Dự án Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Hồ Cốc là một Dự án du lịch nên mức độ ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện Dự án chắc chắn sẽ phát sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, hệ sinh thái… Do vậy việc dự báo, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động ô nhiễm môi trường của Dự án là cần thiết.
Trang 1MỤC LỤC
LÝ DO THỰC HIỆN ĐỒ ÁN 1
MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN 2
CHƯƠNG 1 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
1.1 NỘI DUNG 3
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3
1.3 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 6
CHƯƠNG 2 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 8
2.1 DỰ ÁN 8
2.2 CHỦ DỰ ÁN 8
2.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 8
2.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 11
2.4.1 Kế hoạch - Mục tiêu của Dự án 11
2.4.1.1 Mục tiêu của Dự án 11
2.4.1.2 Tính chất Khu du lịch và các loại hình du lịch 11
2.4.1.3 Quy mô của Dự án 12
2.4.2 Phương án phát triển không gian kiến trúc và cảnh quan 12
2.4.2.1 Quy hoạch sử dụng đất 12
2.4.2.2 Phương án phân khu chức năng 14
2.4.2.3 Các tiện nghi khác 16
2.4.3 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật 17
2.4.3.1 San nền 17
2.4.3.2 Giao thông nội bộ 17
2.4.3.3 Cấp điện 17
2.4.3.4 Cấp nước 18
2.4.3.5 Hệ thống thoát nước mưa 20
2.4.3.6 Thoát nước thải - Hệ thống xử lý nước thải 20
2.4.3.7 Thông tin liên lạc 22
2.4.4 Tiến độ thực hiện Dự án 23
2.4.5 Nhu cầu lao động của Dự án 23
2.4.6 Thị trường 24
2.4.6.1 Thị trường khách du lịch 24
2.4.6.2 Lượng khách du lịch 24
Trang 22.4.7 Phân tích tài chính 25
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ -XÃ HỘI 26
3.1 ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 26
3.1.1 Điều kiện địa hình - địa chất 26
3.1.1.1 Đặc điểm địa hình 26
3.1.1.2 Địa chất công trình 26
3.1.2 Địa chất thủy văn 26
3.1.3 Điều kiện khí tượng 27
3.1.3.1 Nhiệt độ 27
3.1.3.2 Độ ẩm 28
3.1.3.3 Mưa 29
3.1.3.4 Nắng 29
3.1.3.5 Độ bốc hơi trung bình 30
3.1.3.6 Gió 31
3.1.3.7 Bão 31
3.1.3.8 Các hiện tượng khí hậu bất thường 32
3.1.4 Địa chấn 32
3.1.5 Hải văn 32
3.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC DỰ ÁN 32
3.2.1 Hiện trạng môi trường nước 32
3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí 33
3.2.3 Hiện trạng hệ thực vật 34
3.2.4 Hiện trạng cảnh quan khu vực 40
3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 40
3.3.1 Dân cư - Mức sống 40
3.3.2 Cơ cấu ngành nghề - kinh tế 40
3.3.3 Hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh 41
3.3.4 Hiện trạng sử dụng đất khu vực Dự án 41
3.3.5 Hiện trạng các công trình kiến trúc trong khu vực dự án 42
3.3.6 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 42
3.3.6.1 Hiện trạng giao thông 42
3.3.6.2 Hiện trạng cấp điện 43
3.3.6.3 Hiện trạng cấp nước 43
3.3.6.4 Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường 43
3.3.6.5 Hiện trạng thông tin liên lạc 43
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 44
A GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN 44
4.1 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 44
Trang 34.2 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 44
4.2.1 Tác động môi trường do bụi 45
4.2.2 Tác động môi trường do khói thải 46
4.2.3 Tác động môi trường do tiếng ồn 46
4.2.4 Tác động môi trường do rung động 47
4.2.5 Tác động môi trường do nước mưa chảy tràn và nước thải 48
4.2.6 Tác động môi trường do rác thải 49
4.2.7 Tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực 49
4.2.7.1 Giao thông trong khu vực 49
4.2.7.2 Việc tập trung công nhân 49
4.2.8 Tác động môi trường do sự cố môi trường 50
B GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 50
4.3 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 50
4.4 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 51
4.4.1 Tác động môi trường do nước thải 51
4.4.1.1 Nước mưa 52
4.4.1.2 Nước thải sinh hoạt 52
4.4.1.3 Nước thải từ quá trình chế biến thức ăn 53
4.4.1.4 Nước thải hồ bơi 53
4.4.2 Tác động môi trường do khí thải 54
4.4.2.1 Bụi 54
4.4.2.2 Khí thải máy phát điện 54
4.4.2.3 Các khí thải khác 54
4.4.2.4 Mùi 55
4.4.3 Tác động môi trường do tiếng ồn 55
4.4.4 Tác động môi trường do nhiệt thừa 55
4.4.5 Tác động môi trường do chất thải rắn 56
4.4.6 Tác động môi trường do chất thải nguy hại 57
4.4.7 Các sự cố môi trường có thể phát sinh 57
4.4.7.1 Sự cố sạt lở bờ kè chắn sóng 58
4.4.7.2 Sự cố cháy nổ 58
4.4.8 Các tác động không liên quan đến chất thải 59
4.4.8.1 Tác động đến kinh tế xã hội 59
4.4.8.2 Tác động đến thảm thực vật trong khu vực 59
4.5 ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 60
CHƯƠNG 5 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 61
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 61
A GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CỦA DỰ ÁN 61
Trang 4KHÓI THẢI, TIẾNG ỒN 61
5.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NƯỚC 62
5.3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 62
5.4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM LÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT 62
5.5 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIÊU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC LÊN ĐIỀU KIỆN KINH TẾ -XÃ HỘI KHU VỰC 62
5.6 CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG, GIẢM THIỂU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 63
5.7 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 63
B GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 64
5.8 PHƯƠNG ÁN TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI NGUỒN 64
5.9 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI 65
5.9.1 Nước mưa chảy tràn 65
5.9.2 Nước thải sinh hoạt 65
5.9.3 Nước thải chế biến thức ăn 67
5.9.4 Nước thải hồ bơi 67
5.9.5 Trạm xử lý nước thải của Khu du lịch 67
