-TT sẽ giúp mở rộng phạm vi cũngnhư nâng cao năng lực của các tổ chức của Việt Nam trong lĩnh vực này.Điều này không chỉ đẩy mạnh tiến bộ về CNTT-TT mà còn góp phần tạocông ăn việc làm, thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT-TT của ViệtNam trong thời kỳ trung hạn và dài hạn

2.1 Mục tiêu, phạm vi và đầu ra dự kiến

Mục tiêu, phạm vi và đầu ra dự kiến của dự án thành phần được tóm tắttrong bảng như sau

Tóm tắt về dự án thành phần

Mục tiêu  Hỗ trợ triển khai chiến lược quốc gia về CNTT-TT

 Tự động hoá và tinh giản quá trình thực hiện chức năngquản lý và phát triển CNTT-TT của BBCVT

 Xác định và trong trường hợp có thể tư vấn về các phương

Trang 13

thức xác định các vấn đề về chính sách viễn thông và côngnghệ thông tin

Phạm vi  Tổng ngân sách dự kiến là US$22,6 triệu

Các bên tham gia: một số vụ của BBCVT (theo những sắp

vụ hành chính được nêu dưới đây:

 quản lý tên miền

 tiêu chuẩn hoá việc ứng dụng CNTT-TT

 Thiết lập cổng chủ đạo để BBCVT cung cấp các thông tincần thiết cho tất cả các cơ quan nhà nước, các doanhnghiệp liên quan và tất cả nhân dân

 Đào tạo C-CIO và khoảng 400 CIO của các cơ quan cấp

Bộ, cấp tỉnh, các tổ chức của nhà nước theo chiến lượcCNTT-TT mới nhất

 Đào tạo toàn bộ các nhân viên của BBCVT và cán bộ chủchốt của các SBCVT về sử dụng CNTT-TT, nâng caotrình độ về CNTT và về các chính sách CNTT

 Nâng cao năng lực của BBCVT trong việc nhận diện, lựa

Trang 14

chọn và xác định thứ tự ưu tiên đối với các vấn đề chínhsách và pháp lý về viễn thông, công nghệ thông tin

 Hình thành một Quỹ Hỗ trợ sáng tạo để hỗ trợ cho cácsáng kiến kinh doanh về phát triển CNTT-TT được lựachọn

Để đạt được các đầu ra dự kiến, dự án thành phần này được chia thành 7hợp phần

Khái quát về các hợp phần của dự án

A.0 Quản lý dự

án

A.0.1 Thành lập và đào tạo đơn vị thực hiện dự án

A.0.2 Quản lý và điều phối dự án A.1 BBCVT điện

tử

A.1.1 Xem xét và nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT-TT

hiện có của BBCVT, đánh giá nhu cầu trong tươnglai

A.1.2 Xem xét và nâng cấp hạ tầng CNTT-TT của

SBCVT

A.1.3 Sắp xếp lại các quy trình giải quyết công việc

hành chính nhà nước (GPR)

A.1.4 Lập và quản lý chương trình thí điểm cho 2

đến 3 dịch vụ hành chính của BBCVT điện tử được

ưu tiên lựa chọn

A.1.5 Triển khai các dịch vụ hành chính còn lại của

BBCVT điện tử

A.1.6 Khởi động BBCVT điện tử

A.1.7 Quản lý cơ sở hạ tầng cổng điện tử và cổng kết

nối

A.2 Thiết lập cổng  A.2.1 Thiết kế kiến trúc cổng điện tử

Trang 15

điện tửA.2.2 Xây dựng và kích hoạt cổng thông tin của

A.3 Đào tạo CIOA.3.1 Xây dựng nội dung công việc và trách nhiệm

lãnh đạo về CNTT-TT của C-CIO và CIO

A.3.2 Lập và thực hiện chương trình đào tạo C-CIO

và CIO

A.3.3 Tư vấn về xây dựng chiến lược tổng thể về

công nghệ thông tin cho giai đoạn sau (2006-11)

A.3.4 Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về

A.4.1 Thiết kế chương trình và thực hiện đào tạo về

CNTT-TT cho các nhân viên của BBCVT và một sốnhân viên được lựa chọn của SBCVT

A.4.2 Thiết kế chương trình và thực hiện đào tạo về

chính sách viễn thông cho các nhân viên của BBCVT

và một số nhân viên được lựa chọn của SBCVT

A.4.3 Thiết kế chương trình và thực hiện đào tạo về

kinh tế quốc tế và pháp luật quốc tế về viễn thôngcho các nhân viên của BBCVT

A.4.4 Thiết kế chương trình và thực hiện đào tạo về

quản lý nguồn lực cho một số nhân viên được lựachọn của BBCVT và SBCVT

A.4.5 Tổ chức hội nghị, hội thảo và khảo sát cho cán

Trang 16

A.5.3 Hỗ trợ xây dựng văn bản pháp luật về hạ tầng

khóa công khai (PKI)

A.5.4 Đánh giá về các chính sách và quy định về viễn

thông của Việt Nam

A.6.2 Phê chuẩn các hợp đồng tài trợ cho các sáng

kiến về CNTT-TT trong nước

A.6.3 Hỗ trợ các dự án thử nghiệm thành công

Đóng góp của các hợp phần của dự án cho mục tiêu của Chính phủ

 Đào tạo về pháp luật và chính sách CNTT-TT

 Quản lý viễn thông và công nghệ thông tin

 Đào tạo về pháp luật và chính sách CNTT-TT

 Quản lý viễn thông và công nghệ thông tin

Trang 17

 BBCVT điện tử: Bằng việc cung cấp quy trình xử lý một số công việchành chính trên mạng Các doanh nghiệp và người dân sẽ hài lòng hơn vàtin tưởng hơn về kết quả công việc dành cho họ và như vậy sẽ tin tưởnghơn vào các cơ quan nhà nước, đặc biệt là BBCVT

