Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Cty cổ phần đầu tư và XNK Quảng Ninh (Trang 56 - 60)

II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Nhìn chung hoạt động của công ty có những chuyển biến rõ rệt trong một vài năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc sử dụng vốn của công ty còn có những hạn chế. Cụ thể:

- Mức doanh lợi vốn cố định và vốn lưu động của công ty thấp và không ổn định trong 3 năm gần đây.

- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và lợi nhuận/vốn của công ty không ổn định trong một số năm qua.

- Các khoản phải thu của công ty còn chiếm tỷ trọng tương đối cao. Tạo ra nhiều khó khăn trong hoạt động quay vòng vốn của công ty cũng như làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Cụ thể như sau:

* Về vốn cố định:

- Tỷ trọng vốn cố định còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty trong các năm 2004,2005,2006 (năm 2004 chỉ chiếm 14%, năm 2006 chỉe chiếm 30%). Nhìn vào tổng thể thì qua các năm lượng vốn cố định của công ty tăng đều qua các năm nhưng tỷ lệ vốn cố định trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty vẫn còn thấp.

- Do phải thực hiện khấu hao theo quy định của Nhà nước. Với điều kiện thị trường phát triển với tốc độ nhanh của khoa học kỹ thuật, tài sản của Công ty dễ bị hao mòn vô hình. Do đó, công ty phải tiến hành đánh giá lại tài sản cố định, dẫn đến thời gian thu hồi vốn chậm, không đảm bảo vốn cho quá trình hoạt động kinh doanh và khó bảo toàn vốn được.

- Cơ cấu tài sản cố định của công ty trực tiếp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa hợp lý. Tài sản cố định của công ty nhìn chung đã hao mòn trên 50% và còn một số tài sản chưa cần dùng đến. Như vậy, dễ gây tình trạng ứ đọng tài sản cố định.

- Tài sản cố định của công ty không có sự phân cấp rõ ràng dẫn đến tình trạng khấu hao không đồng nhất do vậy tài sản được khấu hao và tài sản không được khấu hao khi đưa vào chi phí tính giá thành sẽ bị sót tài sản khấu hao. Hơn nữa, một số đơn vị khi sử dụng tài sản chỉ biết sử dụng mà không biết tài sản đó được khấu hao như thế nào dẫn đến tình trạng hết thời gian sử dụng mà vẫn chưa khấu hao hết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

* Về vốn lưu động

- Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty tương đối khả quan, vòng quay TSLĐ tăng nhanh tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh được liện tục; hệ số đảm nhiệm cuat TSLĐ ngày một giảm chứng tỏ hoạt động của nguồn vốn lưu động ngày một hiệu quả hơn; dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày một tăng, mặc dù còn chưa ổn định.

- Nhưng bên cạnh đó tuy hàng năm công ty có lập kế hoạch xác định nguồn vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng công ty còn chưa chú ý phân bổ cho từng khâu hợp lý.

- Kinh doanh ngày càng phát triển thì quan hệ tài chính, vay trả nợ cũng tăng theo, kéo theo đó là rủi ro có thể phát sinh. Các khoản phải thu cũng ngày một tăng lên nhưng công ty không trích quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi. Điều này dễ khiến cho công ty bị mất vốn nếu không thu hồi được nợ. Như vậy, sẽ không bảo toàn được vốn và sẽ trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Điều này cho thấy, biện pháp thu hồi vốn nợ của công ty còn chưa triệt để.

- Mặc dù khă năng thanh toán của công ty tăng lên nhưng đó vẫn còn là tỷ lệ chưa an toàn. Khả năng thanh toán của công ty còn thấp trong khi đó tỷ lệ nợ phải trả của công ty lại quá cao. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

- Trong một số năm vừa qua vốn lưu động đưa vào đầu tư cho hoạt động kinh doanh của Công ty không tăng và do chi phí cho hoạt động quản lý doanh nghiệp và chi phí cho ngoại giao ngày một tăng lên ... điều đó đã khiến cho hiệu

quả sử dụng vốn lưu động của công ty còn hạn chế. Trong thời gian tới công ty cần xem xét và tìm biện pháp giảm các chi phí không cần thiết.

* Về một số vấn đề khác

- Sản lượng xuất khẩu của Công ty có mức tăng trưởng khá mạnh nhưng còn chưa vững chắc, sức cạnh tranh của sản phẩm Công ty còn hạn chế. Một số đơn vị còn yếu và chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra: khối tư vấn thực hiện hoạt động các dự án đầu tư không được thuận lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Một số vấn đề bức xúc của cơ chế thị trường, cơ chế quản lý được thực hiện chưa rõ ràng và còn nhiều lúnng túng. Sự phối kết hợp giữa quản lý và khối sản xuất còn chưa chặt chẽ. Sự điều hành của lãnh đạo các phòng ban Công ty đôi lúc còn chưa sát sao và một số giải pháp còn chưa phù hợp.

- Công tác kế hoạch hoá trong việc quản lý và đầu tư kinh doanh còn chưa hợp lý. Đôi khi ban lãnh đạo công ty và các phòng kế toán, phòng kinh doanh còn có những điểm không thống nhất và còn có những trái ngược trong việc đưa ra các chính sách.

Những hạn chế nêu trên do những nguyên nhân cơ bản sau:

- Khó khăn về thị trường: Đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xuất khẩu và dịch vụ (không chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước mà còn có các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp liên doanh...).

- Máy móc thiết bị của Công ty đã qua nhiều năm sử dụng, một số máy móc đã hư hỏng, xuống cấp đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí để đầu tư sửa chữa, nâng cấp, trong điều kiện vẫn phải củng cố, giữ vững và tăng cường thị phần để làm tiền đề phát triển các mục tiêu chiến lược của công ty.

- Khó khăn về nguồn vốn: Do hoạt động theo hình thức cổ phần công ty phải tự lực huy động nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư của mình, trong khi đó nhu cầu về vốn của công ty khá lớn và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nếu doanh nghiệp sử dụng hình thức vay ngân hàng thì chi phí sử dụng vốn là khá

lớn nên đây sẽ là một khó khăn không nhỏ đối với công ty trong thời gian tới khi mà chuẩn bị có rất nhiều dự án cần thực hiện đầu tư.

- Khó khăn về giám sát, tổ chức sản xuất: Vì đặc điểm sản xuất của công ty là các hoạt động xuất khẩu, dịch vụ du lịch ...trên những địa bàn hoạt động tại khắp các tỉnh tỉnh thành đã làm phân tán lực lượng nhân viên của Công ty. Do đó nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng lao động và quản lý hành chính.

Mặt khác, một số khâu trong hoạt động kinh doanh chưa được quản lý chặt chẽ, việc sử dụng vốn còn lãng phí, kém hiệu quả.

Tóm lại, qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua và một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn ta thấy: Nhìn chung tình hình sử dụng vốn của công ty tương đối có hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế làm cho hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa thật sự cao. Trong thời gian tới, công ty phải có những giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế trên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty mình.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Cty cổ phần đầu tư và XNK Quảng Ninh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w