5.10 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM DO BỤI, KHÍ THẢI, MÙI 72
5.11 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NHIỆT 72
5.12 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM DO TIẾNG ỒN 72
5.13 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 73
5.14 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 73
5.15 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG LÊN HỆ SINH THÁI KHU VỰC 74
5.16 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75
5.16.1 Phòng chống cháy nổ 75
5.16.1.1 Biện pháp kỹ thuật 75
5.16.1.2 Biện pháp quản lý 76
5.16.2 Phòng chống sạt lở vùng ven biển 77
5.17 CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ 77
5.18 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VỀ KINH TẾ XÃ HỘI 78
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 79
5.19 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG 79
5.20 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỞNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 79
5.20.1 Giám sát môi trường không khí 79
5.20.2 Giám sát môi trường nước 80
5.21 DỰ TRÙ KINH PHÍ CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 81
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
Trang 56.1 KẾT LUẬN 83
6.2 KIẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHẦN PHỤ LỤC 86
PHỤ LỤC 1 Các văn bản liên quan 86
PHỤ LỤC 2 Các thiết bị lấy mẫu và phương pháp phân tích mẫu nước, không khí khu vực Dự án 87
PHỤ LỤC 3 Phụ lục Hình ảnh 88
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
CHXHCN : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
COD : Nhu cầu oxy hóa học
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số lượng các phòng trong Khu du lịch Hồ Cốc 12
Bảng 2.2 Bảng cân bằng đất đai 12
Bảng 2.3 Bảng quy hoạch sử dụng đất 13
Bảng 2.4 Tính toán nhu cầu nước cấp 19
Bảng 2.5 Dự kiến lao động của Dự án 24
Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình tháng của Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2007 – 2009 28
Bảng 3.2 Độ ẩm không khí trung bình tháng của Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2007 -2009 28
Bảng 3.3 Lượng mưa trung bình tháng của Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2007-2009 29
Bảng 3.4 Tổng số giờ nắng tháng của Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2007 – 2009 30
Bảng 3.5 Lượng bốc hơi trung bình tháng của Bà Rịa -Vũng Tàu từ năm 2007-2009 30
Bảng 3.6 Số ngày dông trong tháng của Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2007 - 2009 31
Bảng 3.7 Kết quả phân tích chất lượng nước tại khu vực dự án 32
Bảng 3.8 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án 33
Bảng 3.9 Số lượng loài thực vật bậc cao khu bảo tồn Bình Châu - Phước Bửu và vùng đệm Hồ Cốc 35
Bảng 3.10 Số họ, bộ và loài thuộc lớp Thú 36
Bảng 3.11 Danh sách các loài chim quý hiếm ở khu bảo tồn Bình Châu -Phước Bửu và vùng đệm Hồ Cốc 36
Bảng 3.12 Các loài bò sát quý hiếm ở khu bảo tồn Bình Châu - Phước Bửu và vùng đệm Hồ Cốc 37
Bảng 3.13 Danh mục các loài tôm ghi nhận được ở khu bảo tồn Bình Châu - Bửu và vùng đệm Hồ Cốc 39
Bảng 3.14 Các loài cá cần được bảo vệ ở khu bảo tồn Bình Châu - Phước Bửu và vùng đệm Hồ Cốc 39
Trang 8Bảng 3.15 Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất 42
Bảng 4.1 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 51
Bảng 4.2 Nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt 52
Bảng 4.3 Tải lượng ô nhiễm do chạy máy phát điện dùng dầu DO 54
Bảng 4.4 Mức ồn của các loại xe cơ giới 55
Bảng 4.5 Chất thải nguy hại của Dự án 57
Bảng 5.3 Tính toán hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 70
Bảng 5.4 Tính toán nồng độ các chất ô nhiễm sau bể lắng bùn 71
Bảng 5.5 Bảng tổng hợp kinh phí mạng lưới thoát nước mưa 81
Bảng 5.6 Bảng tổng hợp kinh phí mạng lưới thoát nước thải 81
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 1.1 Vị trí Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 10
Hình 5.1 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 65
Hình 5.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Khu du lịch Hồ Cốc 68
Trang 10MỞ ĐẦU
Hiện nay môi trường đang được cả thế giới quan tâm hàng đầu Việc phát triển
kinh tế, xã hội gắn kết với bảo vệ môi trường bền vững là vấn đề rất quan trọng trong
thời đại hiện nay Đó cũng là mối quan tâm sâu sắc không những của cơ quan quản lý
nhà nước mà còn là của từng người dân, từng nhà đầu tư trong nước cũng như nước
ngoài tại Việt Nam Để đảm bảo an toàn môi trường, một Dự án trước khi hoạt động
cần phải được đánh giá tác động môi trường nhằm có biện pháp kiểm soát tránh gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường
Dự án Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Hồ Cốc là một Dự án du lịch nên
mức độ ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể Tuy vậy, trong quá trình thực hiện
Dự án chắc chắn sẽ phát sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất,
hệ sinh thái… Do vậy việc dự báo, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các
tác động ô nhiễm môi trường của Dự án là cần thiết
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được xây dựng nhằm phục vụ công tác
quản lý bảo vệ môi trường, đề xuất các dự báo, các biện pháp tổng hợp để ngăn ngừa,
giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình xây dựng và hoạt động của Dự án đến
môi trường xung quanh
Đó là tất cả lý do để tôi lựa chọn đề tài “ Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Hồ
Cốc tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”
LÝ DO THỰC HIỆN ĐỒ ÁN
Việc xây dựng khu du lịch sinh thái Hồ Cốc phù hợp với định hướng phát triển
tổng thể không gian du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khu du lịch Hồ Cốc đóng vai trò
quan trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng khả năng thu hút khách du
lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tuy nhiên, cần phải phân tích các nguồn gây ô nhiễm cũng như các biện pháp
giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường Đó là
lý do để tôi lựa chọn đề tài “ Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Hồ Cốc tại xã
Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”
Trang 11MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
Đánh giá những tác động của Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Hồ
Cốc gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của con người
Phân tích và xác định những tác động có lợi, có hại từ những hoạt động của Dự
án đến môi trường tại khu vực cũng như các vùng lân cận nơi dự kiến xây
dựng công trình
Đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ để giảm thiểu các tác động gây ô
nhiễm môi trường do hoạt động của Dự án gây ra
Lập chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường trong quá trình
hoạt động của Dự án
Trang 12CHƯƠNG 1 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC
HIỆN
Khảo sát các số liệu liên quan đến địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế,
xã hội của địa phương cụ thể là khu vực xây dựng Dự án
Các tiêu chuẩn môi trường được Nhà nước quy định
Xác định nhu cầu cấp nước, cấp điện để phục vụ cho quá trình hoạt động của
Dự án
Xác định nguồn ô nhiễm và tác hại của chúng đến môi trường Đánh giá tác
động của Dự án trong giai đoạn xây dựng cũng như khi Dự án đi vào hoạt
động
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm khống chế các tác động
có hại đến môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội do Dự án gây ra
Xây dựng chương trình giám sát môi trường
1) Phương pháp lập bảng kiểm tra: là liệt kê các thành phần môi trường liên
quan đến các hoạt động phát triển Sau đó đem đối chiếu với các tiêu chuẩn môi
trường đã được ban hành
2) Phương pháp ma trận: là liệt kê các hành động (hoạt động) từ khi chuẩn bị
đến khi Dự án đi vào hoạt động, lập bảng đối chiếu giữa các nhân tố môi trường có
thể bị tác động (tiêu cực hay tích cực) với các hoạt động phát triển
3) Phương pháp chỉ số môi trường: là đưa ra các đánh giá chung về chất lượng
môi trường khi chưa có Dự án so với khi Dự án đi vào hoạt động
4) Phương pháp khảo sát thực địa: nó được nghiên cứu trên thực tế, các thông
số và các dữ liệu cũng được đo đạc cụ thể, phương pháp mang tính chất thực tế và độ
chính xác rõ ràng cao
5) Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích: là sử dụng biểu đồ hai chiều dùng để
mô tả những chi phí trong quá trình thực hiện Dự án và những lợi ích của chúng đem
lại thuận lợi tốt nhất sau khi Dự án đi vào hoạt động
Trang 136) Phương pháp so sánh: là lấy dữ liệu có sẵn đem so sánh với những tiêu chuẩn
và những số liệu của Dự án trước, nhằm mục đích đem lại hiệu quả tốt nhất
7) Phương pháp mạng lưới: là phương pháp phân tích các tác động song song và
nối tiếp nhau xác định mối quan hệ nhân quả giữa các tác động đó với các mối quan
hệ đó có thể kết nối lại với nhau thành một mạng lưới tác động môi trường
8) Phương pháp mô hình hóa: là phương pháp tổng hợp các kiến thức khác nhau
như toán học, vật lý học, hóa học… cộng với sự hiểu biết về tác động sẽ được mô
hình hóa Nó được ứng dụng để đánh giá khả năng lan truyền chất ô nhiễm, mức độ ô
nhiễm, ước tính giá trị các thông số chi phí lợi ích… của một số chất ô nhiễm có khả
năng gây tác hại đến môi trường trong khu vực
Hiện nay nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường đã được sử dụng trên
thế giới nhưng nói chung phương pháp đánh giá tác động môi trường có thể được
phân loại như sau:
Phương pháp nhận dạng:
Mô tả hiện trạng của hệ thống môi trường
Xác định tất cả các thành phần của hoạt động sản xuất
Để thực hiện được phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp liệt kê
+ Phương pháp ma trận môi trường
Phương pháp dự đoán:
Xác định sự thay đổi đáng kể của môi trường
Dự đoán về khối lượng và không gian của sự thay đổi đã xác định ở trên
Đánh giá khả năng ảnh hưởng sẽ xảy ra theo thời gian
Để thực hiện được phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Các hệ thống thông tin môi trường và mô hình khuếch tán
+ Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tỉ lệ hóa và đo đạc phân tích
Phương pháp đánh giá:
Xác định mức độ thiệt hại và lợi ích của các nhóm cộng đồng dân cư bị ảnh
hưởng bởi việc thực hiện Dự án
Xác định và so sánh lợi ích giữa các phương án thực hiện
Để thực hiện được phần này có thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Hệ thống đánh giá môi trường
Trang 14+ Phân tích kinh tế
Các phương pháp đánh giá tác động môi trường trong báo cáo này bao gồm:
Phương pháp danh mục môi trường
Phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nhằm ước tính
tải lượng các chất ô nhiễm trên cơ sở bản chất công nghệ, công suất sản xuất
… đã được đúc kết từ số liệu thống kê trên thực tế Phương pháp tính toán có
độ tin cậy khá tốt
Phương pháp chuyên gia: lựa chọn đưa ra những giả định có khả năng nhất để
tính toán dự báo khả năng ô nhiễm, đưa ra những đề xuất có khả năng thực thi
để xử lý ô nhiễm cho trường hợp cụ thể của Dự án Với kinh nghiệm nhiều
năm của các chuyên gia của đơn vị tư vấn trong công tác đánh giá tác động
môi trường, có thể cho là phương pháp này có độ tin cậy khá tốt
Phương pháp điều tra thực địa: thực hiện bởi cán bộ của đơn vị tư vấn lập báo
cáo, cho độ tin cậy tốt
Phương pháp điều tra xã hội học: thu thập số liệu, thông tin về điều kiện kinh
tế- xã hội khu vực Dự án từ phòng thống kê của xã Bưng Riềng, huyện Xuyên
Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - địa bàn thực hiện của Dự án Phương pháp này
đảm bảo cho số liệu có độ tin cậy rất cao
Phương pháp lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm để xác
định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực
dự án Đơn vị thực hiện công tác này là Công ty CP DV KHCN Sắc Ký - Hải
Đăng (EDC-HD), là đơn vị có thiết bị phòng thí nghiệm hiện đại, có chứng
nhận VILAS ISO 17025, các chỉ tiêu được phân tích theo các phương pháp
tiêu chuẩn Do đó kết quả phân tích có giá trị tin cậy cao Các thiết bị lấy mẫu
và phương pháp phân tích mẫu nước, không khí khu vực Dự án có trong phần
phụ lục 2 ở cuối báo cáo.
Phương pháp so sánh: so sánh kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, phân
tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh với tiêu
chuẩn Việt Nam để xác định chất lượng môi trường tại khu vực
Trang 151.3 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án được thực hiện trên
cơ sở các văn bản sau:
Các văn bản pháp luật
Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 29.11.2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01.07.2006
Nghị định 80/2006/NÐ-CP ban hành ngày 09.08.2006 của Chính Phủ về Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Nghị định 21/2008/NĐ-CP ban hành ngày 28.02.2008 của Chính Phủ về sửa
đổi, bổ sung, một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08
năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ban hành ngày 08.12.2008 của Bộ Tài
nguyên Môi trường về Hướng dẫn về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành
ngày 26.12.2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại
Thông tư 12/2006/ QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành
ngày 26.12.2006 về Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng
ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10.10.2002 của Bộ Y tế về việc ban
hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao
động
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ IV
về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời
kỳ 1996 - 2010
Các tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam ban hành năm 1995 và các tiêu chuẩn
Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm Quyết định số
35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25.06.2002 (không bị bãi bỏ bởi Quyết định
22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18.12.2006), cụ thể:
Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn
Trang 161 TCVN 5948 -1998: Âm học - Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường
bộ phát ra khi tăng tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép
2 TCVN 5949 -1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư Mức
ồn tối đa cho phép
3 TCVN 3985 -1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại các khu vực làm việc
Quyết định số 16/2008/BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường ngày 31.12.2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường Các quy chuẩn
quốc gia về môi trường
1 QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt
2 QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm
3 QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước biển ven bờ
4 QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt
Quyết định số 16/2009/BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường ngày 7.10.2009 của Bộ tài nguyên và Môi trường Các quy chuẩn quốc
gia về môi trường
5 QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh
6 QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh
Các văn bản kỹ thuật
Dự án đầu tư xây dựng công trình khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Sài Gòn
Hồ Cốc, lập tháng 8.2008
Trang 17CHƯƠNG 2 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ CỐC
Tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH SÀI GÒN - BÌNH CHÂU
Địa chỉ : Xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại : +84 064 871 621 Fax : +84 064 871130
Người đại diện : Ông Đoàn Hữu Loãn Chức vụ : Giám đốc
2.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Khu vực dự án thuộc xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, có tổng diện tích là
30ha, chiều dài bờ biển khoảng 1,5km và được giới hạn bởi:
Phía Bắc giáp tỉnh lộ 44A
Phía Nam giáp biển Đông
Phía Đông đến hết khu vực đụn cát Tọa độ góc Đông Nam của khu đất Dự án
là CM 39: X(m): 1161044.94, Y(m): 470949.97)
Phía Tây đến đường nhựa vào khu du lịch Hồ Cốc hiện hữu (đường Bưng
Riềng - Hồ Cốc) Tọa độ góc Tây Nam của khu đất Dự án là X(m):
1161001.88, Y(m): 469415.06
Khu vực dự án nằm trong tổng thể cụm du lịch Bình Châu - Phước Bửu - Hồ Tràm
- Hồ Cốc - Khu bảo tồn thiên nhiên đồng thời kết nối các vùng trung tâm và cụm du
lịch đặc trưng trong tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (bao gồm:
thành phố Vũng Tàu Bình Châu Côn Đảo và các cụm du lịch vệ tinh núi Dinh
-Long Hải)
Khu đất Dự án truớc đây là đất rừng thuộc Ban bảo tồn thiên nhiên Bình Châu
Trang 18Phước Bửu Cách khu dự án khoảng 7 km về phía Bắc và Đông Bắc có các hồ: Hồ
Đắng, Hồ Nhám rộng từ 3 - 5 ha Gần khu dự án còn có các núi Tầm Bồ, Hồ Linh có
chiều cao trung bình từ 80 - 150m
Giáp ranh phía Đông của dự án là đất của Dự án vườn thú hoang dã Bình Châu
Safari, giáp phía Tây của Dự án là khu du lịch Hàng Dương Phía Bắc khu vực Dự án,
bên kia đường ven biển là khu du lịch Tầm Bồ …
Đường giao thông chính đi vào khu vực Dự án là tỉnh lộ 44A (đường ven biển)
nằm ở phía Bắc Khu dân cư gần nhất cách khu vực dự án khoảng 6 km về phía Bắc
(đi theo đường ven biển) Trong vùng dự án không có các công trình văn hóa, tôn
giáo, di tích lịch sử nào
Trang 19Hình 1.1 Vị trí Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trang 2011 11
2.4.1 Kế hoạch - Mục tiêu của Dự án
2.4.1.1 Mục tiêu của Dự án
Bảo tồn và giữ gìn cảnh quan rừng nhiệt đới
Là nơi tham quan du lịch, nghỉ dưỡng rừng - biển
Là nơi sinh hoạt văn hóa - giải trí cộng đồng
Tạo sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút đa dạng khách du lịch: cao cấp, cộng
Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển: khách sạn, nhà nghỉ, bungalow, biệt thự
