II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh
2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh là một doanh nghiệp có qui mô lớn, tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực như xuất khẩu và dịch vụ du lịch ... nên vốn cố định của Công ty thường chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn. Tuy nhiên mặc dù tỷ lệ vốn cố định là tương đối nhỏ nhưng việc sử dụng vốn cố định của Công ty có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định ở các doanh nghiệp nói chung cũng như ở Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh nói riêng là một vấn đề vô cùng cần thiết và phải được triển khai càng sớm càng tốt.
Ta xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh từ năm 2004 đến 2006
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 +/- % +/- % 1. Doanh thu 128313 131106 157327 2793 102,17 26221 120 2. Lợi nhuận 3699 3395 3549 -304 91,78 154 104,54 3. Vốn cố định 16811,6 27001,45 40114,42 10189,85 160,61 13112,97 148,56 4. Hiệu suất sd VCĐ (1) : (3) 7,62 4,86 3,92 -2,76 63,78 -0,94 80,66 5. Hàm lượng VCĐ (3) : (1) 0,13 0,2 0,25 0,07 153,85 0,05 125 6. Hiệu quả sđ VCĐ (2) : (3) 0,22 0,13 0,09 -0,09 59 -0,04 69,23
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh các năm 2004, 2005, 2006
* Đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1
đồng vốn cố định tham gia sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
- Năm 2004 cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 7,62 đồng doanh thu.
- Năm 2005 cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 4,86 đồng doanh thu ( bằng 63,78% so với năm 2004 ).
- Năm 2006 cứ 1 đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 3,92 đồng doanh thu (bằng 80,66% so với năm 2005).
Trong những năm gần đây hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty là chưa tốt, điều đó mặc dù phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng cũng phải đặt ra phương hướng để có thể cải thiện trong thời gian tới.
Ta có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xem xét mức ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Năm 2005 so với năm 2004, mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất sử dụng vốn cố định (cố định đại lượng vốn cố định, thay đổi doanh thu):
2004/ / 2005
∆ (doanh thu) = 16811131106,6−16811128313,6 = 6,114 (triệu đồng )
Mức ảnh hưởng của vốn cố định ( cố định đại lượng doanh thu, thay đổi đại lượng vốn cố định):
2005/ / 2006
∆ (VCĐ) = 27001131106,45−16811131106,6 = -2,943 (triệu đồng)
Như vậy, do doanh thu tăng 2793 triệu đồng tức 2,17% làm hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2005 so với năm 2004 là 6,114 (triệu đồng ) và vốn cố định tăng 10189,85 (triệu đồng) tức 160,61% làm hiệu suất giảm 2,943 (triệu đồng). Do đó hiệu suất 2005 so với 2004 giảm chỉ bằng 63,78%.
Năm 2006 so với năm 2005, mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất sử dụng vốn cố định là:
2005/ / 2006
∆ (doanh thu) = 27001157327,45−27001131106,45 = 5,34 (triệu đồng) Mức ảnh hưởng của vốn cố định:
2005/ / 2006
∆ (VCĐ) = 40114157328,42−27001157327,45 = -1,91 (triệu đồng)
Năm 2006 so với năm 2005, doanh thu tăng 26221 triệu đồng tức20% làm hiệu suất sử dụng tăng 5,34 triệu đồng và vốn cố định tăng 13112,97 triệu đồng tức 48,56% làm hiệu suất giảm 0,94 triệu đồng.
* Đánh giá chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: là chỉ tiêu phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ, điều đó chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao.
Hàm lượng vốn cố định = doanh thu vcdthuan tronbinh quangmot ki
Qua bảng 7 ở trên ta thấy lượng vốn cố định cần đầu tư để tạo ra một đồng doanh thu từ năm 2004 đến năm 2005 đã tăng từ 0,13 lên 0,2 triệu đồng ( tăng
0,07 triệu đồng); từ năm 2005 đến 2006 chỉ tăng 0,05 triệu đồng. Điều này cho thấy Công ty đã ngày càng sử dụng vốn cố định hơn.
Trong điều kiện khác không đổi, để thực hiện doanh số năm 2005, năm 2004 Công ty cần một lượng vốn cố định là 0,13 x 131106 = 17043,78 triệu đồng.
Vì vậy, so với năm 2004 đến năm 2005 công ty đã phải bù lỗ được số tiện là 17043,78 - 27001,45 = -9657,67 (triệu đồng).
So với năm 2005 thì năm 2006 công ty phải bù lỗ một lượng tiền 157327 x 0,2 - 40114,42 = -8649,02 (triệu đồng).
Như vậy có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty là chưa được tốt trong thời kì qua.
* Đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định (mức doanh lợi vốn
cố định)
Qua bảng 7 ta thấy mức doanh lơi vốn cố định của Công ty trong thời kì qua liên tục giảm, mặc dù Công ty đã cố gắng tiết kiệm chi phí sử dụng vốn cố định cho sản xuất kinh doanh nhưng hiệu quả chưa cao, và còn thiếu ổn định, cộng với các khoản chi phí khác, đặc biệt là chi phí cho các dự án mới, chi phí quản lý doanh nghiệp còn tăng mạnh, tăng cao nên lợi nhuận của công ty thu được còn thiếu tính ổn định trong một số năm gần đây. Trong thời gian tới Công ty cần hải có kế hoạch khắc phục tình trạng này.