MỤC LỤC
Khảo sát các số liệu liên quan đến địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của địa phương cụ thể là khu vực xây dựng Dự án. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm khống chế các tác động có hại đến môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội do Dự án gây ra.
Phương pháp mạng lưới: là phương pháp phân tích các tác động song song và nối tiếp nhau xác định mối quan hệ nhân quả giữa các tác động đó với các mối quan hệ đó có thể kết nối lại với nhau thành một mạng lưới tác động môi trường. Đơn vị thực hiện công tác này là Công ty CP DV KHCN Sắc Ký - Hải Đăng (EDC-HD), là đơn vị có thiết bị phòng thí nghiệm hiện đại, có chứng nhận VILAS ISO 17025, các chỉ tiêu được phân tích theo các phương pháp tiêu chuẩn.
Giáp ranh phía Đông của dự án là đất của Dự án vườn thú hoang dã Bình Châu Safari, giáp phía Tây của Dự án là khu du lịch Hàng Dương. Đường giao thông chính đi vào khu vực Dự án là tỉnh lộ 44A (đường ven biển) nằm ở phía Bắc.
Trong khu vực dự án có 4 con suối, tuy nhiên các con suối này vào mùa khô đều cạn nước nên khả năng cấp nước sinh hoạt rất hạn chế. Khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gần xích đạo với sự thống trị của gió mùa Đụng Bắc và Tõy Nam. Các kết quả phân tích điều kiện khí tượng sẽ giúp phác thảo sơ đồ chính xác về sự xâm nhập và phát tán chất gây ô nhiễm phát xuất từ hoạt động của Dự án (nếu có).
Về vị trí của Dự án, có thể sử dụng dữ liệu của trạm khí tượng Vũng Tàu để tính toán sự phát tán của các chất gây ô nhiễm trong môi trường. Quá trình lan truyền, di chuyển và phát tán của các chất ô nhiễm trong môi trường sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: nhiệt độ không khí, Độ ẩm, lượng mưa, gió, bức xạ mặt trời, độ bền vững khí quyển…. Hướng di chuyển của bão ảnh hưởng vào các hoạt động ngoài khơi, hiếm khi có cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào đất liền.
Do hiện tại gần như chưa có hoạt động dịch vụ nào gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, nên có thể cho rằng môi trường không khí trong và ngoài khuôn viên thực hiện Dự án là gần như nhau. Do đặc điểm khu vực nghiên cứu trải dài dọc bờ biển, nằm trong vùng đệm của rừng nguyên sinh và khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nên hệ thống thảm thực vật trong khu vực khá phong phú, các mảng rừng có nơi ra sát bờ biển tạo thành các vùng cảnh quan đẹp, đa dạng. Đối với rừng tự nhiên chỉ còn lại kiểu rừng thứ sinh có nhiều quần hệ xen kẽ nhau, điển hình như quần hệ Dầu cát, quần hệ Dầu và Thị, quần hệ Vên vên, quần hệ Chai, quần hệ Tràm, Quần hệ mắm,….
Khu hệ thực vật hồ Cốc có quan hệ địa lý than thuộc với 4 khu hệ thực vật: Malaysia - Indonesia, Ấn độ - Myanma, Himalaya - Nam Trung Quốc và hệ thực vật bản địa bắc Việt Nam - Nam Trung Quốc. Trong đó bộ có vẩy có số lượng loài lớn nhất (75 loài, 15 họ) với nhiều loài rắn độc đặc biệt họ Rắn Biển (Hydrophiidae) có 15 loài và là nguồn khai thác đáng kể hiện nay, Bộ Rùa có 5 loài thuộc 1 họ. Rừng: Do phong phú về thảm thực vật, cảnh quan rừng khu vực hết sức đa dạng và phong phú, có khả năng khai thác nhiều loại hình du lịch độc đáo mang tính chất sinh thái rừng nhiệt đới.
Với tiềm năng về bãi biển, đặc biệt là hệ thống thảm thực vật phong phú, cảnh quan tự nhiên độc đáo là lợi thế rất lớn để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái rừng và biển. Tại khu vực ven biển và tiếp giáp với trục đường Hồ Cốc - Bưng Riềng là khu vực kinh doanh, có nhà tạm như nhà quản lý, nhà hàng, nhà nghỉ, bán quà lưu niệm, dịch vụ tắm biển …. Đường xuống khu vực Hồ Cốc có đường nội bộ: đi theo quốc lộ 55 tới trung tâm xã Bưng Riềng, rẽ đường Hồ Cốc - Bưng Riềng khoảng 7km, đường nhựa, mặt cắt nền khoảng 10-12m, mặt đường rộng 5-7m.