cao cấp và các loại hình nghỉ sinh thái độc đáo (nhà nghỉ trên cây, nhà chòi … ), các
dịch vụ tắm biển, ăn uống, vật lý trị liệu, hồ bơi, karaoke …
Du lịch tắm biển, thể thao biển, vui chơi giải trí như: tắm biển, chơi bóng chuyền
bãi biển, bóng đá mini, canô cao tốc, đua thuyền thúng, dù kéo, dù bay, tàu lượn,
lướt ván, thuyền buồm, lặn du lịch đáy biển, trượt nước, chèo thuyền trong hồ, xe
đạp nước, câu cá, bowling, patin, giải trí có thưởng, đi xe đạp địa hình, các trò chơi
dân gian độc đáo …
Tổ chức hội nghị, hội thảo
Tham quan thắng cảnh, nghiên cứu khoa học (khu rừng nguyên sinh, khu bảo
tồn thiên nhiên)
Du lịch dã ngoại, khu vườn bách thảo, bách thú, xiếc thú …
Dịch vụ mua sắm, chợ đêm, ẩm thực rừng và biển
Trong đó, 2 loại hình du lịch chủ đạo là du lịch nghỉ dưỡng biển kết hợp du lịch
sinh thái rừng nhiệt đới
Ngoài ra Dự án còn liên kết tổ chức các tour du lịch tham quan di tích lịch
Trang 2112 12
sử tàu không số ở bến Lộc An, tour tham quan rừng nguyên sinh Phước Bửu, suối
nước nóng Bình Châu cách khu du lịch không xa bằng các phương tiện tàu thuyền,
xe đạp, xe kéo, đi bộ …
2.4.1.3 Quy mô của Dự án
Diện tích khu đất : 30,0ha
Diện tích xây dựng : 3,9ha
Bảng 2.1 - Số lượng các phòng trong Khu du lịch Hồ Cốc
Bungalow bằng vật liệu tre, lá căn 15
Mật độ xây dựng trung bình toàn khu khoảng 9,57%
Đất đồi cát, bãi đá, rừng dương và rừng nguyên sinh được chú trọng bảo tồn vừa để
tạo môi trường cảnh quan đặc biệt, là nơi nghỉ ngơi thư giãn tốt nhất cho du khách
vừa đảm bảo bảo tồn sinh cảnh khu vực
Bảng 2.2 - Bảng cân bằng đất đai
Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Sài Gòn - Hồ Cốc,
lập tháng 8.2009
Trang 2213 13
Trang 2314 14
Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Sài Gòn Hồ ốc,
lập tháng 8.2009
2.4.2.2 Phương án phân khu chức năng
Khu du lịch sinh thái Hồ Cốc chia làm 3 khu vực chức năng: khu biệt thự cao
cấp, khu sinh thái nghỉ dưỡng, khu sinh hoạt cộng đồng
Khu sinh thái nghỉ dưỡng
Khu sinh thái nghỉ dưỡng được chia thành 5 khu vực riêng biệt:
Khu trung tâm
Khu Bungalow nghỉ dưỡng
Khu khách sạn nghỉ dưỡng
Khu thể dục thể thao
Khu phục vụ
Khu trung tâm
Ở vị trí trung tâm của khu sinh thái nghỉ dưỡng, nối với lối vào chính bằng bãi xe
dưới tán rừng nguyên sinh gồm:
Nhà điều hành: đặt ở vị trí cao nhất, từ đây có thể quan sát toàn bộ những hạng
mục khác như hồ bơi, nhà hàng, khách sạn, beach bar, bungalow nghỉ dưỡng và nhìn
thẳng ra biển Đông
Nhà hàng hải sản + massage + spa + karaoke: nhà hàng hải sản được bố trí ở lầu
1, kết hợp với các dịch vụ massage, spa, karaoke dưới tầng trệt
Hồ bơi trung tâm: Nằm ở vị trí trung tâm của khu trung tâm Hồ bơi nối với nhà
tiếp đón bằng trục đường cảnh quan giật cấp, ở giữa là hồ nước kết hợp với cây cảnh,
tượng, đèn trang trí và vòi phun nước nghệ thuật, hai bên là những dải hoa
Beach bar + đài quan sát: nằm cuối trục cảnh quan dẫn từ nhà tiếp đón và gần bãi
biển
Khu Bungalow nghỉ dưỡng
Gồm 20 bungalow, chia làm 2 khu, bố trí hai bên trung tâm
Trong mỗi khu, các bungalow được bố trí thành hai hàng, dọc theo chiều dài bãi biển
và được bố trí so le để tất cả các bungalow đều có thể nhìn thẳng ra biển
Trang 2415 15
Các bungalow đều quay về hướng Nam và nhìn ra biển Mỗi bungalow có một lối
vào từ khu trung tâm và một con đường mòn ra bãi biển
Nhà hàng làng chài: nằm trên hồ nước rộng nhìn ra biển Đông Xung quanh là
những chòi bày bán những món ăn đặc sản địa phương nằm trên con suối nhỏ
nối với hồ nước của nhà hàng chạy len lỏi trong những tán cây xanh
Gồm: nhà nghỉ, nhà ăn cán bộ công nhân viên, sân phơi, nhà giặt, khu kỹ
thuật, nhà thay đồ, vệ sinh
Được bố trí trong khu rừng nguyên sinh, gần đường, nối với các khu khác
bằng những đường phục vụ
Khu sinh hoạt cộng đồng
Để đáp ứng nhu cầu đi du lịch trong ngày, ngắn ngày, đi đông người và cần không
gian sinh hoạt cắm trại, chơi trò chơi tập thể Khu cộng đồng được bố trí ở cuối khu
đất của khu du lịch về hướng Đông bao gồm:
Khu trung tâm
Khu bungalow mây tre lá
Khu cắm trại dưới tán rừng nguyên sinh
Khu bóng chuyền bãi biển
Khu trung tâm
Gồm: Nhà lễ tân và quảng trường trung tâm: nhà lễ tân đặt ở vị trí trên cao để
nhìn thấy tất cả các công trình khác và nhìn thẳng ra biển Từ nhà lễ tân du khách
Trang 2516 16
sẽ đi vào quãng trường trung tâm trên trục cảnh quan, hai bên là những dãi hoa, lá
rực rỡ màu sắc Điểm kết thúc của trục cảnh quan là một hồ nước nhỏ, giữa hồ là một
cột tháp làm điểm nhấn cho khu trung tâm Quảng trường là nơi tổ chức các trò chơi
tập thể, sinh hoạt cộng đồng, lễ hội
Nhà vệ sinh, thay đồ, tắm: nhà vệ sinh - thay đồ - tắm được đặt gần khu vực bãi
tắm
Bến đậu - khu chèo thuyền thúng: đặt gần bãi biển, là nơi tổ chức quản lý các
trò chơi trên biển
Nhà hàng khu cộng đồng: phục vụ ăn nhanh cho khách đi về trong ngày
Khu Bungalow mây tre lá
Gồm: 15 bungalow mây tre lá để phục vụ nhu cầu nghỉ qua đêm của du khách
Các bungalow này được bố trí chạy dọc theo bãi biển, nằm gần khu bungalow nghỉ
dưỡng, ngăn cách bằng một con suối hiện hữu Dọc theo con suối bố trí những mảng
hoa, đá tự nhiên, tạo thành những tiểu cảnh sinh động
Các bungalow đều quay theo hướng Bắc - Nam và được bố trí so le để nhìn thẳng ra
biển
Khu bóng chuyền bãi biển: bố trí 4 sân bóng chuyền
Khu cắm trại - rừng cảnh quan: đáp ứng nhu cầu cắm trại, chơi trò chơi tập
thề Khu cắm trại - rừng cảnh quan được bố trí trong khu rừng hiện hữu ở hai
bên nhà lễ tân
Khu biệt thự cao cấp
Khu biệt thự cao cấp có tổng cộng 10 biệt thự cao cấp, được bố trí thành từng cụm
xung quanh hồ bơi lớn Mỗi biệt thự cao cấp đều có phòng ăn, bếp
2.4.2.3 Các tiện nghi khác
Các trụ đèn chiếu sáng vỉa hè - đường: bố trí xen vào giữa hai cây và đúng
khoảng cách quy định
Các ghế đá nghỉ chân: Được bố trí rải rác dưới các tán cây xanh, chủ yếu gần
khu dịch vụ công cộng và khu công viên dọc bờ biển