 Đào tạo: Hợp phần này bao gồm các chương trình đào tạo đa dạng Tươngứng với các chương trình đào tạo, hợp phần này sẽ gia tăng việc ứng dụngCNTT-TT

 Đầu tư và tài trợ: Quỹ Hỗ trợ sáng tạo CNTT-TT, sử dụng để tài trợ chocuộc thi quốc gia về CNTT-TT sẽ thúc đẩy cải tiến và phát triển lĩnh vựcnày Điều này sẽ tác động đến ngành CNTT-TT của Việt Nam, thị trườngviệc làm nói chung, các tiêu chuẩn trong lĩnh vực CNTT-TT và có thể sẽtạo ra những tác động kích ứng đối với thị trường quốc tế, mở ra các cơhội hợp tác quốc tế chặt chẽ, ví dụ như mối quan hệ Việt Nam hiện nay đã

có với Nhật Bản

Trang 18

2.3 Đánh giá về mặt kinh tế - tài chính

Sự phát triển CNTT-TT như là động lực của sự phát triển kinh tế

Sự phát triển CNTT-TT là tiêu điểm của sự quan tâm đầu tư trong hơnmột chục năm qua của nhiều Chính phủ trên toàn thế giới Đó là do thực tiễn

về tác động tích cực của CNTT-TT lên sự tăng trưởng kinh tế, lên năng suấtlao động và tính cạnh tranh của một số nước đang phát triển, và tiềm năng của

nó trong việc tăng tốc sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển đang ngàycàng được ghi nhận

Các sản phẩm và dịch vụ của CNTT-TT cũng có thể coi như là đầu racủa công nghiệp CNTT-TT (ví dụ sự phát triển của phần mềm) và như đầuvào cho các ngành công nghiệp sử dụng CNTT-TT (ví dụ như là sự cần thiếtmua các thiết bị để phát triển phần mềm) Vì vậy tác động của CNTT-TT đếnchất lượng và sự tăng trưởng kinh tế là tác động 3 mặt:

 Sự tăng trưởng của tổng năng suất lao động nhân tố (TFP) trong các ngànhsản xuất ICT

 Làm tăng vốn theo chiều sâu

 Sự tăng trưởng TFP thông qua việc tổ chức lại và sử dụng CNTT-TT.Rất nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng việc đầu tư cho CNTT-TT sẽ

có một ảnh hưởng tốt về mặt kinh tế, cả vĩ mô cũng như vi mô Nghiên cứucủa tổ chức OECD năm 2003 đã chỉ ra rằng ở tất cả các nước có số liệu vềđầu tư vào CNTT-TT, CNTT-TT nói chung đã đóng góp khoảng 0,3 đến0,8% điểm vào sự tăng trưởng của GDP trên đầu người trong khoảng từ năm

1995 đến năm 2001, thậm chí kéo dài sang cả giai đoạn suy thoái kinh tế vàocuối những năm 90 và những năm đầu thế kỷ 21 Hơn thế nữa, sự tiến bộnhanh về công nghệ trong công nghiệp sản xuất CNTT-TT đã đóng góp vào

Trang 19

sự tăng năng suất lao động nhanh trong hầu hết các nước được nghiên cứutrên.

Song không chỉ trong các nước phát triển mà cả trong các nước đangphát triển ở Châu Á, đầu tư vào CNTT-TT đã có tác động lớn lên sự tăngtrưởng kinh tế, đặc biệt là các nước như Malaysia, Đài loan và Thái lan Điềunày chỉ ra rằng Việt Nam có những cơ hội lớn để đẩy nền kinh tế thông quađầu tư có mục tiêu vào ngành CNTT-TT

Mặc dù thực tiễn nêu trên rút ra từ các nước phát triển và những nghiêncứu toàn diện về các nước đang phát triển là tương đối hiếm vẫn có một ví dụđiển hình rất tốt cho Việt Nam về việc CNTT-TT phát triển có thể đóng gópmột cách đáng kể hơn cho kinh tế Việt Nam Dựa trên sự đánh giá tương đốikhiêm tốn – khoảng 0,3 điểm về tăng trưởng GDP trên đầu người và GDPViệt Nam hiện nay là khoảng 39 tỷ USD, tác động của dự án này trong việctạo tiền đề để CNTT-TT hiện nay trở nên hiệu quả là ở chỗ: nó có thể tạo ra ítnhất là 110 triệu USD mỗi năm đóng góp vào GDP

Phát triển doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo việc làm

Có thực tiễn tốt cho thấy CNTT-TT thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế vàsức cạnh tranh, như sự phát triển gần đây ở Việt Nam tự nó đã minh hoạ

Tác động của chính phủ điện tử

 Chính phủ điện tử giúp cải thiện hiệu quả của Chính phủ Bằng việc cảithiện hệ thống hoạt động nội bộ, - các hệ thống tài chính, các hệ thốngthanh toán và mua hàng, liên lạc nội bộ và chia sẻ thông tin, xử lý cácchương trình và thu xếp các giao nhận - Nó có thể tạo ra một hiệu quảhoạt động và cải tiến chất lượng công việc

Ngày đăng: 08/04/2013, 11:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w