Dự án đường ven biển được đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng tạo cho khu vực có nhiều hướng đi đến khá thuận lợi: Hướng từ Long Hải - Hồ Tràm tới Hồ Cốc, hướng Hàm Tân (Bình Thuận) - Bình Châu - Hồ Cốc. Hiện tại trong khu vực có đường nội bộ của khu du lịch Hồ Cốc đang khai thác bao gồm tuyến đường nhựa từ khu vực đón tiếp vào khu II, chiều dài khoảng 700m, trải nhựa , mặt cắt nền 10m, mặt đường rộng 5-7m. Hiện tại dọc tuyến bờ biển Hồ Cốc có khoảng 90 hộ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản ven bờ bằng các phương tiện thô sơ như thúng, sỏng … Các rác thải bỏ (tôm, cá chết …) và rác sinh hoạt thường bị vứt lại trên bờ biển.
Giáo dục ý thức cho người lao động trực tiếp trên công trường, đảm bảo an toàn lao động.
Các nhà thầu phải đảm bảo việc quản lý và giáo dục cho công nhân xây dựng để giữ gìn kỷ luật, thuần phong mỹ tục và tạo mối quan hệ tốt với dân địa phương.
Những ngày nắng gắt có thể phun ẩm vào khu vực rừng xung quanh vị trí thi công để giữ độ ẩm. Các nguyên vật liệu thải dễ cháy (cây cối phát quang, lá cây …) phải được thường xuyên vận chuyển ra khỏi công trường. Lưu ý tạo khoảng trống (có tác dụng cách lửa) giữa khu vực thi công và rừng cây nếu được.
Toàn bộ nước thải sinh hoạt của Dự án với tải lượng ô nhiễm cao (từ các phòng nghỉ, phòng tắm, nhà vệ sinh) sẽ được xử lý trong các bể tự hoại 3 ngăn trước khi dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của khu du lịch. Hồ cảnh (để tưới cây) Máy thổi. Bể khử trùng Dd Chlorine. Bơm hóa chất. Nước thải từ WC Nước thải từ nhà bếp. Bể tự hoại Bể tách dầu mỡ. Bể chứa bùn Bể lắng. Bùn tuần hoàn. Làm phân bón Bể điều hòa. Bồn lọc áp lực. lượng nước thải tạo ra của khu du lịch không đều nhau ở các điểm khác nhau trong ngày hay các ngày trong tuần). Nước thải từ bể điều hòa được bơm tự động qua bể sinh học hiếu khí. Tại đây, khí được thổi liên tục từ đáy bể lên nhờ máy nén khí giúp hòa tan ôxy vào nước. Trong điều kiện sục khí liên tục, các vi khuẩn hiếu khí sẽ ôxi hóa hầu hết các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Phương trình phản ứng cơ bản của quá trình này là:. Sau đó nước thải được đưa sang bể lắng để lắng bùn. Bùn sau lắng một phần được tuần hoàn trở về bể sinh học hiếu khí. Bùn dư được bơm hút định kỳ cùng với cặn trong các bể tự hoại chở đi xử lý ) đổ vào bãi thải hay dùng làm phân bón). Trong các trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của đội môi trường (lượng dầu trên biển quá lớn …) thì Khu du lịch sẽ liên hệ phối hợp với chính quyền địa phương và Xí nghiệp dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu để thu gom hiệu quả, kịp thời, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dầu tràn.
Dự án sẽ hết sức chú trọng đến vấn đề này ngay từ khi thiết kế khu du lịch, đồng thời sẽ áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế để đảm bảo an toàn tối đa cho con người và môi trường. Dự án sẽ đảm bảo khảo sát khoanh vùng vùng biển dự kiến triển khai dịch vụ (vùng này không được lấn sang khu vực tắm biển), đặt biển báo ở những nơi nguy hiểm, tổ chức lượng khách hợp lý để tránh va chạm nhau, có canô tuần tra và cứu hộ, trang bị phương tiện liên lạc trên các canô, hướng dẫn chu đáo cho khách trước khi tham gia. Để tránh phát sinh tranh chấp giữa ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ biển Hổ Cốc và Chủ đầu tư Dự án, đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường, Dự án cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc quy định một khu vực nhất định để các ngư dân có bến bãi để ngư lưới cụ và có thể tiếp tục hành nghề đánh bắt hải sản, hoặc tạo công ăn việc làm cho những ngư dân này.
PHỤ LỤC 2.Các thiết bị lấy mẫu và phương pháp phân tích mẫu nước, không khí khu vực Dự án.