Nền vỉa hè: Lót bằng loại gạch chịu được mưa nắng, có màu sắc trang nhã,
tươi vui sinh động
Trang 2617 17
Các bồn cây, bồn hoa: Xây dựng bằng loại gạch hoặc đá có màu sắc phù hợp,
có lưới sắt hoa văn bảo vệ
Các trụ đèn, tín hiệu, biển báo: Được bố trí tại các giao lộ quan trọng của khu
du lịch và nơi có lối dành riêng cho người đi bộ băng ngang
2.4.3 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
2.4.3.1 San nền
Nền trong từng khu vực được thiết kế cao hơn mặt đường và bảo đảm độ dốc
nền >0,002 hướng dốc nền về 4 phía mặt đường để thuận lợi cho thoát nước
Các khu vực đồi cát, khu rừng nguyên sinh giữ nguyên địa hình không san
lấp, chỉ san nền tại các khu vực có xây dựng công trình mà chủ yếu là san lấp
các vệt trũng, tạo mặt phẳng dốc ra biển
Các dòng suối hiện hữu được giữ lại và đào sâu, mở rộng tạo thành hồ cảnh
quan cho khu du lịch
Dọc bờ biển xây dựng đường dạo kết hợp bờ kè chống nước biển xâm thực,
xói lở
2.4.3.2 Giao thông nội bộ
Giao thông liên kết các khu vực gồm có đường đi bộ, đi xe chuyên dụng, đường
dạo và đường bờ kè ven biển dành cho các loại xe điện chuyên dụng, xe đạp hoặc đi bộ
Đường nội bộ với các nhánh có mặt cắt rộng 3m Về cơ bản sẽ tuân thủ các
quy chuẩn xây dựng chặt chẽ, tuy nhiên xét tình hình thực tế hiện trạng để xây dựng
sao cho ít phải phá bỏ thảm thực vật nhất Mặt cắt đường đủ rộng để xe cơ giới tiếp
cận khi cần thiết, đồng thời tạo điều kiện cho các hệ thống hạ tầng kỹ thuật vào tiếp
cận chân công trình
Cấu tạo đường gồm 2 lớp: lớp móng đá 610 là 12cm, lớp mặt 15cm Hè lát
bằng gạch bê tông 400400 Hè bó vỉa bằng viên bê tông 1830100
Cao độ hoàn thiện mặt đường trong khu vực h≥2m Độ dốc sân bãi đậu xe ≤3%, độ
dốc dọc đường tối thiểu: 0,5%
2.4.3.3 Cấp điện
Nguồn cung cấp điện cho khu vực Dự án từ trạm 110/15/0,4KV - trung tâm xã
Trang 2718 18
Bưng Riềng
Chỉ tiêu cấp điện khách du lịch: 1,5KW/người
Chỉ tiêu cấp điện khách vãng lai: 0,15KW/người
Nhu cầu cấp điện bao gồm các khu công cộng, dịch vụ, thương mại, vui chơi giải trí,
khu khách sạn, biệt thự, bungalow, chiếu sáng đường giao thông, sân bãi, công viên
…
Mạng lưới điện trong Khu du lịch Hồ Cốc được quy hoạch như sau:
Lưới phân phối trong khu Dự án ở cấp điện áp 22KV và 0,4KV (3 pha 4 dây),
sử dụng cáp ngầm
Tuyến chính trung thế trên trục đường trung tâm dùng cáp Cu/XLPE
24KV-185mm2
Các tuyến nhánh dùng cáp Cu/XLPE 24KV, 95mm2 và 70mm2
Tổng chiều dài tuyến 22KV trong khu vực là 2,8Km
Dọc theo tuyến trung thế có đặt các trạm hạ thế 22-15/0,4KV Các trạm này là
loại trạm trong nhà hoặc trạm hợp bộ, bán kính cấp điện của mỗi trạm không
quá 300m Tổng số trạm là 10 trạm, với tổng dung lượng là 6.610KVA
Các tuyến hạ thế 0,4KV cấp điện đến các hộ tiêu thụ và chiếu sáng giao thông
sử dụng cáp ngầm Tổng chiều dài của tuyến 0,4KV là 5,3Km
Hệ thống chiếu sáng trong khu Dự án được bố trí như sau:
Đối với các tuyến đường nhỏ lòng đường 5-10m: Bố trí chiếu sáng ở một bên,
khoảng cách trung bình giữa các trụ chiếu sáng từ 25-30m Đèn chiếu sáng
dùng đèn cao áp Sodium ánh sáng vàng 150W-220V
Đối với các lối đi dạo: Bố trí tùy theo nhu cầu để đảm bảo mỹ quan, phù hợp
với cảnh quan kiến trúc và sử dụng các đèn chiếu sáng trang trí
2.4.3.4 Cấp nước
Nhu cầu về nước
Lượng nước cấp được ước tính dựa trên dự báo số khách ở trong khách sạn và khu
nghỉ dưỡng là 240, số khách vãng lai, tham quan trong ngày là 2.000 người
Hệ số dùng nước không điều hòa ngày Kngày = 1,2, Kgiờ = 2,1
Trang 2819 19
Bảng 2.4 - Tính toán nhu cầu nước cấp
cấp nước
Quy mô (người)
Lưu lượng (m 3 )
4 Cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa 4lit/m2/lần
Nhu cầu dùng nước sinh hoạt trong 1 ngày: 72,0 + 240,0 + 31,2 = 343,2m3
Vậy tổng lượng nước dùng : Qsh = 343,2m3 x 1,2 (hệ số) = 411,9 m3
Dung tích bể chứa nước là 400m3
Nước cung cấp hồ bơi : 6000m3
Nước cấp PCCC trong 3 giờ : Q = 10l/s x 3 (h) x 1 = 108 m3
Nguồn nước
Dự kiến nguồn cấp nước cho Dự án là Nhà máy nước Bưng Riềng
Mạng lưới cấp nước sinh hoạt
Nước cấp cho Dự án được dẫn từ Nhà máy nước Bưng Riềng qua đường ống uPVC
D90 tại ngã tư tỉnh lộ 44A và đường Hồ Cốc - Bưng Riềng dẫn dọc theo đường ven
biển đến bể chứa nước 442m3
Mạng lưới cấp nước sinh hoạt được thiết kế như sau
Một trạm cấp nước phía Bắc khu du lịch tại cao độ 9m, tiếp nhận nước từ
đường ống D90 dẫn từ Nhà máy nước Bưng Riềng vào Trạm có một bể chứa
W = 442m3, 2 máy bơm (một dự phòng, một hoạt động) lưu lượng 30m3/h,
áp lực H= 30m, một đài nước W = 60m3, cao 20m để cấp nước toàn khu
Các tuyến ống 100 nối từ đài nước xuống, chạy trên các trục đường chính
Từ tuyến ống 100 trên trục chính, thiết kế các tuyến60 vào từng cụm biệt
thự, bungalow và khách sạn
Trang 2920 20
Hệ thống cấp nước được xây dựng cách mặt đất 0,8m đến 1m và cách móng
công trình 1,5m
Mạng lưới cấp nước chữa cháy
Hệ thống cấp nước chữa cháy đảm bảo lượng nước chữa cháy cho khu vực
với 1 đám cháy (Qcc= 10l/s) liên tục trong 3 giờ
Các họng chữa cháy 100 được bố trí cách nhau 100-150m, đặt tại các ngã 3
ngã 4 dọc theo đường nhựa
Máy bơm cấp nước chữa cháy lưu lượng 50m3/h, áp lực H=50m và 1 máy
bơm duy trì áp lực
2.4.3.5 Hệ thống thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa được tính toán dựa vào địa hình khu vực và đảm bảo
khả năng thoát nước nhanh nhất:
Khu vực phía Bắc: nước mưa sẽ đi vào mương thoát nước xây dọc theo đường
ven biển, thoát ra các con suối hiện hữu và đổ ra biển
Khu vực phía Nam: nước mưa đi vào các con suối cạn và ra biển
Đối với các khu vực gần biển, nước mưa sẽ được thoát tự nhiên ra biển
Tuyến cống thoát được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, độ dốc đặt cống tối thiểu
là i ≥ 1/D, độ sâu đặt cống ban đầu là 0,5m tính từ mặt đất hoàn thiện đến đỉnh cống
(đối với cống chính khu vực), 0,3m tính từ mặt đất hoàn thiện đến đỉnh cống (đối với
cống các công trình)
Cống thoát nước mưa là hệ thống cống ngầm, gồm các tuyến cống tròn bêtông
cốt thép200,300,400,600,800
Các hố thu nước mưa được bố trí dọc đường nhựa để thu gom, tập trung
nướcmưa dẫn vào các cống chính Từ các cống chính, nước mưa được dẫn ra các con
suối hiện hữu
Mặt bằng thoát nước mưa tổng thể được trình bày ở phần phụ lục
2.4.3.6 Thoát nước thải - Hệ thống xử lý nước thải
Lưu lượng nước thải
Lượng nước thải lấy bằng 80% lưu lượng nước cấp sinh hoạt = 329,6m3/ngày
Trang 3021 21
Hệ thống thoát nước thải và trạm xử lý nước thải được tính toán thiết kế theo tiêu
chuẩn ngành 20TCN-51-84: Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình
Mạng lưới thoát nước thải
Hệ thống thoát nước thải của Khu du lịch được thiết kế như sau:
Thiết kế hệ thống thoát nước thải riêng và nước mưa riêng
Là cống tự chảy đi qua tất cả các nhà và công trình
Nưới thải thu gom về hố ga thu nước đặt tại trung tâm khu đất, dùng bơm đưa
Tuyến cống thoát nước thải được thiết kế dựa trên địa hình của khu vực với đặc điểm
bị ngăn cách bởi các con suối cạn như sau:
Tuyến 1: (Tuyến khu biệt thự cao cấp): hệ thống cống tự chảy đi qua tất cả
các tiểu khu để thu gom nước thải sinh hoạt dẫn về hố thu gom nước thải đặt
gần suối Từ đây nước thải được bơm về tuyến cống 2A
Tuyến 2A: (Khu sinh thái nghỉ dưỡng) cũng như tuyến cống 1, nước thải được
dẫn về hố gom đặt gần suối cạn Từ đây nước thải được bơm về tuyến cống
2B
Tuyến 2B: (Khu sinh thái nghỉ dưỡng): nước thải được dẫn về trạm xử lý
Tuyến 3: (Khu cộng đồng): hệ thống cống thu gom nước thải sinh hoạt của
các tiểu khu dẫn về hố thu gom nước thải gần suối cạn, rồi bơm sang tuyến
cống 2B, dẫn về trạm xử lý nước thải
Nước thải sau khi xử lý được dẫn ra hồ cảnh
Trang 3122 22
Xử lý nước thải
Tất cả các công trình đều có bể tự hoại 3 ngăn xây đúng quy cách để xử lý nước
thải trước khi đưa về hệ thống thoát nước chung:
Các công trình công cộng: bể có dung tích W=10-15m3
Các công trình khác, thiết kế dung tích bể thích hợp (đảm bảo thời gian lưu
nước trong bể là 2-3 ngày)
Tất cả các công trình đều có bể tự hoại 3 ngăn xây đúng quy cách để xử lý nước
thải trước khi đưa về trạm xử lý nước thải tập trung Trạm xử lý nước thải chung của
Khu du lịch đặt gần khu vực hồ cảnh, tại cao độ 8,5m, có công suất 360m3/ngàyđêm
Một số công trình nằm trên nền đất thấp phải xử lý cục bộ bằng các giếng thăm
ngay tại chỗ
Nước thải sau khi được xử lý tại trạm xử lý nước thải đạt QCVN
14:2008/BTNMT, loại A và được sử dụng để tưới cây
2.4.3.7 Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc cho khu du lịch Hồ Cốc sẽ được ghép nối vào mạng
viễn thông của bưu điện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Hệ thống nội bộ là mạng cáp điện thoại sử dụng tổng đài nội bộ dung lượng
nhỏ (40 đầu vào, 300 đầu ra) đáp ứng các yêu cầu về viễn thông cho du khách
Các dịch vụ bưu điện bao gồm cả các dịch vụ bưu chính truyền thống (phát
nhận thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, sách báo, điện hoa …) và các dịch vụ bưu
chính hiện đại (gửi EMS, chuyển phát nhanh quốc tế, chuyển tiền nhanh, gửi hàng ủy
thác, thư điện tử …)
Mạng lưới
Từ bưu điện huyện Xuyên Mộc sẽ kéo một tuyến cáp 40 đôi đến cổng khu du
lịch Hồ Cốc Cáp sử dụng là cáp quang đi luồn trong ống PVC đi ngầm trên lề
đường Tuyến cáp này sẽ đấu nối vào tổng đài nội bộ của khu du lịch đặt tại trung
tâm đón tiếp và đưa tới các khu vực
Cáp
o Xây dựng tuyến cáp đồng (ngầm hoặc treo) từ bưu điện địa phương cấp
cho khu vực
Trang 3223 23
o Xây dựng mới tuyến cáp đồng đi ngầm dài (đường ống + hố ga cáp)
1.800m trong khu vực
Tuyến cống bể
o Cáp điện thoại được thiết kế đi ngầm trong ống PVC có đường kính
Þ50mm chôn ngầm trên vỉa hè
o Bể cáp trong khu vực thiết kế có kích thước 500mmx500mm và được
xây bằng gạch hoặc đá chẻ
o Đường ống ngầm phải có độ sâu >30cm, có biện pháp thoát nước và có
biển báo Ta chọn chiều sâu của rãnh đào là 500mm trong đó theo thứ tự
từ dưới lên là:
Đệm cát dày 50mm
Ống PVC dày 50mm
Lớp cát lấp dày 150mm
Lớp băng báo hiệu
Trên cùng là tái lập mặt đường dày 250mm
2.4.4 Tiến độ thực hiện Dự án
Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm Quy mô đầu tư và tiến độ thực hiện Dự án
như sau:
Giai đoạn I : 40 tỷ Thời gian xây dựng 1 năm (khu cộng đồng)
Giai đoạn II : 200 tỷ Thời gian xây dựng 1 năm (khu sinh thái và
nghỉ dưỡng)
Giai đoạn III : 38,9 tỷ Thời gian xây dựng 1 năm (các hạng mục
còn lại)
2.4.5 Nhu cầu lao động của Dự án
Theo Chủ đầu tư, nhu cầu lao động của dự án trong những năm đầu hoạt động là
khoảng 150 người
Trang 3324 24
Bảng 2.5 - Dự kiến lao động của Dự án
Khu du lịch dự kiến xây dựng để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của
khách du lịch quốc tế và trong nước với nhiều mức thu nhập như:
Khách tham quan trong ngày: du khách vãng lai, khách từ các khu du lịch lân
cận và các đoàn khách của các công ty du lịch
Khách quốc tế trong chuyến tour du lịch trọn gói đến Việt Nam
Khách của các công ty đa quốc gia, lãnh sự quán, đại sứ quán tại Việt Nam
được các tiêu chuẩn đãi ngộ đáp ứng nhu cầu thuê mướn những căn hộ nghỉ
mát dài hạn
Khách cao cấp, khách MICE (hội họp, tưởng thưởng, hội nghị, triển lãm)
Khách trung lưu muốn thuê căn hộ nghỉ mát ngắn ngày
Khách nghỉ cuối tuần, hưởng tuần trăng mật, các cặp tình nhân: có xu hướng đến
khu du lịch vào các ngày nghỉ cuối tuần
2.4.6.2 Lượng khách du lịch
Trang 3425 25
Dự kiến lượng khách đến khu du lịch sinh thái Hồ Cốc khoảng 2.300người, trong đó:
Khách lưu trú trong khu du lịch: khoảng 230 người
Khách vãng lai, tham quan giải trí, tắm biển trong ngày: khoảng 2.000 người
Vốn huy động từ 3 nguồn: vốn tự có, vốn cổ đông và vốn vay
Kinh phí dự án cho giai đoạn 2 dự trù là 200 tỉ
Trang 3526 26
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI
TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1.1 Điều kiện địa hình - địa chất
3.1.1.1 Đặc điểm địa hình
Khu vực Dự án có địa hình đồi lượn sóng, chia cắt nhẹ và được xếp vào dạng
đồi thấp, địa hình thấp dọc theo thềm suối và ven biển
Địa hình có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam Khu vực phía Nam
(ven biển) có cao độ trung bình khoảng 4-6m, khu vực phía Bắc có cao độ trung bình
là 7-9m Khu vực sát bãi biển có đụn cát trải dài, cao độ 1,5-2m
Cao độ nền tự nhiên khu vực trong khoảng 0-16,9m, cao độ trung bình 6-8m
3.1.1.2 Địa chất công trình
Cấu tạo địa chất của khu vực huyện Xuyên Mộc như sau:
Lớp phủ dày từ 0,3-0,5m (có cao độ nền từ 0,5-3,2m)
Lớp cát mịn dày từ 7,6-9,7m (ở cao độ 6,9-8,2m) có màu xám vàng đến cường
độ chịu tải trung bình từ 1,5-2kg/cm2
Theo một số tài liệu dự án quy hoạch chi tiết cho biết tại vùng ven biển có cường độ
chịu tải R<1kg/m2
3.1.2 Địa chất thủy văn
Mực nước ngầm chủ yếu xuất hiện trong lớp cát pha Lớp bùn có chứa nước
nhưng không đều Độ sâu mực nước ngầm trung bình khoảng 0,5-1,5m Khu vực có
cao độ nền từ 0,3-0,5m, mực nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 2-3m
Thủy văn: chế độ thủy văn tại khu vực phân hóa theo mùa:
Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng nước xấp xỉ 15% lượng
nước cả năm Dòng chảy nhỏ, khả năng cung cấp nước sinh hoạt bị hạn chế
Mùa mưa: từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 10 thường xuất hiện những trận mưa
lớn
Nước ngầm: kết quả nghiên cứu về nước ngầm cho thấy, tại khu vực có nước ngầm
Trang 3627 27
thuộc các tầng:
Tầng chứa nước bazan và trầm tích bở rời
Tầng chứa nước trầm tích đệ tứ hệ Miếu Bà
Cả hai tầng chứa nước trên đều có lưu lượng nước thấp nhưng chất lượng rất tốt
Nước mặt:
Trong khu vực dự án có 4 con suối, tuy nhiên các con suối này vào mùa khô
đều cạn nước nên khả năng cấp nước sinh hoạt rất hạn chế
3.1.3 Điều kiện khí tượng
Khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu
đồng bằng Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gần xích đạo với sự thống trị của gió mùa
Đông Bắc và Tây Nam Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa
Các kết quả phân tích điều kiện khí tượng sẽ giúp phác thảo sơ đồ chính xác
về sự xâm nhập và phát tán chất gây ô nhiễm phát xuất từ hoạt động của Dự án (nếu
có) Về vị trí của Dự án, có thể sử dụng dữ liệu của trạm khí tượng Vũng Tàu để tính
toán sự phát tán của các chất gây ô nhiễm trong môi trường
Quá trình lan truyền, di chuyển và phát tán của các chất ô nhiễm trong môi
trường sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: nhiệt độ không khí, Độ ẩm, lượng mưa,
gió, bức xạ mặt trời, độ bền vững khí quyển…
Theo số liệu của Viện khí tượng thủy văn về điều kiện khí tượng tại trạm
Vũng Tàu từ năm 2007 - 2009 thì tình hình khi tượng của Bà Rịa – Vũng Tàu như
sau:
3.1.3.1 Nhiệt độ
Theo kết quả quan trắc ghi nhận tại trạm Quan trắc khí tượng Vũng Tàu từ
năm 2007 – 2009, nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 27,7oC Biến thiên
nhiệt độ không khí giữa các tháng không cao (1 - 2oC) Tháng lạnh nhất trong năm là
tháng 1 (nhiệt độ không khí trung bình khoảng 25,7oC) và tháng nóng nhất là tháng 5
(29,3oC)
Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối là 34,7oC và tối thấp nhất tuyệt đối là
21,0oC
Trang 3728 28
Bảng 3.1 - Nhiệt độ trung bình tháng của Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2007 - 2009
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối
Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối
Theo số liệu trong bảng dưới độ ẩm trung bình của không khí là 80%, độ ẩm
không khí thay đổi không nhiều giữa các mùa trong năm, cao vào mùa mưa 80
-83%, và thấp nhất vào mùa khô, khoảng 73 - 80% đặc biệt là trong các tháng 2 - 4
Bảng 3.2 - Độ ẩm không khí trung bình tháng của Bà Rịa - Vũng Tàu
Trang 3829 29
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1356,5mm
Mưa phân bố không đều Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm
sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10 Các tháng có lượng mưa
trung bình cao nhất là tháng 8, 9 và tháng 10, cao hơn 200mm/tháng và thấp
nhất là các tháng 1, tháng 2, tháng 3, đôi khi không có mưa
Bảng 3.3 - Lượng mưa trung bình tháng của Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2007 - 2009
Theo kết quả quan trắc tại trạm Vũng Tàu cho thấy:
Các tháng mùa khô có tổng giờ nắng khá cao, chiếm trên 60% giờ nắng trong
năm
Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất (năm 2005 là 304 giờ)
Trang 3930 30
Tháng 6 có số giờ nắng thấp nhất, khoảng 172 giờ
Bảng 3.4 - Tổng số giờ nắng tháng của Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2007 - 2009
Theo bảng số liệu dưới đây thì lượng bốc hơi trung bình cả năm 2005 là 1451,9mm,
lượng bốc hơi trung bình tháng là 121mm
Bảng 3.5 - Lượng bốc hơi trung bình tháng của Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2007 - 2009
Trang 40-31 31
Khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa Mùa khô chịu sự chi phối chủ yếu của gió mùa Đông Bắc và mùa mưa chịu
ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam Vận tốc gió biến đổi theo các tháng trong năm từ
3,0 đến 5,7m/s
Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, vận tốc gió có giá trị lớn vào tháng 2 và
tháng 3 là 5,2 đến 5,6m/s vào các tháng gió mùa Tây Nam, vận tốc gió trung bình
biến đổi từ 3,5 đến 4,2m/s Vận tốc gió trung bình cả năm là 4,1m/s và cực đại là
30m/s
3.1.3.7 Bão
Ở Nam Bộ nói chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng rất ít khi có bão và áp
thấp nhiệt đới Nếu có bão cũng chỉ có gió đạt cấp 9 - 10 Thời kỳ có bão và áp thấp
nhiệt đới tập trung vào tháng 9 - tháng 12 Hướng di chuyển của bão ảnh hưởng vào
các hoạt động ngoài khơi, hiếm khi có cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp
vào đất liền Tốc độ gió lớn nhất 12m/s Tần suất khoảng 5-10%
Bảng 3.6 - Số ngày dông trong tháng của Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2007 - 2009